Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Làm Món Nấu Giả Cầy Thịt Lợn Mán Chuẩn Vị Tây Bắc # Top 14 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Làm Món Nấu Giả Cầy Thịt Lợn Mán Chuẩn Vị Tây Bắc # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Món Nấu Giả Cầy Thịt Lợn Mán Chuẩn Vị Tây Bắc mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Món thịt lợn mán nấu giả cầy thơm ngon béo ngậy với mùi thơm đậm đà của giềng mẻ quyện với mùi thơm bùi của thịt chân giò sẽ làm nên hương vị rất đặc trưng của món ăn này. Món thịt lợn mán nấu giả cầy ăn cùng với cơm hoặc bún đều ngon cả.

Món giả cầy là món ăn quen thuộc trong mùa đông hay ngày Tết, được chế biến từ chân giò hoặc thịt ba chỉ lợn. Nấu giả cầy được coi là món ẩm thực ăn ưa thích của người dân Việt Nam. Món giả cầy nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết nấu, hoặc có những người nấu được đó không phải ai nấu cũng ngon.

Nguyên liệu món giả cầy thịt lợn mán

– Thịt ba chỉ, hoặc chân giò thui (tùy vào lượng người ăn)

– Sả: 5 củ

– Riềng: 1 củ

– Ớt: 2, 3 quả

– Mật mía

– Muối, bột nghệ, nước mắm, mẻ, mắm tôm và những gia vị hàng ngày.

Cách làm món giả cầy thịt lợn mán

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

+ Băm nhỏ sả, thái miếng riềng và ớt

Sau đó, đem rửa sạch lại lần nữa và cắt thành tiếng từng miếng vừa ăn. Nếu là chân giò thì thui bằng rơm, nướng. Dùng giấy trắng tinh cuộn bó chặt vào xung quanh chân giò, mang đốt cho tới khi lớp bì ngả màu nâu sậm. Nếu không dùng lửa, bạn có thể dùng lò vi sóng nướng vàng, không nướng chín dùng khò để khò vàng lớp da ngoài.

+ Sau đó, đem rửa, cạo sạch, chặt thịt miếng to vừa ăn. Ướp cùng với sả đã băm nhỏ, 2 thìa mẻ, 1 thìa gừng, 1 thìa tỏi, 1 thìa ớt, 1/2 bát riềng đã giã hoặc xay nhỏ, 1 thìa bột nêm, 1/2 thìa mắm ngon, 1 thìa mắm tôm, một chút bột canh và ướp trong khoảng 45 phút.

– Bước 2: Cách nấu giả cầy

+ Trước tiên bạn cho dầu mỡ vào nồi đun nóng già, chờ dầu sôi trên bếp rồi cho thịt, hoặc chân giò đã ướp vào chảo, đảo qua cho hơi săn mặt thịt, thêm nước vào khoảng ngập khoảng 2/3 thịt. Nêm cho vừa miệng, đun cho đến khi thịt vừa chín mềm, xương mềm mục, có mùi thơm đặc trưng là được.

– Khi nấu nên vặn lửa nhỏ lại cho thịt ngấm đủ gia vị mà không bị chín nhũn. Cứ như thế bạn đã có một nồi giả cầy thơm ngon đúng vị rồi. Múc chân giò ra bát và ăn cùng với cơm thì ngon tuyệt vời.

Cũng như các món giả cầy nói chung, món lợn mán nấu giả cầy phải ăn kèm với các loại rau thơm như rau húng chó, rau ngổ, rau mùi tàu,… Ăn nóng với bún tươi, hoặc cơm khi ăn chỉ chan nước vừa đủ ướt bún.

Lưu ý khi chế biến món nấu giả cầy thịt lợn mán

– Nếu bạn nấu giả cầy bằng nồi áp suất: không nên cho thêm nước, đun sôi lửa rất nhỏ khoảng 15 phút rồi bắc ra, không xì hơi, để tự nguội.

– Nếu nấu nồi thường: có bỏ thêm ít nước, nấu tới khi thịt mềm. Khi nước đã sôi, bạn phải vặn nhỏ lửa cho đến khi nước sệt sệt và thịt mềm tới tránh để da thịt nhũn.

– Giả cầy nên nấu chân giò sau, có đủ cả móng và thịt.

Với món thịt lợn mán nấu giả cầy các bạn nên dùng lúc nóng, ăn với cơm hoặc với bún là ngon.

Thành phẩm: nước món giả cầy sền sệt, sánh, vàng, thịt ngấm gia vị.  Rắc thêm hành lá và rau răm thái nhỏ lên trên.

Bài viết được biên tập bởi Công Ty Trường Chính Kiệt Chuyên cung cấp : Đặc sản Tuyên Quang, Đặc sản các vùng miền, Trứng vịt sạch, trứng vịt hồ Thủy điện Tuyên Quang, Trứng vịt muối, Rượu ngô Na Hang Tuyên Quang, Lợn Mán Tuyên Quang.

Hotline: 0984 588 258

Email: dacsantuyenquang2016@gmail.com

Website: https://kenhthongtinmuaban.com/

Địa chỉ: Số 10 Ngách 96 Ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội.

Cách Nấu Giả Cầy Từ Thịt Lợn Miền Bắc, Chân Giò Giả Cầy Miền Trung

Các tín đồ của ăn uống, đặc biệt là yêu thích những món ăn đặc sản độc đáo của miền Bắc, chắc chắn không nên bỏ qua bài viết: “Cách nấu giả cầy miền Bắc ngon không tưởng” này của Mâm Cơm Việt!

Miền Bắc là nơi có nhiều món ăn ngon và đặc sản, đặc biệt hương vị của người dân nơi đây không quá ngọt, không quá cay, cũng không quá chua, mà dường như là sự tổng hợp của tất cả hương vị của các vùng miền khác. Chính vì vậy, các món ăn miền Bắc có sự cân bằng, được gia giảm rất vừa phải và vừa ăn.

Giả cầy là một món ăn ngon và đặc sản của miền Bắc, khác với giả cầy của các vùng miền khác, các nguyên liệu cũng như cách ché biến của món giả cầy nơi đây cũng có khá nhiều sự khác biệt, nên tạo một dấu ấn riêng hoàn toàn khác so với các nơi khác.

I – Cách nấu giả cầy miền Bắc từ chân giò heo

Các nguyên liệu

3 kg giò heo trước

210 gram mắm tôm

Bắp chuối 600 gram

Cơm mẻ

Đậu xanh 200 gram

500 gram củ riềng

1 kg bún tươi

Cách nấu đơn giản

– Sơ chế các nguyên liệu, sơ chế chân giò heo, hun chân giò heo bằng bã mía hoặc rơm, sao cho chân giò có màu vàng đẹp mắt, trong quá trình hun chân giò chú ý hun cẩn thận, để chân giò không bị cháy xém. Hun chân giò giúp cho lớp da bên ngoài giòn, thơm, loại bỏ đi được mùi hôi khó chịu ở chân giò.

– Sau khi hun chân giò xong, thì tiến hành cạo đi lớp than, cháy xém bên ngoài và cắt miếng vừa ăn. Các nguyên liệu riềng, nghệ, sả, hành tím, rửa sạch bóc vỏ, cắt lát mỏng, sau đó dùng may xay để xay nhỏ, hoặc có thể giã bằng chày và cối.

– Chọn một chiếc nồi lớn, cho toàn bộ chân giò heo vào, sau đó cho riềng, nghệ, sả, hành, tím vừa sơ chế vào, cho thêm các gia vị như mắm tôm, cơm mẻ, bột ngọt, dầu ăn.

– Sau đó trộn đều hỗn hợp này lại sau đó ướp chân giò trong khoảng thời gian từ hai mươi đến ba mươi phút để cho chân giò ngấm được hết các gia vị để đậm vị hơn.

– Dùng một chiếc chảo lớn và sâu lòng, đặt lên bếp cho chảo nóng, sau đó cho vào một chút dầu ăn. Khi dầu nóng già, thì cho hành tím băm vào phi hành cho thơm, sau đó đổ chân giò vào xào đều cho thịt chân giò vàng và săn lại.

– Cho thêm nước lọc và đậu xanh vào trong nồi sau đó bật to lửa, để cho nước sôi và dần sệt lại. Sau đó, tiếp tục nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi có thể tắt bếp.

Vậy là chỉ với sáu bước vô cùng nhanh gọn và đơn giản mà các bạn đã có ngay món giả cầy miền Bắc thơm ngon và bổ dưỡng.

II – Cách nấu giò heo giả cầy theo kiểu miền Trung

Nguyên liệu

Chân giò heo

Mẻ 3 thìa vừa

Mắm tôm bốn thìa mắm vừa

Hành tím hai củ

Sả hai củ

Bột nghệ một thìa

Rau răm

Rau sống ăn kèm với thịt giả cầy

Các loại gia vị như hạt nêm, dầu ăn, bột canh,…

Cách làm chân giò giả cầy miền Trung

– Sơ chế chân giò, làm sạch chân giò, dùng dao cạo bỏ đi các vảy bẩn và lông. Sau đó tiến hành hun chân giò bằng bã mía hoặc rơm để có được lớp da vàng và giòn, thịt mềm ở bên trong.

– Sau khi hun xong, dùng dao cạo bỏ sạch các phần bị cháy, xém, rửa để làm sạch các bụi tro. Chặt chân giò ra thành từng miếng vừa ăn.

– Sơ chế riềng sả, hành tím, nghệ, rửa sạch, bóc vỏ, sau đó cắt lát mỏng rồi giã nhuyễn hoặc có thể dùng máy xay để xay nhuyễn.

– Dùng một chiếc nồi lớn để cho toàn bộ thịt chân giò vào, sau đó cho riềng, sả, hành tím, nghệ xay vào, cùng với mắm tôm, mẻ, dầu ăn, hạt nêm,…Ướp thịt trong khoảng hai mươi phút cho thịt ngấm gia vị.

– Khá giống với cách làm giả cầy miền Bắc, chúng ta cũng tiến hành phi hành tím và cho thịt chân giò vào đảo cùng, sau đó cho thêm nước lọc, đậu xanh vào nấu cho cạn nước.

– Tuy cách nấu khá giống như khi nêm nếm gia vị, món giả cầy miền Trung sẽ khác đôi chút khi cho thêm một chút vị cay, vì người dân ở đây thường thích ăn những món cay, và cuối cùng khi nấu xong sẽ cho thêm chút lá răm để tạo mùi thơm cho món ăn.

Thịt chân giò được xem là một loại thịt ngon, tuy phần chân không chứa có nhiều thịt, nhưng phần da lại rất béo, giòn và ngậy, ăn nhiều cũng không bị ngán. Ăn thịt chân giò có rất nhiều lợi ích như: làm đẹp da, phòng ngừa các triệu chứng như hôn mê do mất máu, chảy máu đường ruột, cải thiện hệ tuần hoàn,…Ngoài ra thịt chân giò còn có khả năng phục hồi sức khỏe cho cơ thể, điều trị bệnh suy nhược thần kinh, bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh,…

Cách Nấu Món Thịt Vịt Xiêm Giả Cầy Chuẩn Kiểu Miền Bắc

Công thức chuẩn cho món vịt nấu giả cầy thơm ngon miền Bắc

Thịt vịt nấu giả cầy nóng hổi, đậm đà kết hợp với vị thơm đặc trưng của riềng, vị chua nhè nhẹ của mẻ, vị nồng nàn của mắm tôm sẽ khiến cả gia đình bạn thích thú!

Món vịt nấu giả cầy với những miếng thịt vịt chín mềm kết hợp cùng vị nồng ấm của các gia vị riềng, gừng tạo nên một món ăn đặc sắc và cực kì thơm ngon.

Món vịt giả cầy thường được nhiều bà nội trợ lựa chọn thực hiện cho bữa cơm chiều mưa. Cùng với cái khí trời lành lạnh món vịt giả cầy như lấy cân bằng lại độ ấm cho cơ thể, làm cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.

Món vịt giả cầy thường được dùng trong những bữa cơm gia đình

Cách làm vịt giả cầy ở mỗi miền lại có những nét riêng nhưng đều không thể nào thiếu đi nguyên liệu là riềng, nguyên liệu quan trọng để món ăn được gọi là chuẩn. Thịt vịt nấu giả cầy thường sử dụng vịt xiêm để nấu vì thịt vịt xiêm chắc hơn, dai hơn và cũng béo hơn so với thịt vịt thường nên vì thế phù hợp để giả cầy.

Mời các bạn cùng theo dõi và thực hiện với Mâm Cơm Việt trong cách nấu vịt xiêm giả cầy kiểu miền Bắc.

Nguyên liệu nấu vịt giả cầy miền Bắc

1 muỗng nghệ băm, 1 muỗng mắm tôm, Riềng, 1 muỗng tỏi băm

Ngò ôm, mùi tàu, 1 muỗng hành băm

Dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm, muối

Cách làm món vịt xiêm nấu giả cầy miền Bắc đơn giản

Lưu ý khi làm vịt nấu giả cầy:

Để nấu được một nồi vịt giả cầy ngon, khi mua vịt chọn những con vịt trưởng thành, béo, có đặc điểm ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Vịt mua về nên rửa với muối, rượu gừng. Với cách làm này, khi ăn vịt sẽ không còn cảm thấy mùi hôi nữa và thịt vịt cũng sẽ thơm hơn.

Nếu có điều kiện, bạn hãy lấy rơm thui cho vịt vàng đều và hơi cháy xém da, cách làm này sẽ cho thịt vịt có mùi thơm của rơm hơn.

Để thịt có mùi thơm và ngọt nước, có thể sử dụng nước dừa thay cho nước lọc để đun thịt.

Món vịt giả cầy đạt yêu cầu là thịt vịt mềm mà không nát, không dai, miếng thịt phải dậy mùi riềng, mẻ, mắm tôm, vị đậm vừa ăn. Nếu dùng với bún, bạn có thể nấu mặn hơn một chút

Món vịt xiêm nấu giả cầy có màu sắc rất hấp dẫn, thịt vịt nướng chín da cùng với màu vàng sóng sánh nhìn là muốn ăn ngay rồi.

Sau khi thực hiện cách nấu thịt vịt xiêm giả cầy và thưởng thức mùi vị thơm ngon, vô cùng hấp dẫn do món ăn này mang lại nếu có ai đó hỏi vịt xiêm nấu món gì ngon thì chắc hẳn không chần chừ mà ta sẽ nói ngay là vịt xiêm giả cầy là ngon nhất phải không nào?

Chủ đề món ngon: cách chế biến cầy hương, cach nau mon vit gia cay, cách nấu cầy hương, cách nấu giả cầy miền bắc, cách nấu giả cầy ngan, cách nấu món gà giả cầy, cách nấu món ngan giả cầy, cách nấu món vịt giả cầy, cách nấu ngan giả cầy, cách nấu thịt chồn giả cầy, cách nấu thịt giả cầy miền trung, cách nấu thịt ngan giả cầy, cách nấu thịt ngỗng giả cầy, cách nấu vịt giả cầy miền bắc, cách nấu vịt xiêm giả cầy, gio heo gia cay mien bac, nấu giả cầy ngan, ngan nau gia cay nghe an, thịt vịt nấu giả cầy mien bac, thịt vịt nấu món gì ngon nhất, vit lam mon gi ngon nhat, vit nau gia cay mien bac, vit nuong gia cay, vit xiem nau gia cay, vịt xiêm 3 món, vịt xiêm giả cầy, vịt xiêm nấu giả cầy, vịt xiêm nấu món gì ngon

Coi nguyên bài viết ở : Cách nấu món thịt vịt xiêm giả cầy chuẩn kiểu miền Bắc

via #1 Mâm Cơm Việt – Mâm Cơm Gia Đình Việt Nam – Feed http://bit.ly/2xEjAK9

Cách Làm Thịt Lợn Hun Khói Chuẩn Hương Vị Tây Bắc

Nếu bạn là người yêu bếp núc, và muốn thử tài nội trợ của mình bằng món thịt lợn hun khói, thì bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm thịt hun khói ngon nhất, độc đáo đúng chuẩn hương vị thịt lợn hun khói Tây Bắc.

Thịt lợn: bạn hãy chọn thịt lợn tươi loại ngon. Nên chọn thịt thăn hoặc thịt ba chỉ, không lấy mỡ, nếu có mỡ thì bạn có thể lọc ra trước khi tiến hành bước kế tiếp.

Các loại gia vị: mắm, muối, hạt nêm,… đặc biệt trong cách làm thịt hun khói, để có được hương vị chuẩn Tây Bắc thì bắt buộc phải có hạt mắc khén. Đây là hạt tiêu rừng chỉ riêng ở vùng Tây Bắc mới có, chính mùi hương của loại hạt này sẽ mang lại hương vị đặc trưng của món thịt lợn hun khói Tây Bắc.

Một số loại gia vị khác như gừng, ớt bột,… bạn có thể thêm bớt tùy ý thích.

Cách làm thịt lợn hun khói chuẩn hương vị Tây Bắc Cách sơ chế

Rửa sạch thịt lợn, thái theo thớ thịt thành những miếng dài vừa đủ. Bạn cũng có thể thái thịt thành miếng lớn nhưng hãy chú ý thái theo thớ để khi hun khói xong, có thể xé thịt ra theo thớ cho dễ ăn.

Cho thịt lợn đã thái vào một thau lớn, rồi cho tất cả các loại gia vị đã chọn lọc vào thau, trộn đều tay cho đến khi thịt lợn ngấm đều gia vị. Các loại gia vị nên được gia giảm lượng cho vừa đủ để thịt không bị quá vị. Đặc biệt nhất là hạt mắc khén, bạn không nên cho quá nhiều hạt mắc khén vào mà chỉ nên cho một lượng vừa đủ để tránh mùi mắc khén quá nồng, làm át đi hương vị của thịt lợn.

Sau khi đã trộn đều thịt, để yên trong vòng 3 tiếng cho thịt ngấm đều gia vị. Trong khi chờ, bạn hãy chuẩn bị sẵn một xâu bằng nứa hoặc kim loại để treo thịt lên gác bếp.

Cách làm thịt lợn hun khói

Để “hun khói” đúng kiểu Tây Bắc, thịt lợn phải được gác trên bếp. Bạn hãy gác những xâu thịt đã được tẩm ướp gia vị lên trên một bếp củi. Đốt củi liên tục để than củi và khói bếp sấy khô thịt một cách tự nhiên. Thông thường ở Tây Bắc, thời gian sấy thịt sẽ kéo dài từ 3 cho đến 6 tháng, chính nhờ thời gian dài như vậy mà thịt mới săn lại và đậm đà hương vị của khói bếp, của núi rừng.

Ở thành thị, việc sở hữu một chiếc bếp củi để “gác bếp” đúng kiểu Tây Bắc là rất khó, vì vậy bạn có thể thử những cách làm thịt lợn hun khói khác như kết hợp lò vi sóng và lò nướng để hun thịt. Dù không thực sự “gác bếp” đúng kiểu Tây Bắc, và thành phẩm làm ra cũng không thể sánh với thịt lợn hun khói của Tây Bắc, nhưng với điều kiện ở các thành phố lớn, thì như vậy cũng đã quá tốt rồi.

Cách thưởng thức thịt lợn hun khói Tây Bắc Cách làm thịt lợn hun khói ngon khó quên

Có rất nhiều cách để thưởng thức món thịt lợn hun khói Tây Bắc. Đơn cử như những cách bên dưới:

Cách ăn kiểu người dân tộc: Người bản địa ở Tây Bắc có cách ăn thịt lợn hun khói rất độc đáo. Họ sẽ dúi thịt lợn vào tro bếp còn ấm nóng, sau khi thịt đã đủ nóng thì lấy ra, đập cho tro bếp bay đi rồi xé sợi và thưởng thức. Cách ăn này đối với người dân thành thị thì khá khó thực hiện vì bếp than ở các thành phố lớn hiện nay khá hiếm hoi.

Hấp cách thủy: Cho thịt lợn hun khói vào một bát, hoặc một xửng hấp, hấp trong khoảng 15 phút. Lấy ra chờ thịt nguội rồi xé sợi là có thể ăn được.

Dùng lò vi sóng: Cách đơn giản nhất để thưởng thức thịt lợn hun khói Tây Bắc là sử dụng lò vi sóng. Cho thịt lợn vào đĩa rồi quay trong khoảng 5 phút, sau đó xé sợi là đã có thể thưởng thức món thịt lợn hun khói rồi.

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Món Nấu Giả Cầy Thịt Lợn Mán Chuẩn Vị Tây Bắc trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!