Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Điện Tử mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khu sản xuất nước mắm của Hợp tác xã cơ khí Xuân Hải Năm 2013, anh Tòng Văn Hải – Giám đốc Hợp tác xã cơ khí Xuân Hải đã đến các tỉnh Thái Bình, Quảng Bình để học hỏi công thức làm mắm. Ban đầu, anh vẫn áp dụng cách làm nước mắm truyền thống của người dân vùng biển. Năm 2014, anh quyết định sản xuất thử nghiệm mẻ nước mắm đầu tiên từ cá nước ngọt được thu mua của người dân đánh bắt từ lòng hồ thủy điện Sơn La. 4 chum, với khoảng 400 lít; trong đó, có 2 chum mắm cốt đầu và 2 chum cốt hai đã cho ra sản phẩm. Mẻ nước mắm đầu tiên tuy không có lãi, nhưng những thông tin phản hồi của người dân trên địa bàn sử dụng, đánh giá chất lượng theo hướng tích cực đã giúp Hợp tác xã rút kinh nghiệm trong quy trình sản xuất. Anh Hải cho biết: “Để nước mắm thơm ngon, tinh khiết nên chọn các loại cá nước ngọt, cá mương, khi chế biến cần rửa sạch và ướp muối rồi đưa vào các công đoạn. Sau khi đủ 18 tháng sẽ chiết ra từ các chum và qua các vòi nhỏ để đóng chai. Sản xuất nước mắm theo phương pháp lên men truyền thống đã tạo ra những sản phẩm cốt mắm chất lượng. Tuy nhiên, phương pháp lên men truyền thống có đặc điểm là thời gian ủ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, cũng có thể lâu hơn, nên mất nhiều thời gian, không chủ động được công nghệ do phụ thuộc vào thời tiết. Để khắc phục những nhược điểm đó, ở mẻ thứ hai, Hợp tác xã đã sử dụng chế phẩm enzyme proteaza để đẩy nhanh quá trình thủy phân protein của thịt cá. Với công nghệ này đã rút ngắn được quá trình chế biến, ổn định sản xuất, nâng cao khả năng thu hồi đạm trong quá trình chế biến. Theo tỷ lệ cứ 120 kg cá thì cho ra 60 lít mắm cốt đầu và 60 lít mắm cốt hai. Năm bắt nhu cầu thị trường, Hợp tác xã cơ khí Xuân Hải đã xây dựng dự án chế biến nước mắm từ cá nước ngọt lòng hồ. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã hoàn thiện dây truyền sản xuất nước mắm từ cá mương theo phương pháp Enzyme do Trung tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm- thành phố Hà Nội chuyển giao; sản xuất thử nghiệm được 5.000 lít nước mắm thượng hạng và 7.000 lít nước mắm loại 1. Sản xuất nước mắm theo phương pháp lên men truyền thống đã tạo ra những sản phẩm cốt mắm chất lượng. Sản phẩm nước mắm được đánh giá đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có mùi thơm, ngọt và có vị đậm đà riêng. Năm 2019, sản phẩm nước mắm của Hợp tác xã tham gia sản phẩm “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” OCOP và được huyện đánh giá sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Hiện nay, sản phẩm được bày bán và trưng bày tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP huyện và các điểm chợ, trung tâm trong và ngoài tỉnh. Phó Chủ tịch UBND huyện Cầm Văn Huy thông tin: Quỳnh Nhai có 57 sản phẩm được các Hợp tác xã, doanh nghiệp và các xã đăng ký sản phẩm để đăng ký trong lộ trình công nhận thương hiệu. Năm 2020, có 3 sản phẩm đang làm hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền công nhận sản phẩm đạt sao để đưa vào các siêu thị, nhà hàng trong và ngoài nước. Nghề chế biến nước mắm từ cá nước ngọt trên lòng hồ sông Đà đã góp phần giải quyết việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân trong huyện.Báo Đà Nẵng Điện Tử
ĐNO – Bánh canh là món ăn quen thuộc, phổ biến ở nhiều tỉnh, thành miền Trung. Tùy vào cách chế biến và cách sử dụng nguyên liệu đặc trưng của mỗi vùng miền mà món ăn này mang hương vị khác nhau. Bánh canh có thể được xếp vào món ăn “đặc sản” mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng.
Bánh canh Đà Nẵng. Ảnh: THÚY NGÂN
Sợi bánh canh khá to và ngắn, sợi bột thường được làm từ bột gạo, bột mì, bột lọc hoặc bột gạo pha bột sắn.
Có thể thấy, sự đa dạng của bánh canh còn thể hiện ngay từ tên gọi. Một số địa phương ở Bắc Trung Bộ gọi bánh canh là cháo bột, như ở Quảng Trị có đặc sản cháo bột cá lóc và cháo bột vịt. Ở Huế nổi tiếng với bánh canh Nam Phổ với nước dùng đỏ au, đặc sệt, ngọt lừ vị tôm-cua tươi.
Công đoạn làm sợi bánh canh. Ảnh: THÚY NGÂN
Ở Đà Nẵng, bên cạnh tên gọi bánh canh đơn thuần, lại có một tên gọi “phân nhánh” là “cháo chờ” xuất phát từ vùng Nam Ô của quận Liên Chiểu. Sở dĩ có tên gọi này bởi mọi công đoạn chuẩn bị, thực hiện món ăn sẽ bắt đầu khi khách gọi món, khách phải “chờ” để được thưởng thức tô bánh canh nóng hổi với chả cá, trứng cút hòa quyện với sợi bánh dẻo mềm. Vị đậm đà của món bánh canh đủ để gây “thương nhớ” cho những ai đến với thành phố biển này.
Du khách đến Đà Nẵng, chỉ cần đi một vòng những quán bánh canh trên khắp địa bàn thành phố sẽ thấy “muôn hình vạn trạng” các hương vị bánh canh như: Bánh canh xương – chả – trứng, bánh canh cá lóc, bánh canh cá nướng, bánh canh chả cua, bánh canh da heo hành phi, bánh canh xương má hàm, bánh canh vịt, bánh canh chả cá mối…
Một tô bánh canh thập cẩm với xương, chả, trứng cút… Ảnh: THÚY NGÂN Bánh canh không thể thiếu những món ăn kèm như bánh quẩy, trứng cút, tép mỡ, bánh mì, nem chả… Ảnh: THÚY NGÂN Các loại hải sản như tôm, cua… tạo nên sự đậm đà cho món bánh canh. Ảnh: XUÂN SƠN Tô bánh canh được thêm chút hành lá, nước mắm pha ớt xắt khoanh, vắt 1 chút chanh và ớt bột sẽ làm “gia tăng” hương vị ngon đậm đà. Ảnh: XUÂN SƠN
Dù là tên gọi nào hay nấu theo kiểu nào, một tô bánh canh ngon đều phải bảo đảm sự đậm đà của nước dùng với nguyên liệu thịt, xương, hải sản…, cùng với đó là vị thơm của rau và hành, vị cay nồng của tiêu và ớt. Tùy theo loại bánh canh mà nước dùng có thêm những nguyên liệu khác nhau, có thể là hải sản hoặc xương heo.
Bánh canh là món ăn rất hấp dẫn bất kể thời tiết như thế nào, có thể thưởng thức cả khi trời nóng hay lạnh. Ở Đà Nẵng, món ăn này rất dễ tìm thấy, từ các hàng quán vỉa hè cho tới những quán ăn trong nhà. Mức giá của món này cũng rất đa dạng, từ 10.000-20.000 đồng cho một tô bình dân cho đến mức giá 30.000-70.000 đồng cho tô bánh canh ở những nhà hàng lớn.
Bánh canh là món dễ ăn, dễ nấu. Ảnh: XUÂN SƠN
Một số điểm bán bánh canh nổi tiếng ở Đà Nẵng có thể kể tới là: Bánh canh Ruộng (đường Hà Thị Thân, quận Sơn Trà), bánh canh cá nướng (ngã ba Trần Hưng Đạo – Lê Văn Duyệt, quận Sơn Trà), các quán bánh canh trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Hải Châu), bánh canh Bích Như (đường Kỳ Đồng, quận Thanh Khê), bánh canh Nam Phổ (đường Võ Văn Tần, quận Thanh Khê), các quán cháo chờ dọc đường Nguyễn Lương Bằng (quận Liên Chiểu)…
XUÂN SƠN – NGUYỄN CHI – THÚY NGÂN
Thông Tin Thời Tiết Điện Biên Lai Châu Mới Nhất
Thông Tin Thông Tin Thời Tiết Quảng Nam Mới Nhất Mới Nhất
Bạn đang xem bài viết Cổng Điện Tử trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!