Xem Nhiều 6/2023 #️ Chế Biến Yến Sào Đúng Cách # Top 13 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 6/2023 # Chế Biến Yến Sào Đúng Cách # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Biến Yến Sào Đúng Cách mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chế biến Yến sào đúng cách

Xưa kia, yến sào là món ăn của vua chúa. Ngày nay, người thường cũng có thể thưởng thức món này. Yến sào là món ăn cao cấp, cầu kỳ của kho tàng văn hóa ẩm thực Việt Nam. Việc chế biến, thưởng thức đòi hỏi một nghệ thuật tinh tế.

Dùng tổ yến có tác dụng bổ phổi, bổ huyết, thanh nhiệt, ổn định thần kinh trí nhớ, kích thích tăng trưởng tế bào, tăng sức đề kháng cơ thể; dùng thường xuyên sẽ đẹp da, chống lão hóa, tăng tuổi thọ. Tổ yến còn được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh về dạ dày, hen, lao, tiểu đêm.

Thứ hai là món chè yến. Đun nước đường kính, đổ lòng trắng trứng và vỏ trứng bóp vụn vào cho quyện lấy tạp chất trong nước đường, rồi dùng môi vớt ra. Như thế nước đường mới thật trong. Múc nước đường đun sôi ra bát nhỏ, thả yến đã hấp chín vào là được bát chè yến.

Thứ ba là món yến hấp đường phèn. Chọn loại đường phèn trong vắt, bỏ vào bát nhỏ, thả yến đã làm sạch lên trên (có khi cho thêm lát sâm) rồi hấp cách thủy cho chín.

Một số cách ăn yến:

Chè yến: Cho yến đã làm sạch, hạt sen, đậu xanh vào nồi; đổ nước vừa phải, đun sôi 30 phút. Sau đó cho đường phèn vào, đun sôi 15 phút nữa. Múc chè yến ra chén cho nguội. Ăn trước khi đi ngủ.

Súp yến (món ăn của người Trung Hoa): Yến đã chế biến nấu lẫn với cước cá mập, hạt sen, táo Tàu, tôm bóc vỏ, nấm mèo, nấm hương, gia vị đủ dùng. Món này thường thấy bán ở một số tiệm, và theo tiến sĩ Nguyễn Quang Phách, chỉ có khoảng 1% yến, còn 99% là bún Tàu giả yến và cước cá mập.

Yến nhồi bồ câu (món ăn cho vua): Bồ câu được làm sạch, bỏ nội tạng. Tổ yến đã chế biến, cước cá mập, nấm mèo, nấm hương được nhồi vào bụng bồ câu, chưng cách thủy cho nhừ. Rút xương bồ câu, vo tròn khối “thịt-yến” này và cho lên chảo rán vàng. Đây là món ăn “hàn”, nên phải giữ cho ấm bụng. Sách xưa ghi lại cách ăn yến như sau: Vào lúc 19h00, lên giường nằm, tĩnh tâm đến khoảng 20-21h00. Có người mang yến đã nấu kỹ để nguội, bón cho ăn trong tư thế nằm. Ăn xong tráng miệng bằng nước sôi để nguội rồi ngủ.

Hướng Dẫn Cách Chế Biến Yến Sào Đúng Chuẩn

Tổ yến hồng là tổ yến có màu sắc hồng trên bề mặt của tổ yến, màu sắc hồng tự nhiên của tổ yến đảo thiên nhiên. Nhờ vào nguồn gốc địa hóa, thành phần hóa học và khoáng vật phong phú tại những vách đá cheo leo hiểm trở, hang động dưới chân sóng vỗ quanh năm là nền tảng làm phong phú nguyên tố đa vi lượng trong tổ yến tạo nên giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao và mùi vị đặc trưng của tổ yến hồng thiên nhiên. Hàm lượng dinh dưỡng của tổ yến hồng rất cao gấp đôi so với loại Tổ yến thông thường.

Thành phần dinh dưỡng có trong tổ yến hồng

Thành phần dinh dưỡng khá cao hơn loại tổ yến thông thường. Tổ yến hồng rất giàu chất khoáng, kể cả khoáng vi lượng và nhiều Vitamin, trong đó có Vitamin E, là loại Vitamin tăng cường sinh dục, có hàm lượng khá cao.

Tổ yến hồng 100% nguyên chất bao gồm hai yếu tố chính: Gluco và Protein (hay còn gọi nôm na là đường và đạm). Phần Gluco bao gồm 7 loại đường đơn dễ hấp thụ. Phần Protein bao gồm 18 axit amin có hàm lượng cao mà cơ thể không thể tổng hợp được như Aspartic acid, Serine, Tyronsine… . 31 nguyên tố đa vi lượng rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh.

Do sự tương tác với các bức tường hang động và hấp thu các khoáng chất tự nhiên, mà màu sắc của yến có thể khác nhau, càng hồng thì giá trị dinh dưỡng càng nhiều.

Công dụng của tổ yến hồng

Tổ yến hồng có nhiều công dụng hơn loại tổ yến thông thường:

– Bệnh cao huyết áp, tiểu đường: Nhờ có 4.56% Leucine và 2.04% Isoleucine hỗ trợ điều chỉnh hàm lượng đường trong máu nên dùng tổ yến hồng hàng ngày có thể giúp ổn định glucose trong máu .

– Các bệnh về tiêu hóa, đường ruột: Yến sào có một số nguyên tố hiếm có tác dụng kích thích tăng khả năng tiêu hóa qua màng ruột như: crôm (Cr), acid amin, các nguyên tố vi lượng giúp tăng cường các kích thích sinh trưởng của tế bào. Những người tiêu hóa kém, đau dạ dày mỗi ngày ăn một lượng nhỏ yến sào hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.

– Tổ yến hồng thiên nhiên 100% có tác dụng bổ phổi, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Dùng thường xuyên sẽ đẹp da.

– Hỗ trợ tiểu đường, lão hóa, tăng tuổi thọ.

– Giảm căng thẳng thần kinh, tạo giấc ngủ sâu.

– Phục hồi sức khỏe nhanh chóng trong thời gian dưỡng bệnh, sau phẫu thuật.

Đối tượng sử dụng Tổ yến sào

Sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt rất tốt đối với: trẻ em biếng ăn, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai (lưu ý phụ nữ mang thai trên 3 tháng), đang cho con bú và người già, bệnh nhân hồi sức sau phẫu thuật.

Cách làm sạch Tổ yến sào như thế nào ?

+ Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.

+ Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến.

+ Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được.

Yến sào (tổ yến) có công dụng rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh

Người phụ nữ sau khi sinh cơ thể cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Việc bổ sung canxi cho mẹ sau khi sinh là một trong những vấn đề quan trọng nhất vì đây là giai đoạn quan trọng để phục hồi sức khỏe và tránh loãng xương, hư răng, thoái hóa cột sống …

Tổ yến không có nhiều canxi nhưng với 1,75% Lysine trong tổ yến giúp tăng khả năng hấp thụ tốt các thức ăn có canxi để giúp cho xương chắc khỏe, chống loãng xương, thoái hóa đốt sống

Hơn 50% protein không béo giúp sức khỏe bà sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và các khoáng chất cần thiết khác giúp bổ sung tốt cho cơ thể mà dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày không có.

Yến sào có các thành phần Glycine (1.99%) tốt cho da, làm đẹp da, giúp bà mẹ sau khi sinh không bị trường hợp da nhăn hay phục hồi tế bào da trong quá trình mang thai. Giúp cho bà mẹ có làn da mịn màng và một cơ thể gọn gàng.

Yến sào (tổ yến) có công dụng rất tốt cho phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai có điều kiện tẩm bổ từ 100 đến 300gr tổ yến sào thì rất tốt. Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng, yến sào có còn có tác dụng làm cho phụ nữ mang thai ăn tốt, ngủ ngon, giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và tăng cân.

Yến sào có công dụng rất tốt cho trẻ em

Yến sào là thức ăn bổ dưỡng, có tác dụng tăng sức đề kháng cho bé, chống lại các bệnh về đường hô hấp. Những bé bị hen suyễn ăn yến sào 1 thời gian dài sẽ giảm các cơn hen, có bé khỏi bệnh.

Việc sử dụng yến sào để chữa ho cho trẻ đã có từ rất lâu trong các bài thuốc cổ. Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng nói về việc này.

Yến sào rất tốt cho việc tăng cường sức đề kháng cho con của bạn, nó giúp con bạn đỡ bị ốm, khỏe hơn, tránh được việc còi cọc suy dinh dưỡng do đau ốm và thuốc men quá nhiều. Nhưng không có tác dụng gì trong việc tăng chiều cao.

Yến sào tốt cho phụ nữ, người gầy, suy nhược

Ngày nào cũng ăn yến chưng đường phèn vào sáng sớm, mặt mũi hồng hào, da dẻ cũng mịn màng hơn nhiều, người bớt bệnh vặt hơn. Thường dùng chữa hư yếu ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết. Thường làm món ăn bổ trong các bữa tiệc lớn. Yến sào dùng làm thuốc bổ dưỡng chữa gầy yếu, ho hen, lao thổ huyết, ngày dùng từ 6 đến 12 gram.

Cách Chế Biến Yến Sào Tốt Nhất

Cách chế biến yến sào tốt nhất

Cách chế biến tổ yến sào tốt nhất

Tổ yến sào là món ăn quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người bởi những giá trị dinh dưỡng mà tổ yến mang lại đã được chứng minh hàng ngàn năm nay. Hiện nay với công nghệ khoa học kĩ thuật hiện đại người ta đã dẫn dụ được chim yến từ thiên nhiên về làm tổ trong nhà do đó tổ yến sào cũng phổ biến hơn trước va giá thành cũng phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Yến Sào Tâm Yến sẽ hướng dẫn các bạn cách chế biển và bảo quản tổ yến sào để giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị của món ăn quý giá này.

Cách chế biến, làm sạch tổ yến sào tốt nhất

Tổ yến sau khi thu hoạch vẫn còn nhiều lông và bụi bẩn nên chúng ta phải làm sạch trước khi đưa vào chế biến tổ yến sào. Nếu có thời gian bạn có thể tự làm sạch khoảng 1,2 tai yến mỗi lần dùng vì làm sạch yến rất tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. Đối với tổ yến còn lông, bạn ngâm nước khoảng 30 phút. Tránh ngâm lâu hơn vì lông và bụi bẩn sẽ bết vào sợi yến dẫn đến khó nhặt. Sử dụng một chiếc ray bột có lỗ nhỏ, đặt một tô lớn bên dưới, vừa rửa yến dưới vòi nước nhỏ vừa dùng muỗng khuấy đều. Lặp đi lặp lại cho tới khi nước trong tô bên dưới trong là được. Sau đó để yến ra một dĩa sạch cho ráo nước và nhặt những sợi lông to trước. Tổ yến có rất nhiều lông kim nhỏ li ti, bạn nên gắp từng miếng yến nhỏ cho vào ray bột và dùng muỗng khuấy đều trong chén nước đến khi cảm thấy sạch. Sau khi yến thu được yến sạch chúng ta bắt đầu chế biến tổ yến sào

Cách chế biến tổ yến sào tốt nhất: Tổ yến chưng đường phèn

Món ăn phổ biến nhất là tổ yến chưng đường phèn: đơn giản, dễ làm và giữ nguyên dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng của tổ yến. Cách chế biến yến sào tốt nhất Tổ yến làm sạch cho vào một chén con, cho nước tinh khiết xấp xấp bề mặt yến, chưng cách thuỷ khoảng 15-20 phút. Tắt bếp và cho đường phèn nêm nếm tuỳ theo khẩu vị. Sau khi hoàn tất, yến có thể bảo quản được từ 4-5 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý nếu bạn muốn tăng thêm hương vị cho món ăn bằng hạt sen, táo đỏ… Thì phải nấu chín trước khi cho vào chưng cùng yến.

Yến sào được khuyến cáo là sử dụng tốt nhất vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy để cơ thể hấp thu được tối đa. Yến sào sau khi chế biến có thể bảo quản trong tủ lạnh được từ 5-7 ngày. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ được cách làm sạch, chế biến tổ yến sào đúng cách và tốt nhất.

Yến Sào Tâm Yến – Gửi Tâm vào sản phẩm

79 – 81 Nguyễn Xí, P.26, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM ( Vincom Nguyễn Xí )

CC Tràng An, Số 1 Phùng Chí Kiên, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Nhà yến

65 Đường 3/2, P. Tô Châu, Tx. Hà Tiên, Kiên Giang

Khu Phố 3, Ấp Núi Tung, Tx. Long Khánh, Đồng Nai

Xưởng sản xuất

Khu Phố 3, Ấp Núi Tung, Tx. Long Khánh, Đồng Nai

Đặt hàng ngay: 0902774444 – 0916664118

3 Cách Chế Biến Tổ Yến Sào Ngon

Để nấu được món yến chưng thật ngon lành, bổ dưỡng và hấp dẫn người ăn là điều cực kỳ khó khăn… nhất là đối với những bạn đang làm nội trợ trong gia đình!

Đã bao lần bạn cố gắng tìm cách nấu một tổ yến sào chưng thật ngon để bồi bổ những đứa con của mình nhưng rồi lại chán nản khi chúng chẳng chịu ăn miếng nào.

Dù cho bạn từng đọc hàng trăm, hàng nghìn bài chia sẻ về các tuyệt chiêu nấu tổ yến ngon thì công việc này hẳn cũng đã chiếm của bạn hàng giờ liền “cân não”.

Nhưng, sẽ ra sao nếu tôi nói rằng…

Bạn hoàn toàn có thể nấu được một chén yến chưng ngon, hấp dẫn mà không cần bất kỳ một “tài năng thiên bẩm” nào?

Hum… đó chính xác là những gì bạn sắp khám phá ngay bây giờ!

Không chỉ vậy, chúng tôi xin tặng bạn bộ công thức 3 cách chế biến món yến sào chưng thơm ngon để bạn có thể thực hiện ngay tại nhà mà không tốn quá nhiều công sức.

Nghe có vẻ thú vị phải không nào?

Bài viết này sẽ tương đối dài, vì vậy, chúng tôi mong rằng bạn có thể lưu trang này lại để có thể tìm hiểu kỹ hơn khi có thời gian.

Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được:

6 bước sơ chế tổ yến còn lông nhanh và đơn giản

Trừ những tổ yến đã được tinh chế và sổ lông thì phần lớn các loại tai yến sào khác đều phải trải qua các bước sơ chế trước khi được nấu để trở thành những món ngon.

Bạn cần một thau nhỏ màu trắng để giúp bạn dễ nhận biết lông tơ trong quá trình sơ chế

Một cái kẹp gắp nhỏ hoặc một cái nhíp

Một cái rây nhỏ có lỗ vừa phải. Dụng cụ này sẽ hỗ trợ bạn vớt yến trong quá trình nhặt lông.

Một tô nước sạch và một cái muỗng

Một cái dĩa có lòng nông hay một cái chén sạch để đựng yến khi sơ chế.

Để làm sạch lông tổ yến và bảo quản trong thời gian dài, bạn cần ngâm cho tổ yến nở ra. Thời gian ngâm tổ yến có thể kéo dài từ nửa tiếng đến một tiếng tùy loại yến sào và độ tạp chất của chúng.

Sở dĩ, một tổ yến thô chứa khá nhiều lông chim và tạp chất khác nhau, chúng ta sẽ cần dùng nhíp để nhẹ nhàng làm sạch những sợi lông ấy. Nếu tinh mắt, bạn sẽ để ý tổ yến thô khi nở ra có thể to gấp đôi kích thước ban đầu.

Toàn bộ quy trình làm sạch lông tổ yến đúng cách

Bước 1: Trước hết, chúng ta cần ngâm tổ yến còn lông vào một cái thau sạch từ nửa tiếng đến 2 tiếng tùy từng loại tổ yến, cho đến khi những sợi yến tơi ra.

Bước 2: Tai yến khi đã tơi thì vớt ra ngoài cho ráo nước và đặt vào một cái chén nhỏ.

Bước 3: Tách phần bề mặt tổ yến với phần bụng yến gồm nhiều sợi vụn.

Bước 4: Phần bề mặt tổ yến có những sợi lông to dễ nhặt nên chúng ta sẽ ưu tiên làm.sạch chúng trước.

Bước 5: Phần bụng yến có nhiều lông tơ nhỏ và tạp chất nên sẽ được nhặt kỹ hơn bằng một cái nhíp nhỏ.

Bước 6: Sau khi nhặt sơ qua, chúng ta cho phần bụng yến vào cái rây nhỏ đã chuẩn bị sẵn và nhấc lên xuống cho sợi lông tơ rơi ra ngoài dễ dàng hơn. Động tác này lặp lại nhiều lần kết hợp thay nước liên tục đến khi tổ yến sạch thì ngừng.

Phải, bạn vẫn đang đọc chữ?

Cách chưng tổ yến tươi với đường phèn đúng cách

Tổ yến sau khi được tinh chế và sấy khô sẽ cần được ngâm trong chén nước đến khi mềm để dễ chế biến. Thông thường, tai yến sau khi sơ chế còn ướt thường được các cơ sở gọi là yến tươi và có thể sử dụng để chưng ngay.

Trong trường hợp bạn chưng tổ yến già. Loại này thường to, dày và chứa nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần thời gian ngâm khá lâu, tầm 40 đến 45 phút.

Nếu bạn chưng tổ yến sào tầm trung đã làm sạch. Loại này có khối lượng 100 gram, thường tầm 10 đến 12 tai. Bạn chỉ cần từ 30 đến 35 phút để ngâm nở một tai yến.

Nói một cách đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngâm yến tinh chế tới khi nào sợi yến tơi mềm ra là được. Thời gian ngâm ước chừng từ 30 đến 45 phút, bạn có thể quan sát và cảm nhận sự thay đổi.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn chính là ngâm tổ yến trong nước ấm có thể khiến chúng nở mau hơn.

Mỗi một tai yến sào thường được đóng gói từ 5g đến 10g. Đối với người lớn, liều lượng cho mỗi lần sử dụng được ước lượng tầm 5g. Ngược lại, với trẻ em, với thể trạng yếu hơn, nên sử dụng từ 2.5g đến 3g để hấp thu được hiệu quả nhất.

Bạn có tự hỏi mình sẽ áp dụng thông tin trên như thế nào không?

Với mỗi tai yến tinh chế 10g, bạn có thể chưng được 3 chén yến. Vậy, bạn có thể dựa vào cách định lượng này để chia đôi hoặc chia ba cho mỗi lần ăn nếu làm tổ yến sào chưng cho bé.

Bắt đầu chưng tổ yến

Dựa vào điều kiện tài chính của người tiêu dùng, chúng tôi phân loại thành 2 cách chưng yến:

Chúng ta cần 2 vật dụng chính gồm một cái nồi nước lớn và một cái thố, tô có nắp đậy (hoặc nồi cơm điện). Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý rằng độ lớn của tô hoặc thố nên có thể chứa từ 2 đến 3 chén yến sau khi chín. (chén trong trường hợp này bé hơn chén ăn cơm chút xíu).

Chế nước sạch vào ⅔ tô hoặc thố đang đựng tổ yến đã ngâm. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ dùng thố làm ví dụ.

Chế nước vào nồi lớn sao cho khi đặt thố đựng yến vào bên trong nồi, mực nước cao bằng ½ thố.

Đặt thố đựng yến vào bên trong nồi lớn và đậy nắp thố lại.

Đậy nắp nồi lớn lại và đun trong vòng 30 đến 45 phút. Lúc đầu bạn có thể đun to lửa, cho đến khi nước bắt đầu lăn tăn nửa sôi thì hạ lửa riu riu lại.

Đối với trường hợp yến đảo, thời gian chưng sẽ tương đối lâu hơn trong khoảng 50 đến 60 phút. Để lý giải cho điều này, chúng tôi khám phá được rằng tai yến đảo thường được xây để chống chọi với thiên nhiên nên thường chắc chắn.

Khi nước vừa bắt đầu sôi, bạn thêm một chút đường vào trong thố yến. Lượng đường nên được điều chỉnh tùy khẩu vị của người dùng. Ngoài ra, bạn có thể thêm vài lát gừng để khử mùi tanh của tổ yến. Sau đó, đóng nắp lại.

Sau khi đun sôi thêm 5 đến 10 phút cho đường tan, bạn có thể tắt bếp, lấy thố yến ra ngoài và thưởng thức thành quả của mình.

Nhiệt độ chưng yến được chúng tôi khuyến cáo duy trì từ 80 đến 95 độ C. Lý do là vì khi đun sôi ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, sợi yến rất dễ bị phân giải và không còn giữ lại hình dáng và vi chất ban đầu.

Đối với phương pháp này, quy trình chưng tổ yến sẽ được tối giản hơn cho bạn khá nhiều.

Nếu bạn chưng tổ yến già, chỉ cần bỏ miếng tai yến vào, chế nước vào ⅔ nồi và cắm điện mở công tắc. Sau đó, bạn chờ 1 tiếng là có thể dùng được rồi.

Một mẹo khi chưng yến bằng nồi điện lần đầu chính là bạn nếm thử xem yến mềm hay giòn dai, liệu phù hợp với khẩu vị mình không. Dựa vào đó, bạn có thể canh thời gian hợp lý cho lần chưng sau.

Sở dĩ, thố chưng yến được thiết kế để cung cấp nhiệt lượng thấp, tiêu thụ điện năng ít nhằm từ từ truyền nhiệt đến khi món yến từ từ chín đều và giữ được nguyên hương vị.

Đợi đã, còn một món quà nữa mà chúng tôi muốn dành tặng các bạn, đó là bộ 3 món yến sào thơm ngon có thể làm ngay tại nhà.

3 món ăn hấp dẫn từ tai yến sào chưng:

Yến sào chưng hầm chim bồ câu

Một điều mà chúng tôi thích ở món này chính là hàm lượng dinh dưỡng cao. Nó khá phù hợp cho những người đang có nhu cầu phục hồi sức khỏe hay phụ nữ mang thai.

Bí mật của bài thuốc thần kỳ này nằm ở lượng vi chất trong thịt chim bồ câu. Nó bao gồm 22.14% protid, 1% liquid và nhiều muối khoáng cần thiết khác. Ngoài ra, tính bình của thịt bồ câu và tính ấm trong tiết bồ câu có thể kết hợp với tính hàn của tổ yến để bổ trợ cho nhau.

Nghe thật tuyệt phải không nào?

Bước 2: Làm sạch hạt sen, táo tàu và vỏ quýt trong vòng nửa tiếng. Tốt hơn hết, bạn nên ngâm từng nguyên liệu trong những thau khác nhau. Ngoài ra, vỏ quýt cũng nên được thái mỏng.

Bước 3: Sơ chế thịt chim. Bạn sẽ cần cắt tiết, nhặt sạch lông, mổ thịt chim và moi toàn bộ nội tạng ra.

Bước 4: Bỏ chim vào nồi hầm cho đến khi bạn thấy thịt chín và nhừ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý bỏ tiết chim vào nồi để hầm cùng, nêm gia vị nước mắm và tương tùy khẩu vị của người ăn.

Bước 5: Khi nồi thịt chim đã chín, bạn cho hạt sen, táo tàu, vỏ quýt đã thái nhỏ vào trong và tiếp tục hầm thêm 30 phút.

Bước 7: Vậy là món yến hầm đã hoàn thành. Bạn bắc nồi ra khỏi bếp để thưởng thức thành quả của mình.

Sẽ ra sao nếu tôi nói rằng đây là một trong những món được đại đa số khách hàng của chúng tôi ưa chuộng?

Thật đấy! Bạn không nhầm đâu. Sự kết hợp giữa tổ yến, hạt sen, táo đỏ và long nhãn không chỉ làm cho bạn cảm thấy thanh mát. Mà còn bồi dưỡng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài chuẩn bị táo đỏ, hạt chia và long nhãn, mỗi loại hạt sen khác nhau có cách sơ chế khác nhau. Cụ thể, hạt sen tươi sẽ cần tách bỏ phần vỏ và tim sen. Đối với hạt sen khô, bạn chỉ cần làm sạch và ngâm cho nở.

Bạn cần lưu ý ninh cho nhừ hạt sen trước vì chúng thường lâu chín hơn các nguyên liệu còn lại. Đây là bước mà nhiều bạn thường hay quên nhất. Sau đó, bạn cho thêm táo đỏ và long nhãn vào tiếp tục đun thêm 10 phút cho chúng nở ra.

Sau khi chưng tổ yến xong, bạn thêm táo đỏ, long nhãn và hạt sen vừa nấu chín vào trong thố chưng yến. Đồng thời, bạn có thể nêm nếm thêm đường cho hợp khẩu vị người ăn rồi đun cách thủy thêm 10 phút nữa trước khi tắt bếp.

Để giữ được độ ngon, hạt chia chỉ nên thêm vào khi món chè yến đã chín.

Bạn có thể nhấc thố đựng yến đã chưng ra để nguội và dùng ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để dùng dần.

Yến sào chưng đường phèn hạt sen

Nếu là một người dùng yến lâu năm, hẳn bạn đã từng nghe qua món ăn này một vài lần. Sự hòa quyện giữa hạt sen và yến sào có công dụng đem đến cho bạn một hương vị thanh mát. Nó có tác dụng hỗ trợ bổ thận tráng, tráng dương và giảm mệt mỏi. Vì vậy, món ăn này phù hợp với đại đa số trẻ em và người lớn tuổi.

Đường (bạn có thể dùng đường phèn hoặc đường cát)

Một vài lát gừng để giúp hãm bớt tính hàn của tổ yến. Nhờ nguyên liệu này, bạn sẽ không cần lo lắng vì đi ngoài hay đau bụng khi ăn.

Bước 1: Làm sạch, ngâm, sơ chế và chưng tai yến sào như hướng dẫn chúng tôi đã nêu phía trên.

Bước 2: Sơ chế hạt sen

Tùy vào khẩu vị của mình mà bạn sẽ lựa chọn hạt sen khô hoặc tươi để nấu.

Trong trường hợp sử dụng hạt sen tươi, bạn sẽ cần phải bóc lớp vỏ cứng bên ngoài. Sau đó loại bỏ tim sen bằng tăm để giúp hạt sen bùi, giữ nguyên vị. Hạt sen tươi sau khi sơ chế sẽ đem đi ngâm trong thau riêng. Đối với hạt sen khô, bạn chỉ cần ngâm trong thau ngập nước.

Bước 3: Hạt sen cần được ninh cho nhừ vì nguyên liệu này cần thời gian khá lâu để chín. Để ninh nhừ, bạn chỉ cần để lửa liu riu khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên bắt đầu ninh hạt sen trước khi chưng yến.

Bước 4: Khi nồi chưng yến bắt đầu sôi, bạn tiến hành thêm hạt sen đã ninh nhừ và nêm nếm thêm đường tùy khẩu vị người dùng.

Bước 5: Đậy nắp nồi chưng yến lại và đun thêm 10 phút nữa trước khi tắt bếp.

Một số lưu ý nhỏ khi chưng yến dành cho bạn:

Bạn được khuyên không nên để món yến chưng quá lâu ngoài không khí mà nên ăn ngay. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh cao huyết áp, yến sào nên được sử dụng buổi sáng để giúp cơ thể hấp thu được nhiều hơn.

Tóm tắt

Cách làm sạch tổ yến bao gồm: Ngâm cho sơi yến nở ra, tách bề mặt yến với phần bụng yế. Sau đó lấy nhíp làm sạch lông lớn và dùng rây đựng yến vụn lẫn tạp chất nhấc lên xuống trong thau sạch để nhặt lông tơ.

Mẹo chưng tổ yến gồm: Bước ngâm nở và chưng tổ yến. Tuy nhiên, bạn sẽ cần lưu ý thời gian chưng và chỉ thêm đường khi nước yến bắt đầu sôi. Bằng cách này, món yến chưng có thể mau chín và giữ độ mềm dai hấp dẫn.

Chế biến món ăn với yến sào: Bạn có thể kết hợp những nguyên liệu có tình bình hoặc tính ấm để bổ trợ tính hàn có trong tổ yến. Đối với nguyên liệu như thịt với hạt sen, bạn sẽ cần nấu chín nhừ trước khi cho vào chưng chung với yến.

Yến sào được xem như một món ăn “cực phẩm” từ lâu đời dành cho vua chúa và quý tộc. Ngày nay, tùy vào khẩu vị và sở thích mà tai yến được chế biến thành vô số món ăn ngon khác nhau.

Vậy, đâu là món ăn từ yến sào yêu thích của bạn?

Hay, bạn còn những mẹo nấu yến sào nào khác muốn chia sẻ với chúng tôi không?

Bạn đang xem bài viết Chế Biến Yến Sào Đúng Cách trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!