Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chế Biến Nha Đam Đúng Cách Chị Em Đừng Bỏ Lỡ mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách chế biến nha đam đúng cách – Cây nha đam còn có tên gọi khác là cây lô hội, du thông, long miệt thảo, lưỡi hổ… rất quen thuộc với nhiều người bởi những đặc tính dược liệu quý có công dụng tốt cho sức khỏe như thanh lọc cơ thể, làm mát gan, đẹp da. Khoa học đã chứng minh trong nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E, B1… cùng nhiều khoáng canxi, kali, kẽm, crôm…, phần thịt trong suốt của nha đam có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, làm mát gan. Tuy nhiên, nếu không biết cách làm chúng sẽ rất đắng, khó ăn và có khi còn bị ngứa nữa. Để sử dụng nha đam nấu các món ăn ngon, bạn cần phải biết cách chế biến nha đam đúng cách, để nha đam không bị đắng và sạch nhớt.
Cách chế biến nha đam đúng cách
Để chế biến nha đam không bị đắng, bạn cần gọt bỏ kỹ hết lớp vỏ xanh cùng chất nhớt và đắng của vỏ. Có rất nhiều cách làm nhưng có hai cách sau đây là rất hiệu quả.
Cách thứ nhất: Cắt nha đam thành các miếng nhỏ, gọt sạch vỏ xanh, xắt hạt lựu rồi ngâm vào bát nước hỗn hợp pha vài giọt chanh và nước muối loãng. Sau đó, chà nhẹ nhàng từng miếng nha đam cho sạch hết nhớt, vớt nha đam ra rổ, xả dưới nước, vừa xả vừa xóc đều.
Cách thứ hai: Nha đam cắt đôi bỏ ngạnh gai hai bên dùng dao bén gọt sạch vỏ. Cắt nha đam thành từng miếng nhỏ, tùy theo món chế biến. Cho phần nha đam đã cắt vào tô, dùng muỗi tinh bóp sơ cho ra nhớt. Sau khi bóp muối, xả sạch bằng nước lạnh cho nha đam hết nhớt. Bắc nồi nước sôi, cho nha đam vào chần qua rồi vớt ra ngay ngâm vào nước đá. Nha đam sẽ rất trắng, giòn, không còn bị nhớt và đắng nữa.
Các món ngon từ nha đam
Từ nha đam, bạn có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn như: chè đậu xanh nha đam, nha đam đường phèn, chè nha đam hạt sen…
– Nước chanh mật ong nha đam: Cho nha đam đã sơ chế, pha cùng nước chanh đường cùng vài giọt mật ong.
– Chè nha đam: Món này rất đơn giản. Chè đã nấu xong, múc ra chén, cho nha đam xắt hạt lựu lên trên là xong.
– Thức uống hỗn hợp: Nha đam xắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay cùng các loại trái cây, sữa tươi. Nếu không thích uống kiểu sinh tố thì có thể xắt nha đam và các loại trái cây thành miếng nhỏ, cho vào ly nước, thêm chút đường, quấy đều và thưởng thức.
– Bạn cũng có thể xóc đều nha đam với chút đường rồi cho vào lọ có nắp, bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn có thể lấy ra dùng trực tiếp, lúc này những miếng nha đam đã thấm đường và có vị ngọt mát dễ chịu.
– Nha đam còn có thể làm nguyên liệu cho món gỏi trộn rất thú vị. Bạn có thể làm gỏi nha đam tôm thịt hoặc gỏi nha đam hải sản…
Cho Em Hỏi Cách Chế Biến Nha Đam?
Em mua nha đam về, gọt vỏ, xắt hột lựu rồi bỏ vào chè ăn thay thạch (không biết em nghe ở đâu về “thạch nha đam” ăn liền như vậy). Trời ơi, ông xã ăn kêu “chưa từng thấy cái gì mùi kinh mà đắng như vậy”. Hic.. Mọi người chỉ cho em biết cách sơ chế hay có thể làm được gì từ nha đam ko? Vì nghe nói đây là một loại nguyên liệu rất mát, tốt cho sức khỏe, em thì thích mê ly cái sữa chua nha đam của Vinamilk (chả hiểu người ta làm kiểu gì mà không đắng tẹo nào cả)
Danh sách câu trả lời (3)
Hi bạn!
Bạn có thể vào đây để tham khảo cách chế biến nha đam nè: http://blogs.go.vn/Default.aspx?id=87595279&page=pcate&cid=476330
Ngoài ra để cho khỏi mất thời gian chế biến nha đam bạn có thể ghé vào đây mua lấy 1 bịch về dùng có thể dùng chung với chè, sữa tươi, sữa chua, cocktail… và có thể dùng trực tiếp.
http://www.vatgia.com/suckhoelamdep
Em xem trên Sức sống mới ngta dạy là nha đam gọt vỏ,cho vào nồi nước đun sôi 1′ rồi vớt ra cho vào 1 bát nước đá chúng tôi đã làm thử thấy rất giòn mà ko hề hăng hay đắng.chị thử xem sao? Chúc chị thành công!
Đắng là do cái chất nhờn ở lá nha đam đó chị ạ. Để giảm bớt đắng thì sau khi gọt vỏ, chị rửa lại với nước chứ đừng bỏ vào chè ăn luôn (cũng là để rửa sạch nhựa tiết ra từ vỏ – nhựa này độc đấy ạ). Tiếp đó là ngâm nước muối khoảng 20 phút, sau đó vớt ra rửa sạch nhớt. Trước đây em có đọc đâu đó người ta hướng dẫn dùng nước vôi trong để ngâm sẽ làm cho nha đam giòn và hết nhớt nhưng em chưa bao giờ dùng cách này vì sợ không an toàn.
Sơ chế xong thì nếu thích chị có thể xóc nha đam với chút đường và bỏ tủ lạnh. Em thì hay nấu nước đường lên rồi cho nha đam vào nấu cùng vài phút, ăn cũng không có vị đắng.
Cách Nấu Phở Bò Tái Gầu Đúng Chuẩn
Phở Bò Tái Gầu là một trong những món phở ngon trong nhóm phở bò truyền thống của ẩm thực Việt Nam.
Một số giả thiết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định. Nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dả này trở nên nổi tiếng. Một số giả thiết khác lại ghi nhận, Phở như một đặt trưng ẩm thực của Hà Nội. Vì vậy cho nên người ta hay gọi là phở Hà Nội. Có người thì hay gọi là phở Bắc để chỉ xuất xứ của Phở là ở miền Bắc. Phở Bắc chính chủ yếu là Phở Bò (Phở Bò tái gầu, tái chín .v.v) hay phở gà.
Để có được những bát PHỞ BÒ TÁI GẦU ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng. Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò. (nếu người nội trợ không nhiều kinh nghiệm để khử mùi xương bò thì có thể thay bằng xương lợn). Kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng.
Thịt dùng cho món phở là thịt bò: với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn. Hoặc thịt gà: gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà. Bánh phở theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi.
Công thức chế biến PHỞ BÒ TÁI GẦU.
Nguyên liệu dàn cho 6-8 người:
2kg xương bò ống, 2kg xương ống heo, 1kg đuôi bò. 800g thịt bò mông, 800g gầu bò và bánh phở tùy theo nhu cầu.
Gia vị :
2 mảnh quế khô, 6 cánh hoa hồi, 3 qủ thảo quả, 1 củ gừng, 1 quả chanh, vài trái ớt. 6 củ hành tím, 1 bó rau mùi, hành lá. Tiêu bột, 1,5 muỗng canh nước mắm, 1,5 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê mì chính và 2 muỗng canh muối.
Cách chế biến phở bò tái gầu:
1. Sơ chế xương bò, xương heo và đuôi bò để nấu nước dùng.
Xương ống bò, xương ống heo lọc bỏ hết phần thịt trên xượng và rửa sạch, sau đó cho vào nồi luộc sơ qua 5-10 phút và cho ra rửa sạch lại thêm lần nữa. Tiếp theo chúng ta cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi to để ninh cùng với 7-10 lít nước.
Các gia vị : thảo quả, quế, hồi, hành củ, và gừng chúng ta đem đi nướng lên. Sau đó cho vào túi lọc nhỏ buộc chặt lại và thả vào nồi nước dùng hầm cùng. Đợi cho nồi nước dùng sôi lên và giảm nhỏ lửa đến mức thấp nhất. Để bảo đảm nước dùng của món Phở bò tái gầu được trong, và ngon thì chúng ta cần hầm trong thời gian từ 6-8 giờ. Thỉnh thoảng các bạn nhớ thỉnh thoảng hớt bỏ bọt, và hé nhỏ nắp vung khi ninh.
Trong thời gian hầm chúng ta đồng thời cũng cho phần gầu bò vào hầm cùng. Gầu bò trước khi hầm chúng ta cần trụng qua với nước sôi để sử lí mùi hôi của thịt. Gầu bò nấu khoảng 1,5 giờ là được.
Như vậy để có nồi nước dùng cho món PHỞ BÒ TÁI GẦU NGON. Chúng ta cần phải có đuôi bò, xương ống bò, heo. Và điều đặt biệt là chúng ta phải nấu nước dùng trong thời gian dài với chế độ lửa nhỏ, để nước dùng ngọt và không bị đục. Và tất nhiên là không thể thiếu các loại phụ gia như: quế, hoa hồi, hành củ, và gừng nướng dùng để tạo mùi thơm cho món phở bò này.
2. Nêm nếm nước dùng.
Nước dùng sau thời gian hầm nước dùng đã được chúng ta bắt đầu nêm nếm nước dùng. Với nồi nước dùng 5 lít nước thì chúng ta sẽ nêm : 2 muỗng canh muối. 1,5 muỗng canh nước mắm, 1,5 muỗng canh đường, và 1 muỗng cà phê bột ngọt. Chúng ta đun thêm khoảng 5 phút nữa là sẽ có nồi nước dùng ngon.
3. Chuẩn bị thịt bò mông cho phần bò tái và gầu bò.
Thông thường mỗi một bát phở chúng ta cho khoảng 100-150g thịt bò tái. Đối với thịt bò mông chúng ta chỉ cần thái mỏng và băm nhuyễn. Dùng dao đập bẹp thành lát và cho lên phần trên cùng của bát phở. Các bạn không nên nêm bất kì gia vị gì cho phần thịt này, chỉ nên cho lên trên miếng thịt một ít gừng băm là được. Phần gầu bò sau khi luộc chín chúng ta cho ra và thái miếng mỏng. Gầu bò cũng được cho lên phần trên của bát phở bò.
4. Bánh phở và các loại rau gia vị.
Thường thì ở Việt Nam thì người ta hay dùng phở tươi. Dùng phở tươi khi ăn chắc chắn bát phở bò sẽ ngon hơn. Tuy nhiên đối với những nơi chỉ có bánh phở khô thì chúng ta cũng cần biết cách để trụng phở sao cho bánh phở không bị chín quá mất ngon.
Bánh phở khô trước khi trụng chúng ta cần ngâm qua nước lạnh khoảng 20-30 phút. Khi ăn chúng ta cho lượng vừa đủ cho một tô phở, nhúng vào nồi nước sôi mà chúng ta đã chuẩn bị. Tùy vào từng loại bánh phở khô khác nhau nên thời gian trụng khoảng 1-2 phút. Các bạn cũng có thể dùng tay bóp vào sợi phở để thử. Nếu bánh phở không còn cứng trong lõi là bánh phở đã được.
Ăn kèm với phở bò thì không thể thiếu được các loại rau gia vị như: rau mùi và hành lá thái nhỏ. Và đặt biệt là đầu hành chẻ mỏng rồi nhúng vào nước dùng. Sau đó cho lên phía bên trên bát phở bò tái gầu.
Đề xuất: phở bò tái gầu sẽ ngon hơn khi chúng ta cho thêm một chút tương ớt, tỏi ớt ngâm giấm, và vắt một lát chanh nhỏ vào ăn cùng.
Xem video cách nấu PHỞ BÒ TÁI GẦU.
Cách Nấu Chè Nha Đam Đậu Xanh Ngon Mát Ngày Hè
Cách nấu chè nha đam trong những ngày hè oi bức đang là sự quan tâm hàng đầu của các chị em nội trợ khi muốn đem lại cho gia đình một món ăn thanh mát, bổ dưỡng.
Cách nấu chè nha đam hiện nay chúng ta có thể kết hợp nấu kèm theo các loại hạt như hạt sen, đậu xanh, đậu đen hay thậm chí là với đường phèn cũng có thể cho ta một nồi chè nha đam thơm ngon, thanh mát trong những ngày hè nắng nóng. Không những là món giải khát mà chè nha đam còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn cách nấu chè nha đam đậu xanh ngon mát.
Nha đam: 0,5kg
Đậu xanh bóc vỏ: 200 – 250gram
Đường kính: 400gram có thể thêm bớt tùy khẩu vị
Bột năng: 100gram
½ quả chanh
Dầu chuối hoặc vani
Cách nấu chè nha đam đậu xanh giòn, mát mà không sợ bị đắng:
Bước 1:
Nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ xanh chỉ lấy phần thịt trắng bên trong. Xắt nhỏ hình hạt lựu rồi ngầm nha đam vào 1 bát nước có vắt ½ quả chanh và 1 thìa cà phê đường trong 30 phút. Sau đó bóp cho hết nhớt rồi rửa với nước sạch, để ráo nước.
Đậu xanh đã bóc vỏ đem ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ sau đó rửa sạch với nước.
Bước 2:
Đem bỏ đậu xanh vào nồi nước, đun cho đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa đủ theo khẩu vị. Trong quá trình đun các bạn nên vớt bỏ bọt nước nhé.
Hòa bột năng với 1 chút nước cho vào nồi đậu xanh và khuấy đều để tránh bị vón cục. Sau đó cho nha đam vào nồi, đợi sôi thì tắt bếp.
Một nồi chè nha đam ngon tuyệt đã hoàn thành, lúc này bạn chỉ cần múc chè nha đam đậu xanh ra từng bát, để nguội và cho thêm ít dầu chuối hoặc vani kèm theo chút đá nếu thích ăn lạnh và thưởng thức.
Cách nấu chè nha đam thật đơn giản phải không ạ? Qua bài viết này hi vọng các bạn đã có thể tự mình nấu cho gia đình những bát chè nha đam ngon, thanh mát và đầy bổ dưỡng trong những ngày nắng nóng ngay tại nhà.
Bạn đang xem bài viết Cách Chế Biến Nha Đam Đúng Cách Chị Em Đừng Bỏ Lỡ trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!