Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Trê Làm Món Gì Ngon Và Những Công Dụng Bất Ngờ mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cá trê làm món gì ngon là luôn làm các bà nội trợ băn khoăn bởi không phải ai cũng biết cách làm và chế biến món cá này. JamjaBlog xin gợi ý 3 món ngon nhất nấu từ cá trê.
Cá trê không phải là một nguyên liệu quá xa lạ với người Việt mà đặc biệt là nhân dân miền biển. Cá trê xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào và hương vị thì không kém phần hấp dẫn.
Không chỉ vậy, các món ăn từ cá trê còn sẽ giúp chúng ta phòng tránh và chữa trị được rất nhiều loại bệnh thường gặp hay chỉ đơn giản là tăng cường sức khỏe. Nếu bạn thực sự quan tâm tới những điều trên, bài viết của JamjBlog hôm nay sẽ là dành cho bạn.
Đôi nét về cá trê
Nói một cách khái quát nhất thì cá trê là một loài cá nước ngọt, sinh sống ở những khu vực như ao, hồ hay ruộng với nhiều bùn lầy. Một thông tin thú vị mà không phải ai cũng biết đó là cá trê có khả năng lấy được oxy từ không khí thay vì chỉ dưới nước như các loài cá thông thường do sở hữu một cơ quan đặc biệt ở vòm mang.
Một số lợi ích của cá trê
Như đã nói ở trên, cá chê không chỉ là một nguyên liệu ẩm thực ngon miệng mà còn vô cùng bổ dưỡng. Cũng bởi thế mà những tác dụng của cá trê tới sức khỏe con người là không thể đếm xuể, từ chỉ đơn giản là tăng cường sức khỏe tới chữa các căn bệnh hiếm gặp. Và một vài lợi ích cơ bản đó là:
Hỗ trợ tăng tiết sữa ở phụ sản sau khi sinh: Kết hợp cùng một số thực phẩm lành tính khác như gừng, trứng gà, cá trê sẽ là một liều thuốc tự nhiên và an toàn dành cho những bà mẹ thiếu sữa trong những giai đoạn đầu của quá trình làm mẹ.
Giúp điều trị tiểu đường: Tiểu đường là một căn bệnh rất phổ biến và vô cùng khó chữa khỏi hoàn toàn vởi việc máu khó đông. Thế nhưng việc sử dụng cá trê liên tục trong khoảng 1 tháng đã trở thành một phương pháp điều trị tiểu đường an toàn và dễ dàng được các bác sĩ gợi ý.
Giải nhiệt, giải cảm: Cá trê có tính bình thế nên loài cá này cũng trở thành một trong những nguyên liệu tuyệt vời trong việc thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Cá trê còn đặc biệt hiệu quả trong việc giải cảm, đẩy nhanh việc hồi phục cho người cảm lạnh.
Chữa hẹn suyễn: Hen suyễn là một căn bệnh dai dẳng vô cùng khó chịu của rất nhiều người, đặc biệt là ở trẻ em. Và với những dưỡng chất của mình, cá trê cũng đã trở thành phương thuốc tuyệt vời giúp người ta chữa trị tận gốc triệu chứng của hen suyễn.
Giải quyết vấn đề mất ngủ, biếng ăn và tê nhức chân tay: Khi tuổi ngày càng cao, con người ta lại thường xuyên gặp phải các căn bệnh khó chữa như mất ngủ hay tê nhức chân tay, và lúc này cá trê chính là bài thuốc tuyệt vời nhất giúp giải quyết vấn đề mà không gây những tác dụng phụ. Ngoài ra, chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ cũng có thể được cải thiện với các dưỡng chất bên trong cá trê.
Ngoài ra, loài cá đặc biệt này còn có rất nhiều công dụng khác như bổ huyết, nhuận phế, ích khí, trẻ hóa làn da, làm đen tóc, bổ thận, điều kinh, chữa bệnh máu cam hay suy giảm tình dục. Nhìn chung, đây là một nguyên liệu tuyệt vời đến từ thiên nhiên mà bạn nên mang vào bữa cơm gia đình. Việc quan tâm tới sức khỏe người thân cũng như một cách để bạn thể hiện tình cảm với họ, và sử dụng cá trê chính là một cách như vậy. Tuy nhiên, quan tâm phải biết cách và nếu giải được câu hỏi cá trê làm món gì ngon, bạn sẽ có thể tự tin thể hiện tình cảm của mình.
Một số cách chế biến cá trê
1. Cá trê kho tiêu
Cá trê: 1 con khoảng 200 gram, khi mua có thể nhờ người bán hàng làm cá giúp, loại bỏ nội tạng và cắt khúc.
Hạt tiêu
Muối tinh
Đường tinh luyện
Mì chính (hay còn gọi là bột ngọt)
Ớt tươi: Chú ý lựa chọn những trái ớt mẩy, không bị héo do thời tiết nắng nóng
Hành lá
Tỏi ta: Sử dụng những củ tỏi ta sẽ giúp món ăn của bạn thơm hơn tuy kích cỡ khá nhỏ và khó bóc. Một lưu ý là tránh những củ tỏi đã mọc mầm bởi lúc này tỏi chứa khá nhiều chất có hại cho sức khỏe.
Dầu ăn: Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng dầu oliu để có những dưỡng chất có lợi và hạn chế chất béo không tốt.
Nước mắm: Nên tìm mua và sử dụng các loại nước mắm cốt, có nồng độ đạm cao thay vì những loại nước chấm thông thường vẫn được sử dụng tại các nhà hàng hay nhiều gia đình hiện nay.
Chế biến
Đối với cá trê: Rắc một chút muối lên cá rồi chà sát thật kĩ nhằm khử trùng và vệ sinh cá. Rửa sạch cá với nước rồi để cho cá ráo nước. Dùng đầu mũi dao sắc nhọn khứa lên mình cá một vài đường dài khoảng 2 đến 3 cm.
Bóc vỏ tỏi rồi băm thật nhỏ, để ra bát riêng.
Rửa sạch rồi băm nhỏ hành lá.
Cho cá trê vào một tô to đủ chứa cá, lần lượt cho những gia vị sau vào tô:
+ Hạt tiêu: khoảng 1 muỗng + Đường tinh luyện: 1 muỗng + Tỏi đã băm + Muối tinh: ½ muỗng + Mì chính: ½ muỗng + Nước mắm cốt: 1 muỗng + Phần trắng của hành lá
Dùng đũa và thìa hoặc đeo bao tay trộn đều gia vị vào cá rồi để khoảng 10 đến 15 phút cho thật ngấm.
Bật bếp và để lửa ở mức vừa phải rồi đặt chảo lên đun tới khi chảo nóng thì cho khoảng 2 muỗng dầu ăn cùng 2 muỗng đường tinh luyện vào khuấy đều. Khoảng 1 đến 2 phút sau đường sẽ sánh lại và ngả màu nâu thì giảm nhỏ lửa rồi tiếp tục khuấy đều tay.
Thả tỏi băm vào và phi thơm cùng đường đã thắng.
Cho toàn bộ cá vừa ướp vào chảo và đảo đều trong khoảng 5 phút để cá quện với màu đường đẹp mắt.
Đổ vào chảo khoảng ½ bát nước nóng vào chảo, dùng đũa đảo nhẹ rồi đậy nắp, giảm lửa cho thật nhỏ để cá sôi liu riu.
Kho cá như vậy trong 15 phút tiếp theo đồng thời nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Tắt bếp, múc cá ra bát tô rồi rắc một chút hạt tiêu lên bát. Ăn cá trê kho cùng cơm nóng.
2. Canh cá trê cà chua
Cá trê: 1 đến 2 con tùy sô lượng người ăn. Trong công thức này, bạn cần chuẩn bị khoảng 400 gram cá trê.
Cà chua bi
Rau dăm
Nước sôi để nguội hoặc nước suối
Giấm gạo
Hạt nêm
Đường tinh luyện
Muối tinh
Hạt tiêu
Chế biến:
Dùng muối tiêu sát lên cá hoặc rửa cá với giấm để cá trê sạch chất nhờn bên ngoài lớp da. Tiếp tục rửa thêm một lần nữa với nước rồi để ráo. Cắt cá thành từng khúc nhỏ dày khoảng 4cm.
Rửa thật sạch cà chua bi rồi cắt đôi theo chiều ngang, để ra một bát nhỏ.
Bật bếp với mức lửa to nhất rồi bắc một nồi nước lên đun sôi. Lưu ý là mực nước không để quá đầy để tránh bị rào, chỉ khoảng 2/3 chiều sâu nồi.
Thêm khoảng 1 muỗng muối tinh, 1 muỗng đường và 2 muỗng hạt nêm vào nồi nước sao cho vừa miệng.
Khi nước đã sôi, giảm nhỏ lửa rồi bảo cá vào nồi đun liu riu trong khoảng 10 phút cho cá tiết ra toàn bộ nước ngọt.
Thêm cà chua bi vào nồi và tiếp tục đun trong khoảng 2 đến 3 phút.
Thả rau dăm vào nồi và lại đun cho tới khi nước sôi thì tắt bếp.
Múc canh ra bát tô rồi rắc một chút hạt tiêu lên để tăng hương vị cho canh.
Dùng canh nóng với cơm trong bữa ăn hàng ngày.
3. Xoài trộn cá trê rán giòn
Cá trê: Khoảng 2 con hoặc nhiều hơn tùy số lượng người ăn.
Xoài xanh: Chú ý lựa chọn loại xoài chua, giòn để món ăn được ngon nhất.
Gừng: Tránh những củ gừng đã bị héo hoặc quá xấu
Ớt tươi
Hành tím: Chọn những củ hành mẩy, không bị quắt hoặc đen, chưa mọc mầm.
Đường tinh luyện
Nước mắm cốt
Chanh tươi
Dầu ăn
Chế biến:
Rửa thật sạch xoài xanh cho hết phần nhựa bên ngoài vỏ xoài rồi để ráo. Gọt vỏ xoài rồi cắt xoài thành từng miếng trộn với một chút đường, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để xòa được giòn hơn, sau thời gian trên thì bỏ ra và thái sợi, cho ra một bát riêng.
Cạo vỏ gừng rồi rửa sạch để cho ráo nước thì đập dập, băm cho thật nhuyễn.
Ớt tươi rửa sạch, cắt bỏ cuống ớt, xẻ đôi ớt theo chiều dọc, dùng mũi dao loại bỏ hoàn toàn hạt ớt và lõi ớt. Xếp 2 nửa lên nhau rồi thái nhỏ ớt hoặc giã nhỏ bằng chày cối.
Lột bỏ vỏ hành tím rồi thái lát mỏng.
Cắt bỏ phần đầu cá trê, dùng muối sát lên cá cho hết sạch phần dịch nhờn trên da rồi rửa lại bằng nước, để ráo.
Bật bếp ở mức lửa vừa rồi bắc chảo lên, cho khoảng 1 đến 2 thìa dầu ăn vào chảo rồi đợi dầu nóng.
Cho cá trê đã ráo nước vào rán đều 2 mặt trong khoảng 5 phút. Lưu ý là tránh lật cá quá nhiều để cá bị nát.
Gắp cá đã chín ra, đợi cho cá bớt nóng rồi dùng dao sắc lọc sạch thịt cá ra.
Cho thịt cá vào cối rồi giã cho thật nhuyễn.
Tiếp tục bắc chảo lên bếp với một lượng dầu vừa đủ, đợi dầu nóng thì cho cá trê đã giã vào chảo rán cho tới khi thịt cá chuyển màu vàng giòn thì gắp ra đĩa.
Đối với nước sốt: Lần lượt cho những gia vị sau vào một bát nhỏ:
+ Nước mắm cốt + Nước cốt chanh + Đường tinh luyện + Gừng đã băm nhuyễn + ớt tươi đã xắt nhỏ
Dùng đũa hoặc thìa hòa tan hỗn hợp rồi cho lên chảo đun trong khoảng 3 phút, tới khi hơi sánh lại.
Chuẩn bị một bát tô to, cho xoài đã thái sợi và hành tím vào rồi rưới toàn bộ nước sốt lên.
Cho cá trê đã chiên vàng lên trên cùng, có thể trang trí với một chút rau dăm.
Khi thưởng thức, dùng thìa và đũa trộn thật đều và ăn khi cá hơi ấm.
Comments
Bất Ngờ Với Công Dụng Thần Kỳ Và Cách Làm Oliu Xanh Và Đen
1. Công dụng đặc biệt của Oliu xanh và đen
Oliu được coi là loại cây phổ biến ở các nước châu âu và khu vực Địa Trung Hải. Nó được sử dụng như những cây lương thực bình thường và rất được yêu thích. Tại nước ta, Oliu xanh và đen chủ yếu phổ biến ở các nhà hàng tây và được sử dụng là món ăn chơi hoặc khai vị.
Oliu xanh và đen có mùi vị cay và đắng rất khó ăn. Chính vì vậy để thưởng thức nó thì cần xử lý kỹ lưỡng với muối hoặc nấu kèm với những nóm khác. Ty nhiên trai với phong vị hơi ‘kén’ người ăn của mình, Oliu xanh và đen lại chinh phục một cách từ từ với bảng thành phần dinh dưỡng khiến tất cả các rau củ quả khác phải ngả mũ bái phục:
Oliu xanh và đen có bảng thành phần cực dinh dưỡng
Đối với trẻ em và phụ nữ đang có con bú: đây là thực phẩm ‘vàng’ giúp trẻ sơ sinh thông minh, tăng cường kháng thể để chống lại những bệnh lý thống thường. Oliu xanh và đen cũng giúp bà bầu lưu thông khí huyết, làm cơ thể thêm săn chắc sau sinh.
Đối với gan: Oliu xanh và đen giúp cải thiện chức năng gan và loại bỏ 1 cách tốt nhất những chất thải ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, nó còn giảm nguy cơ tổn thương các tế bào do tác động từ bên trong và bên ngoài, hỗ trợ kháng viêm cơ thể một cách xuất sắc.
Đối với hệ xương: Trong Oliu xanh và đen có chứa đầy đủ các vitamin tốt nhất như vitamin A, D, E, và K giúp tăng trưởng hệ xương ở cả trẻ em và người lớn.
Và đặc biệt quan trọng nhất, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong mỗi trái Oliu xanh và đen đều chứa chứa các chất tạo hương rất đặc biệt được tạo bởi Polyphenol – chất đặc biệt góp phần hạn chế mắc bệnh ung thư.
2. Các món ăn đơn giản được làm từ Oliu xanh và đen
Thanh mát những vẫn đảm bảo đầy đủ những dưỡng chất cần thiết đầu tiên phải kể đến món Salad bò quả oliu xanh. Với nguyên liệu chủ yếu là Oliu xanh và thịt bò cùng một số loại rau salad khác là bạn chỉ mất 10 phút để có ngay một món salad cực sang chảnh. Bật mí, nếu thích Oliu đen hơn thì bạn đừng ngại kết hợp nha.
Salad bò quả oliu xanh cực sang chảnh
Một món ăn không thể bỏ qua từ loại quả đến từ Địa Trung Hải này là Gà nhồi oliu xanh. Thịt gà vốn quá hợp với những trái Oliu rồi, chỉ cần kết hợp khéo léo và đẹp mắt một chút thì một món ăn vừa đẹp, vừa bổ, vừa chảnh như nhà hàng đã có ngay tại nhà khiến cả gia đình trầm trồ rồi đó.
Đúng như cái tên của mình, một món salad trộn cực nổi tiếng với sự kết hợp của Oliu xanh và đen với các loại rau củ, sốt vô cùng dễ làm. Không sử dụng bất cứ một loại thịt nào, Salad Oliu thập cẩm chắc hẳn sẽ được lòng chị em đang muốn siết cân, giảm eo cho vóc dáng thon gọn lắm đây.
Salad Oliu thập cẩm giúp cơ thể thon gọn
Mù Tạt Làm Từ Gì? Công Dụng Bất Ngờ Của Mù Tạt Xanh Wasabi Nhật Bản
Thời gian đăng: 04/11/2020 13:52
Được xem là thứ gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Nhật, mù tạt luôn là bí ẩn mà nhiều người khám phá. Việc làm việc tại Nhật Bản khiến các thực tập sinh không thể không tránh khỏi việc sử dụng thứ gia vị đặc biệt này. Cùng chúng tôi khám phá bất ngờ công dụng của wasabi Nhật Bản.
Wasabi là loại mù tạt có màu xanh được chế biến từ thân củ của cây Wasabi Nhật Bản.
– Mù tạt trắng làm từ cây cải Hirta (Sinapis hirta) mọc hoang dại tại Bắc Phi, Trung Đông và khu vực ven Địa Trung Hải. Mù tạt trắng có hạt trắng hình tròn, có vỏ cứng màu be hoặc vàng nhạt. Khi sử dụng, người ta bóc đi lớp vỏ này, lấy phần nhân màu trắng bên trong, nghiền trộn cùng với dầu và giấm được dùng nhiều trong các món trộn.
– Hạt mù tạt đen có hình tròn, cứng, màu chuyển từ nâu đậm đến đen. Loại mù tạt này nhỏ nhưng cay hơn mù tạt trắng.
– Mù tạt nâu được làm từ loài cải Juncea (Brassica. juncea) có nguồn gốc từ chân dãy núi Himalaya, là hạt có cùng cỡ hạt với mù tạt đen, mùi hăng ít hơn và lớp vỏ cũng có nhiều sắc độ khác nhau.
Tùy vào từng loại mù tạt mà sử dụng các nguyên liệu khác nhau như:
– Mù tạt xanh là loại mù tạt thông dụng nhất, được chiết xuất từ rễ (củ) của cây Wasabi – một thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae), có họ hàng với các loài cải bắp, cải ngựa, cải dầu và mù tạt. Mù tạt xanh có vị cay nồng cực mạnh, dùng để chấm sushi, sashimi.
Hiện tại mù tạt xanh được trồng tại Shizuoka Nhật Bản. Xem thông tin về tỉnh Shizuoka
– Mù tạt vàng: Được làm từ hạt mù tạt trắng trộn với đường, giấm và nghệ tươi tạo nên màu vàng đẹp mắt. Mù tạt vàng có vị nồng nhẹ, dùng để ăn với xúc xích nóng hổi kẹp với bánh mì. Nó cũng là thành phần của nhiều loại súp như súp khoai tây, nước sốt thịt và nước sốt salad.
– Mù tạt bia: Đây là loại mù tạt xuất hiện ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ vào thế kỷ 20 được chế tao bằng cách trộn mù tạt với bia thay vì với giấm.
– Mù tạt mật ong: là hỗn hợp mù tạt và mật ong thường được dùng kèm trên bánh sandwich, kết hợp với giấm hoặc dầu ô liu để làm salad và để nướng thịt,…
– Mù tạt ngọt được làm từ hạt mù tạt kibbled với đường, sốt táo hoặc mật ong, đây được xem có nguồn gốc ở Áo và Thụy Sĩ
– Giảm cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch, điều hòa lưu thông máu, tránh cao huyết áp
– Kiểm soát, hạn chế các triệu chứng của tắc nghẽn ngực, chống viêm khớp dạng thấp
– Tăng cường hệ miễn dịch
– Chống oxy hoá, làm chậm lão hoá
– Hiện tại trên thế giới có hẳn 1 viên bảo tàng về mù tạt có tên là Viện Bảo tàng mù tạt Quốc gia (National Mustard Museum) nằm ở bang Alabama, Hoa Kỳ. Theo đó vào thứ bảy đầu tiên của tháng 8 người ta dành riêng để vinh danh mù tạt
– Mù tạt có thể dùng toàn bộ tất cả các bộ phận làm món ăn như lá cây non thì dùng chung trong salad, lá cây già thì ăn như rau sống, hạt dùng làm dầu thơm và hoa để trang trí món ăn.
– Mỗi hãng hay quốc gia có quy trình sản xuất mù tạt thì hầu như giống nhau và có những bí kíp riêng.
– Mù tạt có thể dùng làm mặt nạ dưỡng da
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Hà Thủ Ô: Bật Mí Những Tác Dụng Bất Ngờ Ít Ai Biết Đến
Hạt thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb, là một cây thuộc họ rau răm Polygonaceae. Ngoài tên hạt thủ ô thì người ta còn gọi bằng nhiều cái tên khác như: Dạ giao đằng, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Tày), má ỏn, xạ ú sí (Dao)…
Đặc điểm của cây hà thủ ô
Thực tế, nhiều người dễ bị nhầm giữa hà thủ ô đỏ với cây hà thủ ô trắng. Tuy nhiên, loài thủ ô đỏ mới mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thủ ô đỏ là loại cây dây leo sống lâu năm và thân quấn, mọc xoắn vào nhau. Đồng thời, mặt thân ngoài có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phình thành củ.
Bên cạnh đó, đặc điểm cây hà thủ ô đỏ đó là lá mọc so le nhau và có cuống dài. Thông thường, phiến lá hình tim với độ dài khoảng 4 – 8cm và rộng từ 2.5 – 5cm. Lá hà thủ ô có đầu nhọn, mép hơi lượn sóng và mặt nhẵn. Hoa có kích thước nhỏ với đường kính 2mm và mọc xen kẽ vào lá. Trong đó, hoa có 8 nhụy với đầu nhụy hình mào gà. Ngoài ra, quả có quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng và nằm trong bao hoa.
Phân bố
Hà thủ ô thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Trong đó, tập trung chủ yếu là Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Nhưng hiện nay loài cây này đã được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc và phía Nam.
Thành phần
Theo nghiên cứu, cây hà thủ ô đỏ chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người. Trong đó, thành phần cụ thể của loài cây này có thể kể đến như: 1.7% Anthraglycosid, 1.1% Protid, 45.2% Tinh Bột, 3.1% Lipid, 4.5% Chất Vô Cơ, 26.45g các chất tan trong nước, Lecithin, Rhaponticin. Ngoài ra, còn rất nhiều thành phần khác.
Như vậy có thể thấy, thủ ô đỏ chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Nếu biết sử dụng hà thủ ô một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều công dụng mà bạn không ngờ tới.
Công dụng chữa bệnh của hà thủ ô ít người biết
Theo y học cổ truyền, ngoài tác dụng làm đen tóc hiệu quả, hà thủ ô còn được nghiên cứu và chứng minh đem lại nhiều hiệu quả khác như:
Nhuận tràng: Với thành phần Anthranoid, loài cây này còn giúp làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Đồng thời, trong một số trường hợp bị đại tiện táo kết, tiêu hóa kém sử dụng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Bổ can thận: Nước thủ ô khi uống đúng cách sẽ giúp can thận, âm hư và chữa trị tình trạng đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt…
Tác dụng bổ thần kinh: Trong thủ ô có chứa chất Lexitin, chất này có tác dụng tạo hồng cầu tốt hơn. Với phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, thiếu máu… sử dụng sẽ rất tốt.
Ức chế trực khuẩn lao: Nếu nhiều người phân vân uống hà thủ ô có tác dụng gì thì đây chính là câu trả lời. Dùng nước sắc thủ ô sẽ ức chế trực khuẩn lao hiệu quả.
Chống oxy hóa: Thủ ô đỏ có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp da dẻ hồng hào và săn chắc.
Chữa tóc bạc sớm: Thủ ô là một vị thuốc bổ huyết nên rất tốt cho những người bị tóc bạc sớm Đây là bài thuốc từ lâu đã được dân gian áp dụng và cho hiệu quả cao.
Bổ gan, thận, ích tinh huyết… là những tác dụng không thể không kể đến của hà thủ ô chế. Không chỉ có vậy, sử dụng đúng còn giúp tăng lực đối với tình trạng cơ thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: suy nhược thần kinh…
Giải nhiệt, lợi tiểu: Nhiều bài thuốc từ thủ ô giúp chữa đau mỏi chân tay, di tinh, sốt rét lâu ngày, giải nhiệt và lợi tiểu… rất hiệu quả.
Trị bệnh ngoài da: Theo nghiên cứu, dùng hà thủ ô sẽ giúp điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
Tốt cho tim mạch và tăng khả năng miễn dịch: Dùng thủ ô sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể… Không những thế, dược liệu này còn cải thiện hệ thống các tuyến nội tiết.
Đối với hệ tiêu hóa: Thủ ô chứa thành phần anthranoid nên có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp. Nhờ đó, thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Đối với can, thận: Thủ ô có khả năng làm tăng hàm lượng đường glycogen tích lũy ở gan. Nên rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ và cholesterol trong máu.
Đối với hệ thần kinh: Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt và khí hư bạch đới ở phụ nữ.
Kháng khuẩn: Nước thủ ô giúp ức chế đối với hoạt động của trực khuẩn lao.
Giảm cholesterol trong máu: Người bị cholesterol trong máu cao khi sử dụng nước sắc hà thủ ô sẽ giảm xuống hiệu quả.
Chống oxy hóa: Trong thủ ô có chứa các chất với tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể.
Bổ máu, chữa các bệnh xương khớp: Thông thường, người ta sẽ dùng trà rễ hà thủ ô đỏ để làm tăng đường máu. Bởi trong rễ dược liệu này có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, suy nhược thần kinh, ngủ kém, đau lưng mỏi gối… rất hiệu quả.
Theo nghiên cứu hiện đại, hà thủ ô được nghiên cứu và đưa ra nhiều công dụng cụ thể như:
Qua đó có thể thấy, công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe là vô cùng nhiều. Không chỉ là những tác dụng được kể như trên, ngoài ra dược liệu này còn sở hữu nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất thì cách chế biến hà thủ ô cần đúng như hướng dẫn.
Hướng dẫn cách dùng hà thủ ô đỏ đạt hiệu quả tốt nhất
Như đã biết, cây thủ ô có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Hơn thế, thủ ô đỏ nếu chưa qua chế biến mà phơi khô dùng làm nước uống còn gây phản tác dụng. Do đó, cách chế biến và sử dụng loại dược liệu này sao cho đúng rất quan trọng.
Cách chế biến hà thủ ô đỏ
Thông thường, thủ ô sẽ được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi thu hoạch về sẽ cắt củ hà thủ ô bỏ 2 đầu và rửa sạch. Tiếp đó, cắt củ to thành miếng rồi phơi hoặc sấy khô đều được. Chế biến xong, tùy vào từng bệnh lý cụ thể mà bạn có thể sử dụng với liều lượng tương ứng để đạt hiệu quả cao nhất.
Cách dùng và liều lượng dùng
Như đã nói ở trên, với mỗi bệnh lý và trường hợp cụ thể mà thủ ô đỏ sẽ có các cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng dược liệu này ở dạng tươi. Bởi nó dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Tăng men gan, giảm bài tiết nước tiểu, gây táo bón…
1. Trường hợp rụng tóc hoặc tóc bạc sớm: Với những ai gặp trường hợp này chỉ nên dùng 2 – 4gr hà thủ ô đỏ mỗi ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 tháng sẽ đạt hiệu quả, giảm tình trạng tóc bạc và rụng.
2. Trường hợp thiếu máu, mất ngủ, cơ thể suy nhược: Thông thường, với trường hợp này chỉ nên sử dụng 4 – 6gr mỗi ngày và dùng đều đặn 7 – 10 ngày sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
3. Trường hợp sinh lý kém, thể lực giảm sút: Nếu gặp tình trạng này chỉ nên sử dụng 4 – 6gr hà thủ ô đỏ mỗi ngày. Sử dụng đều đặn 15 – 20 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
4. Trường hợp bị rối loạn tiền đình, cao huyết áp, mỡ máu: Với trường hợp này nên sử dụng 2 – 3gr mỗi ngày để cải thiện tình trạng hiệu quả.
5. Trường hợp táo bón, sa búi trĩ: Sử dụng khoảng 15gr hà thủ ô đỏ kết hợp với vừng đen và đương quy mỗi ngày. Sử dụng 5 – 7 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm và cơ thể dễ chịu hơn rất nhiều.
Không nên ăn vào buổi sáng khi bụng đói để tránh gây kích ứng dạ dày.
Những người mắc bệnh lý về đường huyết và huyết áp thấp không nên sử dụng.
Lạm dụng có thể gây hại cho gan, nên những người mắc các bệnh về gan nên tránh dùng dược liệu này.
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô chữa bệnh
Dễ gây tiêu chảy: Củ loài cây này gây kích thích lên đường tiêu hóa nên thường dùng để thông đại tiện. Nhưng trong một số trường hợp nếu dùng không hợp lý thủ ô sẽ kích thích quá mức gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, những người đang mắc bệnh viêm dạ dày thì nên hạn chế dùng. Đặc biệt là củ thủ ô tươi chưa qua chế biến.
Gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải: Thủ ô có công dụng nhuận tràng nhưng nếu dùng không hợp lý sẽ làm giảm hấp thu kali và gây mất cân bằng điện giải. Lúc này, cơ thể sẽ có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, thần kinh cảm giác bị rối loạn…
Ảnh hưởng hệ thần kinh: Trường hợp này thường gặp ở những người có tiền sử bệnh viêm đa dây thần kinh. Ngoài ra, những người mắc bị teo cơ bị rối loạn điện giải nếu dùng cây thuốc này cũng khiến bệnh trầm trọng hơn.
Hà thủ ô mặc dù là dược liệu rất tốt nhưng trong quá trình sử dụng cần lưu ý những điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
Bên cạnh các tác dụng đối với sức khỏe, nếu lạm dụng sử dụng thủ ô cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Mua hà thủ ô ở đâu và giá bán bao nhiêu tiền 1kg?
Trên thị trường hiện nay, hà thủ ô dược liệu rất phổ biến và có thể tìm mua dễ dàng ở nhiều nơi như cửa hàng thuốc Đông y, đại lý dược liệu hoặc thậm chí mua online đều được. Giá thành dược liệu này hiện nay dao động trong khoảng 400.000 VNĐ/kg sấy khô.
Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nhiều đại lý bán dược liệu kém chất lượng, trà trộn các loại rễ củ không có giá trị hay bán hà thủ ô chế chưa đúng cách. Điều này khiến người sử dụng gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Vậy nên mua hà thủ ô ở đâu Hà Nội và các tỉnh thành khác?
Bạn đang xem bài viết Cá Trê Làm Món Gì Ngon Và Những Công Dụng Bất Ngờ trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!