Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Luộc Gà Ngon, Nấu Xôi Dẻo Dâng Lễ Vu Lan Báo Hiếu mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hằng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy, trong phong tục người Việt Nam thường làm mâm cỗ cúng với ý niệm báo hiếu tổ tiên, tưởng nhớ người đã khuất. Đồ cúng ngoài hoa quả, không thể thiếu món gà luộc, đĩa xôi.
Cùng ngày Rằm tháng Bảy còn được gọi là Lễ Vu lan. Các vật phẩm dâng lễ cúng gồm hoa quả… bày mâm cỗ phải tươi ngon, sạch và đẹp mắt, cũng là để tỏ lòng thành kính báo hiếu trước tổ tiên, người đã khuất. Cách làm tuy đơn giản, nhưng cần có bí quyết thì món gà luộc mới mềm thịt, xôi mới dẻo thơm, hấp dẫn.
1/ Món gà cúng Rằm tháng Bảy
Nguyên liệu: 1 con gà, ngon nhất là chọn được gà trống hoa, hoặc gà mái tơ, nặng chừng 1 đến 1,2 kg. Nước vừa đủ để ngập mặt gà tùy theo nhu cầu dùng, có thể luộc bằng nước cốt dừa cũng rất ngon. Ngoài ra cần có gừng củ, lá dứa, hành lá, dầu mè, lá chanh, hạt nêm, dưa chuột, rau mùi và đặc biệt là cần chuẩn bị sẵn một chậu nước đá.
Cách làm:
– Sơ chế làm sạch gà, dùng dây lạt gấp ngược cánh gà sao cho đẹp; lòng gà, tiết; tách lấy phần mỡ gà để riêng. Xát muối gừng lên toàn bộ phần da gà cho sạch mùi. Sau đó, rửa lại gà bằng nước sạch, để ráo nước.
– Sơ chế rau gia vị (gừng thái lát mỏng, rửa sạch lá dứa, hành cắt lấy phần cọng trắng). Cho phần cọng hành, gừng và bó lá dứa vào trong bụng gà.
– Đổ nước vào nồi, đun to lửa. Khi nước sôi, thả ngập gà vào trong nồi nước theo cách nhúng lên nhúng xuống 3 lần, sau đó mới để cả con gà ngập trong nồi nước.
Bí quyết trụng gà 3 lần trong nước sôi sẽ giúp cho ngọt thịt, gà mềm không bị khô và giữ được màu sắc cùng hương vị thơm ngon đặc trưng.
Khi nước sôi lại (sau khoảng 5 phút), hạ nhỏ lửa và để gà thêm 10 phút nữa. Sau đó, tắt lửa và đậy kín nắp. Hãy để gà ngâm trong nồi nước sôi thêm 35 phút nữa. Kiểm tra độ chín của gà bằng cách dùng tăm xiên vào phần thịt dày nhất của đùi gà, nếu nước thịt tràn ra có màu trong không còn tia hồng là gà đã chín.
Khi thịt gà đã chín, dùng đũa nhấc gà lên từ dưới phần cánh và nhúng gà vào nước đá trong khoảng 20 phút để da gà giòn và thịt gà không bị nát.
Vớt gà ra và đặt lên đĩa. Dùng 2 thìa canh dầu mè xát đều lên bề mặt gà để gà thêm thơm ngon và không bị khô. Món gà luộc bày trên mâm cỗ cúng có thể để nguyên con, hoặc chặt miếng xếp lên đĩa. Nếu bày đĩa, lá chanh xắt sợi nhỏ rắc lên thịt gà, các loại rau mùi, dưa chuột… xắt lát trang trí tùy theo sở thích.
2/ Món xôi cúng Rằm tháng Bảy
Tùy nhu cầu mà chuẩn bị lượng gạo sao cho đủ. Có thể dựa theo công thức sau:
Gạo nếp ngon: 3 cốc (khoảng 600gr); Dầu ăn + mỡ gà: 4-5 thìa canh; Gừng băm: 4 – 6 lát; Nước dùng gà: 3 cốc (khoảng 650ml); Lá dứa: 4 lá (gấp thành 1 bó); Muối: 1 đến 1 1/2 thìa cà phê; Xì dầu để ăn kèm xôi
Cách làm:
Sơ chế: Gạo vo sạch và cần được ngâm trước trong nước (khoảng 8 giờ), vớt ra để ráo.
Cho 3 thìa canh dầu ăn vào chảo cùng mỡ gà và rán đến khi mỡ gà tiết ra hết. Gắp bỏ phần mỡ gà rán giòn khi nó đã chuyển màu vàng nâu. Thêm vào 1 1/2 thìa canh gừng băm và chiên đến khi dậy mùi thơm. Tắt bếp. Nhanh chóng thêm gạo vào và trộn đều. Thêm 1 đến 1 1/2 thìa cà phê muối vào gạo và đảo đều.
Cho hỗn hợp gạo vào nồi cơm điện. Thêm 3 cốc nước dùng gà. Đặt lá dứa lên trên cùng và nấu chín. Khi hạt gạo đã chín, bỏ phần lá dứa đi và dùng đũa đảo lên cho tơi; xới ra đĩa.
Xôi, gà sau khi đã nấu chín tùy theo phong tục tập quán từng nơi, có thể bày thành mâm riêng, hoặc chặt gà bày ra đĩa cùng với đĩa xôi, các món ăn thong thường khác của gia đình.
Cách Nấu Bún Riêu Chay Chuẩn Bị Lễ Vu Lan
Cách nấu bún riêu chay nhanh chóng, sử dụng các loại rau củ dễ tìm hiện đang được nhiều người tìm học để chuẩn bị cho mâm cơm ngày lễ Vu Lan. Thậm chí với bí quyết nấu bún riêu chay, bạn có thể tự tin vào bếp chế biến chiêu đãi cả nhà hoặc mở quán kinh doanh thu hút thực khách.
Với những nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực chay như đậu phụ, các loại rau củ, bạn có thể biến tấu thành nhiều món ăn ngon miệng khác như phở, bún bò, bún riêu chay để làm mới thực đơn hằng ngày.
Nước dùng bún riêu chay dùng sữa đậu nành nguyên chất dùng các loại trái cây nên có vị ngọt thanh, thơm. Cùng với cà chua và nước me tạo nên vị chua của món ăn. Chắc chắn, khi thưởng thức, bạn sẽ khó lòng quên được bát bún có màu bắt mắt và từng miếng gạch của chay đậm đà hương vị.
Bún riêu chay có hương vị thanh đạm cuốn hút người ăn
Cách làm món bún riêu chay ngon bất ngờ, quà tặng mẹ mùa Vu Lan
Nguyên liệu:
1 quả lê
1 quả táo
3 củ cà rổt
2 củ cải trắng
4 quả cà chua
200g nấm rơm
1 miếng đậu phụ trắng
1 miếng đậu phụ chiên
1 lít sữa đậu nành nguyên chất
Các loại gia vị cần thiết khác: muối, dầu điều, 1 vắt me, đường, hạt nêm chay.
Hướng dẫn:
Bước 1:
– Đầu tiên, bạn rửa sạch miếng đậu phụ trắng, dùng thìa tán nhuyễn để làm riêu. Sau đó, bạn rửa sạch các loại rau củ bằng nước muối pha loãng. Cà rốt, củ cải trắng bạn gọt vỏ, cắt thành khoanh hoặc tỉa hoa.
– Với táo, lê, cà chua bạn cắt thành từng múi cam. Sau đó, bạn dằm me vào một chén nước ấm để lấy nước cốt. Cắt bỏ gốc và rửa nấm rơm bằng nước muối pha loãng. Bên cạnh đó, bạn cắt nhỏ hành lá là hoàn thành bước sơ chế trong cách nấu bún riêu chay.
Bước 2:
– Tiếp theo, bạn cho vào nồi khoảng 500ml nước cùng cà rốt, củ cải trắng, lê, táo vào hầm trong vòng khoảng 15 phút. Sau đó, bạn vớt hết phần xác các loại quả ra ngoài trừ cà rốt và củ cải trắng. Bạn cho thêm nấm rơm vào nồi nước dùng và điều chỉnh lửa nhỏ lại, cho thêm sữa đậu nành vào, đun sôi.
Bước 3:
– Kế đó, bạn bắc chảo lên bếp cùng 1 thìa dầu ăn, đến khi dầu sôi, bạn cho cà chua, đậu phụ tán nhuyễn vào nước dùng thêm màu sắc. Khi hỗn hợp trên chín, bạn tắt bếp vào cho nước dùng đun sôi với lửa nhỏ, đảo nhẹ.
– Bạn có thể cho hỗn hợp đậu phụ ra ngoài ép chặt để cố định, cho lên trên bát bún sau khi đã hoàn thành
Bước 4:
– Sau đó, bạn cho nước cốt me, dầu điều và đậu phụ chiên (được cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn) vào. Đây là cách nấu bún riêu chay có vị chua đặc trưng, hấp dẫn người ăn. Lúc này, bạn tiến hành nêm nước dùng bằng một ít muối và đường, hạt nêm chay.
Bước 5:
– Cuối cùng, bạn trụng sơ bún với nước nóng cho vào bát, chan nước dùng lên trên và dùng kèm với các loại rau đã chuẩn bị. Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên rửa các loại rau này với nước muối pha loãng trước khi ăn.
Với cách nấu bún riêu chay đơn giản trên, bạn có thể làm mới thực đơn của gia đình trong các dịp ăn chay. Món ăn này thích hợp dùng cho bữa sáng, trưa, tối.
2 Cách Nấu Lẩu Chay Ngon Và Đơn Giản Tại Nhà Cho Ngày Lễ Vu Lan
Lẩu chay nghe có vẻ khá xa lạ nhưng với những người có thói quen ăn chay thì đây lại là một món ăn hấp dẫn thường được chế biến đơn giản, mang hương vị thanh đạm, đặc biệt phù hợp vào những ngày lễ, ngày rằm hay những ngày đầu tháng.
Nội dung chính sẽ là cách nấu lẩu nấm chay, phần cuối bài viết sẽ là cách nấu lẩu Thái chay.
Lẩu nấm chay có đặc điểm là dễ chế biến, bổ dưỡng với nguyên liệu chính là nấm, có vị ngọt dịu dễ ăn, không đem lại cảm giác ngấy.
Các bước nấu lẩu nấm chay
Các loại nấm cắt bỏ gốc, ngâm với nước muối pha loãng 15-30 phút rồi rửa sạch nhiều lần với nước, riêng nấm đùi gà thì bổ đôi hoặc thái miếng vừa ăn.
Rau tần ô rửa sạch, cắt làm đôi hoặc để cả cây.
Củ cải ngọt, cà chua, cà rốt, su su và củ sắn gọt vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn. Quả dừa bổ lấy nước. Cho hết vào nồi áp suất hoặc nấu trên bếp ga khoảng 30 phút với 1.5 lít nước để làm nước dùng.
Trong thời gian nấu nước dùng, bạn thái nhỏ phần gốc hành boa rô, cho chút dầu ăn lên chảo rồi phi thơm. Cho nấm đông cô vào xào qua (các loại nấm khác để nhúng lẩu) rồi cho vào nồi nước dùng là được.
Cho nồi nước lẩu lên bếp từ, xếp các loại nấm ra đĩa cùng rổ rau tần ô và thưởng thức. Lẩu nấm chay nên ăn kèm bún hoặc mì tôm đều được.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)Thông tin thêm
Cách nấu lẩu Thái chay
Nguyên liệu
Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm kim châm
Bò viên chay
Chả cá chay
Đậu phụ trắng: 2 bìa
Chai gia vị nấu lẩu thái chay
Dứa: 1/4 quả
Cà chua: 3 quả
Rau muống: 1 bó
Rau má (nếu thích)
Hành boa rô
Ớt: 3 quả
Các gia vị thường dùng
Bún hoặc mì tôm
Sử dụng chai gia vị lẩu Thai Hot Pot bán sẵn ngoài siêu thị.
Các bước nấu lẩu Thái chay chua cay
Dứa bỏ vỏ, thái miếng. Cà chua rửa sạch thái múi cau.
Hành boa rô thái riêng phần lá, phần củ băm nhỏ để riêng.
Rau muống, rau má nhặt sạch, ngâm nước muối loãng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo.
Đậu phụ rửa nhẹ tay với nước 1 lần, thái miếng vừa ăn. Chả cá cũng thái miếng rồi chiên cả 2 cho vàng giòn. Có thể bớt lại 1 phần đậu phụ để nhúng nếu thích ăn đậu phụ sống.
Đậu phụ và chả cá chiên vàng
Các loại nấm sơ chế giống với cách nấu lẩu nấm bên trên, để riêng.
Nấu nước lẩu Thái chay:
Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng sau đó cho phần củ hành boa rô vào phi thơm. Tiếp tục cho dứa, cà chua vào xào, dùng muỗng dằm cho ra màu. Tiếp tục cho chả bò chay vào đảo đều. Thêm các gia vị muối, đường, bột ngọt… Nêm nếm gia vị rồi đổ 2 lít nước vào đun sôi. Nước sôi liu riu thì cho 2 thìa gia vị lẩu Thái, hành boa rô vào khuấy đều là bạn đã có nồi nước dùng lẩu Thái chay.
Nồi nước dùng lẩu Thái chay
Soạn các nguyên liệu ra đĩa rồi thưởng thức
Bí Quyết Luộc Gà, Nấu Xôi Thơm Mềm, Đẹp Mắt Cúng Rằm Tháng Bảy
Món thịt gà luộc và xôi mềm thơm, hấp dẫn vô cùng
Nguyên liệu: *Gà luộc:
– Gà: 1 con (khoảng 1 đến 1,2 kg)
– Nước: 3 lít (hoặc chỉ vừa đủ nước để ngập mặt gà)
– Gừng: 5-6 Lát
– Lá dứa: 4 lá (gấp thành 1 bó)
– Hành lá: 1 bó
– Một chậu nước đá
– Dầu mè: 2 thìa canh
– Dưa chuột: 1 củ
– Rau mùi: 1 bó
– Lá chanh: 8 lá
*Xôi:
– Gạo nếp ngon: 3 cốc (khoảng 600gr)
– Dầu ăn + mỡ gà: 4-5 thìa canh
– Gừng băm: cỡ 1 ngón tay cái (khoảng 1 ½ thìa canh)
– Nước dùng gà: 3 cốc (khoảng 650ml)
– Lá dứa: 4 lá (gấp thành 1 bó)
– Muối: 1 đến 1 1/2 thìa cà phê
– Xì dầu để ăn kèm xôi
Cách làm: 1. Gà luộc
Sơ chế gà kỹ, lọc lấy lòng gà. Làm sạch lông trên da gà. Xát muối thô cả trong và ngoài gà cho sạch mùi. Sau đó, rửa gà cẩn thận và đặt sang bên cho ráo nước.
Lọc lấy mỡ gà và dành ra để sử dụng sau.
Rửa sạch hành lá, cắt lấy phần cọng trắng. Cho phần cọng hành trắng, 6 lát gừng và 1 bó lá dứa vào trong bụng gà.
Đổ 3 lít nước vào nồi sâu và đun sôi trên lửa to. Sau khi nước sôi, trụng cả con gà vào trong nồi nước 3 lần này rồi cuối cùng để cả con gà ngập trong nồi nước. Trước khi bạn cho gà vào nồi, hãy gấp cánh gà ngược lại.
Sau 3 lần trụng nước sôi, nước thịt gà sẽ giữ lại trong thịt, giúp gà không bị khô và hương vị thơm ngon hơn.
Đậy nắp nồi. Khi nước sôi lại (sau khoảng 5 phút), hạ lửa xuống và để gà đun nhỏ lửa thêm 10 phút nữa. Sau đó, tắt lửa và đậy kín nắp. Hãy để gà nghỉ trong nồi nước sôi thêm 35 phút nữa.
Trong khi đó chuẩn bị một chậu nước đá lớn. Kiểm tra độ chín của gà bằng cách dùng tăm xiên vào phần thịt dày nhất của đùi gà, nếu nước thịt tràn ra có màu trong không còn tia máu là gà đã chín.
Khi thịt gà đã chín, dùng đũa nhấc gà lên từ dưới cánh và nhúng gà vào nước đá trong khoảng 20 phút để da gà giòn và thịt gà không bị nát.
Vớt gà ra và đặt lên đĩa. Dùng 2 thìa canh dầu mè xát đều lên bề mặt gà để gà thêm thơm ngon và không bị khô.
Rửa sạch rau mùi, lá chanh. Rửa dưa chuột, xắt lát để trang trí.
2. Xôi
Gạo vo sạch và ngâm nước khoảng 8 giờ. Vớt ra để ráo nước. Cho 3 thìa canh dầu ăn vào chảo cùng mỡ gà và rán đến khi mỡ gà tiết ra hết. Gắp bỏ phần mỡ gà rán giòn khi nó đã chuyển màu vàng nâu.
Thêm vào 1 1/2 thìa canh gừng băm và chiên đến khi dậy mùi thơm. Tắt bếp. Nhanh chóng thêm gạo vào và trộn đều. Thêm 1 đến 1 1/2 thìa cà phê muối vào gạo và đảo đều.
Cho hỗn hợp gạo vào nồi cơm điện. Thêm 3 cốc nước dùng gà. Đặt lá dứa lên trên cùng và nấu chín.
Khi cơm đã chín, bỏ phần lá dứa đi và dùng đũa đảo xôi cho tơi. Xới ra đĩa.
Bỏ phần gừng, hành và lá dứa nhồi trong bụng gà ra và đặt ra đĩa bày lên mâm.
Chặt thịt gà, trang trí với lá chanh, rau mùi và dưa chuột.
Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Luộc Gà Ngon, Nấu Xôi Dẻo Dâng Lễ Vu Lan Báo Hiếu trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!