Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Nấu Lẩu Gà Ngon mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Lẩu gà ớt hiểm
Đây hẳn là cách nấu lẩu gà đơn giản nhất. Món lẩu gà ớt hiểm này cần có nguyên liệu như sau: 1 con gà, ớt hiểm, hành tím, hành tây, sả, tỏi, gừng, hạt nêm, các loại gia vị đường, muối và đặc biệt cần có nước ngọt có ga như soda (có thể dùng cocacola hay pepsi đều được). Việc cho đổ nước có ga vào lẩu nhằm làm cho thịt gà nhanh mềm hơn, thịt gà sẽ ngọt hơn và có vị đặc trưng hơn.
Tiến hành sơ chế với gà: Gà mua về bạn rửa sạch với nước muối, chặt nhỏ cho vừa ăn, ướp cùng với hành tím giã nhuyễn và muối, đường trong vòng nửa giờ đồng hồ.
Sả thái mỏng, phần thân cây sả đập dập, gừng gọt vỏ giã nhuyễn, hành tây cắt theo múi và tỏi băm nhuyễn phi thơm cùng ít dầu ăn. Đến khi tỏi phi thơm thì cho tiếp sả gừng vào đảo đều tay. Gà ướp xong cho vào nồi sả, tiếp tục đảo đều tay cho đến khi gà săn lại.
Tiếp theo, cho đổ lon nước có ga vào nồi, tiếp tục đun sôi mức lửa vừa, đến khi sôi, vớt bọt ra, phần nước lẩu trở nên trong vắt thì cho gia vị nêm nếm theo khẩu vị tùy thích. Gà vừa chín tới thì phần ớt hiểm bạn có thể để nguyên trái, hoặc thái lát to, mỏng tùy ý cho vào nồi đun cho chín đến khi sôi. Món lẩu này thường ăn kèm với bún, rau má, rau muống hay bạc hà ( hay còn gọi là dọc mùng), chấm kèm nước mắm nhĩ hoặc muối tiêu chanh.
2. Lẩu măng gà chua cay
Để thực hiện món này, nguyên liệu cần có gồm 1 con gà, 1 kg măng tươi, ớt hiểm, hành tây, me vắt, rượu trắng, gia vị gồm hạt nêm, muối, đường, dầu ăn và ngò gai, rau răm, hành lá, tỏi, rau ngổ cũng với rau ăn kèm như rau muống, rau nhúc. Gà bạn nên lựa loại nhiều thịt, gà tuổi trưởng thành, già để có thịt dai.
Gà sau khi mua về rửa sạch với muối, chặt ra theo khúc vừa ăn, sau khi để ráo thì ướp với gia vị và cho muỗng canh rượu trắng trong vòng 30 phút. Riêng với các bộ phận chân, cổ, đầu và cánh, bạn cho vào nồi nấu trước dùng làm nước lẩu. Phần hành tây nướng lên cho thơm, bóc vỏ, chẻ múi tư rồi cho hành vào nồi nước dùng tạo nên mùi thơm, nấu khoảng 20 phút thì vớt hành ra. Cho một chảo to lên bếp, làm nóng chảo với dầu ăn, cho tỏi vào phi, cho ớt băm nhuyễn rồi sau cùng cho thịt gà vào xào đều tay.
Thịt gà vừa chín săn thì cho vào nồi nước dùng, thêm nước me cốt, rồi cho măng và nêm gia vị theo khẩu vị cho vừa ăn. Món này ăn kèm cùng rau muống, ngò gai, rau răm, rau ngổ và dùng kèm bún.
3. Lẩu gà nấu nấm
Món ăn này hẳn không còn xa lạ đối với những người sành ăn lẩu. Món này cần những nguyên liệu như 1 con gà, hành củ phơi khô giã nát, gừng đập dập, hành lá và ngò gai thái khúc, củ cải, cà rốt, khoai môn rửa sạch thái khúc vừa ăn, nấm đùi gà, nấm kim châm, hương khô, linh chi trắng tùy ý thích, táo đen khô, hạt sen, kỉ tử và đẳng sâm, cùng các gia vị như hạt nêm, mì chính, đường phèn, muối, tiêu, sốt nấm và sa tế.
Đầu tiên, sau khi sơ chế làm sạch các nguyên liệu, bạn chuẩn bị một chiếc chảo to, cho dầu ăn vào và hành khô, gừng, tỏi phi thơm đảo đều tay. Bạn có thể dùng xương lợn ninh lên để lấy làm nước dùng cho ngọt hơn, bỏ phần gừng, hành khô đã phi vào, sau đó cho gia vị cùng dấm hòa vào nhau, tiếp cho hạt sen, kỉ tử, đẳng sâm và cà rốt, khoai môn, củ cải nấu lên cho ngọt nước, nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì cho thêm ít sa tế cùng sốt nấm vào, đun sôi là hoàn thành món ăn.
4. Lẩu gà bò
Đây là một trong những cách nấu lẩu gà phổ biến vì sự kết hợp hoàn hảo từ hai loại thực phẩm giàu dinh dưỡng gà và bò. Để thực hiện món này, bạn cần chuẩn bị 1 con gà ta, 700 gram thịt bò, 500 gram xương lợn, nấm hương khô, nấm rơm, bắp, gia vị gừng, hành khô, hạt nêm, một vài quả sấu, sa tế và các loại rau ăn kèm.
Gà mua về làm sạch với nước muối, chặt thành miếng vừa ăn. Xương lợn rửa sạch, đun sôi nồi nước dùng làm nước lẩu. Cho phần xương vào nồi hầm, cho một ít gừng đập dập, bỏ quả sấu vào và hầm trong khoảng 20 phút. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng. Nấm rửa sạch, ngâm vào nước cho nở.
Sau khi nước lẩu sôi, lọc nước xương đã hầm và cho vào nồi lẩu, lọc bỏ phần mỡ đi, nêm gia vị cho vừa ăn rồi vớt sấu ra bát, bóc vỏ và bỏ hạt, tiếp tục cho nấm hương khô và bắp thái khúc, thêm một ít sa tế và đem đun sôi khoảng 5 phút là bắt đầu hoàn thành món ăn. Món ăn này dùng kèm với rau muống, rau ngổ, rau dọc mùng tùy ý, và dùng kèm cơm, bún đều hấp dẫn.
Bí Quyết Nấu Lẩu Thái Cực Ngon
Nước lẩu Thái với vị chua cay là loại nước lẩu ngon, phổ biến mà bạn có thể dùng để nhúng nhiều nguyên liệu như: hải sản, bò, gà, cá, các loại nấm…
1. Chọn nguyên liệu tươi ngon
Muốn có nước lẩu ngon trước tiên phải chú ý đến khâu chọn nguyên liệu. Không chỉ nguyên liệu nhúng, các loại gia vị, thảo mộc dùng để nấu nước cũng phải tươi ngon. Lẩu Thái thường ăn với các loại rau như: rau muống, bắp chuối bào, cần tây, cải thảo, cải thìa, nấm tuyết, nấm mèo, bắp non, nấm đông cô, nấm đùi gà… và các loại hải sản như cá điêu hồng, chả cá, thịt gà, sò điệp, mực, hoặc tim, cật heo, đậu hũ… Với rau muống, bắp chuối bào nên mua cọng rau muống, nguyên hoa chuối về rửa và bào. Muốn rau muống, bắp chuối trắng, giòn chỉ cần ngâm qua nước chanh pha muối sau đó vớt ra để ráo.
2. Hầm nước dùng
Hầm nước dùng từ xương gà: Cho khoảng 5-6 củ hành tím vào chảo dầu nóng, áp chảo cho hành tím thơm, cho vào nồi nấu cùng xương gà và 3 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ, vớt bọt thường xuyên để nước dùng trong.
Hầm nước dùng từ xương heo: Trước khi hầm bạn nên trụng xương một lần qua nước sôi, sau đó rửa sạch và cho vào nồi nước hầm cùng hành tím và một ít muối hột trong khoảng 1-1,5 giờ. Khi nước dùng sôi, canh vớt bọt rồi hạ lửa nhỏ nhất để nước dùng ngọt xương. Sau khi hầm, lược lại nước dùng để loại bỏ phần xương cặn. Lưu ý là nên cho xương heo và xương gà vào nấu từ nước lạnh, nước dùng sẽ trong hơn.
3. Tạo hương vị cay, thơm
Với nước dùng chua cay, hương vị đặc trưng được tạo ra từ mùi thơm của củ riềng, sả, lá chanh, vị của lẩu phải chua, cay, ngọt, đậm đà. Màu sắc của nước lẩu cũng phải “nóng” để kích thích khẩu vị của người dùng.
Để nấu nước lẩu chua cay cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 2 lít nước dùng từ xương heo, xương gà hoặc hải sản, 100g sả cây đập giập, cắt khúc ngắn; 4 trái ớt hiểm (tùy theo khẩu vị của người ăn cay hay không mà cho nhiều hoặc ít hơn lượng ớt trên), 5 lá chanh giấy, 50g củ riềng đập giập hoặc thái lát.
4. Tạo màu “nóng”
Thông thường màu đỏ đặc trưng của lẩu chua cay sẽ được tạo ra nhờ cà chua. Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, cho tất cả vào nước dùng, nấu trên lửa vừa khoảng 20 phút, khi nấu nước nhớ canh vớt sạch bọt để nước dùng được trong.
Dùng một chảo khác, thêm dầu ăn vào chờ chảo nóng, cho tỏi băm vào phi thơm rồi cho cà chua xay (hoặc paste) cùng 1 gói gia vị nấu lẩu Thái vào xào thơm, tắt bếp, trút vào nồi nước dùng.
5. Thêm nước cốt chanh vào trước khi tắt bếp
Với 2 lít nước dùng, nêm vào lẩu 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh tương cà, nếm cho có vị đậm đà. Sau cùng cho thêm 3 muỗng canh nước cốt chanh tươi vào khuấy đều nếm cho có vị chua, ngọt, cay thì tắt bếp. Nếu thích bạn cũng có thể thay nước cốt chanh bằng nước cốt tắc. Lưu ý chỉ nên cho các loại nước cốt này vào sau cùng để nước dùng không bị đắng.
Bí Quyết Nấu Cơm Gà Hội An
– 1 con gà – 3 củ hành tây – 1 bó rau răm – 1 ít tim, gan, mề (các bạn chỉ dùng 1 loại gan hay mề hoặc tim cũng được tùy ý thích gia đình) – 3 tép tỏi – 1 ít tương ớt Hội An – 1 trái đu đủ – 1 miếng gừng – Gia vị: tiêu, ớt, đường, bột ngọt, bột nêm, muối (tùy sự nêm nếm của các bạn).
Chế biến:
Bước 1:
Tim, gan, mề gà cắt nhỏ cho vào ngâm sữa tươi để khử mùi hôi, sau đó lấy ra rửa sạch.
Bước 2:
– Ướp tim gan gà với muối, đường, hành tỏi băm nhỏ, chút nước mắm, tiêu, dầu điều (không có cũng không sao) và cho vào tủ lạnh cất.
Bước 3:
– Đu đủ bào sợi và rửa sạch, vắt ráo ngâm chanh đường để tạo vị chua cho đu đủ. – Hành tây cắt mỏng cho thêm vài cục đá nhỏ rồi bỏ vào tủ lạnh. Việc này làm cho hành tây bớt mùi hăng, khi ăn giòn hơn.
Bước 4:
– Luộc gà: Xát muối và gừng vào trong ngoài rồi rửa sạch gà, cho gà vào nồi, thêm 1 muỗng cà phê muối, một cục đường phèn nhỏ, 1 hoặc 2 củ hành tây chẻ làm 4, vài lát gừng. Nước trong nồi phải cao hơn gà. – Bật lửa lớn để cho nước sôi và khi nước sôi thì gạt nhanh những bọt bẩn trên mặt nồi và giảm lửa vừa. Nấu lửa vừa như vậy trong vòng 15 phút và tắt lửa để nó bay bớt hơi trong vòng 5 phút và đậy lại cho đến khi nào nước nguội bớt lấy gà ra.
Bước 5:
– Phi thơm hành tỏi rồi cho tim, gan, mề đã ướp vào xào, chế thêm nước luộc gà vào, nếm lại cho vừa ăn. – Khi vớt gà ra các bạn có thể cho vào thau nước đá lạnh hoặc để gà lên khay và đậy hờ bằng miếng khăn sạch để nó hút hơi nước vào trong càng ngon đậm đà hơn.. Xé gà từng miếng vừa ăn trộn thêm muối, tiêu nếu nhiều quá làm đĩa gỏi ăn chung luôn.
Bước 6:
Khi ăn các bạn xới cơm vào đĩa, cho gà đã xé vào, cho hành tây, rau răm, đu đủ chua, tương ớt Hội An (không phải tương đỏ ăn phở), ngò, chan thêm nước mạ (phần xào tim gan gà), vậy là ngon lắm rồi đó.
Bí Quyết Nấu Cơm Gà Tay Cầm Tuyệt Ngon
Khi ăn đảo cơm cùng gà và nhấm nháp với đồ chua sẽ rất tròn vị.
Nguyên liệu:
– 3 cái đùi gà
– 1 chén gạo
– Gừng , hành , tỏi , ớt, quế, hồi, bột nghệ: tùy khẩu vị
– Gia vị nêm
Cách làm:
Đặt nồi nước lên bếp, nước sôi cho quế, hồi, gừng và 1 muỗng muối, 1 tí xíu bột nghệ cùng gà vào luộc trong 5-7 phút. Tắt bếp rồi đem gà đi chiên sơ.
Gạo vo sạch để ráo, dầu nóng cho gừng thái sợi, tỏi và hành băm nhuyễn vào phi thơm rồi cho gạo vào rang.
Phần nước luộc gà cho vào nồi đất cùng phần cơm đã rang, thêm 2 muỗng bột nêm trước khi đem nấu. Khi cơm gần chín cho gà để lên trên, nấu tiếp 5 phút thì tắt bếp.
Theo Thanhnien
Những nhà hàng món Việt nổi tiếng tại Hàn Quốc
Lễ Hội là tên của một nhà hàng bán món Việt tại tại khu phố Itaewon, Seoul. Quán có không gian được trang trí đậm chất Hội An với tông màu vàng chủ đạo cùng những vật dụng quen thuộc như bàn ghế gỗ, đèn lồng, lịch treo tường tiếng Việt. Thậm chí, những món ăn như phở bò, bún bò, bún chả, cơm gà trong thực đơn của quán đều được viết bằng tiếng Việt. Ảnh: Yojinene_, oksusuyang, _sh.sh.sh .
Các món ăn của nhà hàng Lễ Hội đều thể hiện đúng chuẩn hương vị ẩm thực Việt với đầy đủ nguyên liệu từ rau sống, nước dùng cho đến gia vị ăn kèm. Giá các món ăn ở đây dao động từ 6.000-12.000 won (khoảng 128.000-257.000 đồng) , quán mở cửa hàng ngày trong 2 khung giờ 12-15h và 17-22h . Ảnh: Lehoi_daegu, muk_zziii, b.qqq_.
Quán ăn có tên “il Phở” từng xuất hiện trong một bộ phim Hàn Quốc là một tiệm phở có thật tại Seoul, Hàn Quốc. Thực khách đến đây thường lựa chọn các món phở bò với phần thịt được xé hoặc thái miếng mỏng, ăn kèm bánh phở, ớt tươi, rau mùi, hành tây… Ảnh: Heureuse_hana, ssu_love .
Ngoài phở, thực khách có thể thưởng thức những món Việt khác như nem rán, gỏi cuốn, cơm chiên, bánh cua chiên… Quán mở bán vào 11-14h từ thứ 2 đến thứ 6 với mức giá khoảng 3.000-9.000 won (khoảng 60.000-180.000 đồng) cho mỗi món. Ảnh: Goooooooooom .
Mới xuất hiện tại Hàn Quốc nhưng quán ăn đã thu hút một lượng lớn thực khách yêu thích món Việt. Vào những khung giờ cao điểm, bạn phải xếp hàng từ 15-20 phút mới có thể vào quán. Bun Cha Ra Boom mở cửa từ 9-22h hàng ngày với mức giá các món từ 12.000-38.000 won (khoảng 240.000-760.000 đồng) . Ảnh: Me_kan_chan, shortshortfilm .
Theo Zing
Đậu hũ cà ri thơm phức ngày mưa Trời mưa nấu một nồi đậu hũ cà ri, vừa ăn vừa hít hà vị cay của ớt, vị nồng của bột cà ri và thanh nhẹ của miếng đậu hũ trắng sẽ giúp bạn sớm quên đi cái lạnh bên ngoài. Nguyên liệu: – 2 bìa đậu…
Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Nấu Lẩu Gà Ngon trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!