Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Nui Cho Bé Ăn Dặm Siêu Ngon Siêu Dễ Cho Mẹ mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các loại nui ăn dặm cho bé
Trên thị trường, nui cũng không còn xa lạ gì. Chúng ta có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi. Từ siêu thị, hàng tạp hóa, tới những nơi chuyên bán nui. Tuy nhiên, trong giai đoạn ăn dặm của con, không phải loại nui nào con cũng có thể ăn được. Mẹ cần có sự tham khảo kỹ càng từng loại nui. Từ đó mới có thể chế biến nui cho bé ăn dặm vừa ngon, vừa an toàn.
Nui ống
Nui ống là loại nui phổ biến nhất hiện nay. Mẹ có thể tìm thấy 2 hình dáng nui ống cơ bản. Đó là nui ống dài thân trơn và nui ống dài có lằn giữa. Cả 2 loại gần như chỉ khác nhau về hình dáng một chút. Kích thước sẽ tương đối giống nhau. Khi chế biến nui cho bé ăn dặm. Mẹ nên cắt đôi nui ra cho con ăn dễ dàng và an toàn hơn.
Nui sò
Nui xoắn
Ngoài nui ống và nui sò thì nui xoắn cũng là loại khá phổ biến trong các thực đơn ăn dặm cho con. Hình dáng loại nui này tự như lò xò lạ mắt. Loại nui này chín khá nhanh và mềm nên cũng rất phù hợp làm món ăn dặm cho con.
Nui nơ, nui ngôi sao
Đây là 2 loại nui ít gặp nhất. Tuy nhiên, lại cực kỳ thích hợp để chế biến nui cho bé ăn dặm. Với hình dáng lạ mắt, đáng yêu. Cùng với độ mỏng vừa phải, kích thước gọn gàng. Vẫn có đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng. Do đó, mẹ có thể tham khảo 2 loại nui này cho con .
Nui ăn dặm cho bé với thịt bò bằm
Nguyên liệu:
– 200g thịt bò fillet thái mỏng
– 1 gói nui
– 1/4 củ hành tây
– 2-3 tép tỏi
– Gia vị: tiêu muối, hạt nêm, dầu ăn, nước tương
Cách làm:
Bước 1: Nếu không mua thịt bò fillet thái sẵn. Mẹ thai mỏng miếng vừa ăn. Sau đó ướp với tiêu, muối, nước tương. Để 10 – 15 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bước 2: Chế biến tỏi, hành – mẹ lột vỏ rồi băm nhỏ băm nhỏ, hành tây thái sợi mỏng.
Bước 3: Sau đó mẹ luộc nui chín ( tùy từng loại, trung bình khoảng 10-15p). Nui chín mẹ vớt ra rửa sơ qua nước lạnh để ráo. Một lưu ý, mẹ không nên luộc nui quá mềm, chỉ cần vừa chín tới nếu không khi xào nui sẽ bị nát, không ngon. Tuy nhiên, cũng không quá cứng, con khó nhai và nuốt.
Bước 5: Làm nóng 2 thìa dầu ăn trong chảo. Choo hành tây vào xào cho đến khi hành tây thơm, vàng, . Sau đó mẹ cho thêm tỏi băm vào đảo đều. Thịt bò và gia vị cũng được cho vào tiếp theo. Mẹ xào đều đảo tay đến khi thịt vừa chín tới. Thịt bò mẹ không nên xào quá kỹ, tránh thịt dai
Bước 6: Cho nui đã luộc chín vào xào cùng thịt bò, đảo đều. Mẹ có thể thử và nêm nếm lại. Mẹ cũng đừng quên các món ăn dặm của con nên ít gia vị. Để con có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị nguyên bản của món ăn
Bước 7: Múc ra đĩa và dùng nóng.
Chế biến nui cho bé ăn dặm với trứng
Nguyên liệu chế biến nui cho bé ăn dặm với trứng:
– 200g thịt bò fillet thái mỏng
– 150h gói nui
– 1 nửa củ cà rốt, 1 nửa củ cải, hành lá
– 2 quả trứng
– 1 thìa cà phê đường, dầu ăn, ½ nước cốt quả chanh
Cách làm:
– Bước 1: Bắc một nồi nước để, luộc nui trong vòng 15 – 20 phút đến khi nui mềm. Xả nui với nước lạnh nhiều lần, sau đó để ráo. Nui không quá nát cũng đừng quá cứng
– Bước 2: Mẹ bào nhỏ cà rốt, củ cải. Pha hỗn hợp nước gồm 1 thìa cà phê đường, ½ nước cốt quả chanh với một ít nước lọc. Ngâm cà rốt, củ cải vào hỗn hợp trên để ăn kèm với nui. Hành lá xắt nhỏ.
– Bước 3: Cho 2 thìa dầu ăn vào làm nóng chảo. Sau đó mẹ cho nui vào chiên vàng. Ngày khi nui vàng mẹ đập 2 quả trứng vào đảo đều. Dùng thìa gỗ dàn đều trứng ra phủ lấy nui. Rắc hành lá lên trên.
– Bước 5: Khi hai mặt đã chín vàng giòn, tắt bếp, cho nui ra đĩa và cho con ăn nóng với cà rốt, củ cải, nước tương.
Mong rằng với những thông tin trên. Góc của mẹ đã có thể giúp mẹ thêm những gợi ý hay cho thực đơn ăn dặm của con. Chúc mẹ tìm ra cách nấu nui cho bé ăn dặm ngon.
Nui xào cho bé biếng ăn
Cách nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Mẹo làm đồ chơi tự chế cho bé
Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé Ăn Dặm Siêu Siêu Ngon Miệng!
1. Mẹ đã biết gì về cháo gạo lứt?
1.1. Cháo gạo lứt là gì?
Cháo gạo lứt được nấu từ gạo lứt – một loại ngũ cốc nguyên cám. Nghĩa là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám. Nên rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gạo lứt khác nhau như gạo lứt đỏ, gạo lứt đen, gạo lứt tẻ,… Mỗi loại có dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, mẹ có thể thay đổi nấu cháo từ các loại gạo lứt khác nhau để bé không bị chán ăn.
1.2. Vì sao cháo gạo lứt lại dinh dưỡng hơn các loại khác?
Cháo gạo lứt có hàm lượng carb cao, chậm phân giải, đảm bảo năng lượng trong bé cho cả ngày. Chất xơ trong gạo còn giúp bé tiêu hóa tốt hơn và không bị táo bón. Ngoài ra, so với gạo trắng thì gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng có trong lớp cám như vitamin nhóm B, omega 3, sắt, canxi…
Gao trắng là sản phẩm cuối cùng sau khi xay xát hạt lúa ban đầu. Quá trình xay xát thành gạo trắng đã làm hạt gạo mất đi lớp aloron chứa những chất béo thiết yếu có lợi cho sức khỏe . Gạo trắng là chứa một loại đường đơn giản, dễ phân giải và có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Ngày nay không chỉ là trẻ em, người lớn cũng có xu hướng sử dụng gạo lứt để bảo vệ sức khỏe của mình.
1.3. Dinh dưỡng từ cháo gạo lứt
Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm giúp bổ dung nhiều dưỡng chất thiết yếu như carb, chất xơ, protein, kali, kẽm…
Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt giúp điều hòa và dễ được tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Điều này giúp bé không mắc các vấn đề về đường ruột khi bắt đầu quá trình ăn dặm.
Điều này cũng giúp ngăn ngừa các chứng táo bón ở trẻ, giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.
Giúp xương phát triển khỏe mạnh:
Gạo lứt chứa magie và canxi, giúp xương trẻ cứng cáp, chắc khỏe.
Tốt cho tim mạch
: Nguyên nhân của việc này là gạo lứt không làm tăng lượng đường đột ngột như gạo trắng. Gạo lứt là loại thực phẩm mà nhiều người lớn thường dùng khi bị bệnh tim mạch. Còn đối với trẻ em cũng thể gạo lứt giúp ổn định tim mạch và hỗ trợ sự hoạt động của tim được tốt hơn.
Kiểm soát trọng lượng của trẻ:
Gạo lứt chứa mangan và phốt pho, giúp tổng hợp chất béo và kiểm soát tình trạng thừa cân,
béo phì ở trẻ nhỏ
. Gạo lứt cũng nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa ở trẻ thừa cân.
Ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường: Gạo lứt giàu axit phytic, chất xơ và các polyphenol thiết yếu. Carb phức tạp trong gạo lứt cũng làm chậm quá trình giải phóng đường, ngăn ngừa rủi ro tiểu đường ở trẻ.
Cung cấp năng lượng: Gạo lứt chứa magie, giúp chuyển hóa carb và protein thành năng lượng. giúp trẻ luôn tràn đầy năng lượng và hoạt động thoải mái trong 1 ngày dài.
1.4. Lưu ý cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm
Chọn gạo lứt: Để có một bát cháo gạo lứt cho bé ăn dặm bổ dưỡng, bạn cần phải lựa chọn được loại gạo chất lượng, đó là loại gạo lứt giữ nguyên phần mầm gạo mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho trẻ. Gạo lứt tốt nhất chính là loại hạt dài, mẩy và đều hạt, không phải là loại hạt bị vỡ, mẻ. Tuyệt đối không lựa chọn loại gạo lứt để quá lâu đã bị nấm, mốc gây ngộ độc cho trẻ. Gạo lứt phải có mùi hương rất tự nhiên, không có mùi hóa chất bảo quản. Các bà mẹ phải chú ý phải lựa chọn những cửa hàng bán gạo lứt uy tín và chất lượng.
Nấu cháo gạo lứt ăn dặm: Gạo lứt không chứa nhiều sắt, vì vậy bạn nên bổ sung thực phẩm nhiều sắt cho bé, chẳng hạn thịt, lòng đỏ trứng, các loại đậu…Gạo lứt nấu lâu hơn gạo trắng, bạn nên ngâm gạo qua đêm và rang sơ trước khi nấu để gạo nhanh chín, thơm ngon.
Không cho bé uống nước cơm gạo lứt thay sữa.
Bảo quản:
Gạo lứt rất dễ bị mốc. Đối với gạo lứt còn nguyên hạt bạn nên bảo quản trong lọ kín tránh để chuột và gián bò vào. Còn đối với gạo lứt đã được xay nhuyễn thành bột, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát.
1.5. Cách cho bé ăn dặm cháo gạo lứt khoa học
Con bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Trong giai đoạn đầu, cho trẻ ăn cháo gạo lứt nấu loãng với tỷ lệ 1/10. Sau khi bé đã quen, mẹ có thể nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm cùng các loại thực phẩm dễ tiêu khác như bắp cải, mồng tơi,…Nếu bé có ăn ngon miệng, mẹ có thể nấu đa dạng các món cháo gạo lứt cùng trứng gà, thịt bằm, nghêu,…
Từ lúc trẻ bước qua tuổi thứ 1, mẹ nên tăng dần độ thô của thức ăn. Tuy nhiên vẫn ưu tiên lựa chọn các thức ăn được nấu mềm. Và bắt đầu cho trẻ tự lập trong việc ăn uống.
2. Cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm
Lựa chọn món ăn và cách nấu ăn cho bé ăn dặm luôn là điều khó khăn của mẹ.Vì nếu không chọn đúng, bé sẽ chán ăn. Hay trường hợp bé ăn nhưng lại không tăng cân, đó có thể do việc cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho con của mẹ.
#1. Cách nấu cháo gạo lứt với tôm và cà rốt
Nguyên liệu: Nửa bát gạo lứt, 200g tôm, 1 củ cà rốt
Cách làm:
Vo gạo lứt rồi ngâm khoảng 1 tiếng. Sau đó bắc lên bếp, cho nước vào nấu cháo cho bung nở, chín nhừ. Gạo lứt mắt nhiều thời gian để mềm hơn gạo thường.
Sơ chế tôm và cà rốt. Cho cả 2 vào xay nhuyễn.
Nấu hỗn hợp tôm và cà rốt. Cho một ít cháo vào và khuấy đều. Như các bài trước , ăn dặm cho bé được lưu ý hạn chế thêm các loại gia vị. Mẹ nên ưu tiên mùi vị tự nhiên của món ăn.
Múc cháo ra bát. Thêm một chút dầu cá vào món ăn cho bé.
#2. Cách nấu cháo gạo lứt nấm rơm, củ cải trắng
Nguyên liệu: Nửa bát gạo lứt, 100g nấm rơm, 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 50g mè
Cách làm:
Sơ chế và cắt hạt lựu cà rốt và củ cải trắng.
Ngâm nấm rơm trong nước muối 20 phút để làm sạch. Rửa sạc và thái nhỏ.
Rang mè cho chín.
Cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm bằng gạo lứt rang. Gạo lứt được rang khoảng 10 phút cho đến khi có mùi thơm. Sau đó cho vào nồi bắc lên bếp, đổ thêm 1 lít nước đun sôi vào hầm nhừ cháo. Gạo khi rang sẽ nở nhanh hơn.
Cho cà rốt, củ cải và nấm rơm vào xào trong chảo dầu khoảng 5 phút. Thêm chút mè rang và đảo đều để tạo mùi thơm.
Cho tất cả vào nồi cháo tiếp tục hầm khoảng 20 phút thì tắt bếp.
Múc cháo ra bát cho bé ăn. Có thể thêm chút dầu cá.
#3. Món cháo gạo lứt trứng gà
Nguyên liệu: nửa bát gạo lứt, lòng đỏ trứng gà, các loại rau xanh tùy chọn như cải bó xôi, bí non,…
Cách làm:
Nấu cháo gạo lứt như trên.
Sơ chế rau củ và cắt nhỏ. Cho vào nồi cháo đang sôi để cháo có vị ngọt của rau.
Sau đó cho lòng đỏ trứng gà đã đánh tan vào, khuấy đều tay. Đối với 1 chén cháo chỉ cho ½ lòng đỏ trứng là đủ.
Đợi cháo sôi lên lại thì tắt bếp.
Mẹ múc cháo ra chén và thêm dầu ăn cho trẻ ăn dặm để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm hy vọng giúp các con có những món ăn chất lượng và ngon miệng nhất. Đặc biệt khi con ốm và chán ăn hơn bình thường. Một tuần mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa cháo gạo lứt để tăng cao sức đề kháng, luân phiên với cháo yến mạch và cháo gạo nếp, gạo tẻ. Chúc mẹ thành công với nhũng lưu ý và hướng dẫn nấu cháo gạo lứt ở trên.
8 Công Thức Nấu Thịt Siêu Ngon Cho Bé Ăn Dặm
Lần đầu cho bé ăn dặm, mẹ thường ưu tiên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, rau quả, trái cây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhi khoa, nhất là ở Anh và các nước Châu Âu, mẹ nên xem thịt như là một trong những thực phẩm ăn dặm quan trọng cho giai đoạn đầu của bé. Các chuyên gia cho rằng, các bé 7-8 tháng tuổi nên tập làm quen với thịt trong bữa ăn dặm của mình. Tuy không cần phải ăn ngay trong những lần đầu tiên, nhưng thịt cũng là món quan trọng, cần thiết nếu muốn duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng cho bé. Thậm chí, các chuyên gia ở Mỹ còn khuyến khích nên cho bé ăn dặm thịt từ rất sớm, trước 8 tháng tuổi.
1/ Các loại thịt xay (heo, bò, gà) Nguyên liệu:
– 1 cốc thịt bò, heo hay bê rút xương (đã nấu chín và để lạnh) cắt cục nhỏ khoảng 2cm
– ¼ cốc phần nước còn lại sau khi nấu thịt hay nước lọc
Bước 1: Cho thịt vào máy xay nhuyễn rồi thêm nước từ từ vào và xay tiếp cho đến khi hỗn hợp đạt được độ mịn như ý
Bước 2: Cho thêm nước để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn (nếu cần) và thêm rau củ hay trái cây tùy thích vào
2/ Cá xay Nguyên liệu:
– 1 cốc cá (thịt trắng) đã gỡ xương cẩn thận và nấu chín
– ¼ cốc phần nước còn lại sau khi nấu cá hay nước lọc
Bước 1: Cho cá vào máy xay nhuyễn rồi thêm nước từ từ vào và xay tiếp cho đến khi hỗn hợp đạt được độ mịn như ý
Bước 2: Cho thêm nước để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn (nếu cần) và thêm rau củ hay trái cây tùy thích vào
3/ Thịt bò hầm Nguyên liệu:
– ½ cốc thịt bò đã nấu chín và cắt cục
– 1 củ khoai tây đã gọt vỏ
– ¼ cốc đậu tươi/đông lạnh đã bóc vỏ
– 1 củ cà rốt đã gọt vỏ
– 1 nhánh cần tây
– ¼ cốc nui cỡ nhỏ (nui sao, nui sò…) chưa nấu
– 4 cốc nước
Bước 1: Rửa rau củ sạch sẽ và cắt tỉa cẩn thận
Bước 2: Cho tất cả rau củ vào nồi rồi đun sôi liu riu khoảng 20 phút hay đến khi mềm
Bước 3: Nấu nui khoảng 10 phút hoặc cho đến khi nui mềm
Bước 4: Vớt hết cái trong nồi rồi nghiền/xay nhuyễn và dùng phần nước còn lại của hỗn hợp sau khi nấu để pha loãng cho bé dễ ăn
4/ Bò nấu rau củ Nguyên liệu:
– 450gr thịt bò/bê mềm và nạc rồi cắt thành cục nhỏ khoảng 2cm
– 1 cây cần tây cắt nhỏ
– 3 củ cà rốt gọt vỏ và cắt hột lựu
– 2 củ khoai tây vừa, gọt vỏ và cắt hột lựu
– 1 muỗng canh hành băm
– 1 muỗng canh tỏi băm
Bước 1: Cho thịt vào nồi rồi đổ 1 cốc nước vào và đun sôi liu riu trong 45 phút hay cho đến khi thịt mềm
Bước 2: Thêm hành tây, cà rốt, khoai tây, tỏi và hành vào
Bước 3: Tiếp tục nấu thêm 35 phút nữa hay cho đến khi rau củ mềm
Bước 4: Tắt bếp rồi để nguội trong vài phút. Sau đó vớt rau củ ra để làm món ăn kèm hay cho vào xay chung với thịt
Bước 5: Cho khoảng ¾ cốc thịt vào máy xay nhuyễn cùng với 1/3 cốc phần nước còn lại sau khi nấu rồi xay cho mịn. Sau đó cho tiếp rau củ vào (nếu muốn) rồi tiếp tục qui trình với phần thịt còn lại.
5/ Táo và gà
– Cắt nhỏ 1/3 cốc gà nấu chín rút xương
– Nấu chín mềm 1/4 cốc thịt táo hoặc sử dụng nước sốt táo tự nhiên
– Cho thịt gà và táo vào máy xay nhuyễn
6/ Gạo lức, Gà và Đào
– ½ cốc thịt gà rút xương nấu chín và cắt nhỏ
– ¼ cốc gạo lức nấu sẵn
– 1 quả đào chín
– 1 muỗng canh nước ép trái cây (nho/ táo hay nước lọc)
– 1 muỗng canh sữa tươi và 2 muỗng cà phê mầm lúa mì
Cho thịt gà vào máy xay nhuyễn, sau đó cho thêm gạo, đào vào xay tiếp. Cuối cùng, thêm nước em, sữa tươi vào để làm loãng hỗn hợp.
7/ Kem gà và khoai tây Nguyên liệu:
– 2 muỗng cà phê bơ ngọt hay bơ thực vật
– 1 muỗng cà phê bột không tẩy
– ¼ cốc sữa ít béo
– ¼ cốc thịt gà đã nấu chín, rút xương và xé/cắt nhỏ
– ¼ của khoai tây đã nướng chính và cắt thành từng cục nhỏ (có thể dùng khoai lang)
– 1 muỗng canh phô mai bào sợi
Bước 1: Cho bơ vào chảo và bật lửa nhỏ cho bơ tan ra từ từ
Bước 2: Khuấy đều bột với sữa cho đến khi mịn
Bước 3: Tiếp tục nấu với lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Cho gà và khoai tây vào. Đảo khoảng 2-3 phút, thêm một số loại rau củ. Cuối cùng cho phô mai vào và khuấy đều cho đến khi tan hết.
8/ Gà hầm Nguyên liệu:
– 1 muỗng canh dầu ô liu
– 2 củ cà rốt cắt nhỏ
– 2 nhánh tỏi tây
– 1 ức gà cắt cục nhỏ
– 2 củ khoai tây đã gọt vỏ và cắt nhỏ
– 2 củ cải trắng đã gọt vỏ và cắt nhỏ
– Nước sôi
Bước 1: Cho dầu vào chảo, làm nóng dầu rồi cho cà rốt, tỏi tây vào và xào khoảng 6 phút cho đến khi rau củ mềm
Bước 2: Cho gà vào xào tiếp cho đến khi thịt vàng
Bước 3: Tiếp tục cho khoai tây, củ cải trắng và nước vào rồi đậy nắp cho sôi liu riu trong 15 phút hay đến khi mọi thứ chín mềm.
Bước 4: Tắt bếp, để nguội ít phút rồi cho vào máy xay nhuyễn.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho bé.
– Nướng thịt là cách lưu giữ lại nhiều thành phần dinh dưỡng nhất. Kho, luộc rim hay hầm bằng nồi áp suất sẽ làm cho các chất trong thịt tiết ra ngoài.
– Khi xay thịt cho bé, nên để thịt nguội, cắt nhỏ khoảng 2-4 cm trước khi xay. Xay thịt nhuyễn mịn, tơi lên rồi mới cho nước hay phần nước còn lại sau khi luộc thịt vào rồi xay tiếp.
6 Món Súp Khoai Tây Cho Bé Ăn Dặm Siêu Bổ Dưỡng Và Dễ Làm
Bí kíp ăn dặm cho mẹ thông thái:
Vì sao nên nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm?
Các món súp khoai tây ăn dặm cung cấp những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của bé. Trong khoai tây cung cấp nguồn năng lượng cho mọi hoạt động thông qua lượng carbohydrate. Hơn nữa, nó còn chứa rất nhiều dinh dưỡng khác cho cơ thể như Vitamin B6, B1, B3, B5, Vitamin C, Kali, Photpho và các khoáng chất khác.
Những chất này đều là các thành phần tốt mang lại lợi ích sức khỏe cho bé, bao gồm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, kiểm soát hệ đường huyết, bảo vệ não và hệ thần kinh, tốt cho mắt,…
Ở nhiều quốc gia, khoai tây là nguồn lương thực chính. Mẹ có thể chế biến rất nhiều món ăn dặm từ khoai tây cho bé, đặc biệt là súp khoai tây. Với món ăn dinh dưỡng này, cũng có rất nhiều cách chế biến. Mẹ có thể tùy theo độ tuổi, để áp dụng những cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm sao cho phù hợp.
Cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm
1. Súp khoai tây cà rốt
Cà rốt giàu Beta carotene, sẽ chuyển hóa thành Vitamin A trong cơ thể. Cộng thêm thành phần carbohydrate trong khoai tây, giúp món ăn trở nên bổ dưỡng. Súp có kết cấu sánh mịn, nên sẽ là món ăn hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm của bé.
Chuẩn bị nguyên liệu
1 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, nửa củ hành tây
Tỏi 3 tép, 1 thìa cà phê hạt thì là.
Bơ hoặc dầu ăn cho bé.
Cách tiến hành
Bước 1: Loại bỏ phần vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ khoai tây, cà rốt, hành tây. Tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn.
Bước 2: Với
cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm
này. Đầu tiên, mẹ làm nóng chảo, cho bơ vào. Khi bơ chảy hết, tiếp tục cho tỏi băm vào phi thơm. Thêm hạt thì là, hành, cà rốt và khoai tây vào đảo đều. Chiên trong 1 phút.
Bước 3: Cho 2 chén nước vào chảo. Đậy nắp, tiếp tục nấu cho đến khi khoai mềm nhừ.
Bước 4: Đem xay nhuyễn toàn bộ hỗn hợp bằng máy xay. Như thế là mẹ đã hoàn thành món súp thơm ngon này rồi đấy.
2. Súp khoai tây đậu hà lan
Súp khoai tây đậu hà lan là món ăn tuyệt vời mẹ nên giới thiệu cho bé ăn dặm. Món ăn giúp bé làm quen với nhiều mùi vị, màu sắc và kết cấu khác nhau. Sự kết hợp của khoai tây và đậu hà lan, tạo nên món súp sánh mịn và thơm ngon. Có thể thỏa mãn khẩu vị của bé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
50g đậu hà lan, khoai tây 1 củ.
Dầu oliu.
Cách thực hiện
Bước 1: Tách phần vỏ đậu hà lan, chỉ lấy phần hạt đậu.
Bước 2: Khoai tây nạo bỏ vỏ. Rửa sạch với nước rồi xắt nhỏ.
Bước 3: Cho đậu Hà Lan, khoai tây vào nồi nước cho đến khi chín mềm.
Bước 4: Xay nhuyễn đậu hà lan, khoai tây với lượng nước vừa đủ để súp có độ sánh mịn. Trong khi xay, cho thêm 1 thìa dầu oliu vào hỗn hợp. Với
cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm
đơn giản này. Rất phù hợp để mẹ thực hiện vào những ngày bận rộn đấy.
3. Súp khoai tây phô mai kem cho bé
Món súp có vị thơm, béo ngậy, mềm mịn chắc chắn sẽ làm bé nhà mình thích mê đây. Cùng thực hiện nào các mẹ.
Chuẩn bị nguyên liệu
Khoai tây bi 5 củ, Cà rốt 1 củ, nấm hương 3 cây.
Hành tây ¼ củ, 1 tép tỏi.
2 muỗng bơ, 100ml sữa tươi, 30g bột mì đa dụng, 2 thỏi phô mai con bò cười.
Cách thực hiện
Bước 1: Gọt bỏ vỏ khoai tây, rửa sạch và xắt nhỏ. Cà rốt nạo vỏ rửa sạch, thái hạt lựu. Nấm ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch, cũng thái hạt lựu. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa sấp mặt. Bật bếp, nấu cho đến khi các thành phần chín mềm.
Bước 2: Sau khi chín, cho tất cả vào máy xay nhuyễn, thêm nước rau củ luộc vừa đủ để súp có độ sánh.
Bước 3: Hành tây rửa sạch băm nhỏ. Tỏi bỏ vỏ, băm nhuyễn. Cho bơ vào chảo nấu chảy. Phi thơm tỏi băm rồi đổ hành tây vào. Xào lửa vừa.
Bước 4: Thêm sữa khi hành tây đã mềm. Bột mì khuấy đều với ít nước rồi từ từ đổ vào chảo. Khuấy liên tục, cho đến khi sốt trở thành đặc sệt màu trắng thì được.
Bước 5: Cho rau củ đã xay nhuyễn vào chung với nước sốt. Thêm phô mai vào trộn đều cho đến khi phô mai tan hết. Với món
súp khoai tây cho bé
này, ăn khi còn ấm hay ăn nguội đều ngon.
Nguồn: Feedy VN
4. Súp khoai tây thịt gà
Thêm thịt gà vào món súp khoai tây sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé. Món ăn có màu xanh mát và mùi vị lạ miệng, sẽ khiến bé thích thú từ những muỗng đầu tiên. Cùng thực hiện cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm này nào:
Chuẩn bị nguyên liệu
50g thịt nạc gà.
Khoai tây 2 củ vừa, 200g tỏi tây, ¼ củ hành tây.
2 tép tỏi, vài cọng ngò rí.
100ml kem tươi, 150ml sữa tươi.
Cách thực hiện
Bước 1: Rửa sạch thịt gà. Cho vào nồi nước luộc chín.
Bước 2: Khoai tây, tỏi tây, hành tây bỏ phần vỏ ngoài, rửa sạch, xắt nhỏ. Tỏi lột bỏ vỏ, băm nhuyễn.
Bước 3: Làm nóng chảo, phi thơm tỏi và đổ các nguyên liệu khoai tây, hành tây, tỏi tây vào xào qua. Đổ nước luộc gà vào nấu lửa nhỏ trong 15 phút cho đến khi khoai tây chín mềm.
Bước 4: Cho tất cả vào máy xay nhuyễn. Chú ý gia giảm nước vừa đủ để súp có độ sánh.
Bước 5: Thêm kem và sữa tươi vào súp, trộn đều là có thể cho bé ăn được rồi đấy.
Nguồn: Feedy VN
5. Nấu súp khoai tây cá hồi cho bé ăn dặm
Cá hồi nổi tiếng giàu dinh dưỡng với các thành phần như: protein, Omega3, Omega6, DHA, EPA…. Những dưỡng chất này rất có lợi cho sự phát triển của bé đó mẹ. Chúng giúp thúc đẩy quá trình nhận thức của bé, bé thông minh, nhanh nhẹn hơn mỗi ngày. Chắc chắn trong bí kíp nấu súp khoai tây cho bé không thể thiếu món này rồi!
Chuẩn bị nguyên liệu:
3 củ khoai tây
50 gram cá hồi
1 củ hành tây, hành tím
2 thìa dầu ăn
50 gram hành lá
Muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn trẻ em
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ lột vỏ hành tây và cắt thành khoanh tròn mỏng. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ còn hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn
Bước 2: Khoai tây: Gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Cho khoai tây vào nồi cùng nước, 1/3 thìa cà phê muối. Khoai tây mềm thì mẹ đổ 1/2 hành tây vào nấu cùng
Bước 3: Rửa sạch cá hồi, cắt phi lê rồi cho vào chảo chiên sơ qua cho vàng đều hai mặt là được
Bước 4: Cho cá hồi đã chiên vào nồi súp khoai tây. Cho hành tím, hành tây còn lại vào nồi súp khuấy đều trong khoảng 3 phút
Bước 5: Tắt bếp. Cho thêm hành lá trang trí bên trên là sẵn sàng cho bé thưởng thức rồi.
6. Cách nấu súp khoai tây sữa
Thêm một món súp khoai tây tròn các món súp khoai tây ăn dặm nữa đảm bảo bé mê mẩn đây ạ!
Chuẩn bị nguyên liệu:
1/8 củ khoai tây
60ml sữa công thức
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ gọt vỏ rồi rửa sạch khoai tây, cho vào nồi hấp/luộc cho chín.
Bước 2: Pha sữa bột theo đúng tỷ lệ. Sau đó cho sữa vào khoai, đun nhỏ lửa cho nhừ thêm
Bước 3: Tắt bếp, đổ khoai tây và sữa vào máy xay nhuyễn. Sẵn sàng cho bé “măm măm” rồi!
Lưu ý gì khi nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm?
Xin ý kiến của bác sĩ trước khi thêm bất cứ thực phẩm mới nào vào thực đơn ăn dặm của bé.
Bé bắt đầu ăn dặm, mẹ không nên cho thêm muối hoặc gia vị vào món ăn. Vì lúc này, đường tiêu hóa của bé chưa phát triển. Khi bé lớn hơn, có thể thêm một chút nước mắm vào món súp để tăng thêm vị.
Bé ăn kém và biếng ăn là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ. Với những cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm trên. Mẹ sẽ không phải lo lắng về điều ấy nữa. Mẹ còn chờ gì nữa mà không thêm ngay những công thức này vào thực đơn ăn dặm hằng ngày cho bé nhỉ.
Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Nui Cho Bé Ăn Dặm Siêu Ngon Siêu Dễ Cho Mẹ trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!