Cập nhật thông tin chi tiết về Cháo Cá Hồi Hạt Kê Cho Bé Yêu Ăn Dặm mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài các món cháo dinh dưỡng khác, thỉnh thoảng mẹ cũng nên nấu thêm cháo cá hồi hạt kê để bé được thay đổi bữa thưòng xuyên, tránh ăn quá nhiều một món làm bé ngán, chán ăn.
Nguyên liệu nấu cháo cà hồi hạt kê:
Cá hồi: 250g
Lá chanh 4 lá
Muối 2g
Gạo, hạt kê
Nước tương 5g
Cách làm:
Bước 1: Kê bạn ngâm qua đêm (khoảng 8h), sau đó bạn cho hạt kê ra tách vỏ rồi cho vào cùng gạo để nấu cháo.
Bước 2: Cá hồi bạn đem rửa sạch, bạn có thể ngâm cá với sữa tươi không đường để khử mùi tanh của cá, ở đây FamiCook sử dụng ướp lá chanh xung quanh bề mặt của cá. Lá chanh có tác dụng khử mùi tanh và tạo ra hương vị khá đặc biệt.
Bước 3: Cá hồi bạn rửa sạch, loại bỏ phần da và xương cá, rồi đem cắt thành những miếng vuông nhỏ. Thêm một chút nước tương vào cá trộn đều.
Bước 4: Cho cá hồi vào nồi cháo nấu thêm khoảng 5 phút là cá chín. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn với trẻ. Tắt bếp rồi cho thêm rau mùi thái nhỏ vào cháo để trang trí, dậy mùi của bát cháo.
Một số lưu ý:
Cách nấu cháo cá hồi hạt kê này phù hợp với trẻ trên 1 tuổi ăn thô tốt. Nếu bé nhà chưa ăn thô tốt thì hãy xay nhuyễn cháo và cá hồi để phù hợp với con.
Để cá hồi được thơm ngon hơn bạn có thể áp chảo cá hồi trước để cá hồi dậy mùi thơm ngon hơn.
Cá hồi bạn nên chọn mua phi lê cá hồi
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Với Hạt Kê
Hạt kê tuy không phải là thực phẩm phổ biến trong thực đơn ăn dặm của bé trước đây, nhưng hiện nay thì các món cháo hạt kê bắt đầu được các bà mẹ chú ý và bổ sung vào thực đơn của con mình và độ tuổi bắt đầu có thể làm quen cũng từ 6 đến 8 tháng tuổi.
Hạt kê dễ tiêu hóa, không gluten và ít gây dị ứng ở trẻ
Theo đó, hạt kê dễ tiêu hóa, không gluten và ít gây dị ứng. Hạt kê rất giàu protein, vitamin, phốt pho, kali, sắt, mangan, đồng, kẽm, chất xơ cao. Bên cạnh đó, loại ngũ cốc này còn chứa một số loại axit amin đáng chú ý như lecithin, methionine và axit phytic có thể góp phần làm giảm nguy cơ ung thư và giảm cholesterol trong máu.
Khi nấu hạt kê, mẹ nên vo sạch, để ráo, có thể rang khô và mang xay nhuyễn. Dùng lượng nước khoảng một ly 220ml nấu sôi, cho bột kê vào nấu lửa nhỏ, khuấy thường xuyên. Đến khi bột kê sôi khoảng 10 phút, mẹ có thể kiểm tra xem cháo đã chín chưa nếu chưa thì có thể nấu thêm vài phút là được. Có một cách nấu khác là ngâm hạt kê nguyên với nước ấm sau đó mang đi nấu chín nhừ thành cháo là được.
Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm với hạt kê:
Mẹ nên cho bé tập ăn 1-3 thìa cà phê trong 3-4 ngày để con quen và quan sát xem có dị ứng hay không.
Tùy vào thời điểm ăn của con mà mẹ có thể xay hoặc nghiền nhuyễn để có độ thô phù hợp với bé.
Sau khi con ăn quen có thể tăng lượng.
Có thể thêm rau, củ, quả, trái cây, thực phẩm giàu đạm để món cháo kê ngon hơn, hấp dẫn bé hơn.
Chia sẻ bài viết qua:
Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Bổ Dưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gạo nấu cháo: Vì bé cần ăn dặm cho nên bạn phải xay nhuyễn hạt gạo nấu cháo thật nhỏ, vừa dễ ăn vừa để cho hệ tiêu hóa bắt đầu lằm quen với thức ăn mới. Với mỗi bữa bạn có thể dùng một muỗng gạo tẻ và một nửa muỗng gạo nếp để nấu là đủ.
Cá hồi: Chọn miếng cá thật tươi ngon, màu đẹp nhất là vàng nghệ, lát cá có độ dày. Với một bữa ăn thì chỉ cần 20 tới 30 gram cá hồi là đủ.
Rau dùng để nấu món cháo cá hồi cho trẻ có thể tùy biến vào sở thích hoặc là mẹ cảm thấy còn thiếu loại vitamin nào muốn bổ sung cho con mình. Những loại rau có thể dùng như là cải bó xôi, cà rốt, khoai tây, bí ngô…
Gia vị: Cũng như thực hiện các món cháo bình thường khác, cháo cá hồi cho em bé cần mắm, hạt nêm, dầu ăn hoặc dầu oliu.
Cách nấu cháo cá hồi cho bé
Bước đầu tiên: Chuẩn bị thịt cá hồi nấu cháo
Khi mua cá hồi ngoài siêu thị thông thường lát cá đều được lọc xương hết, tuy nhiên nếu mua được lát cá có xương bạn có thể dùng nó để xay và cho vào nấu nước vừa ngon ngọt hơn vừa bổ dưỡng.
Tiếp theo là hấp hoặc luộc miếng cá hồi để nấu cháo, tốt nhất là nên hấp vì thế sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Còn nếu bạn chọn phương pháp luộc thì nên dùng nước đó để nấu gạo.
Bước thứ hai: Chuẩn bị rau củ
Rau củ bạn rửa thật sạch sẽ, tốt nhất là dùng nước rửa rau củ quả hữu cơ vì thế sẽ tẩy sạch hết thuốc trừ sâu bên trên. Hoặc để an toàn hơn nên chọn loại rau củ organic vì nó không có thành phần hóa học trong quá trình trồng và thu hoạch.
Bước thứ ba: Nấu cháo
Nếu bạn xử dụng xương cá để ninh nước nấu cháo thì hãy lọc bỏ phần cặn xương sau đó cho gạo vào rồi ninh cho tới khu nhừ. Giữ lửa nhỏ và thường xuyên vớt bọt để nước được trong và thơm ngon hơn.
Bước thứ tư: Chế biến cá hồi nấu cháo
Cắt cá hồi thành các lát mỏng rồi cho vào chảo xào lên với dầu ăn và nước mắm, hãy đảo thường xuyên để thịt được chín đều, nhuyễn và không bị cháy khét.
Sau khi xào xong bạn cho các nguyên liệu gồn cá và rau củ đã chuẩn bị ở bước thứ hai vào nồi cháo đang nấu. Khuấy thường xuyên để cháo không bị khê và các thành phần được chín nhừ. Khi thử các nguyên liệu đã chín hoàn toàn và cháo đạt được độ loãng xệt thì ngưng và để nguội chuẩn bị cho trẻ ăn.
Ana t/h
6 Cách Nấu Cháo Cá Hồi Ngon Cho Bé Ăn Dặm
Cá hồi có giá trị dinh dưỡng cao nên được rất nhiều mẹ lựa chọn làm cháo ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, nấu cháo cá hồi với rau gì để vẫn giữ được thành phần dinh dưỡng tốt nhất. Bạn đọc tham khảo bài viết:
Cháo cá hồi rong biển
1. Tác dụng
Không giống như các loại cây trồng trên mặt đất, rong biển có chứa các axit béo DHA và EPA, vì thế rong biển là nguồn cung cấp omega -3 đáng tin cậy. Ngoài ra, cá hồi cũng là một trong những nguồn cung cấp omega -3 vô cùng tuyệt vời. Mà món cháo này lại là sự kết hợp của rong biển và cá hồi, vì vậy các mẹ mà cho các bé ăn món cháo này thì trẻ sẽ được hấp thu một lượng omega -3 cực kỳ dồi dào. Có thể nhiều người chưa biết rõ về loại dưỡng chất này. Omega-3(nhất là DHA) cực kỳ quan trọng đối với não. Nếu não không có DHA thì sẽ không thể hoạt động bình thường. Theo nghiên cứu, các chuyên gia còn chỉ ra rằng những trẻ được bổ sung DHA đạt được các điểm nhận thức cao hơn, ít mắc phải các vấn đề về hành vi và cảm xúc, kỹ năng vận động cũng phát triển sớm hơn.
Trẻ nhỏ thường xuyên hay gặp tình trạng bị đầy hơi và tức bụng. Hầu hết các mẹ khi thấy con mình bị tình trạng này đa phần không biết phải làm gì. Tôi có một lời khuyên cho các mẹ đó là hãy làm món cháo này cho bé nhà mình ăn, các triệu chứng đầy hơi và tức bụng sẽ không còn nữa. Bởi rong biển có công dụng chữa đầy hơi, tức bụng cực kỳ hiệu quả.
2. Tác hại
Ngoài omega-3 ra thì rong biển còn có chứa rất nhiều i-ốt. Cũng giống với omega-3, i-ốt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Nhưng đó là chỉ khi cơ thể hấp thu một lượng i-ốt vừa đủ, còn khi cơ thể hấp thu quá nhiều i-ốt thì lại gây ra hậu quả khôn lường. I-ốt rất cần thiết cho sự hoạt động của tuyến giáp, nhưng quá nhiều iốt sẽ làm biến đổi chức năng tuyến giáp, hoặc tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp.
Ngoài ra, trong khi chế biến cá hồi, các mẹ để ý xem cá hồi đã thật sự chín chưa nhé. Bởi trong cá hồi sống có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng. Nếu trẻ ăn phải sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
3. Nguyên liệu
30 gram cá hồi
1 chút gạo
vài lá rong biển khô(loại không có gia vị)
Củ nén
Dầu ăn cho bé
4. Cách nấu
Công việc đầu tiên mà bạn phải làm đó là đi vo sạch gạo, rồi lấy một cái nồi đặt lên bếp, cho gạo vào, tiếp đến đổ nước vào, nấu nhừ.
Tiếp theo, các bạn lấy một cái nồi khác, rồi cho cá hồi vào, đặt lên, hấp chín. Sau khi cá hồi chín hẳn, bạn cho cá ra đĩa, gỡ bỏ hết xương chỉ lấy phần thịt. Sau đó, bạn bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào, bật lửa lên. Khi nào dầu nóng thì cho củ nén vào phi thơm, rồi cho cá hồi vào đảo qua.
Tiếp đến, các bạn lấy một bát to, đổ nước vào, cho rong biển vào ngâm một lúc, rồi vớt ra đem đi rửa lại cho sạch, sau đó đem đi hấp. Khi rong biển chín, bạn vớt ra cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với thịt cá hồi.
Cuối cùng, khi nào cháo chín nhừ, bạn cho cá hồi và rong biển vào nồi cháo, cho thêm gia vị sao cho vừa ăn, đảo đều. Đun thêm một lúc nữa thì bạn tắt bếp, múc cháo ra bát và cho bé ăn ngay.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các cách nấu cháo cho bé ăn dặm.
Cháo cá hồi, rau chân vịt, cà rốt, phomai
1. Tác dụng
Khi nhắc đến dưỡng chất có trong rau chân vịt thì không thể không kể đến Vitamin K, canxi và magiê. Đây đều là những dưỡng chất rất tốt cho xương, chúng giúp hệ xương chắc khỏe. Mà trẻ nhỏ thì lại rất cần điều này bởi hệ xương của bé vẫn còn rất yếu, do xương chưa phát triển hết.
Ngoài ra, Canxi trong phô mai không chỉ tốt cho xương mà còn quan trọng đối với răng. Sự kết hợp của casein (một loại protein), phốt pho và canxi trong phô mai có thể thay thế các khoáng chất bị mất trong răng. Không dừng lại ở đó, một lượng nhỏ phô mai sau bữa ăn giúp trung hòa axit trong miệng và kích thích tiết nước bọt, giúp giảm các vấn đề về răng miệng.
2. Tác hại
Chắc các mẹ đều biết đến căn bệnh tiểu đường rồi phải không. Có thể hầu hết các mẹ đều có chung một suy nghĩ, đó chính là tiểu đường chỉ xuất hiện ở người già. Nhưng các mẹ có biết rằng trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đường ở trẻ và ăn nhiều phô mai cũng là một trong số đó. Vì vậy, các mẹ hãy cho bé ăn ít món cháo này thôi nhé.
Ngoài ra, các mẹ khi mua rau chân vịt nên cẩn thận trong quá trình chọn lựa rau. Bởi trong rau chân vịt thường có hàm lượng thuốc trừ sâu quá nhiều. Theo nghiên cứu, rau chân vịt có hơn 48 dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Điều đó có nghĩa là khi ăn chúng, bạn sẽ đối mặt với rủi ro lớn cho sức khỏe như ung thư và tác động không tốt tới hệ thần kinh. Tốt nhất nên mua ở những nơi đáng tin cậy.
3. Nguyên liệu
Cá hồi 1 miếng vừa đủ
Cà rốt cắt miếng vừa đủ
Hành củ 1 nhánh
Rau chân vịt vừa đủ
Pho mai 1 viên
Gạo:
Nước mắm(loại dành cho bé)
4. Cách nấu
Đầu tiên, các bạn đem gạo đi vo thật sạch, rồi lấy một cái nồi đặt lên bếp, cho gạo vào nấu thành cháo.
Tiếp theo, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc đến khi chín. Sau đó thì nghiền nhuyễn. Rau chân vịt chọn những cọng non, rửa sạch. Cho vào trần qua với nước luộc cà rốt sôi.
Tiếp đến, cá hồi rửa sạch, dùng chanh và nước muối pha loãng hoặc mẹ có thể dùng sữa tươi không đường ngâm cá 20p, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ. Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.
Cuối cùng, khi nào cháo chín nhừ thì cho cá hồi, cà rốt vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau chân vịt và cho 1 viên phomai dằm nhỏ vào đảo đều lên. Đun thêm khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Sau đó tắt bếp, múc cháo ra bát và cho bé ăn ngay.
Cháo ruốc cá hồi, rau cải
1. Tác dụng
Ho có đờm và ho khan cũng là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hệ lụy khôn lường. Tốt nhất khi trẻ có những triệu chứng này nên cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, các mẹ có thể làm món cháo này cho bé ăn để hỗ trợ việc điều trị cũng rất tốt. Bởi rau cải được biết đến là vị thuốc giúp trị ho, trừ đờm khá hiệu quả.
Khô mắt cũng là một hiện tượng cũng hay xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khô mắt không phải là một căn bệnh nguy hiểm, có thể chữa khỏi hẳn. Tuy nhiên nó cũng một phần nào đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Để phòng chống khô mắt ở trẻ, các mẹ hãy cho bé ăn món cháo này nhé. Bởi omega 3 trong ruốc cá hồi làm giảm các nguy cơ bệnh về mắt, chống khô mắt.
2. Tác hại
Không nên cho bé ăn nhiều món cháo này bởi rất dễ gây ra sỏi thận ở bé. Nếu cho bé ăn một lượng rau cải vừa đủ thì sẽ rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Nhưng khi ăn quá nhiều sẽ gây ra rất nhiều căn bệnh có thể kể đến như sỏi thận, bởi trong rau cải có chứa rất nhiều axit oxalic. Cơ thể hấp thu quá nhiều axit oxalic sẽ gây ra tình trạng trên.
3. Nguyên liệu
4. Cách nấu
Đầu tiên, các mẹ vo sạch gạo, rồi cho vào nồi nấu thành cháo.
Tiếp theo, các bạn nhặt sạch rau cải, loại bỏ hết các lá hỏng, chỉ lấy phần ngọn và lá non, rồi đem đi rửa thật sạch.
Tiếp đến, các mẹ lấy một cái nồi đặt lên bếp, đổ nước vào đun sôi. Sau khi nước sôi, bạn cho rau cải vào chần qua, rồi vớt ra cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Cuối cùng, khi nào cháo chín nhừ thì cho tiếp ruốc cá hồi vào đảo đều lên. Khi nào lại sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải vào, cho thêm một chút nước mắm vào. Đun thêm một lúc rồi tắt bếp, múc cháo ra bát và cho bé ăn ngay.
Xem thêm:
Cháo cá hồi rau cải
1. Nguyên liệu
2. Cách nấu
Cá hồi rửa sạch, thái mỏng
Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.
Rau cải mẹ có thể trần qua với nước sôi để đỡ hăng hoặc có thể băm nhỏ trực tiếp ra.
Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải vào đảo đều lên. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu.
Cháo cá hồi bí đỏ
1. Tác dụng
Bộ não rất quan trọng. Những cử động của tay, chân đều do bộ não điều khiển. Nếu bộ não ngừng hoạt động, cơ thể của chúng ta cũng sẽ ngừng hoạt động theo. Vì vậy, chúng ta cần phải bồi bổ cho não, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, bộ não chưa phát triển hoàn thiện. Bì đỏ có chứa chất axit glutamine rất cần thiết cho hoạt động não bộ.
2. Tác hại
Trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp mắc phải căn bệnh vàng da. Theo các bác sĩ, phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng này là do ăn quá nhiều bí đỏ. Vì vậy, không chỉ đối với món ăn này mà ngay đến cả các món ăn khác được làm từ bí đỏ. Các mẹ cũng cần phải hết sức tránh cho bé ăn quá nhiều.
3. Nguyên liệu
4. Cách nấu
Đầu tiên, các mẹ vo sạch gạo, cho vào nồi cùng với một chút nước, nấu thành cháo.
Tiếp theo, các mẹ dùng dao gọt sạch vỏ bí đỏ, cắt thành từng miếng nhỏ, rồi đem đi rửa thật sạch. Sau đó, các mẹ lấy một cái nồi đặt lên bếp, đổ nước vào đun sôi. Khi nào nước sôi lăn tăn, cho bí đỏ vào luộc chín. Chờ đến khi nào bí đỏ chín thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Tiếp đến, các mẹ lấy một cái bát to, cho nước vào, lấy một quả chanh vắt lấy nước, rồi pha thêm một chút muối, đánh đều lên. Sau đó, cho cá hồi vào ngâm tầm 30 phút, rồi để ráo nước. Tiếp theo, các mẹ bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, bật lửa lên. Khi dầu nóng thì cho hành củ đã được thái nhỏ vào phi thơm, rồi cho cá hồi vào xào chín kỹ. Khi cá hồi chín thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Cuối cùng, khi cháo chín nhừ, các mẹ cho cá hồi và bí đỏ vào nồi cháo, cho thêm một ít nước mắm, đảo đều. Đun thêm một lúc nữa rồi tắt bếp, múc cháo ra bát và cho bé ăn ngay.
Cháo cá hồi, củ dền, khoai môn
1. Tác dụng
Đặc tính nổi trội của khoai môn là giàu chất xơ. Cũng theo USDA, cứ một chén khoai môn luộc 132 gam sẽ cung cấp 7 gam chất xơ (chiếm 27% lượng chất xơ được đề nghị cho cơ thể hằng ngày). Chất xơ rất có lợi cho cơ thể vì hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cholesterol. Vì vậy để bé có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các mẹ hãy cho bé ăn món cháo này.
Thiếu máu là một tình trạng cũng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh này cần được phải điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình điều trị, các mẹ nên cho bé ăn những món ăn giúp bổ máu, đặc biệt là món ăn này. Bởi hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Mà chất sắt giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể.
2. Tác hại
Nếu không muốn trẻ bị tiêu chảy, táo bón thì tốt nhất các mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều món cháo này. Bởi trong khoai môn có chứa rất nhiều chất xơ. Mà loại chất này lại có một nhược điểm đó chính là khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất xơ sẽ dẫn đến mất nước, đầy bụng và đặc biệt là tiêu chảy và táo bón.
Ngoài ra, ăn nhiều món ăn này còn sẽ dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Bởi khi bé ăn quá nhiều củ dền dễ dẫn đến tím tái, ngạt thở, nghiêm trọng hơn là dẫn tới tử vong đối với trẻ nhỏ.
3. Nguyên liệu
4. Cách nấu
Đầu tiên, các bạn đem gạo đi vo thật sạch, rồi cho vào chậu nước ngâm trong khoảng 1 tiếng để gạo mềm, khi nấu cháo sẽ nhanh nhừ hơn. Sau đó, cho gạo vào nồi nấu thành cháo.
Tiếp theo, các bạn gọt sạch vỏ khoai môn, rồi cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó đem đi rửa thật sạch. Còn củ dền, bạn gọt sạch vỏ, rồi rửa sạch. Tiếp đến, bạn đặt nồi lên bếp, đổ nước vào, cho khoai môn và củ dền vào luộc chín. Khi nào khoai môn củ dền chín thì bạn vớt ra bát, xong rồi đem cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Tiếp đến, đối với cá hồi các mẹ phải đem đi khử mùi tanh trước đã. Để khử mùi tanh của cá, các mẹ hãy làm theo các bước sau đây: Đầu tiên, đem cá hồi rửa qua nước sạch, rồi đi pha một cốc nước chanh cùng với một chút muối, sau đó cho cá vào một cái bát, đổ nước chanh pha muối vào, ngâm trong 20 phút. Sau khi hết thời gian, bạn lại đem đi rửa lại qua nước gừng, để riêng ra một chỗ cho ráo nước. Cuối cùng, bạn đem cá hồi đi thái nhỏ.
Tiếp tục, sau khi bóc vỏ hành củ, bạn đem đi rửa thật sạch, rồi dùng dao thái nhỏ. Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, bật bếp lên. Khi nào dầu nóng thì cho hành vào phi thơm, rồi cho tiếp cá hồi vào xào chín kỹ.
Cuối cùng, khi cháo chín nhừ, bạn cho khoai môn, củ dền và cá hồi vào nồi cháo. Sau đó, cho một chút nước mắm vào cho món cháo thêm đậm đà, đảo đều lên. Đun thêm một lúc nữa, rồi tắt bếp, đổ cháo ra bát và cho bé thưởng ngay.
Được tổng hợp bởi suckhoetretho.info
Bạn đang xem bài viết Cháo Cá Hồi Hạt Kê Cho Bé Yêu Ăn Dặm trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!