Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Làm Rượu Nếp Cái Thơm Ngon Hút Hồn Khách # Top 8 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Làm Rượu Nếp Cái Thơm Ngon Hút Hồn Khách # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Rượu Nếp Cái Thơm Ngon Hút Hồn Khách mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày đăng: 10:59 PM 06/09/2019 – Lượt xem: 1,519

BẮT TAY VÀO LÀM RƯỢU NẾP CÁI THƠM NGON HÚT KHÁCH THÔI!

Chuẩn bị nguyên liệu:

1. Gạo nếp cái hoa vàng: 1 kg.

2. Men gạo: 3-5 viên.

3. Chum sành hoặc hũ bằng đất: 1 chiếc

Cách làm rượu nếp cái hoa vàng:

Bước 1: Chuẩn bị gạo và nấu cơm

– Bạn chọn loại nếp ngon rồi đem ngâm nước lạnh 4-6 tiếng. Tiếp đến, bạn cho vào nồi đồ xên thành xôi. Khi xôi nếp chín, bạn trải đều cơm ra mặt nia thật đều và chờ cho cơm bớt nóng.

Bước 2: Ủ men gạo

– Trong khi chờ cho cơm nguội, bạn loại bỏ trấu ở men và tán nhỏ mịn. Tiếp đến, bạn chia chỗ men này làm hai phần đều nhau để thực hiện.

– Sờ tay vào cơm, khi cơm chỉ còn hơi ấm thì bạn cho ½ chỗ men vào trộn đều. Trộn xong, bạn lại dàn cơm đều ra nia rồi rắc ½ chỗ men còn lại phủ lên.

Bước 3: Ủ cơm.

– Sau khi rắc men đều, cho cơm vào chum hoặc hũ rồi đậy nắp kín để ủ. Khoảng 3 – 4 ngày sau cơm rượu sẽ tự dậy nước và thơm mùi rượu. Nhiệt độ ủ khoảng 20-25 độ C là phù hợp nhất.

– Lúc này, bạn đã có được phần rượu nếp cái lên men ngọt, cay. Tương tự như rượu nếp cẩm, bạn có thể dung luôn rượu nếp cái bằng cách ăn trực tiếp, ăn với sữa chua…

– Ngoài ra, ông cha ta còn dùng phần rượu nếp cái đã ủ này để chưng cất làm món rượu nếp. Rượu nếp được chưng cất bằng nồi chưng và có thể để uống, dùng trong các bữa ăn, bữa cỗ, liên hoan…

Cách Làm Rượu Nếp Cái Hoa Vàng

Chuẩn bị nguyên liệu để ủ rượu nếp cái (cơm rượu)

Gạo nếp cái hoa vàng: 1kg

Để rượu có mùi vị đúng chuẩn cũng như sở hữu nguồn dinh dưỡng cao thì khâu lựa chọn nguyên liệu phải nói là cực kỳ quan trọng. Rượu ngon phải là rượu có hương vị đậm đà, một chút êm dịu cũng như là mang hương thơm nồng đặc trực của gạo nếp cái hoa vàng mà không có bất cứ loại rượu nào có được. Để có được mùi vị của rượu nếp cái chuẩn gốc Bắc, bạn cần phải chọn đúng loại gạo nếp cái hoa vàng ở các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Loại nếp này chỉ được trồng vào các vụ mùa, từ tháng 5 cho đến tháng 10 Âm lịch, giống lúa nếp thường có hạt tròn, dẻo và mùi thơm đặc biệt.

Gạo nấu rượu không nên là gạo quá mới, cũng không phải là gạo quá cũ, thời điểm tốt nhất đó chính là gạo được thu hoạch từ trước 3-5 tháng. Khi xát gạo, hãy giữ nguyên lớp vỏ cám ở bên ngoài vì đây là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao cũng như là yếu tố tạo nên mùi vị đặc trưng của rượu nếp cái.

Men gạo: 3-5 viên

Với cách làm rượu nếp cái hoa vàng theo chuẩn của người Đông Anh, Hà Nội, men rượu phải tốt nhất nên được kết hợp từ gạo tẻ với các loại thuốc bắc quý. Nếu được như vậy, cơm rượu sẽ ngon và thơm hơn rất nhiều.

Chum sành hoặc hũ đất: 1 cái

Nếu chỉ là nấu sử dụng trong gia đình, bạn có thể nấu với chum, hũ đất hoặc là nồi củi. Nhưng nếu có ý định kinh doanh lớn, người ta thường chuyển sang nấu nồi điện để tránh tình trạng khê cháy và tiết kiệm được công sức, thời gian hơn. Men thường có dạng cục màu trắng, to tròn hơn miệng cốc, giống chiếc bánh giày một chút.

Các bước làm rượu nếp cái hoa vàng chuẩn nhất

Bước 1: Chuẩn bị gạo và nấu cơm

Gạo sau khi đã được chọn kỹ, đem ngâm với nước từ 4-6 tiếng để gạo nở đều ra, sau đó bắt nấu thành cơm. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể điều chỉnh lượng gạo sao cho hợp lý nhất, tránh nấu quá nhiều vì cơm rượu khó thể để lâu, sẽ bị chua đi.

Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng khá là dễ, nhưng với những người lần đầu tiên nấu sẽ khó hơn, khi nấu nhiều sẽ biết cách nấu sao cho cơm ngon nhất. Để nồi cơm có độ dẻo, không bị khô hoặc nhão, khi nấu cho nước sấp mặt nếp. Nước bắt đầu sôi thì hạ lửa nhỏ lần, đảo đều nếp và canh lửa cho đến khi cạn nước. Cuối cùng, đậy kín nắp để xôi chín đều.

Cơm sau khi đã chín, bới ra tán đều trên mặt mâm và để nguội khoảng 30 độ C trước khi rắc men lên. Nên nhớ kỹ, nên trải đều cơm ra mâm (hoặc bạn có thể sử dụng nong bằng tre), khi rắc men sẽ đều khắp các mặt.

Lưu ý: Để tiện lợi hơn thì bạn có thể nấu cơm với nồi cơm điện nhưng để giữ được hương thơm của nếp thì tốt nhất vẫn nên sử dụng bằng nồi đất hoặc nồi nhôm đun bếp củi.

Ngoài lựa chọn đúng loại nếp cái hoa vàng thì men gạo ủ rượu cũng được chọn một cách kỹ lưỡng nhất. để tránh tình trạng nhức đầu, ngộ độc tuyệt đối không sử dụng men tàu. Với 1kg gạo thì chỉ nên trộn với 1 cái là đủ, đem tán mịn càng nhỏ càng tốt (có thể tán bằng tay hoặc là sử dụng máy xay sinh tố đều được).

Cơm đã rải đều và men sau khi đã tán mịn thì tiến hành bước rắc men. Chú ý phải để cơm thật nguội, từ 30 độ C trở xuống thì mới bắt đầu rắc men lên, nếu cơm còn nóng thì sẽ khiến men bị chất. Ngược lại, nếu rắc men khi cơm đã nguội hẳn thì sẽ làm hỏng cơm.

Chia men thành 2 phần, một phần để rắc lên mặt trước của cơm, phần còn lại bạn lật mặt sau lên để rắc men phủ kín bề mặt cơm. Như vậy, men sẽ thấm đều lên cơm chứ không bị chỗ thưa, chỗ dày như khi bạn rắc một lần.

Tuy là bước cuối cùng nhưng đây là công đoạn quyết định trực tiếp đến chất lượng của rượu nếp.

Sau khi rắc men xong, bạn cho hết cơm vào chum hoặc hũ bằng đất (đã chuẩn bị trước đó) để tiến hành hủ cơm. Lưu ý chỉ cho khoảng 2/3 dung tích hũ vì sau 3 đến 4 ngày thì hũ rượu sẽ nở ra nhiều hơn.

Giữ nồi cơm rượu ở không gian ấm, nếu được hãy để ở gần bếp lửa để ủ mau hơn. Tùy vào từng loại gạo nếp và men mà rượu sau khi ủ sẽ có mùi vị khác nhau. Sau 5-6 ngày, bạn có thể kiểm tra hũ rượu, sờ nếu thấy cơm mềm ngấu đi, trong hũ tiết ra chút nước cơm là cơm rượu đã đạt đến nồng độ cao nhất. Lúc này, bạn có thể múc ra để mời cả nhà thưởng thức hoặc là cho rượu qua một bình lọc để loại bỏ tạp chất, giúp rượu có màu trong hơn.

Lưu ý: Trong quá trình ủ, nếu muốn lấy nhiều nước (rượu gạo) thì có thể cho thêm nước đường, khoảng 150g/nửa lit nước, đừng cho nhiều quá sẽ khiến vị rượu nhạt đi.

Cách làm rượu nếp cái hoa vàng có vị ngon nhất

– Nguyên liệu hay quy trình nấu rượu nếp cái khá giống với cách làm rượu cái nếp cẩm, do vậy bạn có thể sử dụng thêm lá sen hoặc lá chuối để ủ rượu. Sau khi rắc men xong xuôi, bạn hãy xếp phần lá chuối hoặc lá sen vào nồi, sau đó đổ cơm vào, bọc kín lá lại rồi đậy nắp nồi đem đặt ở nơi khô tháng, nhiệt độ tâm 35 độ C là tốt nhất.

– Trong quá trình rắc men, nếu không có thời gian cũng như chỉ nấu một lượng nhỏ cơm, hãy rây đều phần men nhiều lần để có men có thể thấm vào cơm. Như vậy, trong lúc ủ cơm thì men sẽ giúp ủ đều và tạo ra vị rượu có độ ngon là hoàn hảo nhất.

Mỗi vùng miền sẽ có những cách làm rượu nếp cái hoa vàng là khác nhau nhưng tựu chung, lựa chọn nguyên liệu cũng như quy trình ủ rượu nếp cái cũng không có sự khác biệt lớn. Để có được những mẻ rượu cái ngon, đúng chuẩn miền Bắc thì không chỉ đòi hỏi nguồn hạt gạo nếp phải là nếp cái hoa vàng mà còn cần đến sự tỉ mỉ, kỳ công của thợ nấu. Chắc chắn, những hũ rượu được tạo ra từ chính tình yêu thương, chắt chiu của người nấu sẽ giúp người thưởng thức cảm nhận được nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ bao đời.

Nguyễn Diên tổng hợp

Cách Nấu Rượu Nếp Cái Hoa Vàng Ngon Nhất

Rượu nếp hay còn gọi là cơm rượu được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, rượu nếp còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.

Men sử dụng làm rượu nếp cái hoa vàng cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.

Khi đã chọn được loại gạo phù hợp để làm rượu thì bạn đem ngâm rồi để ráo nước, đãi sạch và đem đồ thành xôi chín. Dỡ ra đảo nhanh tay cho tơi nguội hoặc trụng qua nước lạnh cho các xôi gạo được tơi, sau đó lại bỏ vào chõ đồ một lượt nữa cho chín kỹ và mềm để nguyên liệu không bị “lại gạo” (khô) và được chín dẻo. Xôi chín được đổ ra rá và làm tơi.

-Men rượu thì đem tán thành bột mịn, rây bỏ trấu, rắc đều vào xôi. Với cách làm này khi làm vào mùa đông thời tiết rét thì bạn nên để xôi hơi ấm còn trời nóng thì xôi cần để nguội, tránh làm cho men bị chết. Có thể nắm xôi thành từng viên nhỏ và rắc men lên.

– Rải lá lót xuống đáy dụng cụ đựng, cho xôi nếp đã trộn men vào, phủ lá lên trên. Ủ thật kín và để nơi nóng ấm khoảng chừng 25-35 độ C. Chỉ sau một hai ngày nguyên liệu đã có mùi thơm của rượu và có độ ướt do nước rượu ngọt chảy xuống dưới đáy dụng cụ chứa đựng. Nếu chưa thấy mùi thơm, cần gia thêm men.

-Để càng lâu càng có nhiều nước rượu và lượng đường chuyển hóa thành lượng cồn trong nước cũng nhiều lên hơn khiến cơm rượu trở nên cay hơn. Tuy nhiên cũng không nên để quá lâu vì rượu sẽ dần bị chua, tùy theo thời tiết thường từ 3 đến 5 ngày sau đã có thể đem dùng.

+ Có nơi làm rượu nếp cái để ngâm chiết rượu, có thể rải men ba lần và ủ trong vòng 10 ngày. Sau đó trút thêm rượu trắng vào và vắt kiệt lấy nước bỏ xác

Trên là quy trình cách làm rượu nếp cái hoa vàng. Thật không phải đơn giản phải không các bạn. Chính vì vậy bạn có thể hiểu rằng để ra đời được những chai rượu thật ngon phục vụ cho mọi người thì những người chế biến rượu phải mất công sức thế nào rồi đấy.

Cách Ngâm Rượu Nếp Cái Hoa Vàng Ngon Tại Nhà

Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu nếp cái hoa vàng

Để ngâm rượu nếp cái hoa vàng thì bạn cần chuẩn bị những loại nguyên liệu sau:

Gạo nếp cái hoa vàng: Để làm nên những bình rượu nếp cái hoa vàng ngon thì bạn nên chọn những hạt gạo vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám.

Men rượu: Bạn chọn loại men được làm từ 34 vị thuốc bắc để tạo nên hương vị đặc trưng cho rượu nếp cái hoa vàng.

Chum/ bình ngâm rượu: Để ngâm rượu tốt nhất thì bạn nên chọn chum được làm bằng đất nung để quá trình hạ thổ rượu được an toàn và chất lượng.

Cách ngâm rượu nếp cái hoa vàng

Để ngâm rượu nếp cái hoa vàng thì bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thực hiện nấu cơm rượu

Sau khi đã chọn được loại gạo nếp cái hoa vàng ngon để nấu rượu thì bạn tiến hành vo gạo cho sạch và ngâm gạo trong khoảng từ 4 đến 6 tiếng.

Ngâm xong bạn tiến hành vớt gạo, để ráo nước và tiến hành nấu cho đến khi hạt cơm chín thì bới cơm ra, tản đều tránh để cơm bị vón cục.

Bước 2: Vào men rượu

Khi cơm còn ấm thì bạn tiến hành rắc men rượu thuốc bắc đã được chuẩn bị trước đó vào cơm. Không nên rắc men khi cơm còn nóng vì như thế sẽ khiến cho men rượu bị chết, còn nếu cơm bị nguội rồi thì men sẽ không ăn cơm và làm hỏng cơm rượu. Vì thế, khi cơm còn ấm thì bạn tiến hành rắc đều men rượu vào cơm, làm sao cho men rượu phủ đều các mặt của từng hạt cơm là được.

Bước 3: Ủ cơm rượu

Sau khi tiến hành rắc men rượu xong thì bạn hãy cho cơm rượu đã được rắc men xong thì bạn cho cơm rượu vào chum đựng đã được chuẩn bị trước đó.

Lưu ý bạn chỉ để với dung tích là khoảng 2/3 chum thôi sau đó đậy kín. Sau khoảng 3 – 4 ngày thì cơm sẽ ra nước và bắt đầu có mùi thơm đặc trưng của rượu.

Bước 4: Chưng cất rượu

Sau khi ủ cơm rượu khoảng 1 tuần thì cơm nếp đã lên men và ra nước cốt. Khi đó, chúng ta cho nước cốt vào nồi và tiến hành chưng cất. Bạn có thể dùng nồi nấu bằng nồi đồng hoặc đất để có thể giữ được hương vị đặc trưng và màu sắc ánh vàng tự nhiên của rượu nếp cái hoa vàng.

Bước 5: Hạ thổ rượu

Bước cuối cùng trong cách ngâm rượu nếp cái hoa vàng ngon đó chính là hạ thổ rượu. Mục đích chính của việc hạ thổ rượu đó là giúp giảm được lượng methanon và bóc tách được andehit có trong rượu. Điều này sẽ giúp cho khi uống rượu sẽ không khiến bạn mệt và đau đầu, an toàn cho người dùng.

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Rượu Nếp Cái Thơm Ngon Hút Hồn Khách trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!