Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Dưa Món Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022 mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dưa món là món ăn bình dị và dân dã. Chỉ đơn giản là các loại rau củ thôi mà dưa món lại được lòng rất nhiều người. Dưa món đặc biệt được yêu thích vào dịp Tết. Vị chua chua ngọt ngọt, từng miếng rau củ giòn sần sật giúp cho những bữa ăn nhiều đạm, nhiều món chiên xào đỡ ngán hơn rất nhiều.
Và cách làm dưa món cũng đơn giản. Ai cũng có thể làm món ăn này ở nhà, vừa đảm bảo vệ sinh lại vừa ngon nữa. Dưa món lại còn bảo quản được rất lâu nữa nên các bạn có thể làm 1 lần và để dành ăn từ từ.
Save
In Công Thức
5
from
2
votes
Cách làm dưa món
Dưa món là một món ăn bình dị nhưng không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Cách làm dưa món ngâm nước mắm rất đơn giản, ai cũng làm được.
Chuẩn bị
15
phút
Nấu
5
phút
Thời gian phơi rau củ
4
giờ
Tổng thời gian
4
giờ
20
phút
Khẩu phần:
6
Calories:
30
kcal
Nguyên Liệu
Phần rau củ
400
g
củ cải trắng
400
g
cà rốt
400
g
su hào
400
g
dưa chuột
4
củ
hành tím
5
tép
tỏi
5
trái
ớt nhỏ
2
muỗng canh
muối
Phần nước mắm
200
ml
nước mắm
300
g
đường
400
ml
nước
Hướng dẫn
Bước 1: Chuẩn bị phần rau củ
Các loại rau củ rửa sạch và cắt miếng nhỏ.
Cho muối vào bóp cùng rau củ và để 10 phút. Sau đó xả lại bằng nước rồi vắt ráo.
Đem rau củ đi phơi nắng cho hơi héo.
Bước 2: Làm phần nước mắm
Cho nước mắm và đường vào nồi nấu sôi lên tầm 5 phút thì tắt bếp và để nguội hoàn toàn.
Bước 3: Hoàn thành
Cho rau củ vào hũ thủy tinh và đổ nước mắm ngập rau củ.
Đậy kín nắp và để sau 2 ngày là có thể ăn được.
Nutrition
Calories:
30
kcal
Bước 1: Chuẩn bị phần rau củ
Cà rốt, củ cải, su hào bạn gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó bạn dùng dao răng cưa cắt khúc vừa ăn. Bạn cũng có thể tỉa vài miếng hình hoa để lọ dưa món trông ngon mắt hơn.
Save
Dưa chuột bạn bỏ ruột và cũng cắt khúc vừa ăn.
Hành tím và tỏi bạn lột vỏ và cắt lát dày.
Save
Ớt thì bạn rửa sạch, bỏ hạt, để nguyên trái một nửa, còn một nửa cắt khúc. Bạn nào không ăn cay thì không cần phải không cần cho thêm ớt.
Sau khi cắt rau củ xong hết thì bạn cho muối vào củ cải, cà rốt và su hào và bóp đều tay để rau củ thấm muối và mềm.
Save
Bạn để ngâm như vậy sau 10 phút thì xả rau củ qua nước lạnh cho hết mặn và vắt ráo nước.
Bạn trải đều rau củ ra mâm và phơi 1 buổi dưới nắng to cho rau củ hơi héo lại là được. Bạn chú ý đừng phơi héo quá thì rau củ sẽ dai, ăn không ngon. Rau củ đạt thì sờ vào mềm, khô và hơi quắt lại. Nếu cẩn thận, bạn có thể dùng miếng vải màn hoặc nilon sạch đậy rau củ lại để tránh bụi và côn trùng.
Save
Nếu không phơi nắng, bạn có thể sấy khô rau củ bằng lò nướng. Bạn bật lò nướng ở 100°C và đặt khay rau củ ở ngăn giữa của lò. Tốt nhất là bạn nên sử dụng khay có lỗ thoái hơi.
Cứ khoảng 15 phút bạn mở lò và dùng đũa đảo đều để rau củ được sấy khô đều. Bạn sấy trong 1 giờ là được.
Save
Bước 2: Làm nước mắm
Nước mắm và đường bạn cho vào nồi cùng với nước và đun sôi. Vừa đun bạn vừa khuấy đều để đường được tan hết. Bạn nếmlại nước đủ mặn ngọt là được. Khi sôi, bạn hạ nhỏ lửa vào nấu thêm trong 5 phút nữa cho hỗn hợp nước mắm keo lại thì tắt bếp.
Save
Bước 3: Cách Làm Dưa Món – Hoàn thành
Lúc này khi rau củ đã được phơi/sấy héo và nước mắm đã nguội hoàn toàn rồi thì bạn cho rau củ vào hủ thủy tinh có nắp đậy. Bạn đổ nước mắm ngập rau củ và đậy kín nắp. Bạn có thể dùng 1 chén nhỏ gài lên trên mặt để nén cho rau củ được ngập trong nước mắm.
Bạn để dưa món ở nơi thoáng mát. Sau 2 ngày là có thể ăn được rồi.
Save
Mách bạn cách làm dưa món không cần phơi nắng hoặc sấy
Rau củ sau khi ướp muối và đã xả kỹ với nước lạnh và vắt ráo thì bạn cho đường vào và trộn đều. Bạn dùng khoảng 300 g đường cho 1,5 kg rau củ. Đường sẽ giúp cho rau củ được giòn ngon.
Sau khi trộn đường xong rồi thì cho 1 cái đĩa lên trên rau củ và dùng vật nặng đè lên. Mục đích là để rau củ nhanh tiết ra nước và trở nên giòn hơn.
Save
Sau 12 tiếng thì bạn thấy rau củ đã tiết ra được rất nhiều nước. Nước này là nước của đường và rau củ tiết ra.
Bạn gắp phần rau củ cho vào hũ thủy tinh sạch có nắp đậy. Còn phần nước đường thì bạn cho lên bếp nấu cùng với nước mắm đến sôi thì tắt bếp.
Sau đó bạn để cho phần nước mắm này thật nguội rồi mới cho vào trong rau củ. Bạn phải để thật nguội vì nếu không dưa món sẽ bị chín, không còn giòn và lại còn nhanh hỏng nữa.
Bạn đậy kín hũ dưa món và có thể lấy ra ăn sau 8 tiếng.
Save
Bạn thấy thế nào? Cách làm này rất phù hợp với những ngày không có nắng hoặc bạn không có lò sấy. Kết quả thu được vẫn là những miếng rau củ giòn rụm, mặn mặn, ngọt ngọt ăn ngon vô cùng thích thú.
Cách làm dưa món ăn liền – dưa món chua ngọt
Nếu bạn đang rất muốn ăn dưa món rồi và không muốn chờ đợi lâu thì phải làm sao? Không sao. Đã có ngay cách làm dưa món ăn liền siêu nhanh cho bạn rồi đây.
Save
Dưa món củ kiệu – đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Năm mới Tết đến, nhà nhà không ai là không có hũ kiệu và dưa món, bên cạnh đó là bánh tét, bánh chưng cùng nồi thịt kho tàu. Tuy nhiên, mỗi miền lại có một kiểu làm củ kiệu khác nhau.
Và để làm dưa món củ kiệu thì nên lựa chọn loại kiệu Huế làm mới ngon. Kiệu Huế không dày, đuôi mảnh và thắt ở phần eo. Lúc lựa kiệu cũng nhớ lựa những củ vừa phải, củ to quá vị sẽ hăng nồng, khó thấm gia vị nên không ngon.
Cách làm dưa món củ kiệu kiểu miền Bắc
Đầu tiên, củ kiệu sẽ làm sạch và ngâm kiệu vào nước tro để kiệu được trắng. Sau đó kiệu sẽ được rửa sạch rồi đem phơi nắng cùng cà rốt trong 2 ngày.
Người miền Bắc làm phần nước ngâm kiệu bằng nước mắm ngon nguyên chất, đường phèn và đường trắng. Đặc biệt, nước mắm sau khi sôi sẽ được tiếp tục nấu với lửa nhỏ cho đến khi keo lại thì mới được. Cách sử dụng đường phèn khiến cho phần nước mắm có vị ngọt thanh và ngon hơn rất nhiều.
Kết quả là bạn thu được là dưa món củ kiệu với phần nước mắm vàng sóng sánh đẹp với củ kiệu trắng giòn, xen lẫn với màu đỏ của cà rốt như đem lại may mắn cho năm mới.
Save
Dưa món củ kiệu miền Trung
Món dưa món của miền Trung thì có nhiều thành phần hơn. Gồm có củ kiệu, cà rốt, củ cải trắng và su hào. Củ kiệu sẽ được ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 12 tiếng để giảm bớt vị hăng, giúp kiệu dai giòn hơn.
Sau khi ngâm muối xong thì đem kiệu đi rửa sạch và tiếp tục ngâm kiệu trong nước phèn chua từ 2-3 tiếng. Phèn chua có tác dụng làm cho củ kiệu được trắng đẹp, nhìn ngon mắt.
Sau khi ngâm phèn thì mới đem kiệu đi làm sạch. Kiệu được làm sạch rễ, lột bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch và để ráo nước.
Tiếp theo là chuẩn bị hỗn hợp nước mắm. Phần nước mắm sẽ gồm có nước mắm, nước, đường và bột ngọt.
Khi ngâm rau củ, cho thêm tỏi tươi cắt đôi, ớt tươi cả quả vào cùng.
Món dưa món củ kiệu thập cẩm này của người Trung ăn rất ngon với củ kiệu thơm giòn đặc trưng, giòn rụm từ cà rốt và giòn sần sật từ củ cải.
Save
Cách làm dưa món củ kiệu kiểu miền Nam
Dưa món của người Nam thì thông thường chỉ có mỗi củ kiệu mà thôi. Và dưa kiệu không ngâm trong hỗn hợp mắm đường mà là giấm đường.
Củ kiệu mua về sẽ được ngâm vào hỗn hợp nước tro và phèn (hoặc vôi trong) trong 48 giờ. Sau đó kiệu mới được vớt ra và cắt rễ, làm sạch. phơi nắng trong 2-3 ngày.
Củ kiệu sau khi phơi nắng thì cho vào nước giấm đường đã chuẩn bị. Củ kiệu làm ngon sẽ rất giòn nhưng không hề hăng. Kiệu có vị chua chua ngọt ngọt rất ngon, rất thích hợp ăn kèm với thịt kho tàu, bánh chưng, bánh tét,… Độ chua ngọt sẽ tùy chỉnh theo khẩu vị của từng người có thích ngọt nhiều hay không.
Save
Không biết rằng tại sao món ăn này lại có tên là “dưa món” nhưng nó đã có mặt từ rất lâu. Ngày Tết đến thì không thể nào thiếu dưa món này.
Tùy vào sở thích của mỗi người mà có thể làm dưa món có củ cải trắng, cà rốt, đu đủ, su su, dưa chuột, củ kiệu… Vị chua chua mặn mặn ngọt ngọt cùng với sự giòn rụm của các loại rau củ đưa cơm vô cùng. Nhiều người khéo léo thì còn tỉa thêm những miếng cà rốt thành hình hoa làm cho hũ dưa món càng bắt mắt và trông ngon lành hơn.
Save
Từ Bắc vào Nam cũng đều có sự hiện diện của món dưa dân dã này trong những ngày Tết. Đặc biệt khi ăn bánh tét hoặc bánh chưng chiên lên cùng dưa món thì không còn gì tuyệt vời bằng.
Cùng xem cách làm dưa món của người Nhật
Dạo 1 vòng trên mạng, mình thấy ngoài kiểu muối dưa món của Việt Nam, muối kim chi của Hàn Quốc, thì Nhật Bản cũng là một đất nước có phong phú các loại dưa món. Dưa món trong tiếng Nhật là Tsukemono. Họ cũng làm món ăn này từ những loại rau củ quen thuộc nhưng lại tạo ra hương vị và màu sắc riêng.
Mình rất muốn tự tay làm thử những loại dưa món mới lạ này bởi nó nhìn rất ngon lành các bạn ạ!
Nào mình cùng tìm hiểu nha!
Dưa món cần tây
Đúng như tên gọi thì dưa món chỉ có mỗi 1 thành phần là cần tây. Phần nước mắm sẽ bao gồm nước mắm, nước tương, giấm gạo, nước cốt chanh, nước, đường và tỏi.
Dưa món cần tây này rất mặn, nhưng hương vị thì lại rất thơm ngon. Cách làm thì cực kỳ đơn giản. Các thành phần trên trộn đều và khuấy cho tan hết. Cần tây bỏ lá, cắt khúc vào cho vào ngâm trong hỗn hợp nước mắm từ 1-2 ngày là có thể ăn được.
Save
Kyurizuke – dưa món từ dưa chuột
Dưa chuột 🥒 Nhật Bản dài và chắc, có ít hạt và nhỏ. Kyurizuke được làm từ dưa chuột muối trong cám gạo hoặc tương miso. Loại dưa món có thể được tìm mua dễ dàng trong các cửa hàng tạp hóa Nhật Bản.
Loại dưa món này của Nhật Bản được ướp trong hỗn hợp tương miso hoặc cám gạo, muối và đường trong một đến hai tuần, cho đến khi chúng teo và có độ giòn ngon.
Món ăn này có vị mặn, rất đậm đà hương vị nước tương. Người ta ăn loại dưa món từ dưa chuột này với cơm trong bữa ăn.
Save
Fukujinzuke – dưa món hấp dẫn
Công thức làm món ăn này sẽ khác nhau tùy thuộc vào sở thích của người nấu trong việc lựa chọn rau củ. Nhưng 4 loại chính được sử dụng gồm củ cải, cà tím, củ sen và dưa chuột. Một số phiên bản còn tạo màu đỏ may mắn với tía tô.
Để làm món ăn này, các loại rau củ sẽ được xắt nhỏ và ướp trong hỗn hợp nước tương và đường qua đêm hoặc lâu hơn. Khi ăn nó sẽ có vị ngọt ngọt, mặn mặn và giống như vị của tương ớt vậy.
Điều đặc biệt là người Nhật sẽ ăn kèm loại dưa món này với cơm cà ri.
Save
Save
*Ảnh: Nguồn Internet
Sharing is caring:
0
Shares
0
More
Cách Làm Các Món Ăn Ngon Từ Dưa Leo (Dưa Chuột)
Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là loại quả chứa 90% là nước, đồng thời chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, chính vì vậy dưa leo được xem như là loại rau xanh tốt cho sức khoẻ đặc biệt là có tác dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Dưa leo có rất nhiều công dụng làm mặt nạ dưỡng da trị mụn, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giải toả căng thẳng mệt mỏi, hỗ trợ quá trình giảm cân. Dưa leo không chỉ để ăn sống mà bạn còn làm được rất nhiều món ngon, hấp dẫn mà cực kì dễ chế biến.
Dưa leo muối chua giòn
Nguyên liệu:
– 500g dưa leo
– 4 thìa cà phê muối
– 1 thìa cà phê đường
– 1 thìa cà phê dấm.
– Tỏi, ớt, gừng.
– Dưa leo rửa sạch, ngâm nước muối loãng 1 tiếng, vớt ra rửa sạch.
– Hòa nước để muối dưa leo gồm: nước đun sôi để nguội, muối, đường, tỏi, ít dấm, vài lát gừng.
– Cho dưa vào ngâm, khoảng 2 ngày khi dưa chuyển màu vàng là ăn được.
Nộm dưa chuột
Nguyên liệu:
– 1 đến 2 quả dưa chuột
– 1 củ cà rốt nhỏ
– 100g tôm
– 100g thịt nạc hay thịt ba chỉ
– 1 thìa cà phê nhỏ nước cốt chanh
– 2 thìa cà phê nhỏ nước mắm ngon
– 2 thìa cà phê nhỏ nước lọc
– 2 thìa cà phê nhỏ đường
– 1 thìa cà phê muối
– Ít lạc rang chín, giã nhuyễn.
– Cà rốt bào sợi, ướp vào nửa thìa cà phê muối, trộn đều để 15 phút. Sau đó, mang găng tay nilon bóp cà rốt ra bớt nước, rũ cho cà rốt tơi ra.
– Dưa chuột rửa sạch, để nguyên vỏ, dùng dao thái thành từng miếng nhỏ, ướp vào nửa thìa cà phê muối, dùng tay trộn đều. Dùng tay bóp hết nước ở dưa leo, để dưa leo được khô.
– Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, luộc chín. Luộc chín thịt, thái miếng vừa ăn. Pha nước mắm, nước lọc, đường, nước cốt chanh trộn lẫn vào với nhau, nêm lại tùy theo sở thích của bạn.
– Trộn lẫn cà rốt, dưa leo, tôm, thịt vào bát to, đổ bát nước mắm để trộn nộm vào, trộn đều. Có thể thêm rau thơm, hay rau húng thái nhỏ vào nộm. Lúc ăn rắc lạc đã giã lên trên bề mặt nộm.
Dưa leo dầm mật ong:
Nguyên liệu:
1 trái dưa chuột
1/2 củ cà rốt
100 g cần tây, 100 g măng tây, 50 ml mật ong, 4 muỗng canh giấm trắng, hạt nêm, dầu ăn, ớt quả khô, tiêu.
Cà rốt, măng gọt bỏ vỏ, dưa chuột rửa sạch. Xắt cà rốt, măng, dưa chuột thành khúc 1 cm x 8 cm, trụng cà rốt qua nước sôi. Cần tây bỏ rễ, rửa sạch, xắt khúc tương tự.
Trộn đều cà rốt, măng, dưa chuột, cần tây với hạt nêm, mật ong, giấm trắng, cho vào hộp đậy kín và cho vào ngăn mát đến khi nước của các nguyên liệu trở nên sánh, bày ra đĩa.
Ớt quả khô xắt lát, bỏ hột, cho vào bát cùng với hạt tiêu. Đun nóng dầu ăn, đổ lên bát tiêu, ớt, sau đó đổ hỗn hợp này lên đĩa cà rốt, dưa chuột, măng tây, cần tây.
Nên đọc
Cách Làm Dưa Món Ăn Liền Với Cà Rốt Và Dưa Chuột Giòn Ngon
Dưa món là món ăn chống ngán rất ngon và được rất nhiều gia đình Việt yêu thích, cách làm dưa món ăn liền từ cà rốt và dưa chuột sẽ là một gợi ý hay để bạn dễ dàng thực hiện.
Cách làm dưa món ăn liền
Để có thể mua được các nguyên liệu tươi ngon nhất thì bạn nên đi mua vào buổi sáng và tốt nhất để đảm bảo an toàn thực phẩm thì bạn nên lựa chọn những cửa hàng rau sạch uy tín để lượng tồn dư chất bảo quản hay chất hoá học sử dụng là ít nhất.
+ 3 trái dưa chuột
+ Rau húng, rau kinh giới, rau mùi
+ 1 trái ớt tươi
+ 1 củ tỏi
+ 1 quả chanh tươi
+ Bột canh
+ Đường
Các bước thực hiện:
-Các nguyên liệu này vô cùng dễ kiếm và cũng phụ thuộc theo mùa quá nhiều vì vậy bạn cũng hề gặp khó khăn khi tìm kiếm và mua chúng. Cà rốt và dưa chuột thì bạn nên chọn những củ, quả có kích thước vừa phải và không cần quá to vì chúng cần non thì sẽ đảm bảo độ ngọt của dưa món.
-Dưa chuột cần rửa sạch và ngâm nước muối trong khoảng nửa tiếng. Bạn không cần gọt vỏ dưa vì như vậy chúng ta giữ được độ giòn của nó hoàn chỉnh. Nếu bạn có bình rửa thực phẩm thì bước này có thể tiện và tiết kiệm thời gian hơn khá nhiều đấy.
-Sau khi đã rửa sạch dưa, bạn để cho ráo nước và cắt hai đầu của dưa chuột, cắt thành những lát mỏng vừa ăn. Bạn nên lau bớt nhựa ở hai đầu dưa chuột thì sẽ ngon hơn.
-Tiếp theo bạn sẽ nhặt lá húng, kinh giới và mùi, bỏ đi phần già và lấy nhiều phần lá, rửa sạch và để ráo nước. bạn hãy thái chúng ra nhưng không nhỏ quá để khi trộn cùng rau sẽ ngon hơn.
-Tỏi thì bóc vỏ, băm nhuyễn, ớt tách bỏ hạt và cắt những lát nhỏ. Chanh bổ đôi vắt lấy phần nước cốt nhưng bạn không nên để cả hạt vì như vậy nước cốt sẽ có vị đắng nữa thì dưa món sẽ không ngon.
-Sau khi các nguyên liệu đều đã được sơ chế qua thì tiếp theo của công đoạn này bạn sẽ pha một hỗn hợp để trộn dưa món theo công thức sau: Dùng 3 muỗm nước lọc với 2 thìa café nước cốt chanh, 2 café đường, 1 canh nhỏ nước mắm và tỏi ớt đã băm nhuyễn. Bạn khuấy cho thật đều hỗn hợp này lên và cách tốt nhất là bạn nên trộn trước một chút hỗn hợp này vào cà rốt và dưa chuột và sau đó mới cho trực tiếp cả hỗn hợp nước trộn vào, như vậy sẽ ngon và đều gia vị hơn. Rau thơm sẽ được bạn cho thêm vào cuối cùng và cũng trộn đều chúng như bình thường. Cách khác đó là bạn có thể đem phơi qua các nguyên liệu dưới nắng, sẽ tạo độ dai, giòn đặc biệt cũng khá lạ miệng và các bước tiếp tục theo trình tự.
Qua các công đoạn trên bạn có thể thấy rằng cách làm dưa món ăn liền không hề khó mà vô cùng đơn giản, tiện lợi mà lại ngon miệng nữa. Dưa chuột và cà rốt tươi thấm đều gia vị giòn ngọt và thơm nức sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa cơm gia đình khi ăn kèm với các món khác. Chúng sẽ đem lại cho bạn một cảm giác hoàn toàn mới với dư vị tuyệt vời như vậy. Để dưa món ngon và giòn thì bạn nên dùng luôn ngay sau khi trộn xong, như vậy cũng không bị ra quá nhiều nước và dưa chuột, cà rốt cũng đảm bảo không bị nhũn. Mẹo nhỏ với bạn là để dưa chuột, dưa được giòn ngon hơn thì bạn hãy thử ngâm chúng vào nước lạnh trước khi thái.
Kết luận
Các Món Dưa Góp Ngon : 9 Món Dưa Góp Chống Ngán Ngày Tết
1. Dưa góp cà rốt củ cải trắng
Đây là món dưa góp đơn giản nhất và đã xuất hiện từ rất lâu trong mâm cơm hằng ngày của gia đình Việt. Chỉ với 2 nguyên liệu chính mộc mạc là cà rốt và củ cải trắng thôi, bạn sẽ làm nên một món dưa góp chua chua giản dị đậm chất Việt Nam.
Chỉ cần nấu sôi muối, đường, giấm và nước mắm. Nhấn cà rốt và củ cải thái sợi vừa vào ngâm. Sau 3 ngày, bạn sẽ có ngay một món dưa góp củ cải.
2. Dưa bao tử ngâm muối chua
Những trái dưa leo còn nhỏ, chưa có hột đem ngâm muối chua ăn kèm cùng thịt kho tàu ngày Tết thì còn gì bằng phải không nào?
Đun muối và đường kèm theo thái ớt và tỏi. Ngâm cùng với dưa bao tử trong 5 ngày, vừa y bạn đã có ngay những hủ dưa ngâm đúng chuẩn Tết đấy!
3. Rau muống ngâm chua ngọt
Bên cạnh nhiều móm dưa góp, nhưng rau muống ngâm chua ngọt lại có một sức thu hút với nhiều người. Những cọng rau muống giòn rồm rộp chua chua ngọt ngọt rất thích hợp ăn kèm cùng các món đầu mỡ.
Nấu hòa quyện dương, muối và giấm, nước. Ngâm rau muống cùng ớt, tỏi. Khoảng 1 ngày sau là bạn đã có một mẻ rau muống ngâm giòn đậm đà rồi.
4. Dưa leo ngâm chua hương thì là
Cũng là một món dưa góp ngon từ dưa lèo nhưng lại kết hợp cùng mùi thơm của thì là, một mùi hương thường được người dân miền Bắc rất yêu thích. Dưa leo được ngâm giòn giòn, chua chua, hương thì là thì thoang thoảng sẽ làm giảm mùi ngấy của dầu mỡ rất hiệu quả.
Món dưa này chỉ cần ngâm khoảng 8 tiếng và bảo quản lạnh dùng được trong từ 2 đến 3 tuần.
5. Dưa cải muối chua
6. Hành tìm ngâm chua ngọt
Hành tím ngâm chua ngọt với cách làm đơn giản nhưng hương vị lại thơm ngon khó quên, ai đã ăn được 1 lần là đảm bảo sẽ ghiền và muốn ăn nữa. Hành tím ngâm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt thường được ăn kèm với các món có nhiều vị béo để chống ngấy.
Hành tím ngâm ra có màu rất đẹp mắt, thời gian ngâm từ 3 ngày đến 1 tuần tùy theo sở thích từng gia đình.
7. Kim chi cải thảo
Kim chi là một món muối chua dùng để ăn kèm rất phổ biến hiện nay xuất thân từ Hàn Quốc. Hiện nay, kim chi rất phổ biến tại Việt Nam và sẽ rất mới lạ nếu biến kim chi thành một món ăn kèm chua, chống ngán trong ngày Tết và còn giúp ích cho bao tử chúng ta nữa.
8. Kim chi hẹ
Từ món kim chi cải thảo, biến tấu một chút với hẹ, chúng ta lại có thêm một món kim chi vô cùng hấp dẫn. Hẹ với mùi thơm đặc trưng và vị hơi hăng, ướp kèm ớt, tỏi và gừng sẽ làm dậy nên hương vị của bữa ăn mà lại chống ngán nữa.
Kim chi làm xong được bảo quản trong tủ lạnh dùng trong khoảng 2 tuần, ăn kèm với món nào cũng vô cùng ngon.
9. Kim chi dưa leo
Một món ăn nữa lấy cảm hứng từ kim chi Hàn Quốc chính là kim chi dưa leo. Đây là món vô cùng thích hợp cho những ai yêu vị ngọt tự nhiên và độ giòn của dưa leo.
Kim chi dưa leo giòn giòn với vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp giảm bớt cảm giác nhanh ngán của các món ăn nhiều chất đạm hoặc ăn với cơm nóng rất bắt cơm. Không như các loại kim chi khác, kim chi dưa leo có thể ăn ngay sau khi làm.
Tránh Ngán Ngày Tết Với Cách Làm Món Dưa Góp Từ Dưa Chuột
Dưa góp là món ăn quen thuộc trong những mâm cơm ngày Tết hay bữa cơm thường nhật. Nếu bạn đang tìm kiếm cách làm dưa góp ngon chuẩn vị, đừng bỏ qua cách làm món dưa góp từ dưa chuột giòn ngon, đơn giản dưới đây.
Dưa chuột ngọt mát, giòn ngon, chứa nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh việc ăn cùng với loại rau thơm, dưa chuột còn có thể được chế biến thành món dưa góp. Dưa góp thường sử dụng nguyên liệu chính từ dưa chuột, su hào, cà rốt, được cắt thành từng miếng vừa ăn và tẩm ướp gia vị hài hòa. Dưa góp làm từ dưa chuột mang hương vị chua ngọt, giòn mát đặc trưng, rất hấp dẫn và kích thích vị giác.
Đặc biệt, vị chua thanh, ngọt mát của món dưa góp giúp giảm cảm giác ngán thịt rất hiệu quả, rất thích hợp để chống ngán cho các món ăn dầu mỡ. Nguyên liệu làm dưa góp dễ tìm, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện món dưa góp trong vòng chưa đầy 45 phút. Chính vì vậy, cách làm món dưa góp từ dưa chuột sẽ giúp bữa cơm của gia đình bạn thêm tròn vị, đặc biệt trong những ngày lễ Tết.
Cách làm dưa góp tránh ngán ngày tết
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 củ su hào
1 củ cà rốt
1 quả dưa chuột
1 bó rau húng
1 củ tỏi
2 quả ớt
Gia vị: giấm, đường, nước mắm, muối, chanh, hạt nêm
Cách làm dưa góp su hào cà rốt
Sơ chế nguyên liệu
Su hào gọt vỏ, rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Vớt ra để ráo rồi thái su hào thành những lát mỏng, dài, kích thước tùy ý.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng miếng vừa ăn. Bạn có thể thái cà rốt thành miếng vuông hoặc gợn sóng tùy theo ý thích.
Dưa chuột rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút để dưa chuột sạch và vỏ thêm giòn hơn. Đây là cách làm dưa góp ngon được nhiều người áp dụng. Sau đó, vớt dưa chuột ra, loại bỏ phần ruột dưa rồi thái thành từng miếng dài.
Rau húng nhặt sạch, bỏ rễ rồi ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra rửa sạch lại rồi thái nhỏ.
Tỏi bóc, vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
Ớt tươi rửa sạch, bỏ hạt và thái thành lát.
Ướp nguyên liệu
Bạn cho cà rốt, su hào, dưa chuột vào một bát lớn. Thêm vào 1 muỗng muối, xóc đều để các nguyên liệu ngấm muối đều. Ướp nguyên liệu trong khoảng 20 phút rồi sau đó rửa sạch lại với nước lạnh. Đây là cách giúp giảm mùi hăng của nguyên liệu rất hiệu quả.
Cách pha nước chấm dưa góp
Tiến hành làm nước dưa góp theo công thức sau: bạn cho 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng giấm, 2 muỗng đường, 1 muỗng nước cốt chanh, ½ muỗng hạt nêm vào bát, thêm ớt thái lát, tỏi băm nhỏ. Dùng muỗng khuấy đều để các gia vị hòa tan với nhau.
Làm món dưa góp từ dưa chuột
Bạn trộn các nguyên liệu với hỗn hợp nước mắm. Đeo bao tay và dùng tay bóp nhẹ trong khoảng 3 phút. Tiến hành nêm nếm lại một lần nữa để đảm bảo dưa góp hợp khẩu vị người ăn. Cuối cùng bạn rắc ít rau húng lên trên, dọn món ra đĩa và thưởng thức.
Cách bảo quản dưa góp
Dưa góp sau khi chế biến nên được bảo quản trong hũ thủy tinh để có thể sử dụng lâu hơn. Bạn chọn hũ thủy tinh vừa vặn, rửa sạch, phơi thật khô rồi mới cho nguyên liệu vào. Khi tiến hành bảo quản dưa góp, đổ nước mắm ngập nguyên liệu và ngâm trong khoảng 1 – 2 ngày. Sau khi dưa đã chua, bạn để trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần và sử dụng trong khoảng 7 – 10 ngày.
Dưa góp ăn với gì thì ngon?
Dưa góp thường được trộn cùng rau thơm, húng quế để tăng hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn. Đặc biệt, vào ngày Tết, bạn có thể ăn dưa góp cùng với thịt kho tàu, bánh chưng, bánh tét, các món chiên, nướng… Vị chua thanh dịu nhẹ của dưa góp sẽ giúp giảm độ ngậy béo của các món ăn nhiều dầu mỡ.
Bà bầu có được ăn dưa góp không?
Dưa góp làm từ dưa chuột chứa nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ trong thai kỳ như phòng tránh nguy cơ thiếu nước, duy trì huyết áp ổn định trong thời gian mang thai, giúp xương bà bầu chắc khỏe do chứa nhiều Vitamin K. Đặc biệt, vỏ dưa chuột còn cung cấp lượng chất xơ tuyệt vời giúp ngăn ngừa chứng táo bón – một điều rất dễ gặp trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, dưa chuột cũng giúp bổ sung nguồn Vitamin và muối khoáng như: Vitamin C, Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, Aicd Folic, Can Xi, Magie, Kẽm, Phospho… cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý gọt sạch vỏ dưa chuột trước khi ăn do dưa chuột là loại quả rất dễ bị phun thuốc. Các chất bảo vệ thực vật đều là chất độc với cơ thể, đặc biệt có thể gây dị tật đối với thai nhi. Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn dưa góp với mức độ vừa phải để tránh các triệu chứng dị ứng, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi
Vậy là với cách làm món dưa góp từ dưa chuột siêu đơn giản này, bạn đã thu được thành phẩm là đĩa dưa góp giòn sần sật, mang hương vị chua cay hòa quyện rất ngon miệng và thanh mát. Để biết thêm nhiều công thức nấu món Việt ngon khác tại Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu, bạn hãy nhanh tay điền thông tin theo form bên dưới hoặc gọi đến số Hotline: 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé.
Bạn đang xem bài viết Cách Làm Dưa Món Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022 trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!