Xem Nhiều 3/2023 #️ 3 Cách Nấu Xôi Cúng Ngày Tết Cho Năm Mới Thêm May Mắn # Top 12 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 3/2023 # 3 Cách Nấu Xôi Cúng Ngày Tết Cho Năm Mới Thêm May Mắn # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Nấu Xôi Cúng Ngày Tết Cho Năm Mới Thêm May Mắn mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xôi là một món không thể thiếu trên mâm cúng ngày Tết. Dĩa xôi được đồ đầy ụ trên mâm cúng cùng hương thơm tỏa ra mang ý nghĩa một năm mới đủ đầy và an lành. 3 cách nấu xôi cúng ngày Tết đơn giản và dễ làm này sẽ giúp cho mâm cúng của gia đình bạn thêm xung túc, phong phú hơn.

1. Xôi đậu xanh

Xôi đậu xanh là món xôi cực kì quen thuộc đối với tất cả người dân Việt Nam và là món ăn ưa thích của mọi người. Không chỉ vậy, xôi đậu xanh còn thường dùng trên các mâm cúng trong ngày Tết. Nếp dẻo mềm, đậu xanh bùi bùi, ngọt nhẹ hoà quyện vào nhau tạo nên hương vị ngon khó cưỡng. Cách nấu xôi đậu xanh rất đơn giản nên cúng trong ngày Tết dễ dàng nha.

+ Gạo nếp: 500g

+ Đậu xanh bỏ vỏ: 200g

+ Dầu ăn, muối hạt.

Bước 1: Gạo nếp chọn gạo ngon, đều hạt, vo sơ cho sạch bớt bụi bẩn và cho vào ngấm nước từ 6-8h cho gạo nở mềm. Đậu xanh chọn loại xanh vỏ ruột vàng, cho vào ngâm nước khoảng 4h cho đậu xanh nở hết, không bị lõi khi nấu.

Thành phẩm: Xôi dẻo dai, đậu xanh bở bùi với cách nấu xôi ngon như trên kể cả khi bạn để xôi qua đêm cũng sẽ không bị rắn, lại gạo mà xôi vẫn giữ được độ dẻo mềm như khi mới nấu.

Để cầu phúc lộc tàì cho năm mới thêm may mắn, người ta thường hay cũng xôi gấc vào những ngày lễ đầu năm. Sắc đỏ của xôi gấc như 1 lời cầu nguyện bình an và may mắn. Đĩa xôi gấc cũng góp phần giúp mâm cỗ cúng Tết thêm trang trọng và ấm cúng.

– Gạo nếp quê: 2 kg

– Gấc tươi: 1 trái

– Dừa xiêm: 1 trái

– Hành tím: 1 củ

– Đường, muối, dầu ăn và rượu trắng.

– Để cho gấc ngon bạn nên chọn những trái to, chín đỏ, có vỏ mềm và gai đã nở hết. Khi cầm lên thấy chắc tay và cuống hơi héo nhưng vẫn còn dính liền với trái là được.

– Dừa xiêm nên chọn trái bánh tẻ, không quá già hoặc quá non. Dừa già quá nước dừa sẽ chua còn dừa non quá sẽ không thể làm dừa bào ăn kèm xôi được.

– Gạo nếp: Vo thật sạch, rồi cho vào một cái chậu nhôm, tiếp tục cho nước ngập mặt gạo ngâm từ 5-6 tiếng, bạn có thể ngâm qua đêm tới. Sau đó, đem xả lại sạch với nước lạnh, để ráo.

– Gấc: Bổ làm 2, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều. Lọc lấy hạt gấc để riêng. Trộn phần thịt gấc với 3 thìa rượu trắng, 1/2 thìa muối ướp khoảng 5-6 tiếng như ngâm gạo nếp.

– Dừa xiêm: Bổ lấy nước để riêng, phần cùi dừa chia làm 2:

+ 1 phần: Nạo thành từng sợi dài để ăn kèm với xôi;

+ 1 phần cho vào máy xay nhuyễn, trộn với nước dừa tươi, cho lên bếp đun sôi khoảng 20 phút, lọc lấy 100ml nước cốt dừa, trộn nước cốt dừa với 3 thìa dầu ăn.

Note: Trường hợp nếu xôi quá khô, bạn có thể rưới thêm một chút nước cốt dừa và dầu ăn rồi hấp thêm 10-15 phút nữa là được.

– Khi xôi đã chín mềm, dẻo, dậy mùi thơm, bạn nhấc xửng ra khỏi bếp

– Món xôi gấc có mùi thơm hấp dẫn, khô vừa, không bị nhão.

– Hạt xôi không bị nở bung, dẻo ngon.

– Gấc trộn đều với xôi cho màu sắc hấp dẫn, không bị lẫn cùi gấc.

3. Xôi đậu phộng

Xôi đậu phộng hoà quyện hương vị thơm ngon giữa nếp dẻo và đậu phộng bùi béo, mềm giòn, ăn vào rất ngon và không tạo cảm giác ngán. Xôi đậu phộng cũng là một trong những loại xôi có trên mâm cúng ngày Tết của nhiều gia đình. Với nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản, bạn có thể chọn xôi đậu phộng làm món xôi cúng trong mâm cỗ Tết.

– 500g Gạo nếp

– 250g Đậu phộng

– 1/2 lon Nước cốt dừa

– 100g Dừa nạo

– 4 muỗng Đường trắng

– 2 muỗng Muối

Ngâm gạo trước khi nấu khoảng 2 tiếng cho xôi mềm và dẻo hơn. Bạn nên chọn loại nếp cái hoa vàng thì món xôi sẽ được dẻo và thơm hơn đấy, sau khi ngâm gạo xong bạn vớt ra cho ráo rồi trộn với chút muối.

Cách Nấu Xôi Gấc Đỏ Tươi Cúng Tết Cho Năm Mới Thêm May Mắn

Để cầu phúc lộc tài cho năm mới thêm may mắn, người ta thường hay cúng xối gấc vào những ngày tết đầu năm. Sắc đỏ của xôi gấc như một lời cầu chúc bình an và may mắn. Đĩa xôi gấc cũng góp phần giúp mân cỗ cúng tết thêm trang trọng và ấm cúng. Cùng tìm hiểu cách nấu xôi gấc sao cho thơm ngon lại có màu đỏ tươi đẹp cúng tết cho năm mới thêm may mắn.

Bạn có biết những tác dụng tuyệt vời của gấc đối với sức khỏe con người?

Xôi gấc cũng là món ăn rất tốt cho sức khỏe nhờ những dưỡng chất tuyệt vời có trong gấc. Hàm lượng Beta carotene – tiền sinh tố vitamin A là loại vitamin tuyệt vời, giúp bảo vệ và nâng cao thị lực cho đôi mắt. Dầu gấc còn có tách dùng chống xơ vữa động mạch, làm bền thành mạch và chống tai biến. Tất cả đều nhờ vào khả năng làm giảm LDL cholesterol tuyệt vời của dầu gấc.

Hàm lượng curcumin có trong dầu gấc giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư. Đồng thời curcumin và các loại vitamin có trong dầu gấc còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chúng ta. Ngoài ra, với sự hiện diện của một lượng lớn chất xơ, gấc còn có thể giúp nhuận tràng và giúp phòng tránh táo bón.

Một hoạt chất khác rất tuyệt vời mà dầu gấc có chứa với hàm lượng cao là Lycopen – một hoạt chất chống ung thư (đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…) cực kỳ hiệu quả. Lycopen có trong gấc cao hơn lycopen có trong cà chua lên đến 70 lần. Do đó, gấc được mệnh danh là ” loại quả đến từ thiên đường ” quả là không sai chút nào.

Bên cạnh đó, trong lớp màng đỏ của thịt gấc có chứa nhiều vitamin E giúp chống oxi hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa của tế bào đem lại vẻ đẹp trẻ trung tươi trẻ cho con người. Không những thế, hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Đây là những tác dụng trong lĩnh vực làm đẹp mà chắc chắn chị em nào cũng yêu thích.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Gạo nếp quê: 2 kg

Gấc tươi: 1 trái

Dừa xiêm: 1 trái

Hành tím: 1 củ

Đường, muối, dầu ăn và rượu trắng.

Mách nhỏ dành cho bạn:

Để cho gấc ngon bạn nên chọn những trái to, chín đỏ, có vỏ mềm và gai đã nở hết. Khi cầm lên thấy chắc tay và cuống hơi héo nhưng vẫn còn dính liền với trái là được.

Dừa xiêm nên chọn trái bánh tẻ, không quá già hoặc quá non. Dừa già quá nước dừa sẽ chua còn dừa non quá sẽ không thể làm dừa bào ăn kèm xôi được.

Sơ chế nguyên liệu như sau:

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ.

Gạo nếp vo sạch và đem ngâm với nước khoảng 8 tiếng. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể ngâm gạo nếp qua đêm để hôm sau dùng nấu xôi cũng được.

Gấc rửa sạch, dùng khăn lau khô nước, bổ làm đôi rồi lấy phần thịt đỏ của gấc cho vào tô. Tiếp theo, bạn dùng tay bóp cùi gấc sao cho tan ra, tách bỏ hạt để riêng, lọc lấy phần thịt gấc để riêng.

Cho 3 muỗng rượu trắng vào phần thịt gấc đỏ đã tách hạt, cho thêm 1 muỗng cafe muối, trộn đều. Để khoảng 5 – 6 tiếng cho gấc ngấm.

Dừa xiêm chặt phần chóp nhỏ trên đầu, lấy nước dừa, để riêng. Sau đó, bạn dùng dao to chặt đôi trái dừa làm 2 phần. 1 phần dùng để làm dừa nạo, ăn kèm xôi. 1 phần dùng bào nhỏ rồi hòa chung với nước dừa tươi đã để riêng. Cho phần nước dừa và dừa bào lên bếp để đun sôi kỹ. Sau đó, bạn dùng rây lọc bỏ bã, lấy 100ml nước cốt dừa, để nguội. Khi nước cốt dừa nguội, cho thêm 3 muỗng dầu ăn vào, khuấy đều, để riêng.

Cách nấu xôi gấc gồm các bước như sau:

Bước 1: trộn gạo nếp với gấc

Sau khi gạo nếp đã ngâm xong, vớt ra để ráo và cho vào nồi. Cho thêm phần thịt gấc đã ướp rượu vào, thêm 1 muỗng hành tím băm nhỏ và 1 muỗng cafe muối vào. Tất cả trộn đều. Để khoảng 30 phút cho gạo ngấm gia vị và lên màu đẹp.

Bước 2: cách nấu xôi gấc bằng xửng hấp

Cho gạo nếp đã trộn gấc vào xửng hấp, phía nồi dưới của xửng đổ vừa nước vào (chỉ cao khoảng 1/3 nồi). Sau đó, bật bếp, cho xửng lên hấp khoảng 30 phút. Khi đã hấp được 30 phút, bạn dùng khăn bông thấm khô nước trên nắp xửng để bảo đảm xôi không bị nước chảy vào làm nhão. Thỉnh thoảng dùng đũa xới xôi lên để giúp cho xôi tơi xốp và chín đều.

Sau đó, bạn rưới đều 50ml nước cốt dừa có pha dầu ăn đã chuẩn bị trước lên bề mặt xôi, xới đều và tiếp tục hấp xôi thêm 30 phút nữa. Khi đã đủ 30 phút, bạn lại tiếp tục rưới đều phần nước cốt dừa còn lại lên, dùng đũa xới đều.

Tiếp tục hấp cho đến khi xôi dậy mùi thơm, ăn thử thấy xôi chín mềm và dẻo là có thể tắt bếp. Nếu thấy xôi quá khô, bạn có thể tiếp tục rưới thêm nước cốt dừa như tình tự như trên và hấp thêm khoảng 10 phút nữa là xong.

Nếu bạn thích đơm xôi gấc theo kiểu xôi mặn thì bạn chỉ cần đơm xôi ra đĩa, để cùng với chả lụa, chả giò,… là xong.

Cách Nấu Xôi Gấc Bằng Nồi Cơm Điện Dịp Tết Cho May Mắn Cả Năm

Nguyên liệu nấu xôi gấc nước cốt dừa

1 quả gấc (khoảng 200g)

2 bát gạo nếp

2 thìa cà phê đường

2 thìa cà phê muối

5 Nước cốt dừa

1 thìa rượu trắng.

Bước 1: Ngâm nếp

Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm với chút muối (bạn nên chọn loại nếp cái hoa vàng). Nếu không ngâm qua đêm có thể ngâm nước ấm khoảng 3 – 4h.

Bước 2: Chuẩn bị thịt gấc

Gấc bổ đôi, lấy thịt gấc.

Trộn vào thịt gấc 1 thìa rượu trắng, bóp cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc.

Bước 3: Nấu xôi

Ngày hôm sau vớt nếp ra rổ, trộn thịt gấc đã ngâm rượu vào nếp và thêm 1 thìa cà phê muối vào nếp, trộn đều.

Đổ một ít nước cốt dừa vào trộn cùng với gạo. (Tùy theo sở thích bạn có thể cho nước cốt dừa nhiều hay ít).

Cho khoảng 1 lít nước vào nồi cơm đun sôi. Đổ nếp vào chõ hấp xôi đặt vào trong nồi. Khi cho gạo vào bạn phải dàn đều ra kín vỉ hấp để xôi được chín đều tránh chỗ sống chỗ nát.

Canh chừng 10 phút, mở nắp xửng, rưới nước cốt dừa và dừa sợi bào vụn, dùng đũa xới đều xôi lên rồi đậy nắp khoảng 5 phút.

Sau đó, mở nắp và bỏ đường vào, trộn đều nhẹ tay bằng đũa, rồi đậy nắp nồi nấu tiếp khoảng 5-7 phút hoặc canh thấy xôi chín mềm là được.

Sau khi hoàn tất các bước nấu xôi như ở trên, xôi chín bạn xới một lớp xôi ra khuôn đã phết sẵn một lớp dầu ăn mỏng bên dưới để dễ đổ ra khỏi khuôn.

Bạn có thể xới xôi ra bát thưởng thức hoặc nếu nấu món xôi để bày mâm cỗ thì đơm ra đĩa hoặc đổ vào khuôn sẽ rất đẹp mắt.

Trong quá trình đóng xôi vào khuôn, mỗi một lớp bạn nén chặt tay để khi đổ ra khỏi khuôn món xôi gấc đậu xanh không bị rời rạc mà có độ kết dính với 3 tầng trông vô cùng hấp dẫn.

Châu Anh (th)

Cách Làm Bánh Gấc Đỏ Ngày Tết Thay Lời Chúc May Mắn Đầu Năm

Cách làm bánh gấc là một công thức chế biến món ăn được nhiều chị em phụ nữ học hỏi, tìm tòi và áp dụng mỗi độ Xuân về. Vỏ bánh có độ căng mọng, màu sắc rực rỡ trộn lẫn với nhân đậu mang vị ngọt thanh dịu, là một thức quà để chiêu đãi người thân, bạn bè thay cho lời chúc đầu năm may mắn, đỏ tài xanh lộc.

1. Hướng dẫn làm bánh gấc đỏ “đậm đà” vị truyền thống

Cách làm bánh gấc rất đơn giản, không cầu kì phức tạp, như một số món ăn ngon khác. Nhưng, bánh vẫn giữ được nét đặc trưng, dân giã, được nhiều người yêu thích. Từ nhân bánh đến vỏ bánh đều sử dụng hoàn toàn bằng những thực phẩm dễ tìm. Bánh có màu sắc tự nhiên, chính là sự đặc biệt, khó trộn lẫn với những món ăn khác. Đồng thời, đây còn là món bánh được dùng trong các lễ cưới hỏi, trao duyên. Cầu mong những điều tốt đẹp cho ai nhận được và thưởng thức.

1.1. Nguyên liệu cần có

400 gram bột nếp

200 gram đậu xanh (đã cà vỏ)

1 quả gấc chín

Dừa nạo

Vừng đen

Rượu trắng

Đường trắng

Dụng cụ gói bánh: Lá chuối, giấy bọc thực phẩm

1.2. Sơ chế nguyên liệu

1.2.1. Cách sơ chế gấc và các nguyên liệu khác làm bánh

Gấc khi mua về, bạn dùng dao bổ đôi. Lấy muỗng múc hết thịt gấc bên trong ra, cho vào một cái tô. Tiếp theo, bạn cho rượu vào tô, bóp nhẹ phần thịt gấc, để lấy chất màu đỏ. Sau đó, bạn dùng một cái rây, hoặc miếng vải mỏng, tách phần xác gấc và giữ lại phần nước, dùng để làm màu vỏ bánh.

Đối với dừa nạo, bạn có thể dùng loại đã được nạo sẵn, hoặc tự nạo đều được. Tuỳ vào sở thích của mỗi người.

Lá chuối thì dùng nước để lau sạch, rồi để cho khô.

Vừng cho vào chảo, đem lên bếp, bật lửa, rang đến khi chín là được.

1.2.2. Cách ngâm đậu xanh làm nhân bánh gấc đỏ ngày Tết

Phần đậu xanh dùng để làm nhân, bạn nên chọn đậu đã được tách vỏ, để tránh mất thời gian sơ chế. Bạn cho phần đậu vào một cái thau, đổ nước ngập mặt đậu, rồi ngâm khoảng 2 – 3 tiếng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm đậu với nước ấm, để đậu nhanh mềm hơn. Sau đó vớt đậu ra, mang đi rửa sạch lại với nước thêm 2 lần. Nhằm loại bỏ bụi bẩn, rồi đem ra rổ để ráo.

1.3. Cách làm bánh gấc đỏ nhân đậu xanh ngày Tết

1.3.1. Cách làm nhân đậu xanh

Đậu xanh sau khi đã ngâm xong, bạn cho vào một cái nồi để hấp chín. Nếu không có nồi hấp, bạn đem đậu đi nấu vẫn được. Sau đó cho 100 gram đường vào, trộn lẫn để đậu có vị ngọt thanh đặc trưng, giúp nhân bánh ngon hơn.

Tiếp tục sên cho đến khi đậu chín, thì tắt bếp. Dùng muỗng múc đậu, vo thành từng viên tròn.

1.3.2. Cách làm vỏ bánh gấc đỏ

Phần nước gấc sau khi đã sơ chế ở trên, bạn cho vào một cái tô, thêm một chút đường (tuỳ theo khẩu vị), rồi đổ phần bột nếp vào trộn.

Khi thu được hỗn hợp bột dẻo, có màu đỏ đều màu, không dính tay là được.

Cũng tương tự như làm nhân bánh, bạn cắt bột ra vò thành viên tròn.

1.3.3. Tạo hình bánh gấc đỏ nhân đậu xanh cho ngày Tết may mắn và hấp chín

Sau khi đã hoàn tất phần nhân và vỏ bánh, bạn lấy phần bột vỏ bánh, dàn ra thành miếng, có độ dày vừa phải. Cho nhân bánh lên trên, dùng phần bột bọc kín nhân lại, tạo thành viên tròn nhẵn.

Cho nồi hấp lên bếp, đổ với mực nước vừa phải. Đặt lồng hấp lên trên, rồi lót thêm một lớp lá chuối, để khi bánh chín, không bị dính vào lồng hấp. Sau đó, bật lửa đun sôi, khoảng 20 phút, tắt bếp và kiểm tra bánh.

Khi thấy vỏ bánh bóng và hơi trong, có mùi thơm dìu dịu, là bánh đã chín. Bạn chỉ cần mang ra ngoài để nguội.

1.3.4. Cách gói bánh gấc nhân đậu xanh

Lúc này, bạn dùng màng bọc thực phẩm, cho bánh lên trên, rắc chút vừng, thêm chút dừa nạo rồi bọc lại. Thực hiện bước này khéo léo sao cho bánh có độ bóng, căng mịn là được.

Sau đó, bạn để ngăn mát tủ lạnh, khoảng 1 tiếng đồng hồ, rồi thưởng thức sẽ ngon hơn.

2. Cách làm bánh gấc ngày Tết tạo hình cà chua lạ mắt

2.1. Nguyên liệu cần có

200 gram bột nếp

80 gram đậu xanh (đã cà sạch vỏ)

Rượu trắng

Dầu ăn

Đường, vani

Dừa nạo

Nước hoa bưởi

1 trái gấc đã chín

Lá chuối, màng bọc thực phẩm

2.2. Cách sơ chế trái gấc và nguyên liệu làm bánh

Dùng dao bổ đôi quả gấc. Lấy hết phần thịt gấc, cho vào một cái tô, rồi thêm tí rượu trắng vào, bóp nhẹ để lấy phần thịt đỏ ra. Sau đó, bạn có thể thêm một chút nước lọc, rồi dùng cái khây, để lọc lấy phần nước gấc.

Còn về đậu xanh, khi mua về bạn rửa một lần qua nước, để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Sau đó ngâm khoảng 2 – 3 tiếng, rửa sạch lại một lần nữa, rồi vớt ra rổ để ráo nước.

Lá chuối dùng nước lau sạch, để cho khô, để lót bánh khi hấp.

2.3. Cách làm bánh gấc đỏ tạo hình cà chua với bột trà xanh

2.3.1. Cách làm vỏ và nhân bánh gấc

Phần nước gấc thu được, bạn cho vào một cái tô, thêm bột nếp ( chừa lại một ít để làm cuống cà chua cho bánh gấc). Trộn đều và nhào, đến khi tạo thành hỗn hợp bột có màu đỏ, không dính tay là được. Sau đó, tách bột thành từng viên, vo tròn, để riêng ra.

Đậu xanh sau khi sơ chế xong, cho vào nồi hấp chín. Tiếp theo bỏ vào máy xay sinh tố, cùng với một chút nước và đường, nêm nếm sao cho vừa khẩu vị, rồi xay nhuyễn.

Dùng muỗng múc hết đậu xanh ra, cho vào một cái tô. Thêm một chút bột nếp, để đậu xanh dẻo và ngon hơn, cùng với 1/3 muỗng cà phê muối, trộn đều hỗn hợp.

Sau đó bắt một cái chảo lên bếp, bật lửa, thêm một tí dầu ăn, đến khi sôi thì cho đậu vào sên. Lúc này thấy đậu khô ráo hơn, thì cho dừa nạo vào trộn đều, cùng với một chút vani rồi tắt bếp. Bạn vo đậu thành từng viên tròn, để chuẩn bị tạo hình cho bánh.

2.3.2. Cách nặn bánh gấc tạo hình trái cà chua

Phần bột nếp còn thừa lại, cho thêm bột trà xanh, một chút vani và nước hoa bưởi. Trộn đều hỗn hợp, nhào đến khi bột đều màu và không dính tay là được.

Khi đã hoàn thành các công đoạn, lúc này bạn cho vỏ bánh lên tay, tạo thành hõm sâu, để đặt nhân bánh vào trong. Rồi dùng bột bọc hết phần nhân lại.

Vò cho bánh tròn đều, thì lấy phần bột nếp trà xanh vò thành sợi. Tạo hình như cuống của quà cà chua để lên trên.

2.3.3. Cách hấp bánh gấc làm từ bột trà xanh

Kế đến, bật lửa đun sôi, hấp bánh khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Kiểm tra xem bánh gấc đã chín chưa, sau đó, cho bánh ra đĩa, để nguội.

2.3.4. Cách gói bánh gấc nhân đậu xanh tạo hình trái cà chua

Dùng màng bọc thực phẩm, cho bánh lên trên, rồi gói chặt lại, để bánh chắc và ngon hơn.

Lặp đi lặp lại công đoạn trên cho đến khi hết bánh rồi mang vào ngăn mát tủ lạnh.

Để bánh gấc thêm 1 tiếng nữa là có thể dùng được.

Kim Ngân tổng hợp

Bạn đang xem bài viết 3 Cách Nấu Xôi Cúng Ngày Tết Cho Năm Mới Thêm May Mắn trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!