Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Chua Cay Đơn Giản mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách nấu lẩu hột vịt lộn không quá phức tạp, thành phần nguyên liệu đơn giản dễ tìm mua, món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, lẩu hột vịt lộn “được lòng” rất nhiều người.
10 quả hột vịt lộn
500g thịt bò
200g me tươi
300g xương ống
1kg bún tươi
Các loại rau ăn kèm: Ngải cứu, cải cúc…
Các loại nấm ăn kèm: Nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm bào ngư…
Gia vị: Hành, tỏi, sa tế, nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước cốt dừa, dầu ăn.
Cách nấu lẩu hột vịt lộn chua cay đơn giản
Sơ chế hột vịt lộn, thịt bò, xương ống
Đầu tiên, bạn rửa sạch bụi bẩn của hột vịt lộn mua về. Rửa sạch thịt bò với nước muối pha loãng, cắt lát mỏng, bày lên đĩa.
Tiếp đó, bạn rửa sạch xương ống với nước muối pha loãng, chặt làm đôi rồi chần sơ qua với nước nóng. Đây là mẹo đơn giản trong cách nấu lẩu hột vịt lộn giúp khử đi mùi tanh của xương ống, từ đó nước dùng có được vị ngọt tự nhiên, thơm ngon, hấp dẫn hơn.
Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Sau đó, bạn cắt bỏ gốc rễ của các loại nấm ăn kèm, rửa sạch, để trên rổ cho ráo nước, cắt nấm đùi gà, nấm bào ngư thành lát mỏng vừa ăn.
Kế đến, bạn nhặt bỏ gốc rễ, lá úa vàng của các loại rau ăn kèm, rửa với nước muối pha loãng và để trên rổ cho ráo nước.
Nấu nước dùng lẩu
Sau đó, bạn bắc nồi có khoảng 1.5 lít nước và xương ống lên bếp, tiến hành ninh trong vòng 30-45 phút.
Lưu ý, trong quá trình hầm xương, bạn nên thường xuyên vớt lớp bọt nổi trên bề mặt để nước dùng trong, đẹp mắt hơn.
Hoàn thiện nước dùng
Tiếp đó, bạn cho trứng vịt lộn vào nồi, luộc khoảng 20 phút, vớt ra đợi nguội rồi đập vào bát lớn.
Kế đến, bạn bắc nồi khác lên bếp cùng 1 muỗng dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho hành, tỏi vào phi thơm rồi cho sa tế vào cùng và đảo nhẹ. Sau đó, bạn cho hột vịt lộn vào xào cùng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Sau đó, bạn cho nước cốt dừa và me tươi vào nồi, đảo đều rồi cho nước ninh xương vào, tiếp tục nấu.
Hoàn thiện và trình bày
Cuối cùng, bạn đặt nồi lẩu lên bếp ga mini giữa bàn cùng đĩa thịt bò, nấm và các loại rau ăn kèm.
Khi nồi lẩu sôi, bạn chỉ cần nhúng thịt bò, nấm, rau ăn kèm vào rồi thưởng thức ngay khi còn nóng với bún tươi.
Lẩu vịt lộn ăn với rau gì?
Rau muống
Rau cải xanh
Cải thảo
Mồng tơi
Cần tây
Nấm hương
Nấm rơm…
Với cách nấu lẩu hột vịt lộn chua cay đơn giản trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin vào bếp trổ tài nấu nướng. Đặc biệt, món ăn này rất thích hợp với những bữa tiệc sum họp bạn bè, gia đình vào cuối tuần. chúng tôi tin chắc rằng mọi người sẽ không ngớt lời khen dành cho bạn khi thưởng thức hương vị chua chua, cay cay hòa quyện trong nồi lẩu hột vịt lộn đâu.
công!
Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Ngon Xoắn Lưỡi
Hột vịt lộn đã quen với các cách chế biến như luộc, xào me, hầm thuốc bắc,… nhưng lẩu hột vịt lộn thì lại không được nhiều người biết đến. Hôm nay JAMJA’s BLOG sẽ bật mí cho bạn cách nấu lẩu hột vịt lộn cực dễ bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Bí quyết nấu lẩu hột vịt lộn ngon tuyệt đỉnh
– Hột vịt lộn: 8 quả (bạn nên chọn thật cẩn thận, chọn những quả ấp non ăn sẽ ngọt và ngon hơn)
– Thịt thăn bò: 500g, bún rối: 1kg
– Nước cốt dừa,nước hầm xương
– Rau của: nấm kim châm, ngải cứu, nấm đùi gà,cải cúc, nấm bào ngư
– Gia vị đi kèm: hành, tỏi, sa tế, nước mắm
Các bước thực hiện
Hành, tỏi bạn bóc vỏ đập đập dập và bằm nhỏ để riêng ra bát.
Các loại nấm bạn cũng cắt bỏ rễ (nếu có) rửa sạch bằng nước, đem ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút thì vớt ra rửa sạch lại, cắt thành từng miếng vừa ăn. Nếu nấm to bạn có thể cắt đôi hoặc thành 3, nấm nhỏ thì bạn có thể để nguyên không cần cắt. Riêng nấm kim bạn bỏ phần rễ, rồi tách nhỏ ra từng sợi cho dễ ăn.
Rau ngải cứu, rau cải cúc nhặt bỏ rễ, rửa thật sạch với nước, để ra rổ cho ráo nước. Nếu muốn nhanh bạn có thể đem vẩy nước đi.
Thịt thăn bò bạn cũng rửa sạch, thái lát mỏng ướp cùng với chút tỏi, dầu ăn, nước mắm tạo vị khoảng 30 phút để nhúng ăn tái.
Tiếp theo, bạn cho nồi lên bếp, phi thơm hành tỏi đã băm cùng với sa tế rồi đổ hột vịt lộn vào xào cùng, nêm thêm các gia vị cho đậm đà. Đổ tiếp nước cốt dừa và nước hầm xương vào đun riu riu lửa cho sôi nhẹ nhàng.
Cuối cùng bạn bày rau, nấm, thịt bò ra đĩa, khi ăn nhúng vào nồi lẩu ăn kèm với hột vịt lộn và bún rất ngon. Vào những ngày thời tiết se lạnh, ngồi quây quần cùng bạn bè bên nồi lẩu ấm nóng, xuýt xoa cảm nhận vị cay của nước lẩu, vị ngọt của hột vịt lộn, vị thơm của rau củ thật là “tuyệt cú mèo”.
Lẩu cua đồng trứng vịt lộn tôm thịt ngon ngất ngây
– Cua đồng: 500g
– Thịt bắp bò: 500g
– 500g Sườn sụn
– 500g Tôm
– Giò tai: 300g
– Trứng vịt lộn: tùy số lượng người, trung bình tính 1 quả/1 người
– Đậu trắng: 5 bìa
– Cà chua chín đỏ: 3 quả
– Dấm bỗng: 200-300 ml, hành khô: 2 củ
– Gia vị: Muối, đường, mắm, sa tế…
– Rau ăn kèm: Ra
Ru muống đã chẻ mỏng, hoa chuối cắt mỏng , thân chuối, giá đỗ, lá tía tô, hành tây,…
Các bước hoàn thành
Cua đồng mua về bạn cho vào nước rửa sạch, cua có thể cắp vào tay gây bị thương nên bạn đừng cho tay vào rửa trực tiếp mà hãy lấy một cây đũa ngoáy đều trong chậu nước. Cách làm này vừa làm cua bị chóng mặt, lúc tách vỏ cua ra sẽ dễ dàng hơn. Bạn cứ rửa như thế vài lần đến khi nước trong thì cho cua ra để ráo.
Tách mai và bụng của để riêng. Trong mai cua có gạch, bạn hãy khều hết gạch có trong mai cua ra, phần bụng cua (thân cua) bạn cho vào cối giã với một ít muối rồi cho nước vào lọc lấy gạch và bỏ bã.
Sườn sụn bạn thái thành từng miếng mỏng vừa ăn (không chặt như sườn non), cho vào nồi đun sôi với chút muối hạt để lọc ra hết bụi bẩn, đổ nước trong nồi ra rửa sạch lại bằng nước lạnh. Ướp sườn với chút một canh, nước mắm khoảng 10 phút thì cho vào nồi áp suất ninh nhừ. Phần nước sườn giữ lại để dùng làm nước lẩu.
Tôm cũng rửa sạch cho ra đĩa để ráo nước.
Thịt bò rửa sạch, thái mỏng bày ra đĩa. Giò tai bạn cắt thành cùng miếng có độ dày vừa phải để ăn kèm.
Các loại rau ăn kèm bạn cũng rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ cá chất độc hại có trong rau, vẩy bớt nước để ráo trong rổ.
– Bước 2: nấu lẩu cua đồng trứng vịt lộn tôm thịt
Nước gạch cua sau khi lọc xong, bạn đổ từ từ vào nồi đặt lên bếp đun nhỏ lửa không đậy vung. Để ý đến khi nước riu riu sôi, thịt cua nổi lên thì nhẹ nhàng với thịt cua ra để riêng trong bát. Khi vớt thịt cua bạn phải thật khéo léo để không làm thịt cua bị vỡ.
Đổ tiếp nước hầm sườn và nước dùng vào nồi nước cua đun sôi, trong lúc đó bạn nêm nếm thêm gia vị và dấm bỗng sao cho vừa miệng ăn. Bạn đừng nêm đậm quá, tốt nhất khi nêm nước dùng nên để nhạt một chút.
Tiếp theo bạn cho chảo lên bếp, phi thơm hành với tỏi, đổ gạch cua khều từ mai vào xào, đổ tiếp thịt cua vừa lọc ra vào xào cùng với gạch cua, cho một ít muối, nước mắm để tạo vị. Bạn cũng có thể bỏ qua bước này nhưng nếu ai không thích mùi tanh của cua thì nên xào lên để cho dễ ăn. Gạch cua khi xào xong bạn lại để riêng ra đĩa đợi khi nào ăn lẩu thì cho gạch vào nồi nước lẩu cho thơm, ngọt vị.
Vẫn dùng chảo vừa chưng gạch cua, bạn cho luôn cà chua bổ múi cau vào xào mềm, khi cà chua đã xào được vị thì đổ cà chua vào nồi nước lẩu tạo màu cho nước.
Khi ăn bạn đập trứng vịt lộn vào ăn kèm với rau, thịt bò, tôm… Để trứng vịt lộn nhanh chín hơn bạn có thể luộc sơ qua trước rồi mới đập vào nồi lẩu thì trứng vừa chín nhanh hơn lại không bị nát.
Hi vọng qua bài viết “Chia sẻ cách nấu lẩu hột vịt lộn ngon tuyệt đỉnh” các bạn có thể bỏ túi thêm cho mình những công thức nấu ăn tuyệt hay để trổ tài nấu nướng cho mọi người. Đừng quên chia sẻ bài viết đến cho mọi người cùng biết.
Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Ngon, Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà
Nếu không khéo tay thì khi nấu lẩu sẽ khá tanh. Do đó, để khắc phục thì công đoạn nấu nước lèo cần chú ý nhiều hơn. Để tăng phần hấp dẫn cho món ăn, hãy chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, tươi mới như gợi ý sau đây.
Nguyên liệu nấu lẩu trứng vịt lộn
Một số nguyên liệu nấu món lẩu trứng vịt lộn
Hột vịt lộn: Số lượng trái trứng tùy thuộc vào sở thích cũng như khẩu phần ăn của gia đình.
Trái dừa tươi.
Bún hoặc mì.
Các loại rau xanh để ăn lẩu: Cải xanh, rau muống, cải thảo, cần tây,…
Nấm các loại theo sở thích: Nấm bào ngư, nấm kim chi, nấm đùi gà, nấm mối,…
Tỏi, hành khô, đậu phụ, táo tàu.
Thịt bò, xương heo.
Các gia vị thông thường: Mắm, muối, hạt nêm, đường, chanh, dầu ăn, tiêu,…
Với các nguyên liệu nêu trên, chị em nội trợ hoàn toàn có thể tìm mua được tại các khu chợ, siêu thị. Chỉ cần đảm bảo nguồn hàng tươi mới, hợp vệ sinh cũng như chất lượng thì sẽ có ngay nồi lẩu thơm ngon nhất.
Món lẩu có thể biến tấu theo nhiều cách khác nhau, nếu muốn, mỗi người sẽ dễ dàng thêm bớt nguyên liệu cho hợp với khẩu vị của gia đình.
Công đoạn sơ chế
Cách nấu lẩu hột vịt lộn ngon nhất
Trước khi bắt tay vào thực hiện các bước trong cách làm món lẩu trứng vịt lộn thì công đoạn sơ chế cũng khá quan trọng. Cần chắc chắn rằng các nguyên liệu đều rửa sạch sẽ, không bị giập nát và trông tươi nhất. Do vậy, sau khi mua ở chợ về thì cần tiến hành sơ chế ngay.
Cách nấu nước lẩu hột vịt lộn
Nấu nước lẩu hột vịt lộn đơn giản nhưng đậm đàĐối với các loại rau xanh, nấm thì cần loại bỏ phần hư hại, đem rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn vừa ăn. Tỏi, hành khô lột vỏ rồi băm nhuyễn. Dừa tươi lọc lấy nước. Thịt bò rửa sạch cắt thớ. Xương heo rửa sạch chặt miếng vừa phải. Mỗi nguyên liệu đều để riêng sẽ dễ dàng hơn trong khâu chế biến.
Nấu nước lèo là công đoạn quan trọng nhất và được đánh giá là “linh hồn” của món ăn. Bởi nước lẩu có đảm bảo hương vị đậm đà thì khi hòa chung với các nguyên liệu khác sẽ vẫn tạo nên độ hấp dẫn của nó.
Cho xương heo vào nồi nước đun sôi cùng với hành củ. Bước này sẽ giúp lấy được độ ngọt tự nhiên của nước lèo. Ninh khoảng 1-2 giờ đồng hồ trên ngọn lửa nhỏ. Trong quá trình nấu nên vớt bỏ lớp bọt nổi phía trên để nồi nước lèo trong hơn. Sau đó lọc bỏ xương heo, nêm nếm các gia vị cho vừa ăn.
Tiếp tục cho táo tàu, hành tỏi phi thơm, nước dừa vào đun riu riu lửa. Thử lại vị và thêm bớt gia vị cho vừa miệng.
Khi nồi nước lẩu đã hoàn thành thì tới đây, món lẩu hột vịt lộn sẽ chỉ cần lên bàn ăn của gia đình.
Món lẩu hột vịt lộn vừa ăn vừa nấu cực ngonThành phẩm món lẩu trứng vịt lộn
Thông thường, ăn lẩu sẽ nên ăn khi nóng như vậy độ thơm ngon sẽ tuyệt nhất. Do vậy, sau khi nấu nước lèo, chị em hãy đặt sẵn các loại rau, bún, hột vịt lộn lên bàn. Cùng với nồi nước lẩu trên bếp lửa vừa nấu vừa ăn thì còn gì bằng.
Nếu muốn giảm bớt độ tanh, có thể luộc chín trứng vịt lộn trước, bỏ vỏ rồi hâm lại khi ăn. Hoặc cách khác đó là ăn đến đâu thì đập trứng vào nấu chín tới đó. Khi ăn, cho lần lượt thịt bò, nấm, đậu hũ kèm với rau vào. Ăn khi vừa chín tới thì vị thơm ngon của món lẩu này sẽ khiến cả gia đình thêm yêu thích.
Món lẩu thực hiện thành công khi nước lẩu đậm vị, ngọt tự nhiên, khi cho nguyên liệu vào nấu sẽ không làm món ăn bị nhạt đi.
Ngoài công thức đơn giản này, chị em có thể biến tấu với cách nấu lẩu hột vịt lộn chua cay hay cách làm lẩu hột vịt lộn thuốc bắc khác nhau. Mỗi dịp cuối tuần, dịp tụ họp bạn bè hãy dùng món lẩu bình dân này thiết đãi. Đảm bảo ai cũng sẽ yêu thích hương vị lạ miệng của món lẩu trứng vịt lộn này.
Cách Nấu Lẩu Cua Đồng Hột Vịt Lộn Cho Cả Nhà Thêm Vui
Nguyên liệu cần có để nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn:
Cua đồng: 500g: Chọn những con cua còn sống, không chọn những con cua chết.
Sườn sụn: 500g
Bắp bò: 500g: Chọn phần bắp hoa là ngon nhất
Tôm: 500g
Giò tai: 300g
Trứng vịt lộn: 1-2 quả/1 người lớn:
Đậu hũ: 5 bìa
Cà chua: 3 quả
Hành khô: 3 củ
Dấm bỗng: 200ml
Muối hạt
Bột canh
Hạt nêm
Tiêu xay
Đường
Nước mắm
Sa tế
Gừng
Rau ăn kèm: hoa chuối, tía tô, rau muống, mồng tơi…bạn có thể ăn kèm với những loại rau khác nữa, tùy vào sở thích.
Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn như sau
Bước 1: Sơ chế cua đồng
– Sau khi rửa xong, đổ cua đồng ra một cái rổ dày, sau đó lắc mạnh và nhanh tay để cua đồng bị “say”, chúng sẽ không bò ra ngoài và cũng sẽ không cắn bạn khi bạn bóc mai.
– Dùng tay tách mai cua và thịt cua ra để riêng biệt. Dùng một chiếc tăm nhọn khều gạch cua ở trong phần mai ra và cho vào một cái bát con. Còn phần thịt cua thì cho vào cối và giã (nếu không có cối bạn có thể sử dụng máy xay để xay), lọc bỏ bã rồi lấy khoảng 1.5 lít nước.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
– Đậu phụ thái quân cờ lích thước khoảng 2x2cm, sau đó chiên vàng đều các mặt, sau đó vớt ra đĩa;
– Sườn sụn rửa sạch bằng nước muối loãng, rau đó thái miếng mỏng vừa ăn. Cho sườn sụn vào nồi, thêm ½ thìa cà phê bột canh và đổ nước xâm xấp mặt sườn và đun trong vòng 20 phút. Rau đó vớt ra đĩa;
– Tôm: dùng dao khứa trên lưng và lấy sợi chỉ ra, sau đó rửa sạch rồi bày tôm ra đĩa;
– Bắp bò rửa sạch, thái mỏng cho vào tô ướp với gừng đập dập, ½ thìa cà phê hạt nêm + ½ thìa cà phê tiêu xay + 1 thìa cà phê nước mắm. Trộn đều và để trong vòng ít nhất 20 phút để bắp bò ngấm gia vị.
– Giò tai thái miếng vừa ăn rồi xếp vào đĩa;
– Rau ăn kèm các loại rửa sạch, rồi để cho ráo nước;
– Cà chua rửa sạch, thái múi;
– Gừng cạo vỏ rồi thái sợi để ăn kèm với trứng vịt lộn;
– Hành củ bóc vỏ sau đó băm nhỏ.
Bước 3: Nấu nước dùng
Cách làm như sau:
– Cho nước cua đã lọc bã vào nồi và bắc lên bếp, cho dấm bỗng, 1 thìa canh bột canh, đun sôi sau đó tắt bếp và chuyển sang bếp ăn lẩu.
– Bắc một chiếc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào, đến khi nóng già thì cho hành củ băm nhỏ vào phi thêm rồi cho gạch cua vào cùng với 1 thìa cà phê nước mắm, đảo đều rồi múc ra bát để riêng. Chảo để nguyên trên bếp, cho cà chua vào đảo sơ qua rồi cho vào nồi nước dùng.
Bước 4: Đánh chén thôi nào
Bày tất cả các món ăn kèm và nồi lẩu ra chỗ ăn. Trước khi ăn bạn cho gạch cua vào để tạo màu sắc và mùi thơm cho món ăn. Bạn có thể cho thêm một chút sa tế nếu bạn muốn.
Lời kết:
Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Chua Cay Đơn Giản trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!