Cập nhật thông tin chi tiết về Dẻo Bùi Với Cách Nấu Chè Khoai Mì Mài Và Nước Cốt Dừa Ngon mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chè khoai mì nước cốt dừa
Nguyên liệu chè khoai mì nước cốt dừa
– 600g khoai mì
– 100g đường
– 50g lá dứa
– Dừa nạo
Cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa
– Khoai mì khi mua về, bạn gọt sạch vỏ, ngâm với nước khoảng 15 phút rồi vớt để ráo. Tiếp theo, bạn cho khoai vào nồi, hấp chín. Khi khoai chín, bạn cắt khoai mì thành từng miếng vuông vừa ăn.
– Lá dứa bạn đem rửa sạch, cột thành bó. Sau đó cho vào nồi.
– Cho nước ấm vào dừa nạo, vắt lấy nước cốt dừa rồi cho nước cốt vào nồi có lá dứa.
– Cho tiếp đường và ít muối vào nồi nước cốt.
– Tiếp theo, bạn cho nồi nước cốt dừa lên bếp, nấu cho nước sôi. Sau đó, vặn nhỏ lửa tiếp tục đun để lá dứa tiết ra hương thơm.
– Khoảng 5 phút sau, bạn vớt lá dứa ra ngoài, rồi cho khoai mì vào nồi. Khuấy đều và nhẹ tay để không làm khoai mì bị nát.
– Nêm nếm gia vị cho ngọt thanh, vừa ăn thì bạn tắt bếp và cho vani vào. Vậy là hoàn thành rồi đấy! Món chè khoai này có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy ý. Khi ăn, bạn có thể rắc thêm đậu phộng, mè rang hoặc dừa sợi lên trên.
Nguyên liệu khoai mì mài
– 500g khoai mì
– Nước cốt dừa
– 1 ống vani
– 200g đường
– Bột năng
– Muối
– Mè rang
Cách nấu chè khoai mì mài
– Khoai mì bạn gọt sạch vỏ, ngâm với nước có hòa tan ít muối trong khoảng 2 tiếng. Bởi cách làm này bạn sẽ mài khoai mì và vo thành viên nên cần ngâm với thời gian lâu hơn để loại bỏ độc tố trong khoai mì. Sau đó, bạn đem khoai mì cắt khúc, mài thành bột, bỏ phần lõi và những sợi xơ, rồi vắt bỏ nước.
– Lá dứa bạn đem rửa sạch, cắt khúc.
– Bạn cho 4 muỗng bột năng vào khoai mì mài rồi nhào cho đều. Sau đó, vo khoai mì thành những viên tròn vừa ăn. Tiếp theo, bạn cho nồi nước lên bếp, nấu sôi rồi cho từng viên khoai mì vào luộc chín. Luộc đến khi thấy khoai nổi lên mặt nước thì bạn vớt khoai ra thau nước lạnh, rồi vớt ra để ráo.
– Bạn cho lá dứa vào nồi nước rồi nấu sôi. Tiếp theo, bạn cho đường và muối vào nồi cho vị đậm đà. Sau đó, bạn cho các viên khoai mì vào nấu 10 phút cho khoai mì ngấm đều nước đường. Tiếp đến, bạn tắt bếp và cho vani vào.
– Bạn cho nước cốt dừa vào nồi riêng, nêm nếm với đường, muối cho vừa ăn rồi nấu sôi. Cuối cùng, bạn múc chè khoai mì ra chén, cho nước cốt dừa lên và rắc mè rang lên là thưởng thức được rồi đấy!
– Khoai mì khi nhổ lên hay mua về nên nấu ngay không được để quá lâu.
– Gọt vỏ khoai mì cho thật kỹ và ngâm rửa khoai mì với nước sạch.
– Khoai có dấu hiệu bất thường như đốm xanh, mốc thì không được ăn và bỏ đi.
Cách Nấu Chè Khoai Mì Nước Cốt Dừa Dẻo Ngon Hương Vị Quê Hương
4 muỗng canh bột năng hoặc bột nếp cũng được
500 gram khoai mì tươi, chọn củ non
200 gram đường kính trắng
1 ống vani
200 ml nước cốt dừa nguyên chất
500 ml nước lạnh
100 gram đậu phông rang hoặc mè rang, tùy sở thích của bạn
Lá dứa : 1 bó nhỏ hoặc 2 lá
Muối ăn : 1 muỗng cà phê
Hướng dẫn các bước nếu chè khoai mì ngon với nước cốt dừa béo
Bước 1 : Bào khoai mì
Khoai mì bóc sạch vỏ, rửa sạch với nước, cắt khúc. Bạn ngâm các khúc khoai mì đã cắt với nước sạch trong 1 giờ.
Sau đó vớt ra để ráo hẳn nước và dùng dao bào bào thành bột mịn, nhớ là bỏ đi những sợi khoai mì bị xơ và phần lõi bên trong nha.
Tiếp theo, bạn vắt hết nước để bột khoai mì khô hẳn, rồi cho thêm 4 muỗng canh bột nếp vào trộn đều.
Đặt nồi dùng nấu chè lên bếp, cho nước khoảng 1/2 nồi và đun nóng.
Tiếp theo, bạn cho 500 ml nước đã nấu sôi vào nồi, thêm 1 lá dứa, 200 gram đường kính trắng, 1 muỗng cà phê muối vào. Bạn cho lửa vừa và nấu cho tan hết nguyên liệu.
Khi các nguyên liệu đã tan hết, lá dứa lừng mùi, bạn cho các viên khoai mì vào. Nêm nếm lại cho vừa miệng để chè không quá ngọt và không quá nhạt.
Sau khi bỏ khoai mì vào, bạn nấu thêm khoảng 5 phút nước cho khoai mì ngấm nước đường là được.
Trước khi tắt bếp, bạn trút ống vani vào nồi cho thơm nữa là xong.
Nước cốt dừa : bạn đổ nước cốt dừa vào một cái nồi nhỏ, thêm chút nước và đường, bột năng. Sau đó đặt lên bếp thắng kẹo lại là có thể ăn với chè rồi.
Bạn cho ngay khoai mì vừa chín vào nước đá lạnh, cách này giúp khoai mì ngon hơn và dai hơn khi ăn.
Bạn trộn cho bột khoai mì và bột nếp hòa quyện vào nhau. Sau đó vo tròn thành từng viên vừa ăn.
Nếu bạn nấu chè để ăn lâu, qua đêm thì nên dùng bột gạo, vì bột năng để qua đêm sẽ làm cho chè bở và không ngon. Còn nếu ăn liền thì dùng bột năng sẽ trên cả tuyệt vời.
Bước 2 : Luộc khoai mì
Bước 3 : Nấu chè khoai mì
Thưởng thức ngon không thể cưỡng nổi. Hoàn tất xong mọi thứ, bạn cho chè ra chén nhỏ, chan nước cốt dừa theo ý thích, thêm đậu phộng hoặc mè. Giờ thì có thể ăn cùng gia đình rồi. Khoai mì nước cốt dừa ngầy ngậy và thơm thơm đã đến đây!
Cách Làm Chè Khoai Dẻo Nhiều Màu Với Nước Cốt Dừa Cực Thơm Ngon
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm chè khoai dẻo nhiều màu
Khoai lang mật: 2 củ
Khoai lang ruột trắng: 2 củ
Khoai lang ruột vàng: 2 củ.
Khoai lang ruột tím: 2 củ
Bột năng, bột nếp
Đường cát trắng, đường cát vàng, mật ong
Kem béo RICH
Nước cốt dừa
Đậu đỏ (chọn loại đậu đỏ mắt cua hạt nhỏ)
Thạch sương sáo (mua bột bán sẵn về nấu cho nhanh)
Bột trà xanh
Trân châu đường đen
Gừng.
Cách làm chè khoai dẻo nhiều màu với nước cốt dừa
– Bắp một nồi nước to lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi thì thả những viên khoai dẻo vào, luộc đến khi khoai nổi lên thì vặn nhỏ lửa, đun thêm khoảng 7 – 10 phút nữa cho khoai chín hẳn thì tắt bếp và vớt khoai ra chậu nước đá. Kiên trì được đến công đoạn này thì xem như bạn cũng đã học gần xong cách làm chè khoai dẻo nước cốt dừa nhiều màu rồi.
– Thạch sương sáo nên mua bột bán sẵn về nấu. Sau đó cắt thành sợi hoặc cắt theo bất cứ hình thù gì mà các bạn thấy vui mắt. Còn đối với trân châu, bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm trước để đỡ mất thời gian.
Cách nấu nước cốt dừa: Lấy 200gam nước cốt dừa (có thể tự nấu hoặc mua sẵn ngoài siêu thị), 50gam sữa đặc ông thọ, 150gam kem Rich, 2 thìa canh bột năng, ⅓ thìa cà phê muối trộn đều. Cho vào nồi và đun với lửa nhỏ, khi hỗn hợp sôi lăn tăn là oke.
Cách nấu nước chan chè khoai dẻo: Lấy khoảng 1 lít nước trắng nấu với 300gam đường cát vàng (bạn nên nêm nếm theo khẩu vị ăn ngọt của mình). Khi nước sôi thì hớt bớt bọt và cho gừng đập dập vào, tắt bếp.
Thường thức món chè khoai dẻo nước cốt dừa
Với hướng dẫn cách nấu chè khoai dẻo trên, các bạn sẽ có thức uống ngọt thanh, mát ngậy.
Khi ăn, bạn lấy mỗi loại một ít cho vào bát và chan nước gừng đường, dưới nước cốt dừa lên trên. Cho thêm đá bào vào ăn cùng thì vô cùng sướng miệng và sảng khoái đấy.
Cách Nấu Chè Khoai Lang Tím Với Bột Báng, Nước Cốt Dừa Vừa Dẻo Vừa Ngon Hết Ý
Nguyên liệu
Khoai lang tím: 500g
Đường cát trắng: 50g
Sữa ông thọ hộp nhỏ: 1 hộp (loại hộp nhựa nhỏ)
Bột báng: 150g
Bột sắn dây: 50g
Muối trắng: 50g
Nước cốt dừa: 200ml
Dừa nạo: 50g
Đậu phộng rang: 50g
Sơ chế khoai lang
Sau khi cắt hết khoai, bạn ngâm thêm 10 – 15 phút để khoai ra hết nhựa, những miếng mới cho vào cũng không bị thâm, sau đó vớt khoai ra, để ráo nước.
Hấp khoai lang
Ở bước này bạn có thể hấp hoặc luộc khoai tùy ý, tuy nhiên cách hấp sẽ giúp khoai giữ được vị ngon và chất dinh dưỡng vốn có. Bạn cho khoai vào nồi hấp chuyên dụng hoặc nồi cơm điện, hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút cho khoai chín bở. Lưu ý, khoai đã cắt miêng nhỏ nên không cần hấp quá lâu.
Chế biến phần khoai lang hấp chín
Khoai lang sau khi hấp chín bạn chia thành 2 phần bằng nhau:
+ Một phần khoai bạn cho vào tô, đổ lượng đường đã chuẩn bị vào để ướp khoai. Bạn rải đều đường lên khoai, có thể đảo nhẹ để khoai thấm đường đều hơn. Ướp khoai trong khoảng 20 phút là được.
+ Phần khoai còn lại bạn cho vào máy xay xay nhuyễn rồi lấy ra tô.
Sơ chế bột báng
Nấu chè khoai lang bột báng
Bạn cho phần khoai lang đã xay nhuyễn cùng với 500ml nước và phần sữa ông thọ đã chuẩn bị vào khuấy đều rồi đun sôi lên. Cách nấu này sẽ giúp món chè có mùi thơm ngậy của sữa mà không ngọt hắc như khi chỉ dùng đường trắng.
Khi hỗn hợp sôi đều, bạn hòa tan bột sắn dây với chút nước rồi từ từ đổ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nồi chè có độ sánh đặc vừa phải. Tiếp đó, nhẹ nhàng cho phần khoai đã ướp đường và bột báng vào nồi, nấu thêm khoảng 2 -3 phút thì tắt bếp.
Trình bày và thưởng thức
Khi chè đã nguội bớt, bạn múc chè ra từng chén nhỏ, rưới thêm nước cốt dừa, rắc dừa nạo và chút đậu phộng rang rồi ăn nóng. Nếu muốn ăn lạnh, bạn có thể để chè nguội hẳn rồi cho đá vào ăn hoặc cho vào tủ lạnh để làm mát.
Chè khoai lang tím nấu với bột báng có thể ăn khi trời nóng hoặc trời lạnh. Vào những ngày đông lạnh giá, còn gì thú vị hơn khi được ngồi nhâm nhi ché chè nóng thơm ngọt, béo ngậy. Vào những ngày hè nóng bức, thêm chút đá vào là có ngay chén chè mát lạnh để giải khát, giảm nhiệt ngay tức thì. Chè khoai lang thơm ngon hấp dẫn, nguyên liệu tự nhiên an toàn, không chỉ người lớn mà em bé cũng rất thích ăn. Vì vậy, bạn có thể chế biến món này để bổ sung các bữa ăn phụ cho bé yêu nhà mình!
Yêu cầu thành phẩm
Chè có hình thức hấp dẫn với màu tím đẹp mắt.
Chè khoai lang đạt chuẩn sau khi nấu có vị vừa ăn, ngọt dịu và thơm ngậy mùi sữa.
Chè có độ sánh đặc vừa phải, khoai lang mềm ngọt, thơm bùi, bột báng dai tạo cảm giác thích thú khi ăn.
Chè có mùi thơm béo của nước cốt dừa, vị bùi bùi của đậu phộng rang rất hấp dẫn.
Thông tin thêm
Một số lưu ý cần biết khi chọn nguyên liệu
Bột báng là gì?
Nếu bạn là người thích nấu ăn và yêu thích các món chè này thì hẳn là không còn xa lạ với loại nguyên liệu này phải không nào?
Bột báng là loại bột có dạng viên nhỏ như những viên trân châu, màu trắng, khi nấu chín sẽ chuyển sang màu trắng trong, ăn hơi dai. Bột báng thường được dùng để nấu chè, đặc biệt là các món chè nóng để tạo độ kết dính và điểm nhấn độc đáo cho món chè, giúp món ăn vừa ngon vừa đẹp.
Bột báng được làm từ củ khoai mì, theo Đông y, bột báng có tình bình, vị ngọt, tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ cho cơ thể để bổ sung khí huyết hư tổn. Trươc đây, nhiều người dùng bột báng để ăn thay cơm, tuy nhiên ăn quá nhiều bột báng sẽ làm chân tay nhức mỏi, vì vậy ngày nay chỉ được dùng để nấu chè. Để mua nguyên liệu này, bạn có thể đến các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đồ khô, các siêu thị hay đầu mối cung cấp nguyên liệu nấu chè. Bột báng có giá thành khoảng 100.000đ/kg.
Tác dụng của khoai lang và cách chọn mua khoai lang ngon.
Như các bạn đã biết, khoai lang có nhiều loại nhưng nhìn chung đều là thực phẩm tốt cho tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và có tác dụng chống táo bón, ngoài ra nếu sử dụng đúng cách còn có tác dụng giảm cân hiệu quả. Trong cuộc sống hằng ngày, khoai lang thường được chế biến theo phương pháp luộc, hấp, nướng để làm món ăn sáng hoặc ăn chơi, dùng khoai lang nấu chè là một cách độc đáo để thay đổi khẩu vị cho cả gia đình.
Muốn nấu được nồi chè ngon, khoai lang ngọt bở, bạn phải chọn được những củ khoai thơm ngon nhất. Nên chọn những củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị trầy xước, thâm dập hay sứt, nứt; mua những củ vừa là tốt nhất, không nên mua những củ nhỏ, củ quá to lại dễ bị xơ, ăn không ngon. Những củ khoai bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, không ăn được, khoai có lớp vỏ nhăn nheo là khoai đã để lâu, cũng không nên sử dụng.
Khoai lang có thời gian bảo quản khá lâu, có thể để từ 7 – 10 ngày vẫn tươi ngon nếu được bảo quản tốt. Khoai lang mua về không nên bảo quản trong tủ lạnh hay bọc kín trong túi nilon, không để nơi ẩm ướt vì khoai có thể mọc mầm. Sau khi mua về, bạn hãy cho khoai vào rổ, rá rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Dùng sữa ông thọ hộp nhỏ để nấu chè.
Trong cách nấu chè khoai lang này, thay vì dùng nhiều đường, bạn có thể dùng thêm sữa ông thọ để tạo vị ngọt dịu và thơm béo cho món chè của mình.
Nước cốt dừa ăn với chè.
Nước cốt dừa sẽ được dùng để ăn với chè, giúp chè có độ thơm, béo ngậy hấp dẫn. Bạn có thể mua nước cốt dừa trong các siêu thị hoặc mua dừa về tự làm tại nhà.
Bạn có thể tự làm nước cốt dừa tại nhà mà không phải đi mua
Bạn đang xem bài viết Dẻo Bùi Với Cách Nấu Chè Khoai Mì Mài Và Nước Cốt Dừa Ngon trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!