Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Chè Thập Cẩm Kiểu Miền Bắc mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chè thập cẩm được biết đến là món ăn ngọt giải khát ngày hè bởi hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mát và hấp dẫn. Thập cẩm là tên gọi tổng hợp của nhiều loại kết hợp với nhau tạo nên món chè vừa thanh mát vừa ngọt ngon giúp giải tỏa cơn khát ngay tức thì. Nắng nóng như này việc gì phải đi đâu để …
Chè thập cẩm được biết đến là món ăn ngọt giải khát ngày hè bởi hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mát và hấp dẫn. Thập cẩm là tên gọi tổng hợp của nhiều loại kết hợp với nhau tạo nên món chè vừa thanh mát vừa ngọt ngon giúp giải tỏa cơn khát ngay tức thì. Nắng nóng như này việc gì phải đi đâu để ăn chè cho mệt mỏi tại sao chúng ta không làm món chè này ngay tại nhà để tất cả thành viên trong gia đình đều được thưởng thức. Vào bếp nấu món chè thập cẩm miền Bắc ngay nào các chị em.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món chè thập cẩm:
Khoai môn ¼ củ
Khoai lang 2 củ
Đậu đỏ 100g
Nước cốt dừa cô đặc 1 hộp
Bột bang 100g
Đường, vani
Cách làm món chè thập cẩm:
Đậu đỏ các bạn rửa sạch và ngâm nước trước nửa ngày để đậu nở và nấu nhanh nhừ.
Bột báng cho ngâm nước trước nửa tiếng
Sau khi ngâm bột bang xong các bạn cho vào nồi cơm điện để nấu chín và đun trong khoảng 20 phút cho tới khi bột có màu trong suốt và ở giữa hình thành những chấm nhỏ màu trắng là được. Ccá bạn đậy kín nắp nồi thêm khoảng 10 phút nữa để bột được dẻo ngon như trân châu.
Bột bang đã chín cho vào nước lạnh sau đó cất vào tủ lạnh chờ tới lúc hoàn thành chè thì cho vào.
Đậu đỏ các bạn cho vừa đủ nước ngập đỗ cùng một chút muối để ninh cho nhanh nhừ và thơm. Nấu đậu đỏ cho tới khi chín mềm để nguội rồi cất trong tủ lạnh.
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn sau đó cho vào nấu chín trong nồi cơm điện khoảng 15 phút cho khoai chín và nhừ.
Khoai lang các bạn gọt vỏ thái miếng vừa ăn sau đó cho vào cùng khoai môn ninh nấu khoảng 20 phút cho chín mềm. Các bạn không nên khuấy đều để tránh khoai bị nát. Sau đó cho đường, vani và nước cốt dừa vào để chè dậy mùi thơm.
Khi ăn các bạn múc chè khoai ra bát thêm đậu đỏ và bột báng lên trên cùng một chút đá bào và nước cốt dừa rồi thưởng thức ngay thôi.
Cách Nấu Chè Thập Cẩm Chuẩn Kiểu Ba Miền Bắc Trung Nam
Cách nấu chè thập cẩm ở ba miền đều có những hương vị đặc trưng khác nhau cũng như mang đến nhiều cảm giác ngon là cho người thưởng thức. Điểm khác nhau chính của món chè ở mỗi miền chính là các nguyên liệu để nấu lên chúng. Công thức làm chè thập cẩm như sau.
Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc và miền Nam
Công thức nấu chè thập cẩm kiểu miền Bắc và miền Nam khá giống nhau cả về phần nguyên liệu cũng như các bước thực hiện. Để nấu được đúng những ly chè này, bạn chuẩn bị như sau.
Nguyên liệu nấu chè thập cẩm gồm có:
Khoai môn: 2 củ cỡ vừa.
Khoai lang: 1 củ cỡ vừa.
Đậu đỏ: 100 gram.
Bột báng: 100 gram.
Nước cốt dừa: 100 ml.
Đường kính trắng: 200 gram.
Các bước nấu chè thập cẩm như sau:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Khoai môn + khoai lang: Rửa sạch, gọt vỏ rồi xắt thành các miếng vuông vừa ăn.
Đậu đỏ: Rửa sạch, loại bỏ những hạt đậu nổi lên trên mặt nước sau đó đem ngâm từ 2 – 3 tiếng.
Bột báng: Rửa sạch rồi cho vào nồi đun cho tới khi viên bột trở lên trong suốt là được. Vớt bột ra và thả vào tô nước lạnh.
Bước 2: Nấu chè
Đậu sau khi ngâm bạn cho vào nồi với một lượng nước vừa phải. Đặt nồi đậu lên bếp rồi ninh đậu cho đến khi hạt bở mềm thì thêm đường cho vừa vị ngọt.
Cho phần khoai lang và khoai môn vào hai nồi riêng biệt, đổ lượng nước vừa phải và đun cho khoai mềm. Lưu ý khi đun cần hạn chế khuấy để tránh khoai bị nát. Khi khoai chín, bạn nêm đường cho vừa ăn.
Khi các phần nguyên liệu đã chín, bạn cho vào ly/bát 1 chút đá bào rồi múc khoai, đậu, bột báng vào chung. Rưới phần nước cốt dừa lên trên cùng và trộn đều rồi thưởng thức.
Cách nấu chè thập cẩm miền Trung
Nguyên liệu nấu chè thập cẩm miền trung gồm có:
Đậu đỏ: 100 gram.
Đậu xanh: 100 gram.
Lạc rang chà vỏ: 50 gram.
Bột nếp: 100 gram.
Bột năng: 100 gram.
Dừa xiêm: 1 quả.
Lá dứa tươi: 3 – 5 lá.
Đường kính: 200 gram.
Nước cốt dừa: 200 ml.
Sữa tươi không đường: 200 ml.
Các bước nấu chè thập cẩm Miền Trung như sau:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Đậu đỏ: Đậu đỏ rửa sạch, bỏ đi các hạt nổi trên mặt nước rồi ngâm khoảng 30 phút. Hết thời gian ngâm, bạn cho đậu vào ninh mềm rồi nêm đường cho vừa vị.
Đậu xanh: Cũng như đậu đỏ, bạn ngâm kỹ đậu xanh với nước. Xong xuôi, bạn cho đậu vào đồ chín hoặc nấu chín sau đó tán nhuyễn và viên đậu lại thành những viên vừa phải.
Dừa xiêm: Nạo sợi ½ quả dừa xiêm. ½ quả còn lại, bạn thái thành những lát mỏng.
Bột nếp: Nhào kỹ với nước sau đó nặn thành những viên tròn nhỏ. Nặn xong, bạn cho phần bột này vào luộc chín rồi vớt ra thả vào tô nước lạnh.
Bước 2: Hoàn thiện món chè thập cẩm
Xay nhuyễn và vắt lấy 1 – 2 bát con nước lá dứa. Tiếp đến, cho phần nước lá dứa này cùng với đường + sữa tươi và đun sôi rồi để nguội.
Cho đá bào vào bát, tiếp đến bạn múc lần lượt các thành phần gồm đậu đỏ + bột + đậu xanh + dừa nạo sợi + dừa thái lát vào bát. Múc phần nước chè + nước cốt dừa rồi rắc phần lạc rang lên trên. Trộn đều và thưởng thức món chè thập cẩm.
Mát Lạnh, Ngon Ngọt Với Cách Nấu Chè Thập Cẩm Miền Bắc Tại Nhà
Trong số những món tráng miệng đặc sắc của ẩm thực Việt Nam, không thể nào không kể đến những món chè hết sức tuyệt vời đúng không nào?
Đặc biệt là đối với các tín đồ hảo ngọt lại càng thu hút hơn, chè Việt Nam được chế biến đa dạng với rất nhiều những nguyên liệu thú vị khác nhau cũng cách hoà quyện độc đáo tạo nên sự hấp dẫn riêng cho mỗi loại chè.
Vào những ngày hè nóng bức như thế này, không gì tuyệt vời hơn khi nhâm nhi một bát chè thập cẩm mát lạnh ngon lành để giải nhiệt.
Chè thập cẩm là món ăn vặt chẳng còn xa lạ gì với người dân ba miền. Với nhiều nguyên liệu hòa quyện chung trong một ly chè sẽ làm bớt đi cảm giác ngán ngấy và mang lại sự tươi mát trong những ngày nóng nắng!
Và cũng tương tự như những món ăn chính trong các bữa ăn hằng ngày ở mỗi miền thì hương vị, nguyên liệu cũng như cách nấu chè cũng có sự khác biệt. Chè thập cẩm là một cái tên khá hấp dẫn, với nhiều nguyên liệu hoà quyện trong cùng một bát chè, chè thập cẩm sẽ khiến bạn ăn hoài không thấy ngán mà còn trải nghiệm vị ngọt ngon, thanh mát tức thì.
Hôm nay Mâm Cơm Việt sẽ giới thiệu đến bạn cách nấu chè thập cẩm miền Bắc ngon ngất ngây giải nhiệt mùa hè, cùng xắn tay áo vào bếp thôi nào!
Nguyên liệu cơ bản cần chuẩn bị cho món chè thập cẩm miền Bắc ngon tại nahf
¼ củ khoai môn
2 củ khoai lang
1 bát ăn cơm đậu đỏ
1 hộp nước cốt dừa
1 bát ăn cơm bột báng
Đường
Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc dễ làm tại nhà
Bước 1: Đậu đỏ bạn ngâm nước trước nửa ngày, bột báng thì ngâm trước khi nấu nửa tiếng.
Bước 2: Cho bột báng vào nồi cơm điện để nấu chín, đun trong 15 – 20 phút, khi thấy bột báng có màu trong suốt, ở giữa còn 1 chấm nhỏ màu trắng là được. Bạn đậy kín nắp như vậy trong 5 -10 phút nữa. Khi nấu xong bột báng thì bạn cho vào nước lạnh, rồi để vào hộp và cất trong tủ lạnh để lúc sau cho vào chè.
Bước 4: Đun một nồi nước, cho khoai môn cắt khúc nhỏ vào đun. Nếu bạn nấu bằng nồi cơm điện thì khoảng 15 phút. Khoai lang cắt khúc nhỏ, cho vào nồi đun cùng. Nấu tiếp khoảng 15 – 20 phút cho khoai chín mềm, lưu ý là không khuấy nhiều vì sẽ làm khoai bị nát.
Bước 5: Bạn cho đường và nước cốt dừa lượng tùy khẩu vị vào nồi. Bạn múc phần nước chè này ra bát, cho thêm bột báng và đậu đỏ lên trên, cùng một chút đá bào ăn cho mát.
Chỉ với vài công đoạn đơn giản, bạn đã có ngay cho mình một chén chè thập cẩm ngon tuyệt mà không cần phải chúc chúc ngoài hàng quán.
Không hề khó để có được một ly chè thập cẩm giải cơn nóng bức ngày hè đúng không các bạn? Đây là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện cách nấu chè thập cẩm miền Bắc đơn giản nhưng vẫn rất thanh mát này của chúng tôi đấy và đừng quên thưởng thức chúng cùng gia đình, bạn bè của mình.
Cách Nấu Chè Thập Cẩm: Học Cách Nấu Chuẩn Vị Ba Miền
Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc
Nguyên liệu cần có:
Khoai: Chuẩn bị cả khoai lang và khoai môn để nấu món chè thập cẩm vị miền Bắc này. Khoai môn bạn chuẩn bị ¼ củ, khoai lang chuẩn bị 2 củ cỡ vừa.
Đậu đỏ: Có thể thay đậu đỏ bằng đậu đen đều được. Chuẩn bị 200 gram đậu đỏ.
Bột báng: Bột báng bạn có thể mua tại các cửa hàng làm bánh hoặc các siêu thị. Chuẩn bị 200 gram bột báng.
Nước cốt dừa: Nước cốt dừa bạn có thể vắt trực tiếp hoặc mua loại đóng lon. Chuẩn bị 100 ml nước cốt dừa.
Đường: Đường bạn chuẩn bị tuỳ theo độ ngọt mà bạn muốn thưởng thức. Trung bình với lượng nguyên liệu như kể trên thì bạn chuẩn bị khoảng 200 gram đường.
Ngoài ra bạn cũng chuẩn bị thêm chừng 50 gram dừa tươi nạo sợi, 1 ống vani, 10ml dầu chuối, lá dứa để món chè được hấp dẫn hơn.
Các bước nấu chè thập cẩm vị miền Bắc
Bước 1: Sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu
Đậu đỏ: Vo sạch, loại bỏ những hạt sâu, mốc nổi trên mặt nước. Vo xong, bạn ngâm đậu trong khoảng từ 4 – 5 tiếng cho hạt đậu ngậm nước, nở mềm.
Bột báng: Cũng tương tự đậu đỏ, bột báng bạn đem rửa kỹ với nước sạch. Rửa xong, cho bôt báng ngâm trong khoảng 30 phút.
Khoai lang và khoai môn: Gọt sạch vỏ phần khoai này sau đo đem rửa sạch và lau khô. Tiếp đó, bạn dùng dao thái khoai thành các khối chừng 0,7 – 1cm.
Bước 2: Nấu chè
Bột báng: Cho phần bột báng vào nồi và đổ nước vào đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi, khuấy đều để hạt bột không bị sát đáy gây khê, cháy. Đun khoảng 15 -20 phút cho đến khi viên bột trong suốt thì vớt bột ra bát nước lạnh để ngâm.
Cho đậu đã ngâm vào nồi và đổ nước ngập đậu sau đó đặt lên bếp ninh. Ninh đậu khoảng 30 phút cho đậu chín nhừ nhưng vẫn đảm bảo hạt đậu không bị nát là được. Trước khi tắt bếp, bạn nêm đường + vani vào nồi đậu đen cho vừa vị.
Với phần khoai lang và khoai môn, lá dứa sau khi thái xong, bạn cho vào nồi nước vào và đun cho đến khi khoai mềm. Khi khoai vừa mềm tới, bạn cũng nêm đường vào để khoai có vị rồi tắt bếp.
Thưởng thức chè thập cẩm, bạn múc đậu đen + bột báng + khoai vào chung 1 bát/ly. Tiếp đến, bạn rưới phần nước cốt dừa + dừa tươi nạo sợi + đá bào rồi trộn đều lên và thưởng thức.
Cách nấu chè thập cẩm miền Trung
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Đậu: 100 gram đậu đỏ, 50 gram đậu phộng, 100 gram đậu xanh
Bột: 100 gram bột nếp, 100 gram bột năng
Dừa: 1 quả dừa tươi, 100 ml nước cốt dừa
Các nguyên liệu khác: đường cát trắng, lá dứa, sữa tươi (200ml)
Các bước nấu chè thập cẩm miền Trung
Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu
Đậu đỏ: Vo sạch, ngâm nước khoảng 2 tiếng sau đó cho vào nồi ninh nhừ. Đậu nhừ, bạn nêm đường cho ngọt vừa rồi múc riêng.
Đậu xanh: Vo sạch, ngâm nước cũng khoảng 2 tiếng rồi đem đồ chín. Đậu chín, bạn dùng thìa tán nhuyễn sau đó viên lại thành viên nhỏ cỡ viên bi cho thật chắc tay rồi cũng để riêng.
Các nguyên liệu khác: Cho lá dứa vào xay nhuyễn với phần sữa tươi + nước dão dừa sau đó lọc lấy nước. Bắc nồi nước này lên bếp đun cho sôi rồi nêm đường cho vừa vị ngọt. Phần cùi dừa bạn nạo lấy sợi nhỏ. Đậu phộng bạn đem rang chín rồi đập dập
Bột nếp và bột năng: Hoà tan với nước để tạo thành khối nhuyễn mịn. Viên bột thành những viên bi nhỏ sau đó cho vào nồi nước luộc chín. Bột chín, bạn vớt ra và thả vào nước lạnh để viên bột được trắng và ngon hơn.
Bước 2: Thưởng thức
Thưởng thức chè thập cẩm kiểu miền Trung, bạn múc lần lượt phần đậu đỏ + đậu xanh + bột gạo + nước sữa dứa + dừa tươi nạo sợi + đậu phộng sau đó trộn đều và thưởng thức.
Cách nấu chè thập cẩm miền Nam
Nguyên liệu nấu chè thập cẩm miền nam
Nguyên liệu nấu chè thập cẩm kiểu miền Nam có phần cầu kỳ hơn rất nhiều so với chè thập cẩm miền Bắc và miền Trung. Để nấu được món chè này ngon thì bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu bao gồm:
100 gram đậu đỏ; 30 gram ngô ngọt; 2 quả chuối chín; 100 gram cốm khô 50 gram bột báng; 50 gram bột thạch rau câu; 100 gram bột mì; 100 gram bột năng; 400 ml nước cốt dừa; 200 gram đường kính/đường cát trắng.
Các bước nấu chè thập cẩm miền nam
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Đậu đỏ: Rửa sạch để loại bỏ hạt sâu lép sau đó đem ngâm với nước lạnh.
Cốm khô: Rửa sạch, ngâm nước chừng 10 phút cho hạt cốm mềm và nở sau đó vớt ra để ráo nước.
Ngô ngọt: tách hạt, rửa sạch để loại bỏ mày ngô sau đó cũng để cho ráo nước.
Chuối chín: Bóc vỏ sau đó tách thành các khoanh tròn cỡ 1cm
Bột: Nhào phần bột mì + ½ bột năng cho kỹ rồi sau đó nặn thành các viên tròn nhỏ như viên bi. Phần bột báng bạn đem rửa sạch sau đó ngâm vào nước lạnh khoảng 10 phút thì vớt ra.
Bước 2: Nấu chè thập cẩm kiểu miền Nam
Đậu đỏ: Bạn đem ninh chín rồi cho vào khoảng 1 thìa cafe đường sau đó đảo đều cho đậu sôi trở lại thì tắt bếp và múc riêng.
Ngô ngọt: Khuấy đều 2 thìa cafe đường vào ½ bát ô tô nước sau đó cho vào nồi cùng với ngô ngọt rồi đun sôi. Khi ngô chín, bạn hoà chừng 20 gram bột năng với nước sau đó đổ lẫn vào nồi ngô và khuấy đều. Chờ tới lúc chè ngô sánh và trong, bạn cho tiếp 50 ml nước cốt dừa vào đun cùng cho đến khi chè sôi trở lại thì tắt bếp.
Cốm khô: Tương tự như các làm với ngô ngọt, bạn cho cốm cùng với nước đường đun sôi sau đó hoà chung với bột năng để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Xong xuôi, bạn tiếp tục cho vào chè cốm 50 ml nước cốt dừa và đun cho đến khi chè sôi thì tắt bếp.
Chuối: Thực hiện tương tự như cách nấu chè cốm và chè ngô ngọt. Sau khi cho bột năng xong, bạn cho tiếp bột báng vào chuối đun sôi rồi mới cho tới nước cốt dừa.
Bột mì: Cho vào nồi nước luộc chín cho đến khi bột trong và nổi lên thì vớt ra và thả vào tô nước lạnh cho viên bột được trắng và ngon hơn.
Bột rau câu: Hoà với đường + 300 ml nước sau đó khuấy đều. Cho phần hỗn hợp này lên bếp đun đến khi sôi thì tắt bếp và đổ ra bát chờ thạch nguội. Làm xong, bạn cho thạch vào ngăn mát tủ lạnh.
Thưởng thức chè thập cẩm kiểu miền Nam, bạn cho chung tất cả các hỗn hợp chè đã nấu + nước cốt dừa + dừa nạo sợi + đá bào và thưởng thức.
Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Chè Thập Cẩm Kiểu Miền Bắc trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!