Cập nhật thông tin chi tiết về Công Dụng Và Cách Chế Biến. mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phổ tai là tên gọi của một loại rong biển phơi khô. Phổ tai có mùi biển đặc trưng. Loại rong biển này có tính giòn, vị ngọt. Lá phổ tai dày và bản lớn ( 30 – 40 cm). Công dụng: – Giàu chất khoáng: calcium, photpho, sắt, muối, vitamin A, B1, B12, C không có protein và dễ dàng tiêu hóa các chất cacbonhydrat. – Giúp thanh lọc cơ thể bằng cách loại trừ các tác dụng mà axit mang lại trong thức ăn hiện đại, thiết lập chất kiềm của máu. – Phổ tai là món ăn của người ăn kiêng, ăn dưỡng sinh. Các Món Ăn Được Chế Biến Từ Phổ Tai Canh phổ tai rất tốt cho người bị bệnh thận và suy nhược cơ thể. Nguyên Liệu 1 miếng phổ tai có kích thước 7 x 15cm 4 bát nước lọc 1 miếng bí đỏ nhỏ – Lau sạch hai mặt phổ tai bằng khăn ẩm. Sau đó, rửa qua nước cho sạch rồi ngâm 2 – 3 giờ cho nở mềm. – Cho phổ tai vào nồi nước nhỏ rồi nấu sôi trong khoảng 1 giờ. Sau đó, lọc qua rây để lấy nước đem nấu canh. – Thái lát bí đỏ rồi cho vào nồi nước phổ tai, ninh trong chừng 30 phút rồi nêm nếm gia vị vừa miệng. Dưa Chuột Trộn Phổ Tai Bạn có thể dùng món dưa chuột trộn phổ tai với cơm hoặc cũng có thể ăn vặt. Với vị chua chua, ngọt ngọt, món ăn rất hấp dẫn. Nguyên liệu: 100g phổ tai 2 quả dưa chuột Hành tím thái lát Rau húng lũi, lạc rang Nước cốt chanh Dầu ăn và gia vị ( đường, muối) – Phổ tai ngâm nước chừng 2 – 3 tiếng vớt ra để ráo và thái thành khúc. – Dưa chuột rửa sạch, thái đôi theo chiều dọc, bỏ ruột, thái lát và đem ngâm với nước muối. – Húng lũi nhặt lá tươi, rửa sạch. Phi thơm hành tím rồi cho ra bát. – Cho dưa chuột, phổ tai, lạc rang giã nhỏ, hành phi vào rồi rưới hỗn hợp nước cốt chanh, muối, đường vào chung và trộn đều. Chè đậu xanh Phổ tai Món ăn không chỉ giúp giải nhiệt hiệu quả vào mùa hè mà còn có tác dụng giải độc, tốt cho người nhuận tràng. Nguyên Liệu 100 gram phổ tai 500 gram đậu xanh Đường phèn hoặc đường thốt nốt – Nấu chín đậu xanh với một chút đường thốt nốt hoặc đường phèn. – Phổ tai ngâm nước vài phút rồi mang rửa sạch. – Khi đậu xanh chín thì tiến hành cho phổ tai vào nấu cùng. – Khoảng chừng 5 – 10 phút sau thì tắt bếp. Với món chè này các bạn có thể thêm một vài nguyên liệu khác để tăng thêm phần hấp dẫn.
Công Dụng Và Cách Chế Biến Món Ăn
Dân gian thường biết đến Rau Càng Cua mọc hoang dại nở nhiều nơi như trong rừng, mương, vách đá,… có thể sống ở bất cứ môi trường nào có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua rất phổ biến vì có thể chế biến thành nhiều món ăn, nhưng ít ai để ý đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau càng cua là gì đối với sức khỏe.
Rau càng cua là gì? Rau càng cua tiếng anh là gì?
Rau càng cua là rau thuộc họ hồ tiêu nhóm thân cỏ, tại mỗi vùng khác nhau sẽ có tên gọi như rau tiêu, cúc áo, cương hoa thảo, đơn kim, đơn buốt, châm thảo…
Cách nhân biết Rau Càng Cua: Cây rau có màu xanh nhạt, lá mọc so le, phiến dạng màng, toàn thân nhớt có tuổi thọ khoảng một năm. Khi cây mới bắt đầu mọc sẽ thẳng đúng, lúc phát triển lớn nhanh mọc bò lan ra mặt đất như rau khoai, bắt đầu chia nhánh như càng cua, có lẽ tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm này. Rau càng cua bắt đầu ra hoa vào tháng 1 và tháng 8, mọc thành chùm dài ở đầu cây.
Rau càng cua tiếng anh là Peperomia pellucida hay Piperacase đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu các hợp chất có trong đó và đưa ra những tác dụng của loài rau này.
Tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe
Những chất dinh dưỡng trong rau càng cua vô cùng đa dạng, cứ 100 gram rau càng cua, chứa tới 5,2 milligram vitamin C, 62 milligram magie, 3,2 milligram sắt, 277 milligram kali, 224 milligram canxi,…. Hàm lượng Beta caroten (tiền vitamin A) còn nhiều hơn cả cà rốt, lượng canxi cao hơn cả rau muống,…
Thanh nhiệt cơ thể, bổ sung lượng nước cần thiết
Như chúng ta đã biết, 100 gram rau càng cua chứa tới 92% là nước, bên cạnh đó là các dưỡng chất và chất xơ có trong nó sẽ giúp cho hệ bài tiết của cơ thể loại bỏ các chất độc hại, hỗ trợ chức năng làm việc của thận. Vị đắng có tính bình trong nó là một trong những thực phẩm thanh nhiệt hiệu quả trong mùa hè.
Kháng khuẩn, chữa trị các bệnh ngoài da
Chất methanolic có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, trong các bài thuốc dân gian, rau càng cua được giã nát để đắp lên vùng da ngứa do côn trùng cắn, vết thương lâu lành, các bệnh ngoài da như ghẻ lở, trị mụn, chữa bỏng.
Nước rau càng cua sau khi giã nát, lọc lấy nước có thể thêm một chút muối để tăng tính sát khuẩn và mau lành hơn khi dùng làm thuốc chữa bệnh.
Ngăn ngừa sự ung thư
Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh khi tiến hành phân tích, nghiên cứu các hợp chất có trong loài rau này và phát hiện ra rằng chúng khả năng gây ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư.
Khả năng chống ô xy hóa
Khoáng chất beta caroten trong rau càng cua có tác dụng mạnh mẽ trong việc chống ô xy hóa, hạn chế và tiêu diệt các tế bào tự do gây hại cho cơ thể. Thường xuyên ăn rau càng cua giúp bạn cải thiện làn da khỏe mạnh và căng bóng như mong muốn.
Bổ sung sắt, chống thiếu máu
Giàu dinh dưỡng, nhiều sắt loài rau này cực kỳ tốt cho những người thiếu máu, có những triệu chứng về hoa mắt, chóng mặt và đau đầu. Nếu bạn muốn bổ sung chất sắt tự nhiên cho cơ thể, rau càng cua là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn bữa ăn hàng tuần.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Nhiều người hiểu nhầm về sự đa dạng các chất dinh dưỡng trong rau càng cua có thể không tốt cho người béo phì. Nhưng trong tất cả các khoáng chất nêu trên, lượng calo trong rau chỉ chiếm 24 calo/100 gram, rất ít năng lượng, tốt cho những ai muốn giảm cân bằng phương pháp tự nhiên, an toàn.
Ngăn ngừa bệnh gout
Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gout do thực đơn ăn uống của bạn có nhiều dầu mỡ, thừa đạm, không lành mạnh. Để phòng ngừa gout – căn bệnh nhà giàu, nên bổ sung rau càng cua, giúp điều chỉnh lượng axit uric trong máu phòng tránh gout.
Điều trị viêm họng
Viêm họng có thể do sự thay đổi của thời tiết để điều trị nhanh chóng, không cần hỗ trợ của thuốc tây, chỉ cần ngậm trực tiếp rau càng cua hoặc ép nước uống 2 – 3 ngày. Tính âm huyết và thanh nhiệt nhanh chóng giúp cơ thể giải độc, nhanh hết bệnh.
Cách chế biến rau càng cua
Cách làm gỏi rau càng cua
Chỉ với một số bước đơn giản, bạn sẽ có ngay món gỏi cho ngày hè thanh mát. Chuẩn bị nguyên liệu cần: 1 mớ rau càng cua nhặt phần non, rửa sạch; 3 quả trứng luộc cắt miếng thành khoanh tròn; các loại rau củ quả theo sở thích (dưa chuột, cà rốt, xoài, dứa,…) cắt lát mỏng và ngâm dấm. Cuối cùng trộn đều tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị, bạn đã có món gỏi rau càng cua chua ngọt và thanh nhiệt.
Rau càng cua xào thịt bò
Để đổi rau xào cùng thịt bò như cần tây, rau muống, hành tây,… người nội trợ cần biết rau càng cua. Chuẩn bị sẵn 1 mớ rau nhặt sạch; 1 lạng thịt bò thái mỏng, gia vị, tỏi và hành khô.
Cách xào thịt bò cùng rau càng cua: bật bếp để lửa to phi tỏi thơm rồi bỏ thịt bò xuống đảo trước khoảng 1 phút, tiếp đến là rau càng cua, khi cả rau và thịt vừa chín tới bỏ gia vị, trút ra đĩa.
Một cách nấu khác với thịt bò với loại rau này bạn có thể tham khảo đó là salad. Các bước tương tự như cách làm gỏi rau càng cua.
Rau càng cua nấu canh
Chuẩn bị 1 mớ rau càng cua; 1 lạng thịt xay cùng các gia vị. Đầu tiên hãy nấu nước sôi để làm canh (lượng nước vừa với thành viên trong gia đình), nấu chín thịt băm, tiếp đó cho rau vào nấu chín, bỏ gia vị, tắt bếp.
Rau càng cua xào tỏi
Không cần phải nấu cầu kỳ, chỉ cần mớ rau và ít tỏi phi thơm chúng ta đã có món rau càng cua xào tỏi thơm ngon bổ dưỡng.
Sinh tố rau càng cua
Chuẩn bị: 1 mớ rau; 200 mililit sữa tươi, 1 muỗng sữa đặc, máy xay sinh tố. Rau càng cua cần được rửa sạch, để ráo nước, tiếp đó cho vào máy xay sinh tố xoay nhuyễn. Có thể bỏ xác rau qua vải lọc hoặc để lắng, tiếp tục lấy nước cốt xoay cùng sữa tươi và sữa đặc. Cuối cùng bạn chỉ cần thưởng thức cốc sinh tố thanh nhiệt có công dụng đẹp da.
Rau càng cua được bán rất rẻ trên thị trường bởi khả năng phát triển mạnh mẽ, dễ sống ở nhiều môi trường, có tác dụng lớn đối với sức khỏe con người. Chúng ta hãy bổ sung rau càng cua vào bữa cơm của gia đình ít nhất 3 lần/1 tuần cho cả nhà cùng khỏe.
Công Dụng Của Tổ Yến Và Cách Chế Biến
Thành phần chủ yếu của tổ yến sào là các loại axit amin vì thế yến sào là một nguồn thực phẩm cao cấp. Chúng ta ăn yến sào sẽ giúp tăng cường thể lực, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, phục hồi các tổn thương một cách nhanh chóng, kích thích hồng cầu tăng trưởng.
chứa khoảng 50 – 55% protein không béo (tổ yến ở miền Trung, miền Nam, hay yến nuôi ở nhà so với yến đảo thì tỷ trọng protein có sự khác nhau) và 18 loại axit amin bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Với lượng dinh dưỡng như vậy, tổ yến có rất nhiều công dụng và được coi là ” thần dược yến sào“.
– Tổ yến chữa được bệnh ho nhiều, phong hàn và hen suyễn mãn tính vì thành phần dinh dưỡng rất tốt cho phổi. Trẻ em thường xuyên bị ho hoặc dễ bị nhiễm lạnh nên ăn tổ yến để cải thiện sức khỏe.
– Tổ yến sào rất tốt và cần thiết cho phụ nữ đang mang thai (thường xuyên dùng sẽ giúp trẻ sơ sinh thông minh và không bị sinh non và đầy đủ chất dinh dưỡng).
– Tổ yến còn là thức ăn bổ dưỡng cho những người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng do hút thuốc, hay uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng, già yếu. Vì tổ yến chứa 50% protein không béo, nên là nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong tất cả các thức ăn bổ dưỡng khác.
Tổ Yến tăng cường sức đề kháng, và hệ miễn dịch cho cơ thể con người, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và có thể nên dùng làm thức ăn bổ sung cho bệnh nhân đang điều trị hóa trị và xạ trị. Trong quá trình hóa trị và xạ trị, lượng hóa chất đưa vào cơ thể bệnh nhân rất nhiều tạo một số hiện tượng như rụng tóc, khô da, … việc bổ sung yến sào rất tốt vì giúp cơ thể tăng sức đề kháng và các axit amin giúp phục hồi các tế bào.
Ăn tổ yến đẹp da: thành phần của tổ yến chứa nhiều chất giúp bảo vệ da, tái tạo tế bào da, chống lão hóa và sản sinh hồng cầu, giúp làn da luôn tươi trẻ, mềm mại. Chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám và làm da mịn màng.
Tổ Yến sào có khả năng hỗ trợ phục hồi và tiêu trừ sạch mầm bệnh cho bộ phổi, hỗ trợ điều trị ung thư cho những bệnh nhân lao phổi nặng. Tổ Yến sào được cho là thần dược chữa được nhiều bệnh như tăng cường sức khỏe sinh lực, cải thiện giọng nói.
Khi làm sạch tổ yến thô, nên ngâm tổ yến vào nước lạnh, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến. Thời gian ngâm tổ yến chừng dưới 4 tiếng. Khi thấy yến tơi ra là được
Công Dụng Và Cách Chế Biến Hà Thủ Ô Chuẩn
Hà thủ ô còn gọi là dao đằng, dạ hợp… đây là một loại dây leo nhỏ sống nhiều năm mọc lẫn với nhiều loại dây leo khác. Các củ rễ của cây này có thể có các hình dạng khác nhau. Củ hà thủ ô từ lâu đã được y học cổ truyền xem là một loại thuốc.
Có hai loại hà thủ ô là đỏ và trắng tuy nhiên hà thủ ô đỏ mới là loại thuốc sử dụng phổ biến trong đông y. Hà thủ ô đỏ là cây mọc hoang ở các vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 25 độ C.
Từ lâu hà thủ ô đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc bổ làm tăng cường sức khỏe và sự trẻ trung của cơ thể. Hà thủ ô đỏ thuộc họ rau răm và có tác dụng bổ khí huyết. Tức là bồi bổ cho các bệnh nhân với các triệu chứng như da xanh, thiếu máu, mệt mỏi. Hà thủ ô trắng thuộc họ thiên lý và có tác dụng tương tự hà thủ ô đỏ đó là điều trị râu tóc bạc sớm.
Công dụng và cách chế biến hà thủ ô chuẩn
Cây hà thủ ô thường mọc hoang ở các vùng rừng núi khu vực Đông Nam Á. Hà thủ ô có vị chát, ngọt và đắng đi vào các kinh can và thận. Công dụng của hà thủ ô là
– Bổ gan và thận lành tính nên thường dùng sắc lấy nước uống.
– Có khả năng tăng cường trí nhớ ở người lớn tuổi giúp phòng ngừa paskison.
– Điều hòa khí huyết cho người thiếu máu não.
– Nhuận trường chữa táo bón cho người lớn tuổi.
– Chứa nhiều chất chống oxi hóa nên có thể giải độc cho cơ thể.
– Giảm cholesterol trong máu.
– Chữa chứng tóc bạc sớm ở người trẻ tuổi
– Lợi tiểu nhẹ.
Các loại hà thủ ô
Nhận biết hà thủ ô: hà thủ ô là loại dây leo, lá như lá mít mặt trên xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt và có lông tơ. Bẻ một đoạn lá hoặc thân thấy có mủ trắng nhỏ ra từng giọt. Củ nằm sau dưới gốc có thể dài đến một mét hoặc ăn sâu tận mạch nước ngầm. Đào củ lên rửa sạch thấy vỏ có màu đỏ bên trong màu trắng. Nếm thử thì thấy có vị đắng, nhiều mủ, có chứa tinh bột.
Ở nước ta hà thủ ô thường mọc ở bìa rừng, đồi núi có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Có hai loại hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ đặc điểm hình thái hoàn toàn khác nhau. Hà thủ ô trên 3 năm tuổi mới có tác dụng làm thuốc.
– Hà thủ ô trắng: đây là hà thủ ô nguyên chất uống có tác dụng lợi tiểu nhiều hơn.
– Hà thủ ô đỏ: được sao tẩm và nấu chung với đậu đen xanh lòng đến khi ra màu đỏ. Loại này có tác dụng bổ máu nhiều hơn.
Lưu ý khi dùng hà thủ ô
Mặc dù hà thủ ô có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được và cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Liều lượng và cách dùng cũng phụ thuộc vào chất lượng thuốc sau điều chế và mục đích điều trị.
Hà thủ ô tươi dùng từ 2g – 4g/ngày tránh dùng liều cao vì gây chóng mặt, táo bón. Hà thủ ô đã qua sơ chế có thể dùng từ 5g – 10g/ngày phụ thuộc vào chất lượng thuốc đã được bào chế.
– Người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón.
– Người có tiền sử bị ung thư.
– Những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật vì nó gây hạ đường huyết -> dẫn đến tử vong.
– Hạn chế khi dùng hà thủ ô với các loại thuốc tây cùng công dụng.
– Có tác dụng giảm đường huyết nên kiêng sử dụng chung với các loại thuốc hạ isulin.
– Có tác dụng hạ cholesterol nên tránh sử dụng với các thuốc hạ cholesterol khác.
Chế biến hà thủ ô đúng cách
Chúng ta đều biết rằng hà thủ ô có tác dụng đen râu tóc, mạnh gân cốt, trị thần kinh suy nhược, kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên nếu chế biến thông thường sẽ gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, ỉa chảy… Khi được chế biến đúng cách sẽ khắc phục được nhược điểm trên và tăng tác dụng bổ dưỡng.
Có nhiều cách làm như thủy chưng, thủy xái nhưng tốn rất nhiều công sức. Cách sau đây đơn giản ít tốn công sức nhưng lại bổ dưỡng hơn.
Nguyên liệu:
– Hà thủ ô 10kg
– Đỗ đen 2kg
– Bột gạo xay 0,6kg
Lựa chon hà thủ ô: lựa chọn hà thủ ô tươi to nạc, tròn, ít xơ khối lượng trên 0,5kg sẽ tốt hơn. Loại trừ các củ sung, mốc, củ dài sẽ nhiều xơ, củ quá bé chế biến sẽ rất hao.
Sơ chế: loại bỏ đất cát bằng cách ngâm hà thủ ô trong nước 1 tiếng. Sau đó làm sạch lớp đất cát và vỏ đen bên ngoài, cắt khúc hà thủ ô từ 3cm – 5cm.
Ngâm nước gạo: ngâm hà thủ ô với nước vo gạo, nếu làm nhiều có thể lấy bột gạo để pha. 100g bột gạo hòa với nước vừa đủ để ngâm 10kg hà thủ ô. Sau 3 – 5 giờ đảo một lần, ngâm hà thủ ô với nước gạo khoảng 3 ngày, mỗi ngày thay nước hai lần. Sau đó rửa sạch hà thủ ô để ráo rồi chuẩn bị ninh chín.
Nước đỗ đen: ngâm đỗ đen với nước rồi ninh nhừ với tỷ lệ 1 đỗ đen 10 nước. Đun sôi từ 3 – 4 giờ, nếu sử dụng đỗ đen xanh lòng thì giá trị bổ dưỡng càng cao. Lấy nước này dùng để ninh hà thủ ô.
Ninh hà thủ ô: cho hà thủ ô vào các chõ xa đáy 3 – 5 cm vì quá trình ninh khá dài. Trong quá trình ninh nếu hết nước phải bổ sung nước đỗ đen. Đảm bảo hà thủ ô phải ngập nước đỗ đen, thời gian ninh liên tục trong 48 giờ. Cho tới khi hà thủ ô đã nhừ, vị ngậy và nếm không còn chát nữa là được.
Lấy hà thủ ô ra ngoài để nguội, bóc bỏ phần lõi xơ ở bên trong ra. Thái hà thủ ô thành lát từ 1cm – 2cm, thái càng mỏng thì quá trình sấy càng nhanh khô.
Sấy tẩm: sấy ở nhiệt độ khoảng 70 độ c. Sau đó ngâm hà thủ ô đã sấy vào nước ninh hà thủ ô. Lưu ý hàng ngày phải đun soi nước ninh để tránh ôi thiu. Cuối cùng sấy kiệt hà thủ ô rồi đóng bịch cho thêm gói hút ẩm.
Nhận dạng hà thủ ô chất lượng: hà thủ ô chất lượng cứng có màu đen. Khi bẻ hà thủ ô chế ra có màu nâu đen y hệt bên ngoài. Ngửi thấy có mùi thơm đặc trưng, nếm thấy có vị hơi chát.
Một số bài thuốc từ hà thủ ô
Trong đông y người ta thường sử dụng nhiều nhất là hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô đỏ thường được sử dụng ở các bài thuốc còn trong dân gian thì thường sử dụng chung với sinh địa hoặc đậu đen, mè đen để chữa râu tóc bạc sớm và bổ gân cốt.
Hà thủ ô đỏ thường được sử dụng trong hai bài thuốc chính là bài thuốc bổ can thận và bài thuốc mỹ diệm đơn.
Bài thuốc bổ can thận:
– Nguyên liệu: hà thủ ô, thục địa, hoài sơn, đương quy, trạch tả, sài hồ, thảo quyết minh.
– Dùng trong chứng suy nhược mãn tính với triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, sút cân hay cáu gắt…
Bài thuốc thất bảo mỹ diệm đơn:
– Nguyên liệu: hà thủ ô, đương quy, phá cố chỉ, bạch linh, ngưu tất, câu kỷ tử, thô ty tử…
– Có tác dụng bổ khí huyết, đặc biệt dành cho phụ nữ tiền mãn kinh.
2 bài thuốc này rất có tác dụng tuy nhiên người dùng không nên tự ý mua về để sử dụng. Vì mỗi vị thuốc sẽ được gia giảm theo tùy triệu chứng và tính chất của bệnh nhân. Vì vậy nên đi khám để có được chỉ định cụ thể hơn.
Bài thuốc làm đen râu tóc:
– Kết hợp với đỗ đen rang cháy, tỷ lệ 1 đỗ đen – 10 hà thủ ô chế.
– Miếng lát hà thủ ô: ngâm/đun với nước nóng uống hàng ngày.
– Bột hà thủ ô: pha trà uống hàng ngày.
– Có thể ăn bã cuối ngày.
Bài viết liên quan:
– Chữa yếu sinh lý bằng dâm dương hoắc
– Cây thuốc nam điều trị yếu sinh lý nam
Bạn đang xem bài viết Công Dụng Và Cách Chế Biến. trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!