Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Bánh Canh Cá Nục Đà Nẵng Thơm Ngon Đơn Giản Lạ Miệng mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên liệu làm Bánh canh cá nục Đà Nẵng Cho 4 người Bánh canh bột gạo 500 gr Cá nục 500 gr Chả cá thu chiên 200 gr Trứng cút 10 quả Ngò gai 3 nhánh (cắt nhỏ) Củ cải trắng 1 củ (gọt vỏ; cắt khúc) Hành tây 1 củ (cắt múi cau) Hành tím 6 củ (bóc vỏ) Bột ớt 1 muỗng cà phê Nước mắm 1 muỗng canh Dầu ăn 4 muỗng canh Gia vị thông dụng 1 ít (Hạt nêm/ muối/ bột ngọt/ đường) Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon Cách chọn mua cá nục tươi ngon
Bạn nên chọn cá có mang màu đỏ hồng tươi, mang khép chặt, không có mùi lạ, miệng cá vẫn còn khép chặt. Mắt cá còn trong, sáng và có độ đàn hồi. Vảy cá sáng, bóng và bám chặt vào thân Khi dùng tay ấn vào thấy thịt cá săn, có độ đàn hồi tốt, không bị lõm. Không nên chọn cá có mang màu hồng thâm, không sáng, có mùi lạ. Mắt cá không trong, lồi ra bên ngoài. Đầu to, thân nhỏ và trên thân xuất hiện cá đốm đen loang màu, vảy cá không sáng và dễ bong tróc, miệng hơi hé mở. Cách chọn mua xương heo tươi ngon
Để chọn được loại xương heo ngon thì bạn phải chọn xương có màu đỏ hồng, không mùi hôi, thịt dính chắc vào xương. Nên lựa chọn phần xương có độ to trung bình, vừa phải; không chọn xương có dấu hiệu chảy nhớt. Không chọn xương màu tái xanh, thớ thịt có những hột trắng, mùi hôi; đây là những thịt xương từ heo bệnh, bị sáng, mổ lâu.
Cách chế biến Bánh canh cá nục Đà Nẵng 1.Sơ chế xương heo Xương heo mua về chặt khúc nhỏ (bạn có thể nhờ người bán chặt giúp) khoảng 2 lóng tay.
Để xương heo sạch những chất bẩn và mùi hôi, bạn pha loãng nước muối, ngâm xương heo trong vòng 5 phút rồi tiến hành rửa sạch lại với nước.
Sau đó cho xương heo vào nồi nước sôi trụng 3 phút rồi vớt ra để ráo.
2.Sơ chế và chiên cá nục Cá nục mua về, bạn cắt vây, mang và làm sạch ruột rồi ngâm qua nước muối pha loãng để làm sạch và bớt nhớt. Sau đó rửa lại với nước sạch nhiều lần, để ráo.
Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng cho cá vào chảo chiên đến khi vàng đều 2 mặt thì gắp ra đĩa, tách nhỏ phần thịt cá.
3.Nấu nước dùng Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 2 lít nước nấu sôi.
Khi nước sôi cho 500gr xương heo đã trụng vào cùng xương cá vừa chiên, thêm hành tây, củ cải trắng, 3 củ hành tím và 1 muỗng cà phê muối.
Hầm 30 phút cho xương ra nước ngọt. Sau đó lọc lấy phần nước dùng.
Nêm gia vị với 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, nêm nếm lại cho vừa ăn.
4.Phi hành Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 2 muỗng canh dầu ăn, dầu nóng bạn cho 3 củ hành tím băm nhỏ vào, thêm 1 muỗng cà phê ớt bột, đảo đều đến khi hành thơm thì tắt bếp.
Trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Cắt chả cá thành lát mỏng vừa ăn.
5.Hoàn thành Cho bánh canh bột gạo vào nồi nước dùng nấu sôi 2 – 3 phút, sau đó múc bánh canh vào tô, thêm ngò gai, hành phi, chả cá thu chiên, thịt cá nục chiên và trứng cút.
6.Thành phẩm Khác với bánh canh bình thường, món bánh canh cá nục Đà Nẵng với nước dùng được hầm từ cá nục nên có vị ngọt thanh, lạ miệng cực hấp dẫn.
Một tô đầy đủ sẽ có cá nục chiên, chả cá chiên, trứng cút, nghe thôi là đã thấy thèm, bạn ăn kèm với muối ớt hoặc chén nước mắm cay.
Còn chờ gì mà không vào bếp và thực hiện món ăn hấp dẫn này ngay thôi!
Ngon Đậm Đà Bánh Canh Đà Nẵng
ĐNO – Bánh canh là món ăn quen thuộc, phổ biến ở nhiều tỉnh, thành miền Trung. Tùy vào cách chế biến và cách sử dụng nguyên liệu đặc trưng của mỗi vùng miền mà món ăn này mang hương vị khác nhau. Bánh canh có thể được xếp vào món ăn “đặc sản” mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng.
Sợi bánh canh khá to và ngắn, sợi bột thường được làm từ bột gạo, bột mì, bột lọc hoặc bột gạo pha bột sắn.
Có thể thấy, sự đa dạng của bánh canh còn thể hiện ngay từ tên gọi. Một số địa phương ở Bắc Trung Bộ gọi bánh canh là cháo bột, như ở Quảng Trị có đặc sản cháo bột cá lóc và cháo bột vịt. Ở Huế nổi tiếng với bánh canh Nam Phổ với nước dùng đỏ au, đặc sệt, ngọt lừ vị tôm-cua tươi.
Ở Đà Nẵng, bên cạnh tên gọi bánh canh đơn thuần, lại có một tên gọi “phân nhánh” là “cháo chờ” xuất phát từ vùng Nam Ô của quận Liên Chiểu. Sở dĩ có tên gọi này bởi mọi công đoạn chuẩn bị, thực hiện món ăn sẽ bắt đầu khi khách gọi món, khách phải “chờ” để được thưởng thức tô bánh canh nóng hổi với chả cá, trứng cút hòa quyện với sợi bánh dẻo mềm. Vị đậm đà của món bánh canh đủ để gây “thương nhớ” cho những ai đến với thành phố biển này.
Du khách đến Đà Nẵng, chỉ cần đi một vòng những quán bánh canh trên khắp địa bàn thành phố sẽ thấy “muôn hình vạn trạng” các hương vị bánh canh như: Bánh canh xương – chả – trứng, bánh canh cá lóc, bánh canh cá nướng, bánh canh chả cua, bánh canh da heo hành phi, bánh canh xương má hàm, bánh canh vịt, bánh canh chả cá mối…
Dù là tên gọi nào hay nấu theo kiểu nào, một tô bánh canh ngon đều phải bảo đảm sự đậm đà của nước dùng với nguyên liệu thịt, xương, hải sản…, cùng với đó là vị thơm của rau và hành, vị cay nồng của tiêu và ớt. Tùy theo loại bánh canh mà nước dùng có thêm những nguyên liệu khác nhau, có thể là hải sản hoặc xương heo.
Bánh canh là món ăn rất hấp dẫn bất kể thời tiết như thế nào, có thể thưởng thức cả khi trời nóng hay lạnh. Ở Đà Nẵng, món ăn này rất dễ tìm thấy, từ các hàng quán vỉa hè cho tới những quán ăn trong nhà. Mức giá của món này cũng rất đa dạng, từ 10.000-20.000 đồng cho một tô bình dân cho đến mức giá 30.000-70.000 đồng cho tô bánh canh ở những nhà hàng lớn.
Một số điểm bán bánh canh nổi tiếng ở Đà Nẵng có thể kể tới là: Bánh canh Ruộng (đường Hà Thị Thân, quận Sơn Trà), bánh canh cá nướng (ngã ba Trần Hưng Đạo – Lê Văn Duyệt, quận Sơn Trà), các quán bánh canh trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Hải Châu), bánh canh Bích Như (đường Kỳ Đồng, quận Thanh Khê), bánh canh Nam Phổ (đường Võ Văn Tần, quận Thanh Khê), các quán cháo chờ dọc đường Nguyễn Lương Bằng (quận Liên Chiểu)…
XUÂN SƠN – NGUYỄN CHI – THÚY NGÂN
Cách Nấu Bún Chả Cá Đà Nẵng Ngon Cực Đơn Giản
I. Vì sao mọi người bị “mê hoặc” bởi bún chả cá Đà Nẵng?
Bún chả cá là tên để chỉ một món ăn đặc trưng của khu vực MIền Trung Việt Nam. Cá sau khi được chế biến thành chả, cùng với bún và các nguyên phụ liệu khác là những thành phần của một tô bún chả cá.
Lý do chính để bún chả cá phổ biết tại Trung Bộ hơn là các miền khác là do hầu như miền này có đủ các loại cá ngon dùng để chế biến thành chả cá như là: cá thu, cá thác lát, cá mối, cá chuồn, cá nhồng. Bún chả cá thường được tìm thấy tại các tỉnh nằm ven biển, vì các vùng này là nơi có sản lượng đánh bắt cá cao.
Đặc trưng món bún chả cá ở Đà Nẵng không chỉ ở cái vị mặn mà, cay cay rất riêng của vùng cát nóng miền Trung, mà còn có sự kết hợp hài hoà giữa sợi bún, chả cá, nước dùng và cả rau sống. Để giữ nguyên vẹn hương vị có được từ bao đời đó, các đầu bếp phải đảm bảo các nguyên tắc trong từng các công đoạn chế biến.
II. Bún chả cá mang lại dinh dưỡng gì?
Bún chả cá được chế biến theo nhiều cách, cầu kỳ thì có thể dùng cá thu, cá thát lát, cá mối,… Thường thì các loại cá tạp khi ăn phối hợp thêm rau sống tạo nên một món ăn khá cân bằng về dinh dưỡng.
Bún chả cá cung cấp một khối lượng dinh dưỡng đáng kể: mỗi tô khoảng 400-500 kcalo, chất đạm, acid amin. Thêm vào đó, nó chứa ít cholesterol và giàu Vitamin A và Vitamin D.
III. Cách làm bún chả cá Đà Nẵng ngon khó cưỡng
1. Nguyên liệu để nấu bún chả cá Đà Nẵng
Nguyên liệu để làm chả nấu bún chả cá Đà Nẵng
Chả cá có thể làm từ nhiều loại cá khác nhau như cá thu, cá thát lát, cá nhồng,…. Ở Đà Nẵng chả cá được làm từ hỗn hợp nhiều loại cá khác nhau ở địa phương, thường là cá thu hoặc cá mối. Hoặc bạn có thể dùng 2 loại cá thát lát và basa nhiều trong các siêu thị, tiện dụng.
300g cá thác lát
200g phi lê basa
100g mỡ thăn
1 quả trứng gà
1 muỗng canh bột mì (có thể có hoặc không)
Nguyên liệu để nấu nước bún cho món bún chả cá Đà Nẵng
Xương ống heo
100g bí đổ cắt to khoảng 4,5cm
10 lá bắp cải
3 quả cà chua
¼ trái thơm chín
Một ít măng (khô hoặc tươi)
2 muỗng canh mắm ruốt
Nguyên liệu để làm rau ăn kèm món bún chả cá Đà Nẵng
2. Công thức nấu bún chả cá Đà Nẵng cực ngon
Công đoạn 1: Làm chả cá
Đầu tiên đối với cá basa bạn sơ chế và đối với phi lê cá basa bạn đem cắt nhỏ và xay nhuyễn, mỡ thăn cắt hạt lựu và chuẩn bị riêng bột mì đánh tan với trứng gà.
Cá thác lát nạo cùng với cá thu, mỡ thăn trộn cùng với hỗn hợp bột mì đánh trứng và 1 muỗng cafe dầu điều, ½ muỗng muối, ½ muỗng hạt tiêu, ½ muỗng cafe đường và 1 củ hành tím băm nhuyễn.
Lưu ý: Bạn cần cân nhắc tỷ lệ trộn cho hợp lý và đều tay để các nguyên liệu làm chả cá được đều gia vị.
Tiếp theo bạn cần nặn hỗn hợp vừa trộn thành những viên tròn đều với đường kính khoảng 5cm, dày 1cm. Nhưng bạn rằng trước khi nặn thì hãy thoa một chút dầu ăn đều lên hai bàn tay vì khi nặn sẽ không bị dính và dễ dàng hơn nhiều đấy! Mỗi miếng chả cá nên được nặn tỉ mẩn thành những dạng tròn vừa ăn.
Sau đó bạn hãy chuẩn bị một chảo và để chúng đến khi nóng thì cho dầu ăn vào đun sôi lên, bạn sẽ tiến hành chiên chả cá ngập lượng dầu ăn ấy đến khi chúng chín vàng đỏ đẹp mắt. Nếu bạn không muốn chả cá chiên thì bạn có thể đem chúng vào hấp sẽ bớt dầu mỡ hơn.
Nếu là cá thu hay cá ngừ thì cắt lát, um sơ trước (để cá khỏi nát), ướp với mắm, muối, tiêu, hành băm rồi bỏ vô nồi nước thay chả cá.
Công đoạn 2: Làm nước bún
Bí đỏ sau khi đã cạo vỏ và rửa sạch, cắt miếng khoảng 4x5cm.
Bắp cải cắt miếng bằng 1/2 bàn tay.
Cà chua cắt múi
Thơm xắt lát mỏng
Măng khô xé sợi, ngâm nước cho mềm (nếu là măng tươi thì chỉ cần rửa sạch, cắt sợi). Nên luộc măng với ít muối, khi luộc mở nắp để các chất độc trong măng bay hơi.
Mắm ruốc pha vào nước lạnh, để lắng lấy phần nước trong.
Tiếp tục bạn cho hết hỗn hợp trên vào nồi nước xương. Nêm vào 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe hạt nêm, 2 muỗng cafe đường. Nước sôi đổ phần nước mắm ruốc vào, hầm lửa vừa, sôi lăn tăn để các loại rau quả ra nước ngọt.
Lưu ý khi nước hầm sôi thì chúng ta chỉ nên để lửa nhỏ hoặc liu riu để tất cả được nhừ và nước ngọt hơn.
Khoảng lúc gần được thì bạn hãy cho chả cá vừa chiên vào đó hầm cùng trong khoảng 30 nữa và nêm nếm lại cho vừa miệng.
Công đoạn 3: Làm hành chua ăn kèm
Hành tím bóc vỏ, chẻ dọc làm 2, củ nào to cắt nhỏ làm 4. Nếu thích cà rốt thì gọt vỏ cà rốt, cắt hạt lựu bằng miếng hành.
Pha hỗn hợp theo tỉ lệ: 1 chén nước ấm + 1 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe muối – Ngâm hành vào, 1 ngày sau ăn được.
Công đoạn 4: Sơ chế rau
Lượng rau sống ăn kèm bạn chuẩn bị tuỳ theo sở thích mà có thể bao gồm: Xà lách, húng quế, húng lủi, giá đỗ.
Nhớ nhặt bỏ phần rễ và phần già, hỏng của chúng rồi rửa sạch ngâm trong nước muối loãng. Bạn ngâm khoảng 30 phút thì vớt rau ra để ráo nước. Còn riêng giá đỗ thì bạn chỉ cần ngâm chúng vào nước lạnh để khỏi bị thâm giá là được.
Công đoạn 5: Trình bày món bún chả cá Đà Nẵng
Bún cho vào tô, chan nước lều cùng với chả cá hoặc cá lát vào bún.
Lưu ý là nước bún phải nóng thì ăn mới ngon, không nge mùi tanh của cá. Chả cá có màu vàng đỏ, da dai, trong mềm ngọt, nước ngọt đậm đà kết hợp với hành chua vừa tới, giòn, không bay mùi hăng – Khi ăn dọn kèm với rau sống, tỏi ớt giã nhỏ, mắm ruốc, chanh.
PhamThuong/DanangZ
Bánh Ép Huế Tại Đà Nẵng Thơm Ngon
Đến với xứ Huế thân thương yêu dấu là biết đến món bánh ép huế.
Chúng ta không chỉ được tận hưởng cảnh sắc nên thơ hữu tình mà còn được thưởng thức nhiều món bánh hấp dẫn và bổ dưỡng. Có thể kể đến rất nhiều các món ăn như bánh canh cá nóc, bánh bột lọc, bánh ít,… Với nhiều cách làm rất độc đáo và góp phần làm nên những cái tên thân thương ấy.
Trong số những món bánh đặc sản thì không thể không nhắc đến món bánh ép Huế. Thơm ngon hấp dẫn với cách làm rất độc đáo, thu hút nhiều người. Bánh ép tuy là một món ăn giản dị bình dị nhưng được làm từ những bàn tay khéo léo tài hoa.
Tuy vậy với một chút thủ thuật đơn giản thì cách làm bánh ép huế tại đà nẵng rất đơn giản. Chỉ với chiếc chảo hai mặt là bạn có thể làm những món bánh ép. Ngon lành hấp dẫn thiết đãi cả nhà.
Nguyên liệu chính bánh ép huế tại đà nẵng: bột lọc, trứng, thịt, hành lá
– Với nguyên liệu thịt thì bạn đừng nên chọn thịt quá nạc. Thì làm cho phần nhân bánh bị khô. Và khó ăn hơn vì vốn dĩ phần vỏ bánh cũng đã giòn. Thì phần nhân có một chút mỡ thì sẽ không bị cứng và dễ ăn hơn rất nhiều.
– Phần trứng thì nên chọn trứng gà thì phần nhân sẽ không bị tanh và có màu vàng tự nhiên ngon mắt.
Tùy theo lượng người ăn mà bạn chuẩn bị số lượng nguyên liệu phù hợp. Nếu không có thời gian để có thể nhồi bột lọc. Thì bạn có thể mua các viên bánh bột lọc bán sẵn để có thể chế biến.
Bánh ép huế tại đà nẵng chuẩn gốc huế
Nếu muốn thử sức mình với việc nhồi bánh thì có thể mua bột lọc về rồi sau đó nhồi kỹ. Với một chút nước nhưng đừng để phần bánh bị nhão quá.
Rồi vo thành từng viên nhỏ hình vuông với cạnh nhỏ tầm hai ngón tay. Để thuận tiện cho việc ép bánh được đều. Trong quá trình nhồi bột bạn có cho thêm một chút muối. Để bột bánh được đậm và thơm mùi bột hơn rất nhiều.
– Điều đầu tiên là bạn cầm phải băm thật nhỏ phần thịt nạc, Bạn có thể luộc sơ qua chúng cho mềm hơn, trong lúc luộc. Bạn có thể cho thêm một chút bột canh để thịt được đậm đà.
– Đối với trứng gà thì đập vỏ, cho một chút hành lá được thái nhỏ. Rồi sau đó khuấy đều với một chút gia vị. Bạn có thể cho một chút dầu ăn để món bánh khi ép trong chảo hai mặt sẽ không bị khô.
– Bạn cầm chuẩn bị chiếc chảo hai mặt cho bề mặt phẳng thì món bánh sẽ được ép chín và giòn ngon hơn. Làm nóng hai mặt chảo rồi sau đó quết một chút dầu ăn lên bề mặt. Có thể dùng chổi quết hoặc dùng bông thấm dầu và quết lên.
Bánh ép gốc huế tại đà nẵng thơm ngon, bởi cách làm.
Sau đó đặt một viên bột lọc lên rồi rải phần thịt nạc xung quanh. Sau đó dùng hai mặt chảo ép lại, để tầm 40s, sau đó đổ phần trứng gà đã được đánh đều lên trên. Đóng lại rồi ép thêm một chút nữa từ 5 đến 10s để cho phần trứng chín bên trong. Chỉ với một chút thao tác đơn giản. Là bạn có thể làm cho mình một món bánh xinh xắn và độc đáo.
Một lưu nhỏ: là khi làm món bánh là nhiệt độ làm bánh rất quan trọng. Nếu không có điều kiện thì bạn có thể dùng bếp ga. Mặc dù vậy thì sử dụng bếp than hoa vẫn tạo hiệu quả cho món bánh nhất. Chỉ cần để lửa nhỏ rồi sau đó tăng dần thì món bánh sẽ được giòn tan mà không bị cháy mà chưa kịp chín phần nhân.
Làm nước chấm của bánh ép huế tại đà nẵng thơm ngon
Lấy một bát nước chấm cho thêm đường, nước nắm ngon. Sau đó chuẩn bị thêm gừng băm, ớt băm, tỏi băm cho vào và khuấy đều tay
– Nên ăn kèm với một chút rau sống như giá, dưa chuột, xà lách để món ăn trở nên dân dã hơn và trọn vẹn hơn.
Bánh ép Huế ăn ngon nhất khi được chế biến và thưởng thức ngay khi còn nóng để cảm nhận được độ giòn của bánh.
Nếu ăn lúc nguội thì món bánh sẽ bị dai hơn và khó cảm nhận được phần nhân thơm ngon. Bạn có thể sáng tạo hơn khi thực hiện cách làm bánh ép huế tại đà nẵng . Là cho thêm một số nguyên liệu khác như tôm khô hay ruốc bông để tăng phần hương vị cho món bánh dân dã này.
Món bánh dân dã mang bánh ép huế cái tên giản dị thân thương
Cho dù có nguồn gốc từ cố đô Huế nhưng cái tên giản dị ấy đã được người con xa quê . Mang đến các vùng miền khác nhau và dù có đi nơi đâu thì hương vị vẫn còn đó. Hấp dẫn và chứa đựng nhiều tình yêu thương của người chế biến. Gia vị đậm đà, có chút gì đó thân thương. Mà dù có đi đâu về đâu cũng không thể nào có thể quên được.
Bánh ép huế thơm ngon.
Một món bánh thanh đạm, có thể làm siêu lòng những khẩu vị khó tính nhất. Tuy xuất hiện đơn giản là một món ăn vặt vỉa hè. Nhưng nó vẫn luôn hấp dẫn các du khách khắp nơi. Đến Huế chỉ để thưởng thức món bánh ngon lành bổ dưỡng này. Cũng vì đặc điểm món bánh. Chỉ ngon khi ăn nóng nên cái cảm giác chờ đợi món bánh nóng hổi ra lò cũng khiến người ta. Xứng đáng bỏ chút thời gian ra để thưởng thức cho bằng được.
Bánh ép khô Huế – NGON – GIÒN – THƠM.
Chấm 1 chút tương ớt hay mắm ớt là đúng bài luôn ạ Giá chỉ 30k/ gói 10 cái.55k/ gói 20 cái.
Bánh ép huế tại đà nẵng thơm ngon.
Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Bánh Canh Cá Nục Đà Nẵng Thơm Ngon Đơn Giản Lạ Miệng trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!