Xem Nhiều 6/2023 #️ 3 Cách Nấu Cháo Củ Dền Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm Để Con Yêu Luôn Khỏe Mạnh # Top 12 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 6/2023 # 3 Cách Nấu Cháo Củ Dền Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm Để Con Yêu Luôn Khỏe Mạnh # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Nấu Cháo Củ Dền Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm Để Con Yêu Luôn Khỏe Mạnh mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thông thường, khoảng từ 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm để giúp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết ngoài sữa và đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của trẻ. Một số loại rau phổ biến được sử dụng ở thời điểm này chủ yếu gồm cà rốt, rau cải xanh, khoai lang, cà chua…

Mặc dù củ dền khá phổ biến nhưng mẹ cần phải cho bé ăn sau khoảng 1-2 tháng (tức là khi bé được khoảng 8 tháng tuổi trở lên).

Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, hoạt động tốt hơn để xử lý các loại rau củ. Ngoài ra, vị của củ dền cũng khá đậm nên nếu như cho bé ăn quá sớm sẽ khiến bé cảm thấy khó tiếp nhận hương vị của củ dền.

Do vậy, mẹ không nên nấu cháo củ dền cho bé 6 tháng. Bên cạnh đó, với những bé đã đủ điều kiện ăn, mẹ cũng chỉ nên cho bé tập làm quen mỗi ngày khoảng 2 muỗng củ dền đã nghiền nhuyễn rồi mới tăng lượng lên.

3 cách nấu cháo củ dền để bé tăng đề kháng

Cách nấu cháo tôm củ dền

20g củ dền

30g tôm đã bóc vỏ

40g gạo xay vỡ hạt nấu cháo

Dầu ăn

Cách làm:

– Cho thêm nước vào gạo đã vo sạch, nấu và ninh nhừ

– Thái miếng củ dền thành hạt lựu và luộc chín rồi xay nhuyễn.

– Tôm rửa sạch, băm nhuyễn hoặc hấp/luộc chín và thái băm nhuyễn.

– Lưu ý: Để rút ngắn thời gian, mẹ có thể cho thêm hỗn hợp củ dền và tôm vào xay nhuyễn.

– Cho tôm và củ dền vào cháo đang ninh và đun sôi. Đun khi cháo chín thì tắt bếp và nêm thêm chút dầu ăn.

– Chờ đến khi cháo nguội thì lấy ra cho bé thưởng thức.

Cách nấu cháo cá hồi củ dền

30g cá hồi

20g củ dền

30g đậu Hà Lan hữu cơ

40g gạo xay vỡ hạt nấu cháo

Sữa tươi không đường, dầu olive, bột phô mai rắc vừa đủ

– Sơ chế tất cả các nguyên liệu cho sạch

– Gạo vo sạch và nấu cháo, ninh cho thật nhừ

– Ngâm cá hồi trong sữa tươi không đường khoảng từ 10-15 phút

– Lấy khăn xô thấm cá hồi và hấp cho cá chín

– Khi cá đã chín thì lấy cá ra, gỡ thịt và giã thật nhuyễn.

– Củ dền gọt vỏ, thái hạt lựu rồi hấp cùng đậu Hà Lan rồi xay thật nhuyễn.

– Cho đậu Hà Lan và củ dền vào trong cháo

– Khi cháo chín thì cho cá hồi đã xay nhuyễn vào và đảo qua sơ qua rồi tắt bếp.

– Cho thêm dầu olive và phô mai rắc vào

– Đợi cháo nguội thì múc ra bát cho bé ăn.

Cách nấu cháo củ dền thịt bò, khoai tây (có thể thay thế bằng cà rốt hoặc khoai môn)

20g củ dền

20g khoai tây

30g thịt bò

40g gạo xay vỡ hạt nấu cháo

Dầu olive

Cách làm:

– Gạo cho vào nấu cháo và ninh nhừ.

– Khoai tây, củ dền gọt vỏ, rửa sạch và xắt hạt lựu mang đến luộc chín và xay nhuyễn.

– Rửa sạch thịt bò, thái hoặc băm nhỏ rồi mang xào kèm một chút dầu ăn rồi mẹ đổ thêm chút nước vào ninh nhừ. Nếu bé mới bắt đầu ăn dặm thì nên xay nhuyễn thịt bò rồi mới cho vào với cháo.

– Cho khoai tây, thịt bò, củ dền vào cháo ninh nhừ rồi tắt bếp.

– Để cháo nguội rồi mẹ múc cháo ra cho bé ăn.

Ngoài những món cháo củ dền cho bé trên, mẹ cũng có thể áp dụng các bước tương tự cho các món cháo như cháo củ dền thịt gà, cháo củ dền tim gà, cháo củ dền thịt heo…

Tác dụng của cháo củ dền cho bé

Củ dền mang đến rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của trẻ như:

– Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, dưỡng chất thiết yếu dành cho sự phát triển của trẻ như vitamin A, canxi, sắt, vitamin nhóm B, C, E, K…hạn chế bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

– Phòng ngừa tình trạng thiếu máu do không cung cấp đủ sắt thường xảy ra ở trẻ trên 6 tháng tuổi

– Hỗ trợ cung cấp một lượng chất xơ để trẻ không bị táo bón và làm việc hiệu quả nhất.

– Hỗ trợ cải thiện tuần hoàn não và cung cấp các chất có lợi cho sự phát triển của trẻ.

– Bảo vệ gan, hạn chế bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

Dị ứng với củ dền là rất hiếm nhưng khi cho bé ăn cháo củ dền mẹ nên cho bé thử một lượng nhỏ trước để thử phản ứng của bé. Không nên cho bé ăn thường xuyên bởi theo khuyến cáo, ăn củ dền liên tục sẽ khiến tích tụ lượng nitrat làm bé bị tím tái, suy hô hấp…

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng củ dền, nếu em bé của bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ngoài ra, số bác sĩ nhi khoa khuyên không nên cho dùng củ dền tươi xay nhuyễn cho trẻ sơ sinh mà hãy hấp hoặc luộc chín củ dền rồi mới xay nhuyễn trước khi cho bé ăn.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/3-cach-nau-chao-cu-den-cho-be-bat-dau-an-dam-de-con-y…

Theo Linh Hà (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Cách Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm Để Phát Triển Khỏe Mạnh Nhất

Trong một năm đầu đời bé vẫn cần bú mẹ hoặc uống sữa công thức để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Chính vì thế khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm mẹ cần tính số lượng thức ăn cộng với lượng sữa sao cho đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của bé.

Nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo nhu cầu của bé.

Theo từng tháng tuổi thì nhu cầu năng lượng của bé cũng khác nhau. Cụ thể là:

Trẻ từ 4-6 tháng cần: 115 kcalo/kg/ngày

Trẻ từ 7-9 tháng cần: 110 kcalo/kg/ngày

Trẻ từ 10-12 tháng cần: 100 kcalo/kg/ngày

Chi tiết: Cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm

Các loại thực phẩm cần bổ sung vào món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Có rất nhiều cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm tuy nhiên mẹ cần lưu ý đến các loại thực phẩm để nấu cháo. Cụ thể là món cháo dinh dưỡng cần phải có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

Nguyên liệu để nấu cháo dinh dưỡng cần phải đầy đủ dưỡng chất.

+ Thức ăn cơ bản: Ngũ cốc, khoai củ

+ Thức ăn cung cấp chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…

+ Thức ăn có vitamin và muối khoáng: rau, quả

+ Thức ăn có chất béo: Dầu, bơ, mỡ, lạc…

Mẹ nên chọn thực phẩm tươi ngon từ những cửa hàng uy tín để hạn chế những vấn đề về tiêu hóa cho bé.

Chi tiết: Cách nấu cháo tim cho bé ăn dặm

Nấu cháo dinh dưỡng theo một số nguyên tắc

Để có được món cháo dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và phù hợp với từng độ tuổi của bé mẹ cần nhớ những nguyên tắc sau:

+ Nấu cháo dinh dưỡng cho bé cần phải nấu từ loãng đến đặc, từ việc xay nhuyễn đến để nguyên hạt.

+ Mẹ không nên nấu cả một nồi đầy cho bé ăn cả ngày, khi hâm lại rất dễ khiến cháo bị mất chất dinh dưỡng. Tốt nhất bé ăn đến đâu mẹ nấu đến đó. Lượng thức ăn cho bé ăn cũng từ ít đến nhiều vì thế mẹ cần điều chỉnh để nấu cho hợp lý.

+ Không nêm mắm muối hay những gia vị khác vào thức ăn.

Không nêm mắm muối và gia vị vào thức ăn của bé trong thời kỳ ăn dặm.

+ Tập cho trẻ quen dần với từng loại thức ăn bằng cách cho bé ăn một lượng nhỏ rồi tăng dần lên.

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi

Ngoài những lưu ý trên mẹ cũng cần phải biết cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi như sau:

+ Khi bé 6-7 tháng tuổi: Đây là thời điểm thích hợp để cho bé tập làm quen với những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Vì thế mẹ nên cho bé ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa của bé quen dần. Mẹ chỉ cần nấu khoảng 50- 100ml cháo loãng cho bé kết hợp với rau củ nghiền hoặc xay nhuyễn.

+ Bé 7 – 8 tháng: Lúc này bé đã quen với việc ăn dặm vì thế mẹ có thể tăng thêm một bữa cháo cho bé. Mỗi bữa mẹ cho bé ăn 200ml cháo có độ đặc hơn so với tháng đầu tiên. Đặc biệt món cháo dinh dưỡng của bé đã có thể bổ sung thêm chất đạm từ thịt, cá, trứng… và tất nhiên không thể thiếu được các loại rau củ.

+ Bé 8 – 10 tháng: Thời điểm này bé có rất nhiều tiến bộ về kỹ năng vận động và nhận thức. Do đó mẹ cần bổ sung thật nhiều dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này. Mẹ có thể cho bé ăn 2 – 3 bữa cháo mỗi ngày tùy theo nhu cầu của từng bé. Cháo mẹ nấu cũng có độ đặc và độ thô nhiều hơn để bé có thể tập kỹ năng nhai nuốt. Rau củ hay thịt cá mẹ chỉ cần băm nhuyễn và nấu nhừ là bé có thể nhai được rồi.

+ Nấu cháo dinh dưỡng cho bé 11-12 tháng tuổi: Cháo dinh dưỡng trong giai đoạn này cần phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Mẹ nên nấu ngày 3 bữa, mỗi bữa 200ml cháo. Tuy nhiên hãy đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất và thay đổi linh hoạt để bé có thể ăn ngon miệng hơn.

Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé Ngon, Đủ Chất Con Phát Triển Khỏe Mạnh

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa của bé trước 6 tháng tuổi còn rất non nớt, chưa có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng sữa… Trẻ ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi trở đi rất dễ mắc các chứng bệnh đường ruột, nặng hơn có thể gây còi xương, suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của mỗi bé sẽ có những khung thời gian ăn dặm khác nhau. Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi nếu bé có các biểu hiện muốn ăn dặm thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và cho trẻ ăn dặm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lượng ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi

– Bé từ 4 – 7 tháng tuổi ăn 1 – 2 bữa bột lỏng/ ngày, ăn khoảng 100 – 200ml

– Bé từ 8 – 9 tháng tuổi ăn 2 – 3 bữa bột đặc/ ngày hoặc có thể ăn cháo xay.

– Bé từ 10 – 13 tháng tuổi ăn 3 bữa bột đặc hoặc cháo nấu nhừ

– Bé từ 12 – 24 tháng tuổi ăn 3 bữa cháo/ ngày

Bột ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những loại bột ăn dặm tiện lợi cho bé. Tuy nhiên, bột ăn dặm tốt nhất là phải đảm bảo được các chất dinh dưỡng như:

– Vitamin (A, B, D, K…)

– Khoáng chất (canxi, phopho, magie…)

– Các loại acrid amin

– Các dưỡng chất khác như protein, chất béo, chất đạm, chất xơ…

Các loại bột ăn dặm mua sẵn cũng có những thành phần dinh dưỡng này, khi mua các mẹ hãy chú ý.

Ngoài các loại bột ăn dặm có sẵn, nấu bột ăn dặm cho bé sẽ vừa đảm bảo được vệ sinh cũng như cân bằng các chất dinh dưỡng, tăng cường các chất thiếu hụt, hạn chế các chất dư thừa một cách chủ động.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé tại nhà theo từng tháng tuổi tốt nhất

Đối với các bé ăn dặm bằng bột ăn dặm tự nấu vừa đảm bảo được dinh dưỡng và bé ăn ngon miệng hơn, bé hay ăn, chóng lớn.

Khi nấu bột ăn dặm cho trẻ các mẹ hãy chú ý kết hợp các loại rau củ, thịt cá, trứng sữa… để bữa ăn của con thêm phong phú cả về dinh dưỡng cũng như hình thức. Các mẹ có thể tham khảo những món bột ăn dặm ngon dành cho các bé theo từng tháng tuổi sau đây!

*Bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Bé chỉ nên ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Nhưng trong những điều kiện bắt buộc, bé 4 tháng tuổi có thể được ăn dặm. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé ăn dặm khi có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng.

1. Bột ăn dặm sữa và bí đỏ

– Nguyên liệu: 20g bột gạo, 15g sữa bột, 30g bí đỏ

– Cách nấu: Bí đỏ rửa sạch, bỏ vỏ, mang hấp chín rồi xay nhuyễn. Cho 200ml nước cùng 20g bột gạo và 3 thìa bí đỏ xay vào nồi, đun sôi, khuấy đều tay cho tới khi chín. Thêm 1 thìa cà phê dầu ăn cho bé khuấy đều. Cuối cùng cho 15g sữa bột và khuấy đều và cho bé dùng.

Bột ăn dặm cho bé đủ chất và bé ăn ngon miệng hơn

2. Bột ăn dặm khoai lang nghiền

– Nguyên liệu: 15g khoai lang gọt vỏ, cắt nhỏ. 25g bột ăn dặm chế biến sẵn, 75ml nước ấm.

– Cách làm: Hấp chín khoai lang, xay nhuyễn. Đổ bột ăn dặm vào nước khuấy đều, sau đó thêm khoai lang đã nghiền vào trộn đều là bé có thể dùng.

Khoai lang nghiền dành cho bé ăn dặm rất tốt

3. Bột gạo nấu thịt gà cho bé

– Nguyên liệu: 10g bột gạo, 10g thịt ức gà, 200ml nước, 10g rau cải, 1 muỗng nước lọc.

– Cách làm: Thịt gà làm sạch, băm nhuyễn. Rau cải rửa sạch, thái nhỏ. Luộc rau cải với 200ml nước cho chín rồi xay nhuyễn.

Cho bột gạo vào nước luộc rau cải nấu 2 – 3 phút, sau đó cho thịt gà vào nấu thêm khoảng 5 – 7 phút nữa. Cuối cùng cho rau cải xay nhuyễn vào trộn đều và nấu thêm vài phút nữa. Cho thêm 1 muỗng dầu ăn cho bé vào, trộn đều và tắt bếp là được.

*Nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi khi ăn dặm cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

4. Bột ngũ cốc hoặc yến mạch

Các mẹ có thể thay thế bột gạo bằng bột ngũ cốc hoặc bột yến mạch nguyên chất đổi bữa cho bé cũng rất bổ dưỡng.

5. Bột khoai lang và táo

– Thành phần: Bột gạo, khoai lang, táo

– Cách làm: Khoai lang làm sạch, hấp chín rồi xay nhuyễn. Táo bỏ say lấy nước cốt.

Cho bột gạo với nước khuấy chín, cho thêm khoai lang đã xay nhuyễn và chút nước táo với tỷ lệ 2 thìa khoai lang, 5 thìa nước táo và nấu cùng cho đến khi bột chín, sánh mịn là được.

Khoai lang nghiền và táo dành cho bé ăn dặm

6. Trái cây tươi

Trong trái cây tươi có nhiều vitamin rất tốt cho bé. Các mẹ có thể hấp chín trái cây rồi nghiền nhuyễn và cho bé dùng.

Các mẹ cũng có thể cho bé 5 tháng ăn dặm bằng các loại rau xanh như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, rau ngót, cà rốt…

8. Bổ sung thực phẩm giàu đạm

Các mẹ cũng có thể nấu chín, nghiền nhuyễn các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, cá, tôm… và nấu với bột cho bé ăn dặm.

*Nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn ăn dặm chính thức của bé. Trong thực đơn ăn dặm của bé phải đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời là nhóm rau củ quả, trái cây cũng là nhóm thực phẩm cần bổ sung cho bé khi ăn dặm. Những thực đơn nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chất các mẹ có thể tham khảo như sau:

9. Bột gạo nấu sữa bột

– Nguyên liệu: ¼ chén gạo, 1 ly nước, 2 muỗng sữa bột

– Cách làm: Gạo vo sạch cho vào nấu thành cháo rồi xay nhuyễn. Sau đó cho thêm 2 muỗng sữa bột vào khuấy đều là được món bột gạo bổ dững cho bé.

10. Bột yến mạch nấu với chuối

– Nguyên liệu: ¼ chén yến mạch, 2 thìa sữa công thức, ½ quả chuối thái lát, ⅓ cốc nước.

– Cách làm: Nấu sôi nước rồi cho yến mạch vào nấu khoảng 10 phút. Bột yến mạch chín thì cho thêm chuối. Sau đó mang xay nhuyễn hỗn hợp thành bột. Cuối cùng là cho sữa công thức vào khuấy đều là được bột cho bé ăn.

11. Rau củ nghiền cho bé

– Nguyên liệu: ⅛ chén đậu xanh, ⅛ chén đậu hà lan, ¼ chén bí đỏ, 1 lát cà rốt.

– Cách làm: Cho tất cả các loại rau củ vào nồi nấu với nước cho tới khi chín kỹ. Cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn là được bột cho bé.

12. Cà rốt nghiền

– Nguyên liệu: 500g cà rốt, 1 ly nước

– Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, thái thành khoanh. Cho vào nồi nấu với 1 ly nước, nấu nhỏ lửa trong 25 phút. Để cà rốt nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn thành bột là được.

13. Bột ăn dặm khoai lang

– Nguyên liệu: 500g khoai lang, 1 ít sữa công thức hoặc sữa mẹ

– Cách làm: Nướng khoai lang chín mềm. Khoai chín bóc bỏ vỏ và loại bỏ các phần cứng. Sau đó cho khoai và sữa vào máy xay xay nhuyễn (nếu là sữa công thức thì phải hòa sữa với nước rồi mới cho vào xay). Xay thành hỗn hợp sánh mịn là được.

14. Bột ăn dặm thịt gà, khoai tây và bí đỏ

– Nguyên liệu: 10g bột gạo hoặc bột ăn dặm, 20g thịt gà, 10g bí đỏ, 15g khoai tây.

– Cách làm: Bí đỏ, khoai tây gọt bỏ vỏ, luộc hoặc hấp chín rồi xay nhuyễn. Thịt gà làm sạch, lọc lấy thịt rồi xay nhuyễn.

Đổ nước và bột vào nồi khuấy đều tay cho tới khi sôi thì cho thịt gà vào khuấy cùng đến khi chín bột. Tiếp tục cho bí đỏ và khoai tây nghiền nhuyễn vào khuấy cùng. Cuối cùng đổ hỗn hợp ra bát và cho bé thưởng thức.

15. Nấu bột thịt bò và bí ngòi

– Nguyên liệu: 10g bột gạo, ¼ quả bí ngòi xanh, 30g thịt bò

– Cách làm: Thịt bò thái miếng nhỏ, hầm mềm sau đó cho máy xay nhuyễn. Bí ngòi hấp chín, xay nhuyễn.

Cho bột vào nồi nước khuấy đều tay. Khi sôi thì cho thịt bò vào khuấy cùng cho tới khi chín bột. Bột và thịt bò chín thì cho bí ngòi vào khuấy cùng đến khi sôi trở lại là được.

16. Nấu bột với táo và củ cải đường

– Nguyên liệu: 200g táo gọt vỏ, cắt nhỏ. 1 củ củ cải đường gọt vỏ, cắt nhỏ.

– Cách làm: Hấp chín củ cải đường trong 15 phút, sau đó cho táo vào nấu cùng khoảng 8 phút nữa. Cho tất cả vào máy xay xay nhuyễn, cho thêm sữa trộn đều đều bột được sánh mịn là được.

*Nấu bột ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi

17. Bột hoặc cháo cá thịt trắng và cà rốt

– Nguyên liệu: 50g cà rốt, 30g nạc cá trắng, ½ thìa cà phê rong biển tươi, bột gạo

– Cách làm: Cà rốt gọt vỏ luộc chín. Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn từ 1 – 2 phút. Cá bỏ da luộc hoặc hấp chín trong 5 phút, lọc hết xương rồi dầm nhỏ. Cho nước luộc cà rốt và cá vào nồi, cho toàn bộ rong biển, cà rốt và cá vào nấu sôi, sau đó cho bột gạo vào khuấy đều tay đến khi chín bột là được.

18. Sốt thịt gà băm nấu khoai môn

– Nguyên liệu: 70g khoai môn, 2 thìa thịt gà băm, bột gạo, hành lá, nước tương, nước lọc.

– Cách làm: Khoai môn gọt vỏ, thái lát, hấp khoảng 2 phút. Sau đó dằm nhỏ khoai môn. Cho thịt gà bằm nấu với chút nước, khoai môn, cho thêm hành lá nấu chín trong khoảng 6 phút. Cuối cùng cho bột gạo hòa tan vào nấu cùng đến khi chín là được.

19. Khoai tây nghiền trộn gan gà

– Nguyên liệu: khoai tây ¼ củ, 20g gan gà, 10 cọng cải bó xôi, súp nước gà, bột năng, ½ thìa cà phê nước tương.

– Cách làm: Khoai tây hấp chín dầm nhỏ, gan gà rửa sạch hấp chín rồi dầm nhỏ. Cải bó xôi hấp chín, bằm nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu vào nấu cùng gói súp gà, thêm gia vị vừa ăn. Chờ sôi bùng thì vặn nhỏ lửa, cho bột năng vào khuấy cho đến khi sánh lại, đun thêm 1 – 1,5 phút nữa thì tắt bếp.

20. Khoai lang nghiền với pate gan

– Nguyên liệu: Khoai lang 40g, 1 lòng đỏ trứng, 15ml sữa tươi hoặc sữa bột, 1 chút pate gan và rau củ tùy thích.

– Cách làm: Khoai lang làm sạch, thái nhỏ hấp chín rồi nghiền nhỏ. Đánh tan lòng đỏ trứng, trộn với sữa rồi đun nhỏ lửa khoảng 10 phút. Cuối cùng cho pate gan, khoai và rau củ đã làm chín vào khuấy đều tay, tùy chỉnh độ đặc, loảng theo sở thích của bé.

21. Đậu phụ, cà rốt, sữa ngô nghiền

– Nguyên liệu: 2 thìa cà phê sữa ngô, 30g đậu phụ, 10g cà rốt, 1 chút bột năng, 60ml nước dùng gà

– Cách làm: Hấp chín cà rốt, nghiền nhỏ. Cho nước dùng gà và sữa ngô vào nấu, thêm chút gia vị cho vừa ăn. Nước dùng sôi thì cho cà rốt đã nghiền nhỏ vào nấu cùng, cuối cùng hòa bột năng với xíu nước rồi đổ từ từ vào nồi khuấy đều cho tới khi đặc lại là được. Đậu phụ nấu chín, nghiền nhỏ rồi rưới nước sốt cà rốt và sữa ngô vừa nấu lên và cho bé thưởng thức.

22. Cà rốt, cá hồi, đậu cove

– Nguyên liệu: 10g cà rốt, 20g đậu cove, 20g cá hồi tươi, 80ml nước hầm rau củ, 1 xíu bột năng.

– Cách làm: Cá hồi hấp chín, bằm nhỏ, xào với chút dầu hoặc bơ. Đậu cove luộc chín, nghiền nhỏ. Cà rốt hấp hoặc luộc chín, nghiền nhỏ. Cho tất cả hỗn hợp vào nấu với nước hầm rau củ. Hòa tan bột năng với xíu nước rồi đổ từ từ vào hỗn hợp, khuấy đều cho tới khi sánh lại là được.

23. Cháo hoặc bột cá quả

– Nguyên liệu: bột gạo tẻ 20g, cá quả lọc xương, 10g dầu ăn, 1 thìa rau xanh bằm nhỏ, nước.

– Cách làm: Hòa bột gạo với nước rồi nấu chín. Cá xay nhuyễn rồi cho vào nấu chín với bột , thêm rau xanh bằm nhỏ vào nấu thêm chút nữa rồi thêm xíu dầu ăn là được.

24. Bột tôm khoai mỡ

– Nguyên liệu: bột gạo tẻ 25g, 5 con tôm, 25g khoai mỡ, 1 muỗng dầu ăn

– Cách làm: Tôm bỏ vỏ, bằm nhuyễn, khoai mỡ hấp chín xay nhuyễn. Cho bột vào nước khuấy đều, thêm tôm vào đảo đều tay, tôm chín cho khoai mỡ vào nấu cùng là được.

25. Cháo hoặc bột sườn rau củ

– Nguyên liệu: bột 25g gạo tẻ, 5 miếng sườn non, ngô, cà rốt, đậu hà lan, dầu ăn

– Cách làm: Sườn non rửa sạch hầm nhừ. Sau đó gỡ lấy phần nạc xay nhuyễn. Rau củ hấp chín rồi xay nhuyễn.

Bột gạo hòa với nước sườn non hầm, nấu sôi trên bếp rồi thêm sườn đã xay nhuyễn, thêm rau củ nấu khoảng 2 phút nữa là được. Cho thêm 1 muỗng dầu ăn khuấy đều tay và cho bé dùng.

Đó là những cách làm bột ăn dặm cho bé 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng tuổi trở lên mà các mẹ có thể tham khảo. Mọi vấn đề ăn dặm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bé có thể phát triển tốt nhất.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/cach-nau-bot-an-dam-cho-be-ngon-du-chat-con-phat-trien-khoe-…

Theo Hường Cao (T/h) (Khám phá)

10 Cách Để Móng Tay Luôn Sáng Bóng, Khỏe Mạnh

Một bàn tay hồng hào, mịn màng với những móng tay gọn gàng, sáng bóng và chắc khỏe là mong muốn của nhiều người, nhất là phái đẹp.

Nước cốt chanh

Đây là cách làm rất đơn giản và phổ biến giúp cho móng luôn trắng sạch, chắc khỏe, bàn tay thơm tho. Bạn hãy dùng vài giọt nước cốt chanh pha chung khoảng 200 ml nước ấm để ngâm tay chừng 5-10 phút.

Nếu chịu khó hơn, bạn có thể dùng trái chanh xắt lát chà trực tiếp lên móng, sau đó rửa tay lại bằng nước sạch.

Kem đánh răng

Những chất có trong kem đánh răng sẽ giúp móng tay bạn khắc phục được nhược điểm ố vàng, giòn dễ gãy. Hãy dùng kem đánh răng (nên dùng màu trắng) trộn với chút muối (hoặc không cần muối cũng được), thoa lên móng. Sau đó dùng bàn chải mềm nhúng nước chà rửa nhẹ nhàng các móng tay chừng 5 phút.

Làm như vậy tuần 2-3 lần, bạn sẽ có bộ móng đẹp như ý.

Dầu ô liu và nước ấm

Ngâm tay vào hỗn hợp nước ấm pha vài giọt dầu ô liu mỗi ngày sẽ giúp cho móng của bạn láng mịn, trắng hồng. Mỗi ngày hãy dành 10-15 phút thực hiện theo cách này cũng sẽ giúp đôi bàn tay của bạn được thư giãn.

Cũng với nguyên liệu là dầu ô liu, bạn có thể đổ vài giọt dầu ra tay, trộn cùng với muối để tự xoa bóp, làm nóng đôi bàn tay trong 5-10 phút. Cách này ngoài giúp cho móng khỏe, còn giúp tay mịn, mềm do được mát xa giúp lưu thông máu.

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, canxi

Nếu móng tay của bạn bị xỉn màu, hay xước và dễ gãy, chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu vitamin C và canxi. Hãy bổ sung những loại rau, củ, quả giàu vitamin C như cam chanh, bông cải, cà chua, rau cải… vào khẩu phần ăn mỗi ngày để cải thiện tình trạng này.

Những thực phẩm giàu can xi như sữa chua, sữa, phô mai, óc chó, hạnh nhân, trứng… cũng sẽ bổ sung thêm can xi cho cơ thể bạn.

Kem dưỡng ẩm

Sau mỗi khi tắm, giặt, rửa chén… bạn hãy chịu khó thoa lên tay một lớp kem dưỡng ẩm dùng riêng cho tay để da tay không bị nứt nẻ, móng không bị khô xác. Sau khi thoa kem, chỉ cần dành 2-3 phút để mát xa bàn tay và các ngón tay thật nhẹ nhàng.

Đừng quên dùng găng tay

Mỗi khi chùi rửa nhà cửa, rửa chén bát, giặt đồ, làm vườn… bạn đừng quên dùng găng tay cao su để bảo vệ tay và móng. Cách này tuy đơn giản, nhưng nếu bạn có thói quen này, tay và móng sẽ tránh được bụi bẩn cũng như tránh được tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất.

Uống nhiều nước

Cơ thể thiếu nước sẽ kéo theo việc sắc đẹp và sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng. Da và mắt bạn sẽ bị khô, nhăn, bong vảy. Tóc bị khô xác, mất đi vẻ mượt mà. Cạnh đó, móng của bạn cũng sẽ khô, mất đi vẻ bóng bẩy.

Mỗi ngày, bạn nên duy trì việc cung cấp nước cho cơ thể khoảng 1,5-2 lít nước qua đường uống, ăn canh, trái cây.

Bổ sung protein vào chế độ ăn

Móng tay, chân và tóc được tạo nên từ nhiều lớp sừng protein, vì vậy bổ sung cho cơ thể đầy đủ protein qua chế độ ăn hàng ngày có thể giúp chúng phát triển và rắn chắc.

Hãy chọn các loại thịt nạc như gà, gà tây, cá nước lạnh, các sản phẩm ít béo và từ đậu nành để giữ cho móng chắc khỏe.

Chọn thực phẩm giàu sắt và omega-3

Chắt sắt sẽ giúp mang lại làn da, mái tóc cũng như móng tay, chân của bạn sức sống và vẻ khỏe mạnh hơn. Vì vậy đừng quên bổ sung bánh mì nguyên hạt và mì Ý với các loại rau có lá và sẫm màu hoặc quả đậu, thịt, cá và trứng vào các bữa ăn hàng ngày.

Dùng baking soda

Trong baking soda (bột nở) có thành phần giúp tẩy trắng rất hiệu quả. Bạn hãy dùng hỗn hợp sệt được pha từ nước và bột nở để thoa lên phần móng và phần da móng xung quanh, sau đó chà nhẹ nhàng chừng 20-30 phút. Mỗi tuần bạn dành chút thời gian làm theo cách này sẽ giúp bộ móng của bạn hồng hào, trắng khỏe.

Theo Giang Thanh/Báo Pháp Luật TP.HCM

Bạn đang xem bài viết 3 Cách Nấu Cháo Củ Dền Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm Để Con Yêu Luôn Khỏe Mạnh trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!