Xem Nhiều 6/2023 #️ Cà Đắng – Món Ăn Đậm Chất Núi Rừng Tây Nguyên – Đặc Sản Ngon Nhất Đăk Lăk # Top 14 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cà Đắng – Món Ăn Đậm Chất Núi Rừng Tây Nguyên – Đặc Sản Ngon Nhất Đăk Lăk # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cà Đắng – Món Ăn Đậm Chất Núi Rừng Tây Nguyên – Đặc Sản Ngon Nhất Đăk Lăk mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cà đắng là một loại cà dại vốn mọc nhiều trong rừng, trên nương rẫy của người đồng bào các dân tộc Tây nguyên. Quả cà đắng to hơn cà pháo và thường hơi dài ra, quả có màu xanh đặc trưng , cuống quả lại có gai nhọn nên cũng dễ nhận biết.

Từng là món ăn dân dã từ ngàn xưa của đồng bào dân tộc thiểu số, ngày nay cà đắng lại trở thành một trong những nguyên liệu tạo ra món ngon đặc sản Tây Nguyên. Tinh túy của khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo nên vị đắng rất riêng, đặc trưng của loại cà mọc hoang dại này.

Có lẽ do người Êđê quen sống chan hòa với thiên nhiên, cùng nóng cùng lạnh với đất trời nên vị cay và đắng là lựa chọn từ ngàn xưa để con người thích nghi với môi trường sống.

Ớt là gia vị không thể thiếu trong bất kể món ăn nào của người Ê đê: các món ăn sống chấm muối ớt, các món giã với muối ớt, các món luộc chấm muối ớt, canh cũng nêm muối ớt.

Còn quả cây cà đắng được dùng để chế biến nhiều món ăn như cà đắng giã, cà đắng kho cá khô, cá đắng nấu với lươn, ếch… Theo người Êđê, vị cay và đắng làm cho món ăn ngon, đồng thời có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Mỗi món ăn là một sự khéo léo trong việc lựa chọn nguyên liệu cũng như cách chế biến. Cà đắng to, không xốp được cắt cuống, xắt khoanh hay bổ xuôi ngâm nước; đầu cá trích khô hoặc tép khô cho vào cối giã nát, khử hành hay tỏi với một ít dầu. Sau đó đưa bột đầu cá trích vào xào qua để dậy thơm. Đổ nước vào nấu khi sôi thì cho cà xắt khoanh hay bổ xuôi như múi cam vào. Khi cà mềm, chắt nước cơm cho vào nồi canh để nước có độ sền sệt. Sở dĩ phải vậy “ vì thuở trước người Ê đê chỉ ăn bốc nên canh cà đắng sệt trộn cơm vắt tay dễ ăn hơn”.

Cách chế biến cà đắng rất đa dạng, có thể muối, nướng hoặc nấu với các loại thủy sản, thịt… Nếu cà đắng muối là món ăn đơn giản với vị cay xé lưỡi của ớt giã nát thì khi nướng lại có vị thơm ngon đặc biệt.

Lúc đầu, vị đắng của cà có thể làm bạn khó chịu, nhưng bù lại, hương thơm, và vị bùi lại có sức níu kéo vị giác rất mạnh. Dần dần, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt còn dư đọng lại nơi đầu lưỡi của món ăn này.

Có nhiều món ăn được người Êđê làm từ quả cà đắng như cà đắng phơi khô dùng để nấu nhiều món ăn trong mùa khô như cà đắng nấu xương đầu heo, nấm mèo và đậu đen.

Món ăn này có hương vị đặc biệt là sự pha trộn giữa thơm giòn của nấm mèo mang hơi ẩm núi rừng, ngọt bùi của đậu đen, vị béo thơm của thịt heo cùng vị cà đắng phơi qua nắng, tất cả mang đặc trưng của đại ngàn cao nguyên hòa vào hồn người.

Cà đắng giã là món ăn tươi trộn gia vị và người Êđê nào cũng ăn được món này. Nó rất thơm ngon, có vị cay của ớt, vị chua của chanh và mùi thơm rất đặc biệt.

Cách làm cà đắng giã rất đơn giản và nhanh. Chỉ cần có vài trái cà đắng, cắt ra từng miếng nhỏ, một trái cà chua rừng, một miếng chanh và rau ngò gai, ớt rồi cho các thứ đã rửa sạch vô một cái ống nứa và giã.

Để có mùi thơm đặc biệt, bà con bỏ thêm lá “ắc”, loại lá quan trọng nhất để tạo nên mùi thơm ngon cho món cà đắng giã. Cà đắng giã có thể ăn với cơm. Chút cay cay, chua chua tạo nên đặc trưng.

Với cà đắng um với ếch, lươn thì loại gia vị không thể thiếu để tạo nên mùi vị độc đáo của các món từ cà đắng là ớt, lá é (lá quế xanh), lá và củ nén (gần giống lá hẹ).

Để làm món lươn ếch um cà đắng phải chẻ dọc trái cà làm tư, rửa sạch. Lươn ếch làm sạch, cắt nhỏ ướp gia vị thật thấm, với các món từ lươn ếch cần có vài củ nén sẽ thơm hơn. Trộn lươn ếch với cà đắng vào nồi nhỏ đặt lên bếp nhỏ lửa.

Trước khi ăn cho thêm lá é, củ nén vào. Thường người ta chờ cho cà chín rồi tán cà nhuyễn ra. Như vậy khi ăn sẽ cảm nhận được sự mịn màng béo ngọt của lươn trong chút đắng rất riêng của loại cà này.

Vị đắng của cà như mang tinh hoa của nắng gió cao nguyên, của màu mỡ đất đỏ bazan hòa vào hương vị đậm đà phù sa ruộng đồng vừa béo ngọt vừa dai của thịt lươn, thịt ếch.

Có lẽ ngon nhất, độc đáo nhất vẫn là món canh cà đắng nấu với nội tạng bò và phèo bò (tiếng Êđê là wêc êmô).

Món ăn này hấp dẫn bởi vị đắng của cà đắng kết hợp với vị ngọt của nội tạng, mùi thơm của phèo bò và vị cay xé lưỡi của ớt, sự đậm đà, thơm lừng của lá é và củ nén. Tất cả tạo nên hương vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.

Người Êđê chế biến món canh cà đắng rất dân dã và đơn giản. Cà đắng cắt đôi hoặc bốn, ngâm nước muối pha loãng, đợi canh sôi mới cho vào. Sau khi cà chín, cho thịt và phèo bò vào cho đến khi thịt nhừ.

Cũng có thể cho các loại rau rừng vào trong canh tạo ra hương vị rất lạ mà vẫn thơm ngon, hấp dẫn người thưởng thức. Sau khi đã nhấc nồi canh ra, tán nhuyễn cà, rồi bỏ thêm lá é, lá và củ nén, thế là có một nồi canh cà đắng nấu với thịt, phèo bò thơm lừng.

Món cà đắng kho với cá khô thì có hương vị đặc biệt của núi rừng Tây nguyên. Cá khô (hoặc cá hấp, thịt gà) được nấu qua cho thịt săn lại rồi mới nấu với cà đắng, ngọn bí (hoặc ngọn mướp), đậu ván, ớt, lá é.

Khi nấu chín, vớt cà đắng, ngọn bí (hoặc ngọn mướp), đậu ván, ớt ra tán nhuyễn rồi cho vào nấu tiếp.

Ăn món này sẽ cảm nhận trong vị đắng của cà, cay của ớt có chút ngọt bùi của đậu ván, ngọt thanh của ngọn bí và vị béo dai của cá (hoặc thịt gà), cảm giác như đang thu vào hồn mình cả bao la đại ngàn lồng lộng nắng gió.

Có một món ăn mà du khách đến Đắk Lắk ưa chuộng là lẩu cá lóc nấu măng rừng, khổ qua rừng xắt lát mỏng nấu với cá hoặc ăn sống. Khi ăn lẩu cá lóc, ngoài các loại rau cũng có quả cà đắng để thêm vào chút hương vị đặc biệt của núi rừng.

Tương tự, món lá mì (sắn) nấu với bông đu đủ có vị đắng ngọt, nhiều người cho thêm cà đắng vào để vị đắng đậm hơn.

Đặc Sản Núi Rừng Tây Nguyên: Cơm Lam, Gà Sa Lửa

Đời sống của dân tộc thiểu số Đắk Lắk chủ yếu dựa vào núi rừng nên văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây cũng sẽ mang đậm sắc thái của rừng núi. Với những nguyên liệu thô và tự nhiên, dân dã như tre nứa, cá suối, thịt rừng, rau rừng… người Đắk Lắk chế biến vô cùng đơn giản để làm tăng độ tươi và ngon của món ăn. Phương thức làm chín món ăn phổ biến nhất mà mọi người dễ dàng nhận thấy đó là nướng. Nói đến các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk phải nhắc đến cơm lam và gà sa lửa.

Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên

Đối với các dân tộc ở Tây Nguyên, cơm lam là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Ba- na. Theo truyền thống của người Ba- na, Jrai, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng. Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non… Nguyên liệu làm cơm lam bao gồm gạo, ống nứa (tre), lá chuối. Ngoài ra có thể còn có dừa nạo,nước cốt dừa, vừng trộn lẫn gạo trước khi nướng. Cũng đôi khi, tại một số vùng miền sắn, khoai, ngô, được chặt miếng nhỏ nhồi vào ống để nướng thay cho nguyên liệu chính là gạo.

Lấy gạo bỏ vào một chiếc ống giang một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt. Nhưng nấu cơm lam thực ra không chỉ đơn giản như vậy. Ống giang dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Nứa thường được chọn giang bánh tẻ, non quá hay già quá đều không được.

Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống Lam trên đó. Trong khi nấu không quên xoay đi xoay lại những chiếc ống Lam như khi nướng bắp. Khoảng một tiếng đồng hồ thì ăn được. Thực tế, theo kinh nghiệm của những người dân tộc thì khi nghe mùi thơm từ ống Lam bay ra là biết cơm chín hay chưa mà không cần mở nắp

Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp lạt giang mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp lạt giang bên ngoài. Nhắc đến cơm lam mà không hắc đến gà nướng quả thật là một thiếu xót. Gà được chọn từ những giống gà nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc gà rừng với thịt dai, săn chắc, ngọt và thơm thịt. Sau khi làm sạch và ướp gà vỡi hỗn hợp gia vị bao gồm muối hột, lá é, ớt xanh khoảng 01 giờ đồng hồ thì gà được đem vào nướng. Sở dĩ món này có tên là Gà sa Lửa là bởi vì cách chế biến rất độc đáo của nó.

Gà sau khi ướp để trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị rồi đem nướng.. Gà nguyên con được kẹp vào giữa 2 thanh tre hoặc nứa rồi để cạnh bếp lửa cháy bùng trong 02 đến 03 giờ đồng hồ cho gà chín hẳn bằng hơi lửa chứ không nướng trực tiếp trên than hồng như các món gà nướng khác. Gà sa lửa được ăn xé trực tiếp chấm với muối lá é, một loại lá rừng có vị chan chát đặc trưng của núi rừng tây nguyên sẽ làm món gà thêm phần nồng đượm.

Ngoài hai món ăn kể trên, gỏi cà đắng, gỏi rau rừng, rượu cần, canh chua cá lăng… cũng là những món ăn ngon của núi rừng Tây Nguyên mà bạn nên thử khi có dịp đến đây

Măng Le Sấy Khô Đặc Sản Tây Nguyên

Măng khô được hái tự nhiên trên rừng ở Tây Nguyên và đem về luộc, ép cho ráo nước rồi được sấy khô theo công nghệ lạnh giữ nguyên chất lượng của măng.Măng khô được làm hoàn toàn tự nhiên, không dùng bất cứ hoá chất hay chất bảo quản nào nên có mùi đặc trưng tự nhiên của măng rừng.

Mô tả sản phẩm măng le rừng sấy khô:

– Sản phẩm: Măng Le sấy khô.

– Đơn giá: 370.000đồng/1kg.

– Nơi canh tác: Măng rừng tự nhiên.

– Nơi chế biến: Tổ hợp tác Nông nghiệp sạch, thôn 6 xã Đăk R’Măng, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.

– Ngày sản xuất: 15/7/2019

Măng le được lấy từ cây le thuộc họ tre nứa không có gai, thân dẻo mọc phổ biến ở vùng đất ba-zan Tây Nguyên, nó có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Hễ nơi nào có đất trồng trọt là có cây le xuất hiện. Cây le dù bị đốt cháy, tàn lửa lại đâm chồi khác mọc khoẻ hơn.

Vào mùa mưa khi đến với núi rừng Tây Nguyên chúng ta dễ dàng bắt gặp những người dân tộc địu những gùi măng le hái được từ trong rừng đem ra các phiên chợ để bán.

Măng le khô được lấy từ phần ngọn của cây măng dùng tươi hoặc cắt lát phơi khô được phơi kiệt và sấy khô hoàn toàn tự nhiên.

Măng được phơi kiệt nước bằng nhiều cách, nếu gặp thời tiết nắng ráo, măng sẽ được nắng, màu sắc vàng rộm tự nhiên. Thời tiết không thuận lợi và ít nắng, người ta thường treo măng lên gác bếp để măng được sấy khô. Khi măng được sấy khô và chuyển sang màu vàng, người ta mới xẻ măng ra thành từng miếng phơi thêm lần nữa, sau đó mới đem bán. Chính vì thế, măng khô thường có màu vàng, đôi khi có màu hơi thâm của khói bếp. Tuy nhiên, đó mới chính là loại măng an toàn và nguyên gốc. Khác với măng tươi, măng đắng, măng khô được chế biến hết sức cẩn thận, hoàn toàn sử dụng phương pháp phơi sấy tự nhiên.

Những người sành ăn món măng có thể khẳng định măng le thuộc loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc… nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát… Măng chỉ cần luộc một nước là ăn được, không đắng. Măng Le ăn lành, xào, luộc hay nấu canh đều được.Đặc biệt, măng có thể làm mất mùi tanh của một số thực phẩm khó chế biến như thịt vịt, thịt cò…

Để có được những sản phẩm măng khô thơm ngon, hấp dẫn như thế, chúng ta không thể không nhắc tới công việc hái măng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa biết bao nhọc nhằn, vất vả của bà con. Vì măng thường mọc ở địa hình khá phức tạp, do đó, bà con gặp khá nhiều vất vả. Những tai nạn do những gai tre đâm phải, trượt chân, té ngã trong lúc đi rừng hái măng vẫn xảy ra. Những bụi cây rậm rạp sau những đợt mưa cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng như muỗi, rắn, rết, vắt… vì thế, bà con luôn phải luôn thận trọng với việc đi hái măng rừng.

Cách lựa chọn măng đảm bảo an toàn

Măng khô ngon là măng có màu vàng nhạt, xuất hiện màu hổ phách và có độ bóng. Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Chọn nhiều phần ngọn vì khi nấu sẽ mềm và ngon hơn phần gốc. Măng tẩm ướp lưu huỳnh có màu sắc quá bóng loáng hoặc quá xỉ màu, có mùi lạ (mùi hắc). Tránh mua măng xuất hiện các vết lốm đốm do mốc, măng cầm có cảm giác mềm hoặc bẻ gãy được.

Nên ngâm măng khô trong nước sạch khoảng 4-6 tiếng (thay nước sau mỗi 30′) trước khi sử dụng măng khô để nấu các món ăn ưa thích.

Canh măng khô hầm móng giò là món canh không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết của các gia đình người Việt. Để có món canh măng khô ngon mềm, nóng hổi, hương vị hòa quyện cũng cần có bí quyết.

Nguyên liệu:

– Măng khô

– 1 cái móng giò heo

– Hành lá, hành khô

– Nước mắm, muối, hạt tiêu vừa đủ

Cách chế biến:

– Bước 1: Măng khô ngâm với nước vo gạo từ 3-5 ngày để măng nở và loại bớt độc tố. Thay nước vo gạo ngâm măng 1-2 lần mỗi ngày. Măng đã ngâm nở, cắt và xé miếng vừa ăn. Bỏ bớt đi những phần cứng quá vì già.

Luộc măng lại 2-3 lần để khử bớt độc tố và cũng giảm bớt thời gian ninh nấu.

Sau khi luộc xong thì rửa lại măng với nước sạch rồi dùng tay xé nhỏ măng thành sợi.

– Bước 2: Móng giò rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Sau đó đem luộc sơ trong nồi nước sôi có cho xíu muối, sau đó xả lại dưới vòi nước sạch.

– Bước 3: Cho móng vào nồi hầm, cho ít mắm vào cùng rồi đảo một lúc cho móng được ngấm vị.

– Bước 4: Tiếp đến, chế lượng nước đủ ăn vào nồi để nấu. Để nước sôi, bạn hớt sạch phần bọt váng ở xương tiết ra để nước canh được trong, ngon.

– Bước 5: Sau khi luộc măng xong để ráo nước rồi cho măng vào xào. Khi xào, nêm ít mắm và hạt nêm cho ngấm vị.

– Bước 6: Hớt xong bọt, bạn cho phần măng xào vào nồi canh xương và tiến hành đậy nắp nồi áp suất để ninh nấu. Sau khi ninh khoảng 20, 30 phút thì canh măng sẽ mềm, nhừ.

Thả hành củ, rắc hành lá, mùi tàu thái nhỏ vào canh rồi múc canh măng khô móng giò ra bát thưởng thức.

Canh măng khô hầm xương:

Canh măng khô hầm xương là món ăn rất phổ biến trong những mâm cơm ngày Tết. Vị đậm đà, nóng hổi của canh măng khô hầm xương rất thích hợp cho bữa cơm những ngày Tết trời se lạnh.

Nguyên liệu:

– 200g măng khô

– 400g xương lợn

– Nước mắm, muối, hạt nêm, tiêu

– Hành lá và rau mùi thái nhỏ

– Hành hoa.

Cách chế biến:

– Bước 1: Măng khô cắt bớt đoạn già, xé măng thành từng sợi vừa ăn. Ngâm măng trong nước lạnh khoảng hơn một ngày. Thỉnh thoảng thay nước ngâm măng nhiều lần, để măng ra bớt vị chua và có nước trong. Sau đó đun nồi nước sôi, thả măng vào luộc qua. Đổ măng lên rổ cho ráo nước.

– Bước 2: Xương lợn luộc sơ qua, đổ bỏ nước luộc xương.

– Bước 3: Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành thơm, đổ măng vào xào, thêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, một thìa nhỏ muối, nửa thìa hạt nêm, hạt tiêu. Đun tầm 5 phút. Sau đó thêm xương lợn, đổ nước ngập mặt xương và măng.

– Bước 4: Đun sôi đến khi măng và thịt mềm, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, rắc hành lá, rau mùi đã thái nhỏ. Múc ra bát và thưởng thức.

Cách chọn và bảo quản măng khô, măng le rừng sấy khô đúng cách:

1. Cách chọn măng khô, măng le đúng cách

– Đối với măng khô bán ở siêu thị hoặc cửa hàng lớn cần để ý có mác nhãn có ghi hạn sử dụng hay không.

Nên mua măng khô, măng le tại các cửa hàng uy tín để tránh mua phải măng kém chất lượng.

– Măng khô ngon thường có màu vàng đất nhạt, có mùi hương đặc trưng. Bề thịt măng rộng, dày, sờ vào không cảm giác ẩm tay, có nhiều đường vân. Nên chọn măng có màu đều nhau, đốt măng ngắn vừa, không xơ

– Chọn miếng măng có phần ngọn dài hơn gốc

– Măng le khô nếu được sấy bằng lưu huỳnh sẽ tồn dư có mùi nồng và khét của lưu huỳnh.

– Không mua măng màu sắc quá bóng hoặc màu khác thường, không mua măng mốc hoặc còn ẩm, nên mua đúng mùa măng

2. Cách bảo quản măng khô

Bọc măng khô trong túi nilon kín để nơi mát hoặc tối.

Măng khô nếu đã luộc thì nên cho vào tủ lạnh sử dụng trong vòng 1 tuần

Cách luộc măng khô:

Địa chỉ chuyên cung cấp sỉ Măng Le Sấy Khô Đặc Sản Tây Nguyên tại chúng tôi Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận 2, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân, Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ.

Địa chỉ chuyên cung cấp sỉMăng Le Sấy Khô Đặc Sản Tây Nguyên các tỉnh thành: Bà rịa vũng tàu, An Giang, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Cà Mau, Bình Phước, Bình Định, Bình Thuận, Cao Bằng, Bến Tre, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Hà Tây, Đồng Tháp, Hà Giang, Gia Lai, Hà Nội, Hà Nam, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Khánh Hòa, Hưng Yên, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Lâm Đồng, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Huế, Yên Bái, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Tiền Giang.

10 Món Đặc Sản Ngon Nổi Tiếng Đậm Chất Cố Đô Huế

Cố đô Huế nhỏ nhắn, yên tĩnh và mang những nét hiền hoà đặc trưng của một cố đô, từ lâu đã là điểm đến ưa thích của khách du lịch cả trong và ngoài nước. Du khách đến với Huế sẽ không khỏi xiêu lòng bởi những món ăn đặc sản độc đáo của xứ Huế mộng mơ, bên dòng sông Hương đẹp lãng mạn này.

Xứ Huế được viết trên bao áng thơ văn về vẻ đẹp cổ kính hay yêu kiều thơ mộng với những tà áo dài tím trên những con phố…Với những thắng cảnh và các di tích lịch sử Huế thu hút rất đông đảo khách du lịch đến tham quan, bên cạnh Huế còn nổi tiếng với ẩm thực cung đình cao sang và mĩ vị, tuy nhiên các gánh hàng rong, các món ăn bình dân cũng có sức hấp dẫn khó cưỡng.

Đây là món ăn mà bất cứ ai khi đến Huế đều muốn thưởng thức cho bằng được. Thành phần đơn giản, nhưng ẩn chứa bên trong là sự tinh tế đến mức cầu kỳ của người Huế, chính điều đó đã tạo cho món ăn sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Được pha trộn từ nhiều nguyên liệu nên tô cơm hến vừa thơm hương các loại rau, vừa có vị ngọt của hến lại vừa đậm đà của mắm ruốc. Bên cạnh đó cơm hến lại rất cay, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng với người Huế như vậy mới đã, mới thấm và mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn.

Bún bò Huế là một trong 12 món ăn Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á trong năm 2012. Ăn một tô bún bò đặc sản xứ Huế, du khách không những được thưởng thức một món ngon của vùng đất cố đô mà còn được thụ hưởng cả nét văn hóa ứng xử đầy lòng hiếu khách của cư dân đất thần kinh. Ngày nay, bún bò Huế được biến tấu với nhiều cách khi ăn kèm với giò heo, sợi bún to…

Tuy nhiên, món ăn vẫn giữ được cái vị cay xé lưỡi đã làm nên thương hiệu. Không chỉ nước dùng cay, trên bàn ăn luôn có nhiều loại ớt như: ớt băm, ớt sa tế, ớt trái thái lát… cho thực khách tha hồ lựa chọn. Bát bún bò Huế nóng hổi, vừa ăn vừa hít hà, ăn xong thì người đã toát mồ hôi.

Bún hến là món ăn biến thể từ món cơm hến của tầng lớp bình dân vùng cồn Hến ven sông Hương xưa. Một tô bún hến đầy đủ gồm bún, hến xào, ớt tương, ớt tươi, nước ruốc, dầu mỡ, rau thơm, bắp chuối được thái mỏng và da heo rán phồng. Bên cạnh là tô nước hến và một khay gia vị để khách có thể tự nêm nếm.

Không nổi tiếng và được bán nhiều như bún bò hay cơm hến, nhưng món bánh canh cua của người làng Nam Phổ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) vẫn được nhiều du khách tìm đến thưởng thức mỗi khi có dịp về đất cố đô.

Món ăn có màu đỏ đặc trưng của hạt điều, nước dùng sánh ẩn hiện bên trong là thịt cua và tôm, thêm vài lát ớt xắt, vài cọng ngò cho dậy mùi thơm. Trong những buổi xế chiều, bát bánh canh cua Nam Phổ dù không cao sang nhưng đủ để thực khách phải tấm tắc khen ngon khi thưởng thức.

Có cách chế biến như nem chua khi cũng được làm từ thịt lợn xay nhuyễn cùng các loại gia vị, nhưng thay vì gói lại để chua, người Huế đã biến tấu bằng cách vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng.

Nem lụi xứ Huế có cách thưởng thức như món gỏi cuốn của người Sài Gòn khi được cuốn kèm với bánh tráng cùng các loại rau như xà lách, chuối chát, khế, đồ chua… Ăn kèm món này là chén nước chấm pha sền sệt như nước chấm món bánh khoái.

Được làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chiếc chén con nhỏ xíu, ăn kèm với nước mắm ngọt, đơn giản là vậy nhưng ẩn chứa bên trong là một quá trình chế biến đầy công phu của người dân xứ Huế.

Món ăn hấp dẫn với màu trắng của bột gạo, màu vàng rộm của tôm cháy cùng chén nước mắm ngọt cay xé lưỡi đúng chất Huế. Ăn bánh bèo Huế phải từ từ mới cảm nhận hết được cái thơm ngon của nó. Vị ngọt của tôm cháy, cái đậm đà cay nồng của nước mắm hòa quyện với những chiếc bánh bèo thơm ngon tạo nên một cảm giác không thể nào quên khi thưởng thức.

Đến với cố đô Huế, du khách không thể bỏ qua những món bánh nổi tiếng ở đây. Có thể kể ra tên một vài loại bánh quen thuộc như: bánh nậm, bánh khoái, bánh ram ít, bánh phu thê, bánh bột lọc, bánh bèo, bánh ướt… Mỗi món ăn có hương vị khác nhau sẵn sàng làm thỏa mãn vị giác của bất kỳ vị khách khó tính nào.

Khi đã thỏa thích với đủ món mặn, du khách đừng nên bỏ qua việc tìm hiểu và thưởng thức những món chè ngon của đất cố đô. Người Huế có đến mấy chục loại chè từ sang trọng, đài các cho đến bình dị, dân dã với đủ hương vị thơm ngon. Có thể kể đến một số loại như: chè bột lọc thịt heo quay, chè hạt lựu, chè khoai môn, chè bông cau, chè bắp….

Bánh chưng Nhật Lệ là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.

Tré Huế là một món ăn đặc biệt của Huế bởi sự tỉ mỉ và trau truốt trong khâu chế biến và trình diễn. Tré Huế đã trải qua một khoảng thời gian dài hình thành và phát triển, để mang lại cho mọi người một món ăn tinh thần bình dị nhưng đậm đà.

Làm Tré không giống như Nem và Chả, nguyên liệu làm tré đều được làm chín và bao gồm nhiều vị. Muốn có lọn tré đậm đà cần phải có thịt bò rim cho thấm gia vị thơm của nước mắm và vị đậm ngọt của đường. Thịt ba chỉ cần ram vàng, thịt đầu luộc và làm sạch. Khi ăn tré Huế chắc hẳn các bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt vì sự tinh tế của những gia vị làm nên Tré. riềng, thịt đầu luộc, thịt bò rim và ba chỉ ram tất cả đều được những bàn tay thuần thục và khéo léo sắt thành sợi.

Bạn đang xem bài viết Cà Đắng – Món Ăn Đậm Chất Núi Rừng Tây Nguyên – Đặc Sản Ngon Nhất Đăk Lăk trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!