Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Chưng Yến Đúng Cách Giúp Giữ Trọn “Tinh Hoa” Của Yến Sào mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu
Tổ yến
Đường phèn
Nước sôi để nguội
Sơ chế tổ yến như thế nào cho đúng?
– Với tổ yến thô còn lông: Ngâm tổ yến trong nước sạch khoảng 1-2 giờ để tổ yến nở và tơi rồi dùng nhíp để gắp lông yến và tạp chất. Dùng tay nhẹ nhàng tách tổ yến thành từng sợi rồi cho vào rây và đặt vào thau nước sạch, dùng muỗng khuấy nhẹ rồi nhấc rây lên. Khi ấy, lông tơ và tạp chất sẽ theo nước ra ngoài. Thực hiện quá trình này nhiều lần để làm sạch yến.
– Với tổ yến tinh chế: Nếu bạn sử dụng yến sào đã tinh chế thì có thể bỏ qua công đoạn làm sạch mà chỉ cần ngâm yến vào nước sạch khoảng 30 phút để yến nở đều rồi vớt ra để chế biến.
Việc chưng tổ yến không khó nhưng chỉ khi bạn chưng yến đúng cách thì mới có thể giữ lại trọn vẹn hương vị và dinh dưỡng của yến sào. Cách đơn giản nhất để chưng yến là sử dụng bếp gas và làm theo hướng dẫn sau:
– Cho tổ yến đã làm sạch (hoặc yến tinh chế) vào thố thủy tinh có thể tích lớn vì yến sào sẽ nở khoảng 6-7 lần sau khi chưng.
– Đặt thố yến vào nồi và cho nước sạch vào ngập khoảng ¼ thố, đậy nắp nồi lại. Bật lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi thì giảm lửa lại sau đó chưng khoảng 20-30 phút, mở nắp kiểm tra nếu thấy yến đã đạt đến độ mềm cần thiết thì tắt lửa và cho đường phèn vào, có thể cho thêm vài lát gừng để khử mùi tanh nhẹ của yến.
– Múc ra chén và thưởng thức ngay hoặc cho vào tủ lạnh dùng trong 1-2 ngày.
Sai lầm khi chưng tổ yến
Chưng yến quá lâu trên 30 phút: Điều này sẽ khiến yến sào bị nhão, mất đi vị ngon và chất dinh dưỡng.
Chế biến yến bằng nhiệt độ trên 100 độ (nấu trực tiếp dưới lửa).
Nấu yến sào chung với các nguyên liệu khác: Khi chưng tổ yến với những nguyên liệu khác như táo tàu, hạt sen,… hay nấu chè, cháo,… bạn phải nấu chín các vật liệu trên, sau đó cho vào chén yến sào đã được chưng chứ không nên nấu/chưng chung với các nguyên liệu khác.
Chưng yến trong nồi chưng yến chuyên dụng KHÔNG HẸN GIỜ.
Tổ yến không được bảo quản lạnh sau khi chưng mà không sử dụng ngay.
Sử dụng yến chưng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Nên ăn yến một cách khoa học
Tuy là món ăn “đại bổ” nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy không phải cứ ăn quá nhiều yến sào là tốt. Nạp vào cơ thể quá nhiều tổ yến không những không mang đến tác dụng nhanh hơn mà còn gây lãng phí vì các các dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ hết sẽ bị đào thải hết ra ngoài.
Theo các tài liệu về y khoa, liều dùng hợp lý nhất cho người lớn là 200ml yến chưng sẵn mỗi ngày và dùng khoảng 3 lần/tuần.
Một trong những sai lầm mà khá nhiều người mắc phải chính là sử dụng yến sào vào bất cứ lúc nào cảm thấy đói hay mệt mỏi. Theo các chuyên gia, điều này hoàn toàn không gây hại gì cho cơ thể nhưng lựa chọn thời điểm phù hợp để ăn yến sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa dưỡng chất. Và hai thời điểm vàng ấy chính là buổi sáng sớm hoặc 30 phút trước khi đi ngủ. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng yến sào khi no bởi khả năng hấp thụ của cơ thể lúc này là rất kém, gây lãng phí.
Lưu ý không nên sử dụng tổ yến sau khi ăn no vì khả năng hấp thụ lúc no bụng là rất kém.
Sử dụng yến sào cho người bệnh
Hiện nay có rất nhiều người xem yến sào như một phương thuốc thần kỳ có khả năng chữa bách bệnh. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Hãy nhớ rằng tổ yến chỉ đơn giản là một loại thực phẩm bổ dưỡng có nguồn gốc từ nhiên nhiên, có tác dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị các loại bệnh chứ không phải là phương thuốc đặc trị. Do đó, nếu bị bệnh, bên cạnh việc bổ sung yến sào, bạn cũng cần thăm khám định kỳ và sử dụng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, những người đang bị các bệnh như ho nhiều đàm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu… và những bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt thì cũng không nên dùng yến sào vì khi ấy tì vị còn quá yếu, sẽ không hấp thu được quá nhiều dinh dưỡng và có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Nếu muốn dùng yến sào, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
***
Cách Chưng Yến Tươi Giữ Trọn Vẹn Vi Chất Đơn Giản Ngay Tại Nhà
Yến tươi là sản phẩm yến sào được ngâm vào nước để làm sạch lông nhưng chưa được sấy khô mà vẫn còn ngậm nước. Chính vì thế cách chưng yến tươi cũng sẽ hơi khác đôi chút so với yến sào tinh chế
Yến tươi trước khi chưng
3 bước chưng yến tươi đơn giản như sau:
Chuẩn bị:1 chén/tô sứ, nước sôi để nguội, nồi nước.
Rã đông yến: nếu yến để ở ngăn đông, chúng ta cần rã đông yến khoảng 30 phút, nếu để tủ mát có thể chưng liền mà không cần chờ.
Tiến hành chưng: Yến tươi được chưng cách thủy tổ yến cùng với nồi nước và chén sứ (Để yến trong chén và để chén vào nồi) trong khoảng 20-25 phút, sau đó tắt bếp cho thêm đường phèn/gừng tùy ý.
Yến tươi sau khi chưng
Lưu ý: yến sào là sản phẩm giàu vi chất nên chúng ta không nên chế biến với lửa trực tiếp hoặc chưng quá lâu sẽ làm giảm vi chất quý.
Yến tươi để được bao lâu
Yến tươi nguyên chất đã ngậm nước, chưa được sấy khô nên hạn sử dụng ngắn ngày và đòi hỏi cần bảo quản lạnh, nếu để ngăn mát nhiệt độ từ 2-5 độ C có thể để dược 7-10 ngày. Ngoài ra nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản, thì chúng tôi vẫn hướng dẫn khách hàng để lên tủ đông khi đó thời gian có thể kéo dài lên đến 6 tháng.
Yến tươi giá bao nhiêu
Yến tươi trên thị trường giá giao động khoảng 650-800K/100gram. Tuy nhiên để xác định giá yến tươi chính xác chúng ta có một số lưu ý nhắc khách hàng như sau:
Yến tươi có thể được làm từ yến vụn hoặc yến nguyên tổ: khác biệt có thể nhìn thấy là yến vụn thì sợi ngắn, nhỏ còn yến tươi nguyên tổ sợi dài hơn. Và tất nhiên giá yến vụn rẻ hơn một chút
Độ ngậm nước của sợi yến: ngoài ra khách hàng cũng cần lưu ý về độ ngậm nước, yến tươi càng nhiều nước càng rẻ, đơn giản vì khi đó khối lượng yến mà quý khách mua có chứa cả nước.
Như vậy thông qua bài viết trên quý khách đã có thêm thông tin về sản phẩm yến tươi, cách chế biến, bảo quản cũng như giá thành sản phẩm. Cần thêm thông tin vui lòng inbox cuahangyensao ngay góc phải
Cách Chưng Yến Sào Với Đậu Xanh
Yến sào là tổ của loài chim yến được làm từ dãi của chim yến. Mỗi tổ nặng 7- 8 gram. Yến thường làm tổ trên các vách đá hiểm hóc tại biển khơi, khi thì ở những mũi đá lởm chởm dựng đứng, khi thỉ ở những mỏm núi cheo leo, phía dưới là vịnh nước sâu đầy đá ngầm, muốn tìm và đến được những nơi yến ở để lấy tổ phải rất kiên nhẫn và dũng cảm.
Theo tài liệu cổ yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa hay còn gọi là “yến tiệc”.
Thành phần có trong tổ yến sào
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần loại thực phẩm kỳ lạ này có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine…
Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, nó còn có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ.
Ngoài ra, trong tổ yến có chứa các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se.
Công dụng của các thành phần trên
Yến sào còn có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh.
Tổ yến giúp bồi bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.
Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học.
Người ta cũng đang nghiên cứu dùng tổ yến điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong tổ loài chim này.
2. Có nên chưng yến sào cùng với đậu xanh
Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…
Đậu xanh chứa các chất kháng viêm và mức cao vitamin B phức hợp, có công dụng tăng thêm sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu, nên rất có ích cho sức khỏe tim.
Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%.
Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.
Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.
Do đó, đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu này trong món yến chưng đậu xanh sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ và tuyệt vời cho sức khỏe giúp:
Giải nhiệt, làm thanh mát cơ thể, thích hợp với những người nóng trong, trẻ nổi mề đay, mẩn ngứa…
Bồi bổ cơ thể sau ốm dậy, sau sinh. Đặc biệt thích hợp với những người mới ốm dậy, sau phẫu thuật, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…
Làm đẹp da.
3. Cách chế biến món yến sào chưng đậu xanh
Nguyên liệu cần có cho món ăn:
– Tổ yến (thô hoặc tinh chế): 5 – 10 gram.
– 100gram Đậu xanh còn vỏ.
– 50gram nha đam.
– 20gram phổ tai.
– Đường phèn vừa đủ.
– Nửa lít nước.
– Tùy vào số lượng người dùng mà bạn có thể điều chỉnh các nguyên liệu cho phù hợp.
Cách nấu chè tổ yến đậu xanh
– Tổ yến các bạn ngâm với nước sạch cho đến khi sợi yến tơi ra, nhặt sạch lông và tạp chất, rửa sạch rồi vớt ra ray.
– Nha đam gọt vỏ, rửa sạch, xắt vuông nhỏ, ngâm vào nước muối loãng, phổ tai ngâm, rửa sạch và cắt nhỏ. Đun đường phèn với nước để đường phèn tan chảy.
– Cho tổ yến cùng nước đường phèn đã nấu vào thố chưng yến, chưng cách thủy 15 – 20 phút.
– Đậu xanh đãi sạch vỏ rồi nấu nhừ với đường phèn. Sau đó cho phổ tai, nha đam vào trộn cùng tổ yến đã chưng và thưởng thức. Nếu thích thì cho vài giọt vanilla cho thơm.
Như vậy, cách chế biến yến sào chưng đậu xanh không quá phức tạp. Đây là món ăn giải khát tuyệt vời trong những ngày hè oi ả. Lưu ý không nên ăn quá ngọt sẽ ảnh hưởng tới hương vị và chất lượng của món ăn.
4. Một vài điều cần lưu ý khi dùng món ăn :
Những ai không nên dùng đậu xanh?
Người có thể chất hàn (lạnh):
Những người có biểu hiện chân tay lạnh, thiếu sinh lực, chân và lưng đau nhức, đi ngoài phân lỏng, nếu ăn đậu xanh sẽ khiến bệnh tình ngày một nặng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy (nghiêm trọng hơn sẽ bị mất nước).
Người có thể chất suy nhược:
Vì hàm lượng protein có trong đậu xanh còn nhiều hơn cả thịt gà, các đại phân tử protein cần tác động của chất men xúc tác mới chuyển hóa thành các peptide nhỏ, khi đó các axit amin mới được hấp thụ vào cơ thể. Chức năng tiêu hóa của những người có thể chất suy nhược thường khá yếu, dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.
Người đang dùng thuốc:
Trong cuốn ‘Bản thảo cương mục’ có nói: ‘Đậu xanh khí vị ngọt hàn, không độc…có thể hóa giải toàn bộ độc ở thảo mộc, gia súc, đá và kim loại’.
Dân gian cũng thường coi đậu xanh là một trong những thủ pháp cấp cứu khi trúng độc. Ăn đỗ xanh khi uống thuốc đông y sẽ hóa giải toàn bộ thảo mộc có trong thuốc. Vì vậy, thường hay có câu: ‘Uống thuốc Trung y không nên ăn đậu xanh, để tránh thuốc mất tác dụng’.
Thời điểm nào không nên dùng đậu xanh:
Khi đói không nên ăn đậu xanh bởi đậu xanh có tính hàn, khi đói ăn sẽ không tốt cho dạ dày. Nếu ăn đậu xanh với một lượng thích hợp sẽ không có vấn đề gì.
Người lớn thường ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là đủ. Trẻ nhỏ nên dựa vào cơ địa của trẻ để định lượng thích hợp. Thông thường, trẻ nhỏ từ 2 – 3 tuổi lúc bắt đầu ăn cháo, có thể cho thêm một chút đậu xanh.
Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể ăn theo lượng của người lớn. Người bình thường nếu ăn quá nhiều đậu xanh có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột như lạnh bụng, tiêu chảy. Còn phụ nữ ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa như bạch đới, trướng bụng, đau bụng kinh…
Cách Làm Tổ Yến Sào Chưng Đường Phèn
Hướng dẫn cách làm món tổ yến sào chưng đường phèn:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cách nấu yến sào chưng với đường phèn:
Bước 1: Ngâm tổ yến sào đã sơ chế vào nước. Nếu mua loại yến sào còn lông nguyên tổ thì các bạn sẽ cần phải sơ chế làm sạch tổ yến sào trước rồi mới ngâm. Thời gian ngâm là khoảng 10 – 30 phút tùy vào loại tổ.
Bước 2: Thái gừng thành sợi mỏng rồi rửa sạch, hòa tan đường phèn vào nước đun sôi để nguội.
Bước 3: Cho gừng và tổ yến đã ngâm nở vào thố chưng yến rồi đổ đầy nước.
Bước 4: Cho thố vào nồi lớn, đổ nước ngập khoảng 1/4 thân thố.
Bước 6: Sau khi đã chưng đủ thời gian như trong bảng trên hoặc đến khi cảm thấy tổ yến đã đủ mềm theo ý thích, tắt lửa và cho nước đường vào thố, nếm vừa ăn là được.
Trình bày: Có thể giữ nguyên thức ăn trong thố hoặc lấy ra cho vào tô, thêm hạt sen, táo đỏ, nhãn nhục, hoặc dùng luôn nếu muốn. Món tổ yến chưng đường phèn có thể ăn nóng hay ăn lạnh đều được.
Món yến sào chưng đường phèn với cách chế biến thông qua việc chưng cách thủy sẽ giữ lại được nguyên vẹn hương vị, chất dinh dưỡng cũng như những tác dụng tuyệt vời của tổ yến sào. Do đó, món ăn này có công dụng phục hồi và tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống miễn dịch giúp hoàn thiện cơ thể. Ngoài ra, yến sào chưng đường phèn còn có công dụng dưỡng nhan, giúp bảo trì, làm đẹp da vô cùng tuyệt vời. Món ăn này có thể dùng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tốt nhất là khai vị trước khi ăn bữa chính để kích thích vị giác hoặc ăn vào bữa tối trước khi đi ngủ để đem lại giấc ngủ ngon, sâu, không mộng mị, giúp cho tinh thần và cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ từ 3 tuổi ăn yến sào chưng đường phèn bởi đây là món ăn khá lành tính, khó gây sốc, dị ứng hay tác dụng phụ đồng thời giúp bé khỏe mạnh, cơ thể cân đối, hạn chế các bệnh về đường hô hấp,…
Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Chưng Yến Đúng Cách Giúp Giữ Trọn “Tinh Hoa” Của Yến Sào trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!