Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Nấu Xôi Nếp Khoai Môn Dẻo Thơm Cho Bữa Sáng # Top 5 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Nấu Xôi Nếp Khoai Môn Dẻo Thơm Cho Bữa Sáng # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Xôi Nếp Khoai Môn Dẻo Thơm Cho Bữa Sáng mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách nấu xôi nếp khoai môn không chỉ cho bạn món ăn ngon miệng mà còn đẹp mắt nữa. Xôi thật dẻo, và khoai môn bùi ngọt lại mềm sẽ hấp dẫn bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

1

Bước đầu tiên, bạn cho gạo nếp vào vo sạch, để ráo. Khoai môn cắt hạt lựu. Cho lá cẩm vào nồi nấu với khoảng 0,7l nước cho ra màu tím, chắt lấy nước. Luộc qua khoai môn với ½ (một phần hai) phần nước lá cẩm.

Bước đầu tiên của cách nấu xôi nếp khoai môn là bạn vo sạch gạo rồi cắt khoai môn ngâm với nước lá cẩm.

2

Cho nếp vào phần nước lá cẩm còn lại, thêm chút muối vào nấu sôi lên. Nước vừa sôi là chắt hết nước và đổ phần nếp này và khoai môn vào chõ nồi cơm điện nấu chín.

Cho gạo nếp ngâm với lá cẩm rồi làm theo hướng dẫn.

3 Dừa non nạo sợi mỏng. Đậu phộng rang giã nhỏ; mè trắng rang vàng, trộn với đậu phộng và đường. Rắc dừa non lên xôi, ăn cùng muối mè đậu phộng. Ăn nóng sẽ ngon hơn.

Sau khi đồ xôi chin, bạn nạo dừa thành sợi, lạc giã nhỏ cùng vừng (mè) rắc lên bề mặt bát xôi.

Thành phẩm

Cách nấu xôi nếp khoai môn rất giản đơn, chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian là đã có ngay món ăn ngon miệng mà đẹp mắt cho cả nhà thưởng thức rồi. Để giảm thời gian, bạn có thể xay lá cẩm từ hôm trước rồi đến khi cần chỉ việc lấy ra nấu xôi.

Xôi nếp khoai môn không chỉ giúp bạn có món ăn ngon miệng mà đẹp mắt nữa.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một vài cách nấu xôi khác cho cả gia đình nha:

* Cách nấu xôi lạc ngon bằng nồi cơm điện tiện hết chỗ nói

* Cách nấu xôi đỗ đen bằng nồi cơm điện dễ như trở bàn tay

* Cách nấu xôi sắn thơm nức mũi chỉ nhìn thôi cũng thèm

Tổng hợp & BT: Lan Chi (NauNgon.com)

Cách Nấu Xôi Khoai Môn Ngon, Đẹp, Dẻo, Thơm Cho Bữa Sáng

Cách nấu xôi nếp khoai môn rất giản đơn mà đẹp. Xôi thật dẻo và khoai môn bùi ngọt lại mềm sẽ hấp dẫn bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.,Cách nấu xôi khoai môn…

Cách nấu xôi khoai môn không quá cầu kỳ.

400gr nếp

200gr khoai môn

70gr đường + 50 ml nước cốt dừa hòa chung

1 chút xíu muối

Dừa non bào; lạc rang; muối; mè…

100ml nước cốt lá cẩm

Vài cọng lá nếp (lá dứa)

Đầu tiên bạn vo sạch gạo nếp rồi ngâm với nước ấm và nước lá cẩm vài tiếng.

Tiếp theo, bạn gọt bỏ vỏ khoai môn cắt miếng to hấp chín và thái miếng vừa ăn.

Sau đó, bạn đổ gạo nếp ra rổ, xả qua nước lạnh vài lần cho sạch.

Tiếp theo, bạn nấu 1 nồi nước sôi cho lá dứa vào nồi luôn, cho nồi xôi vào hấp 10 phút, sau đó cho khoai môn vào xới đều hấp 10 phút nữa.

Cuối cùng, bạn rưới nước cốt dừa lên trên, đổ đường vào trộn thật đều và hấp thêm 5-7 phút là xong. Cho xôi ra đĩa, rắc lạc rang, muối mè và dừa non lên. Món xôi này ăn nóng sẽ ngon hơn nguội.

– Nếp dẻo 300 gr

– Khoai môn 200 gr

– Lá cẩm 100 gr

– Dừa non

– Đậu phộng rang

– Mè trắng, muối, đường

Bước đầu tiên, bạn cho gạo nếp vào vo sạch, để ráo. Khoai môn cắt hạt lựu. Cho lá cẩm vào nồi nấu với khoảng 0,7l nước cho ra màu tím, chắt lấy nước. Luộc qua khoai môn với ½ (một phần hai) phần nước lá cẩm.

Cho nếp vào phần nước lá cẩm còn lại, thêm chút muối vào nấu sôi lên. Nước vừa sôi là chắt hết nước và đổ phần nếp này và khoai môn vào chõ nồi cơm điện nấu chín.

Dừa non nạo sợi mỏng. Đậu phộng rang giã nhỏ; mè trắng rang vàng, trộn với đậu phộng và đường. Rắc dừa non lên xôi, ăn cùng muối mè đậu phộng. Ăn nóng sẽ ngon hơn.

Cách nấu xôi nếp khoai môn rất giản đơn, chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian là đã có ngay món ăn ngon miệng mà đẹp mắt cho cả nhà thưởng thức rồi.

Cách Nấu Xôi Trắng Thơm Ngon Dẻo Hạt Cho Bữa Sáng No Bụng

Cách nấu xôi trắng ngon, đơn giản tại nhà mà JAMJA’s BLOG sắp chia sẻ trong bài viết này chắc chắn sẽ là bí quyết nấu xôi có 1-0-2 để các bạn có món xôi thơm ngon, nóng hổi thưởng thức vào mỗi bữa sáng hàng ngày. Bí quyết nấu xôi bổ ích giúp các bạn có món xôi trắng vừa dẻo, vừa thơm, vừa ngon miệng mà không phải ai cũng biết cũng chắc chắn sẽ khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngời tài nấu ăn của bạn cho mà xem.

Cách làm xôi trắng ngon tại nhà

Cách nấu xôi

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi.

Để món xôi trắng ngon, các bạn cần phải lựa chọn nguyên liệu thật chuẩn xác. Bởi nếu không mua đúng loại gạo thì chắc chắn xôi bạn nấu xong sẽ không được dẻo thơm, đúng như ý bạn đâu.

Bước 2. Sơ chế nguyên liệu nấu xôi.

Sau khi mua gạo nếp về, các bạn hãy ngâm gạo nếp vào nước khoảng 6 – 8 tiếng để các hạt gạo được nở đều. Để đỡ tốn thời gian, các bạn có thể ngâm gạo qua một đêm để sáng hôm sau dễ nấu. Khi ngâm, các bạn nên cho nước gập mặt gạo để khi gạo nở ra không bị thiếu nước.

Bước 3. Nấu xôi.

Bạn có thể nấu xôi bằng rất nhiều cách. Tuy nhiên, để xôi được ngon, các bạn có thể nấu xôi bằng chõ hoặc nồi cơm điện.

Bước 4. Thưởng thức.

Cho xôi vào khuân, ép xôi thành hình rồi cho xôi ra đĩa. Rắc thêm chút ruốc hoặc vừng lên trên để trang trí.

Yêu cầu khi nấu xôi trắng

Cách nấu xôi trắng là một trong những cách nấu xôi đơn giản, vô cùng dễ làm. Tuy nhiên, để nấu xôi ngon thì bạn cần phải có những thủ thuật, bí quyết riêng của mình. Một món xôi trắng ngon, đúng điệu sau khi nấu xong phải đảm bảo những yêu cầu sau đây.

Xôi chín vừa phải và phải có mùi thơm dịu nhẹ của gạo nếp.

Khi ăn xôi trăng, bạn sẽ thấy các hạt xôi mềm, thơm mà không cứng hay sần sật.

Xôi trắng có vị đậm đều. Nếu bạn ăn có chỗ mặn, chỗ nhạt thì chắc chắn khi sóc gạo bạn đã không xóc đều.

Màu xôi trắng đẹp, hấp dẫn, các hạt xôi bóng bẩy của mỡ gà.

Một số lưu ý khi nấu xôi trắng

Gạo: Để món xôi được ngon, khi chọn và chế biến gạo, các bạn cần phải hết sức cẩn thận. Gạo nếp dùng nấu xôi là gạo mới, không bị sâu mọt. Khi ngâm gạo, các bạn nên ngâm đủ thời gian để gạo nếp nở đều.

Nấu xôi: Khi nấu xôi, các bạn cần phải căn lửa thật chuẩn. Nên để lửa liu riu để xôi được chín kỹ thay vì để lửa quá to hoặc quá nhỏ. Thời gian nấu xôi thường khoảng 30 – 40 phút. Cách 10 phút các bạn nên mở nắp nồi xôi 1 lần để lau nước có trên nắp nồi. Như vậy, hơi nước không bị chảy xuống nồi.

Đồ xôi: khi nấu xôi xong các bạn có thể đồ xôi 1 lần sau đó đồ xôi thêm 1 lần nữa sau khi xôi chín 15 phút để xôi được mềm và dẻo hơn.

Dùng mỡ gà: Để hạt sôi được căng bóng, món xôi trắng được thơm ngon, béo ngậy, các bạn nên dùng mỡ gà khi nẫu xôi bằng cách cho mỡ gà vào xôi khi xôi nấu xong. Dùng muôi xỉa đều để mỡ gà ngấm đều vào xôi. Như vậy xôi trắng sau khi nẫu xong sẽ thơm ngon như ý muốn.

XEM THÊM

Comments

Cách Nấu Xôi Bắp Bào Nước Cốt Dừa Dẻo Cho Bữa Sáng Thơm Ngon

1. Hướng dẫn nấu xôi bắp bào nước cốt dừa dẻo ngon đơn giản tại nhà

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để nấu xôi bắp bào với nước cốt dừa đúng theo cách truyền thống, bạn cần chuẩn bị các thành phần nguyên liệu như sau:

500 gram gạo nếp

100 gram đậu xanh (đã tách vỏ)

50 gram hạt mè (vừng)

100 gram hành tím

150 ml nước ấm

Cơm dừa nạo

2 trái bắp nếp

Gia vị: muối, đường

Đậu phộng rang

Lá dứa

1.2. Cách nấu xôi bắp bào đậu xanh nước cốt dừa thơm ngon

1.2.1. Sơ chế bắp, đậu xanh và các nguyên liệu nấu xôi

Gạo nếp khi mua về có thể vo một lần nước để sạch các bụi bẩn. Sau đó cho vào thau ngâm khoảng vài tiếng trước khi nấu. Đối với nước lạnh thời gian ngâm có thể lâu hơn từ 7 – 8 tiếng, còn ngâm trong nước ấm chỉ cần mất khoảng 5-6 tiếng. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian chế biến bạn có thể ngâm gạo nếp vào đêm hôm trước và nấu vào sáng hôm sau. Nhưng không nên ngâm quá lâu vì khiến nếp bị mất đi độ dẻo và bị chua. Sau khi ngâm xong thì vo sạch lại một lần nữa, trộn với chút muối và để ráo nước.

Đậu xanh cũng cho vào thau, đổ nước ngập mặt, ngâm khoảng 3 – 4 tiếng trong nước ấm. Tiếp theo vớt đậu ra, rửa thật sạch rồi để ráo.

Bắp nếp lột vỏ, nhặt sạch râu, rửa lại với nước sạch rồi bào thành hạt đều.

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch sau đó thái hoặc bào mỏng rồi đem phơi nắng. Tiếp theo cho lên bếp phi đến khi vàng giòn thì vớt ra, để ráo dầu. Ngoài ra, bạn có thể học cách làm hành phi với bột để có độ giòn và thơm hơn.

Hạt mè cho lên chảo, bật lửa rang thật nhanh đến khi thấy vàng đều thì tắt bếp. Đậu phộng rang giã nhuyễn, để ăn kèm với xôi.

1.2.2. Cách nấu đậu xanh bào làm xôi bắp dẻo nước cốt dừa

Đậu xanh cũng là một nguyên liệu quan trọng để làm nên vị ngon và hấp dẫn của món xôi bắp bào nước cốt dừa, nên khi nấu bạn cần chú ý đến độ nước để đậu không bị nhão, không chín đều hoặc bị khô. Bạn cho đậu vào nồi, cho nước ngập hết phần đậu cùng với một ít muối rồi đem lên bếp, bật lửa vừa để đậu chín dần.

Sau đó, múc phần đậu ra, ém chặt và tán nhuyễn phần đậu xanh đã chín, tạo cảm giác sánh mịn. Để làm xôi bào, bạn vo các phần đậu xanh tán nhuyễn này lại thành các cuộn tròn. Sau đó, bào cuộn đậu xanh với dụng cụ nghiền nhuyễn, hoặc bào rau củ như hình để tạo hình dạng sợi tơi.

1.2.3. Cách nấu xôi bắp dẻo với nước cốt dừa béo thơm

Cho phần cơm dừa nạo vào bát với 150 ml nước ấm. Rồi sau đó, dùng muỗng khuấy đều để dừa ra nước cốt. Cho phần cái dừa vào một lớp vải mỏng rồi vắt lấy nước, thêm một chút đường giúp nước cốt béo ngọt hơn.

Phần gạo nếp sau khi đã ngâm và sơ chế sạch cho vào một cái bát to trộn chung với phần bắp bào rồi mang đi hấp. Bạn cũng có thể lót một lớp lá dứa bên dưới để xôi bắp có vị thơm đặc trưng, giúp món ăn càng trở nên hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nồi cơm điện hoặc nồi hấp đều được. Nhưng cần chú ý đến độ lửa và nước cốt dừa vào để xôi có vị béo đặc trưng, chuẩn vị.

1.2.4. Thưởng thức món xôi bắp bào đậu xanh nấu với nước cốt dừa

Khi xôi chín, bạn cho xôi ra đĩa. Để thưởng thức ngon nhất, bạn rắc thêm một lớp đậu xanh đã tán nhuyễn lên mặt cùng một chút hành phi thơm giòn và đậu phộng. Một đĩa xôi nghi ngút khói pha lẫn hương thơm của dứa, màu vàng của đậu trong cái trăng trắng của xôi như hội tụ đủ sắc hương, khiến ai trông thấy cũng khó mà kiềm lòng.

2. Cách nấu xôi bắp bào nước cốt dừa kiểu truyền thống

2.1. Nguyên liệu

Với những ai không thích ăn đậu xanh, thì bạn có thể thưởng thức xôi bắp bào nước cốt dừa truyền thống với các nguyên liệu đơn giản hơn như sau:

1 kg gạo nếp loại ngon và 1 thìa cà phê muối ăn

300 gram cơm dừa nạo nhuyễn

1/4 thìa cà phê muối ăn

4 trái bắp Mỹ (hoặc bắp nếp) đã rửa sạch, để ráo

20 gram lá dứa sạch

1 thìa cà phê hành tím phi sẵn, muối mè (có thể thêm ít đậu phộng rang nếu thích)

Xửng hấp

Lưu ý: Nếu dùng bắp Mỹ, bạn cần rửa sạch và luộc qua nước để hạt bắp mềm. Sau đó, trộn bắp với nếp để nấu xôi. Bạn còn có thể dùng dừa sợi để trộn với xôi thay cho nước cốt dừa nếu muốn tiết kiệm thời gian. Như vậy mới giúp món ăn trở nên đặc biệt hơn.

2.2. Cách nấu xôi bắp bào với nước cốt dừa đơn giản

Vo sạch gạo nếp, rồi cho vào thau nước sạch ngâm muối ít nhất 6 tiếng. Sau khi ngâm, vớt gạo ra rổ, đợi ráo nước.

Tách hạt bắp Mỹ, đem bào nhỏ.

Cơm dừa ngâm với khoảng 1 chén nước ấm, rồi lọc lấy nước cốt.

Trộn bắp bào với nếp trong tô sạch, rồi rải đều vào xửng. Thêm lá dứa lên trên, đậy nắp xửng lại, hấp khoảng 15 – 20 phút.

Trong lúc đó, bắc nồi khác lên bếp. Đổ nước cốt dừa đã lọc vào, thêm muối ăn vào khuấy đều, nấu lửa liu riu đến khi đặc quánh lại thì tắt bếp.

Sau khi hấp xôi lần 1, bạn đổ nước cốt dừa này vào nồi, xới đều cho hòa quyện với bắp, nếp, tiếp tục đậy nắp và hấp thêm 10 – 15 phút nữa.

Xôi chín dẻo, bạn tắt bếp, dọn ra dĩa (hoặc lá chuối cho thơm). Rải đều hành phi, đậu phộng rang lên trên và thưởng thức cùng muối mè là ngon nhất.

3. Hướng dẫn cách nấu xôi bắp nước cốt dừa màu xanh hoa đậu biếc

3.1. Nguyên liệu

Gạo nếp cái hoa vàng: 2 lạng

Bắp nếp ngon: 1 trái đã rửa sạch và để cho ráo nước

Nước cốt dừa: 150 ml (điều chỉnh theo khẩu vị)

Cơm dừa nạo dạng sợi

Hoa đậu biếc phơi khô: 1 nắm

Ăn kèm: ít lạc rang giã nhỏ, hành phi, muối mè,…

Muối ăn: 1/4 thìa cà phê

Đường trắng (điều chỉnh theo khẩu vị)

4 thìa cà phê dầu thực vật

Dụng cụ: rây, tô, nồi, xửng hấp, muỗng để đồ xôi

3.2. Cách nấu xôi bắp nước cốt dừa hoa đậu biếc

3.2.1. Cách lấy nước cốt màu hoa đậu biếc

Bắc nồi nhỏ lên bếp, châm 1 lít nước sạch vào. Thêm hoa đậu biếc vào nồi nước, bật bếp đun với lửa trung bình.

Nấu đến khi thấy hoa khô bung và nước chuyển sang màu xanh đẹp mắt thì tắt bếp. Quá trình nấu này mất khoảng 5 – 7 phút.

Lọc lấy nước cốt hoa đậu biếc, để qua một bên.

3.2.2. Cách nấu xôi bắp (không bào) nước cốt dừa hoa đậu biếc

Ngâm nước muối pha loãng với cốt hoa đậu biếc trong 6 giờ, vo sạch, để ráo.

Trộn nếp cái hoa vàng với muối ăn cùng với 2 thìa dầu thực vật, rồi đổ vào xửng.

Bắp tách hạt để nguyên (hoặc bào ra nếu thích ăn xôi dẻo), cho vào xửng trộn đều với gạo nếp.

Cho xửng bắp nếp lên nồi hấp nửa tiếng, lâu lâu mở nắp, đồ xôi cho tơi. 30 phút sau thì thêm phần dầu thực vật còn lại xới đều với xôi bắp. Tiếp tục đậy nắp nồi hấp xôi thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.

Xới xôi bắp ra một cái tô sạch, để bớt nóng. Rắc đường và đổ nước cốt dừa vào tô xôi, trộn đều lên và nêm nếm cho vừa miệng.

4. Bí quyết để có món xôi bắp xào nước cốt dừa ngon

4.1. Cách chọn nguyên liệu nấu xôi bắp bào dẻo ngon với nước cốt dừa

Dù là một món ăn đơn giản hay phức tạp thì việc lựa chọn nguyên liệu sẽ giúp món ăn trở nên thơm ngon phần nào trước khi chế biến. Bạn cần nhớ phải chọn những nguyên liệu tươi, tự nhiên, hạn chế dùng phẩm màu có lợi cho sức khoẻ và mang đến hương vị thuần tuý nhất.

Đặc biệt khi mua gạo nếp bạn nên chọn những loại nếp đều màu, căng bóng và trắng đục. Hạt không bị nát, không có dấu hiệu đổ lông và mùn. Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra chất lượng của nếp bằng cách nhai thử xem nếp có vị ngọt tự nhiên, không lẫn vị lạ hay không.

Về phần bắp, bạn nên chọn những trái có lớp vỏ xanh, ôm chăt lấy hạt không bị khô cứng, phần râu vẫn có độ mềm mượt nhất định. Cuốn bắp tươi, không có hiện tượng thâm đen. Bên trong hạt đều, thẳng tắp và bóng. Đừng chọn những trái quá to vì thường là trái già, chỉ cần những trái thon, dài, vừa phải là được.

4.2. Mẹo nhỏ khi chế biến xôi bắp nước cốt dừa

Đậu xanh bóc vỏ thường có những hạt còn nguyên, bạn có thể làm chúng vỡ đôi tước khi chế biến để tiết kiệm thời gian làm chín nhanh hơn. Để giúp đậu có vị bùi và ngọt, ngoài thêm chút muối, bạn cũng có thể thêm một chút đường. Nhưng không nên thêm quá nhiều muối, vì nó không giúp món xôi đậm đà hơn, mà dễ mất đi vị ngon hơn.

Hạt mè lúc rang nên đảo đều tay và nhanh, để mè không bị cháy hoặc mất đi hương vị vốn có.

Phần lá dứa khi xôi vừa chín tới thì lấy ra khỏi nồi. Bạn cũng có thể vắt lấy nước cốt để trộn đều với xôi tạo màu sắc hấp dẫn hơn.

Kim Ngân tổng hợp

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Xôi Nếp Khoai Môn Dẻo Thơm Cho Bữa Sáng trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!