Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Bằng Nồi Áp Suất Điểm 10 Cho Sức Khỏe mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất
500g gạo lứt đỏ (hay còn gọi gạo lứt huyết rồng): Đây là loại gạo lứt thông dụng nhất có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhất và rất tốt cho những người đang ăn chay, ăn kiêng hay muốn giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
100g đậu đỏ
Một chút muối
Nước
Nồi áp suất
Các bước tiến hành
Bước 1: Đầu tiên gạo và đậu đỏ bạn rửa sạch, sau đó bạn phải ngâm gạo khoảng từ 4-8 tiếng để đảm bảo gạo đạt đầy đủ dưỡng chất và dẻo ngon hơn.
Bước 2: Bạn vớt gạo và đậu trộn đều rồi cho tất cả các nguyên liệu vào nồi áp suất, đổ nước với tỉ lệ 1:1.5, cho vào thêm 1 chút xíu muối nữa. Tiến hành nấu nào.
Bước 3: Tiến hành nấu
Với nồi áp suất thường
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất thường hơi cầu kì 1 chút, đầu tiên bạn cho lửa lớn cho tới khi áp suất đạt. Bạn thấy van thoát khí bắt đầu phát ra tiếng xì xì thì hạ lửa nhỏ xuống, lót thêm tấm thiếc ở giữa để giảm nhiệt và đun như vậy thêm khoảng 45 phút nữa là cơm chín.
Tắt bếp, nhấc nồi xuống và đợi khoảng 20 phút, sau đó rút núm đậy là cơm chín hẳn và bạn có thể ăn rồi.
Với nồi áp suất điện
Nồi áp suất điện thì đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ cần cho hết vào nồi, đậy chặt nắp nồi rồi cài đặt chế độ nấu cơm gạo lứt, đợi khoảng trên 30 phút là cơm sẽ chín đều.
Chú ý khi nồi áp suất đã chuyển sang chế độ giữ ấm, nên giữ cơm thêm một vài phút để cơm chín dẻo và thưởng thức sẽ ngon miệng hơn.
Cơm Gạo Lứt Đậu Đỏ Nấu Nồi Áp Suất
Cơm gạo lứt đậu đỏ nấu nồi áp suất – Gạo lứt đỏ nấu bằng nồi áp suất cơm ngon dẻo và nhanh chín nhất và không cần ngâm gạo, tiện lợi cho người bận bịu. Cơm gạo lứt đậu đỏ nấu nồi áp suất cần chuẩn bị như sau:
Nguyên liệu: Gạo lứt đỏ Bà Loan 500g, Đậu đỏ 100g, nồi áp suất điện hoặc thường.
Đãi rửa sạch cát sạn có trong gạo và đậu đỏ, trộn đều gạo và đậu đỏ, đổ nước vừa đủ không khô không nhão thêm ít muối hầm, rồi đổ tất cả vào trong nồi áp suất. Món này rất tốt cho thận, lá lách, tụy.
Đối với nồi áp xuất điện: Chúng ta cắm điện cho cơm sôi khoảng 10 phút rồi ta rút điện ra cứ để như thế khoảng 15 phút, tiếp tục cắm điện đun khoảng 15 phút rồi ta lại rút điện ra để khoảng 30 phút là cơm chín.
Đối với nồi áp xuất thường: Đậy nắp kín, đun lửa lớn cho áp suất (hơi trong nồi) lên nhan (núm đậy lỗ thông hơi trên nắp lúc lắc xì kêu). Lót tấm thiếc dưới nồi cho bớt lửa, hạ nhỏ lửa cho sôi liu diu độ 45 phút cơm chín. Nhắc nồi xuống để một lúc khoảng 20 phút cho áp suất hạ xuống. Rút núm đậy cho hơi thoát hết ra, mở nắp ra chúng ta bắt đầu ăn nào.
Cách chưng cách thủy cơm gạo lứt bằng nồi áp xuất: Ta chuẩn bị thêm 1 bát ô tô to, một chén gạo lứt, một nắm đậu đỏ ngâm với hơn một chén nước. Lượng nước vừa đủ để cơm không khô cũng không nhão, 1/4 muỗng cà phê muối hầm. Gạo lứt (đã ngâm) + nước đã ngâm (không thay nước mới) + muối để vô bát tô và đặt bát tô này vào nồi áp suất có nước, Nước trong nồi áp suất cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi kêu nồi đợt đầu 10 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 20 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi đợt hai 10 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là cơm chín.
Chúc quý vị và các bạn nấu thành công món cơm gạo lứt này!
Cách Nấu Gạo Lứt Bằng Nồi Áp Suất Đơn Giản Tại Nhà
Chắc các bạn đã từng nghe tới rất nhiều tác dụng của việc ăn gạo lứt như: giúp giảm cân, làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa, thanh lọc cơ thể, thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và nấu thành công gạo lứt vừa ngon vừa giữ đủ chất dinh dưỡng.
Blog chia sẻ kiến thức mua sắm online thông minh chúng tôi
Cách Nấu Gạo Lứt Bằng Nồi Áp Suất Ngon
Nấu gạo lứt ngon bằng nồi áp suất không phải là dễ thực hiện. Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm làm thành công.
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu qua một chút kiến thức về gạo lứt.
Gạo lứt là gì? hơn gì gạo trắng thường:
Có 2 loại gạo lứt:
Gạo lứt đỏ: có màu đỏ cán gián, rất tốt cho người ăn chay
Gạo lứt đen: đây còn được coi là siêu thực phẩm của thế giới, loại này nhiều chất xơ, ít đường và giúp chống bệnh ung thư, bệnh tim
Giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt chưa chế biến:
Rất nhiều tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ
Rất nhiều vitamin như: B1, B2, B3, B6
Rất nhiều các Axit: Phytic, Folic (M), Paraaminobenzoic (PABA), Pantothenic (B5)
Rất nhiều các nguyên tố vi lượng: Natri, Kali, Gluthation (GSH), Magie, Sắt, Canxi, …
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo lứt đỏ: 400g – 500g
Đậu đỏ: 80g – 100g
Một chút muối và nước sạch
Một nồi áp suất điện
Cách thực hiện:
Ăn nhiều gạo lứt không phải là tốt?
Những người thiếu hụt canxi: như trên mình có đề cập rồi trong gạo lứt có chứa Axit Phytic chất này kết hợp với các chất khoáng gây nên kết tủa cản trở việc hấp thu của cơ thể.
Phụ nữ có thai không tốt với phụ nữ có thai: bởi vì gạo nguyên cám có chứa Asen nên phụ nữ có thai cần tránh để đảm bảo an toàn cho đứa trẻ
Người hoạt động cường độ cao: trong gạo lứt thiếu nhiều chất đạm và chất béo cung cấp ít năng lượt nên hoạt động cường độ cao thường xuyên cũng nên hạn chế ăn món này.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi: bộ máy tiêu hóa của trẻ còn non nớt và của người cao tuổi thì đã suy yếu nên ăn gạo lứt sẽ khó tiêu hơn. Tốt hơn hết là ăn ít hoặc hạn chế ăn đồ khó tiêu.
Ăn gạo lứt chữa bệnh?
Gạo lứt tốt cho người bệnh tiểu đường: lớp màng gạo lứt có thể kiểm xoát Glucose trong máu, cải thiện sự tổng hợp Insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
Gạo lứt giảm Cholesterol: trong gạo lứt có chất xơ, carotenoid, axit omega-3 đều có tác dụng làm giảm cholesterol, triglyceride giúp ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh tim mạch giảm khả năng đột quỵ.
Gạo lứt giúp ngừa ung thư: Tocotrineol, Polyphenel là các thành phần trong gạo lứt có khả năng kìm chế sinh sản nhanh của tế bào ung thư. Đặc biệt nếu cơ thể hấp thụ tốt các chất xơ và IP6 ở gạo lứt thì có thể phòng tránh tốt các bệnh như ung thư ruột, ung thư gan, ung thư vú, …
Gạo lứt có tác dụng giảm cân: trong gạo lứt có chứa ít đường, nhiều chất dinh dưỡng, vitamin làm hạn chế cảm giác thèm ăn.
Gạo lứt có tác dụng làm đẹp: lớp cám ở gạo lứt có tác dụng rất tốt làm đẹp cho làn da phụ nữ. Vitamin nhóm E,B đều có tác dụng kiến tạo, tái tạo làn da trở nên khỏe đẹp hơn.
Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Bằng Nồi Đất Nung
Cơm gạo lứt nấu bằng nồi đất chưng cách thủy
Nấu cơm gạo lứt trong nồi đất chưng cách thủy trong nồi áp suất, nấu trên bếp gas
Bước 1: Kiểm tra nồi áp suất: kiểm tra van (thông van sao không bị tắc để chống áp suất lớn sẽ nổ), kiểm tra gioăng cao su sao cho khi đậy khớp với mặt nồi để tránh rò rỉ áp suất.
Bước 2: Rửa gạo Đãi gạo trongtrong nước sạch có pha muối Loại bỏ trấu nổi, cát, sạn nếu có Không chà mạnh tay để làm mất dinh dưỡng vỏ gạo
Bước 3: Ngâm gạo Gạo lứt đỏ thời gian ngâm từ 8 đến – 22 tiếng Chú ý: Với từng loại gạo, trồng ở từng vùng khác nhau thì các bạn nên trải nghiệm cách ngâm theo cách riêng của mọi người, nhưng không quá 22 tiếng cho tất cả các loại gạo, sao cho quân bình, ăn đậm đà dẻo cơm. Cho nước ngâm – Tỉ lệ nước nấu Gạo lứt đỏ: 1 gạo / 1-1,2 nước * Chú ý: – Điều chỉnh nước ngâm sao cho mỗi lần nấu được dẻo thơm, bảo quản toàn vẹn dinh dưỡng trong nước ngâm gạo.
Bước 4. Cách nấu (giữ nguyên nước ngâm gạo) Trước tiên, cho lượng muối phù hợp với tỉ lệ gạo trong nồi, với một bát gạo, chỉ khoảng ¼ muỗng cafe muối, hoặc ít hơn. Và cứ theo tỉ lệ đó, cho tương ứng với tỉ lệ gạo mà bạn nấu. Quấy cho muối tan đều trong nước ngâm vào trong nồi đất rồi bắc nồi đất vào cái rế, rồi cho cả rế cả nồi đất vào trong nồi áp suất. Sau đó đổ nước sao cho nước chiếm khoảng 2/3 nồi đất, mục đích để khi đun sôi, nước không bị tràn vào nồi đất và không bị cạn trong quá trình nấu. Lấy vung nồi áp suất, lắc đều vung để cho gioăng và mặt nồi khớp nhau. Xoáy nắp nồi thật chắc, khít mặt.
Cho lên bếp đun, bật to lửa sao cho tiết diện đáy nồi khớp với ngọn lửa bếp của bạn, để không mất lửa. Đun cho sôi đến áp suất lên van thật mạnh, tiếng “xùy xùy” liên tục trên van rồi giảm lửa xuống trung bình. Quá trình này rất quan trọng. Bạn phải lắng nghe được độ sôi của nồi cơm bên trong, thời gian diễn ra từ 5 – 10 phút. Quan trọng nhất là bạn phải lắng nghe và ngửi được mùi thơm của cơm bên trong lúc sôi lên. Theo nguyên lý cơm sôi tắt lửa, thời gian này có thể co dãn nhưng không thấp quá 5 phút. Sau đó tắt lửa. Tổng thời gian từ lúc bắc bếp, lửa to và lửa trung bình khoãng 45 phút.
Theo nguyên lý ÂM DƯƠNG và nguyên lý của nồi áp suất, nước vào gạo trong nồi đang ÂM, chúng sẽ hút áp suất và độ nóng của nồi áp suất để chín cơm. Thời gian tắt lửa khoảng 15 – 20 phút. Hoặc bạn sờ tay thấy nồi chỉ còn đủ nóng, chứ không còn cháy tay thì bắc lên đun tiếp. Ngọn lửa cũng như ban đầu, cho đến lúc sôi áp suất bốc mạnh. Sau đó giảm lửa xuống trung bình. Thời gian lửa trung bình để làm quân bình lại áp suất + nhiệt của nồi với nồi cơm bên trong là 3 – 7 phút. Sau đó giảm lửa đến tối đa và đun “liu riu” càng lâu càng ngon. Thời gian chừng 20 – 45 phút sao cho không cạn nước, không cháy nồi là được.
* Chú ý:
– Trong quá trình nấu phải kiểm tra nồi áp suất, van an toàn, gioăng, nồi đất có bị vỡ hay không, có bị rỉ nước hay không. Mức nước vừa đủ trong nồi áp suất.
– Trong suốt quá trình nấu, bạn phải để tâm đến nồi cơm của bạn, chứ không nhất thiết theo thời gian cố định. Bạn phải sử dụng khả năng ngửi, nghe, tiếp xúc với nhiệt độ để có được một nồi cơm ngon nhất với tầm tay của bạn. Tổng thời gian nấu cơm khoãng 2 giờ. Bạn sẽ có nồi cơm ngon, độ dẻo dính và mùi thơm ngọt như mùi mật là đạt.
Tài liệu của Lớp Học Nấu Ăn Thực Dưỡng Cho Gia Đình
Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Bằng Nồi Áp Suất Điểm 10 Cho Sức Khỏe trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!