Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Xôi Vò Đơn Giản Tiện Lợi mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xôi vò là một trong những món ăn đơn giản và quen thuộc nhưng lại rất hấp dẫn. Món này được yêu thích bởi tính ngọt thanh và dễ ăn, đặc biệt rất tiện lợi cho những bữa ăn sáng vội vàng, nhưng đồi hỏi phải no bụng.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm xôi vò này
Công đoạn thực hiện cách làm xôi vò như sau
Ngâm đậu và gạo nếp sau khi đã vo và đãi sạch trong nước khoảng 8 tiếng. Nếu bạn nấu xôi để chuẩn bị bữa sáng cho gia đình thì các bạn nên ngâm từ tối hôm trước. Nếu vội hoặc quên không kịp ngâm thì bạn cũng có thể ngâm khoảng 2 tiếng với nước ấm nóng khoảng 50°C. Gạo nếp và đậu sẽ nở nhanh hơn.
Sau khi ngâm xong gạo nếp và đậu (lưu ý gạo nếp và đỗ cần ngâm riêng). Vớt từng thứ ra rổ vẩy cho ráo nước rồi cho thêm nước vào nổi hấp rồi đặt nồi hấp lên bếp đun ở lửa lớn. Trong thời gian chờ nước sôi thì bạn cho thêm ít muối vào gạo nếp và đậu rồi xóc lên cho ngấm. Nước sôi già thì cho đậu vào
Đậu bạn cần san phẳng khi đồ, không nên đắp thành ngọn vì sẽ làm đậu không chín đều lại vừa dễ bị nát đậu sẽ làm mất ngon của cách làm xôi vò
Sau khi đã giã bết được đậu. Bạn trộn đậu với gạo nếp đã ngâm ở bước trên. Nhớ là bạn cần trộn đều rồi mới tiếp tục cho vào nồi hấp và đồ thêm 20 đến 25 phút nữa. Đến khi thấy gạo nếp chín, trong lúc đồ bạn kiểm tra xôi bằng cách dùng tay bóp hạt gạo nếp xem còn nhân gạo sống bên trong không. Nếu không còn nhân thì gạo nếp đã chín thành xôi rồi đấy
Đến công đoạn này, bạn nên cho xôi ra 1 măm hoặc dĩa có bề mặt rộng nào đó. Có thể dùng mâm inox, rải lên 1 lớp lá hoặc nilon cho xôi đỡ dính. Dàn đều xôi ra, cho xôi bốc hơi bớt đi hơi nước, lưu ý này giúp xôi được ráo và không bị bết dính lại với nhau
Cách Nấu Xôi Vò Bằng Nồi Cơm Điện Vừa Tiện Vừa Ngon
Chỉ cần một chút kiên nhẫn là chúng ta có thể làm được món xôi vò với những hạt xôi mềm tơi, vàng đều, béo ngậy.
500gram gạo nếp
250gram đậu xanh bỏ vỏ
2 muỗng đường
2 muỗng dầu
Bước 1: Gạo mua về vo sạch sau đó mang đi ngâm 8 tiếng. Để tiết kiệm thời gian vào buổi sáng, bạn nên ngâm gạo qua đêm.
Bước 2: Sau khi ngâm, rửa gạo lại một lần nữa rồi cho muối vào trộn đều.
Bước 3: Đậu xanh ngâm 4 tiếng sau đó trộn với muối rồi hấp cách thủy cho đậu chín.
Bước 4: Trộn đều đậu xanh với gạo nếp, tiếp đó cho thêm 2 muỗng dầu ăn để gạo tơi, bóng và không bị dính.
Sau đó bật nút nấu của nồi cơm là được.
Đỗ xanh
Muối
Tùy theo chúng ta muốn nấu bao nhiêu xôi vò thì cho lượng nguyên liệu phù hợp.
Cách làm:
Bước 1: Ngâm gạo nếp và đỗ xanh
Vo thật sạch cả gạo nếp và đỗ xanh, sau đó ngâm trong nước khoảng 8 tiếng. Tốt nhất chúng ta nên ngâm qua đêm, để sáng nấu xôi.
Bước 2: Nấu chín đỗ
Đỗ sau khi ngâm chúng rửa lại một lần nữa, xóc cho ráo nước. Sau đó mang vào nồi cơm điện nấu cho chín.
Trong lúc nấu chúng ta thỉnh thoảng đảo nhẹ, để đỗ chín đều.
Khi đỗ chín mềm hạt đỗ nứt ra, chúng ta bóp nhẹ. Nếu thấy đỗ tơi ra thành bột thì đã đạt.
Chúng ta lấy đỗ ra cho vào cối, dùng chày giã nát mịn. Sau đó dùng muôi dẹt đánh cho tơi ra.
Bước 3: Nấu xôi
Gạo khi ngâm xong, chúng ta rửa lại với nước sau đó xóc cho ráo nước, cho thêm 1 thìa canh muối đảo đều.
Sau đó trộn với đậu xanh đã giã nát. Chúng ta chú ý trộn cho thật đều. Sau đó đổ vào nồi cơm điện nấu chín. Khi hạt xôi dẻo mịn là có thể bắc ra. Lúc này chúng đổ ra mâm dàn đều để hơi nước bốc hết đi, xôi tơi ra là các bạn đã hoàn thành cách nấu xôi vò.
Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Bằng Bình Giữ Nhiệt Cực Dễ, Tiện Lợi
Bình giữ nhiệt nào có thể dùng để nấu cháo?
Trên lý thuyết, bình giữ nhiệt tốt được cấu tạo với lớp trong cùng bằng inox cao cấp (301 hoặc 304) nên an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm kể cả nóng và lạnh nên có thể sử dụng để nấu cháo an toàn.
Bên cạnh đó, bạn nên dùng loại bình giữ nhiệt có chất liệu tốt, cách nhiệt hiệu quả để thực hiện nấu cháo thành công. Đó thường là những loại bình giữ nhiệt với kết cấu 2 lớp hoặc 3 lớp.
Loại bình giữ nhiệt này vừa đảm bảo an toàn sức khỏe lại giúp cho hạt gạo chín đều và mềm, mang đến hương vị cháo tương tự với cách nấu thông thường.
Cách nấu cháo bằng bình giữ nhiệt
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– Gạo nếp hoặc gạo tẻ.
– Nước sôi mới đun xong.
– Bình giữ nhiệt đã được làm sạch và tráng qua bằng nước ấm.
Vo gạo thật sạch với nước để loại bỏ vỏ trấu và các loại tạp chất khác. Sau đó bạn ngâm gạo khoảng 3 tiếng để gạo mềm hơn, nấu sẽ nhanh chín hơn. Nếu không có thời gian, bạn có thể vo gạo để nấu luôn mà không cần ngâm.
Bước 2: Tiến hành nấu cháo với bình giữ nhiệt
Đổ 1 ít nước sôi vào phích trước để tránh tình trạng cháo bị đóng ở đáy phích. Sau đó đổ từ từ gạo đã vo hoặc ngâm vào bình. Bạn tiếp tục đổ nước sôi cho đến khi đầy bình là được.
Đậy nắp và chờ khoảng 3 – 4 tiếng.
Sau 3-4 tiếng, cháo trong bình giữ nhiệt đã chính và nhừ, hãy cho cháo ra tô và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Bạn có thể thêm phần nhân cháo như tôm, thịt băm để món cháo thêm ngon miệng.
Bước 3: Thành phẩm
Những lưu ý vệ sinh bình giữ nhiệt sau khi nấu cháo
– Trước hết, cần lưu ý, tuyệt đối không dùng các chất tẩy rửa mạnh, dung dịch gây ăn mòn (thuốc tẩy, axeton…) để vệ sinh bình giữ nhiệt.
– Sau khi lưu trữ các loại thức ăn có cặn như cháo, bình cần được làm sạch kỹ lưỡng hơn để không ẩm mốc, sinh khuẩn và ảnh hưởng đến lần sử dụng sau.
Một số cách tẩy mùi, làm sạch bình giữ nhiệt hiệu quả:
– Cách 1: Dùng nước ấm pha với nước rửa chén rồi đổ vào bình, đậy kín nắp để qua đêm. Sáng hôm sau bạn rửa lại bằng nước sạch.
– Cách 2: Dùng giấy báo và nước ấm. Vò nhàu giấy báo rồi cho vào bình đậy kín nắp, để 2 – 3 ngày, sau đó lấy giấy báo ra rửa lại bình bằng nước ấm, để nơi khô ráo.
– Cách 3: Dùng 1 muỗng baking soda pha với nước ấm rồi đổ vào bình đậy kín nắp qua đêm. Hôm sau bạn rửa lại bình bằng nước ấm và để nơi khô ráo bình sẽ sạch mùi hôi khó chịu.
– Cách 4: Dùng 1 muỗng baking soda pha với giấm táo hoặc nước cốt chanh, đổ vào bình và đóng nắp rồi lắc mạnh nhiều lần. Sau đó đổ nước này đi rồi vệ sinh lại bình bằng nước ấm. Cách này rất hiệu quả để làm sạch mùi hôi bám lâu, khó rửa trong bình giữ nhiệt.
Cách Nấu Xôi Đậu Xanh Ngon, Tiện Lợi Với Nồi Cơm Điện
Nhiều người thường “ngại” nấu xôi bằng nồi cơm điện vì sợ hạt xôi nở không đều và hay bị nhão. Tuy vậy, chỉ cần một chút lưu ý nho nhỏ khi đong nước và canh trong lúc nấu, bạn vẫn có thể cho ra một mẻ xôi ngon không thua gì cách đồ xôi cách thủy truyền thống.
Khi những bữa sáng với bún, phở, hủ tiếu đã khiến bạn cảm thấy hơi “quá tải”, một vắt xôi đậu xanh nho nhỏ sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng và chắc bụng. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của người bạn quen thuộc là chiếc nồi cơm điện, món xôi đậu xanh chắc chắn không chiếm nhiều thời gian của các bà nội trợ.
Nguyên liệu nấu xôi đậu xanh
100g đậu xanh
1/2 trái dừa rám
100g đậu phộng
Gia vị: đường, muối.
Cách nấu xôi đậu xanh ngon
Để cho ra hạt xôi dẻo, thơm, nên chọn nếp sáp loại ngon. Đây là loại nếp đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười, có mùi thơm tự nhiên, độ dẻo cao nên thường được chọn để đồ xôi, nấu chè hoặc làm bánh.
Kiểm tra mực nước và trộn đều nếp với đậu xanh khoảng 2 lần trong khi nấu.
Muốn tránh cập rập vào buổi sáng, bạn nên chuẩn bị nếp và đậu xanh từ tối hôm trước. Nếp vo sạch rồi ngâm trong nước. Đậu xanh cũng ngâm qua đêm, khi nấu sẽ nở đều và mềm rất nhanh. Sáng dậy vớt nếp ra cho ráo, nhớ trộn vào tí muối để xôi không bị nhạt. Đậu xanh vớt ra cho vào nồi cơm điện nấu với nước cho vừa chín. Sau đó cho nếp vào, canh nước thiêm thiếp là vừa đẹp (cho nhiều nước như khi nấu gạo tẻ sẽ làm xôi bị nhão). Dùng vá trộn đều cho nếp lẫn với đậu xanh rồi nhấn nút nấu tiếp.
Dừa rám cơm mềm, béo và dẻo rất thích hợp để ăn cùng các món xôi ngọt.
Trong lúc chờ xôi chín, lấy dừa ra dùng đồ cạo lấy phần cơm. Dừa để ăn xôi ngon nhất là dừa rám, tức trái dừa chưa khô hẳn, cơm dừa vẫn béo nhưng còn độ dẻo, hơi mềm, ăn không bị xảm. Tuy vậy, ở các thành phố lớn khó tìm được dừa rám, bạn có thể mua dừa đã nạo sẵn ở chợ, chọn phần cơm dừa màu trắng, không có vụn gáo màu nâu xen lẫn.
Đậu phộng rang không nên giã quá nát để khi ăn vẫn cảm nhận được vị béo của đậu.
Ngoài cơm dừa, món xôi đậu xanh sẽ mất ngon nếu thiếu muối đậu phộng rang. Gọi là “muối” nhưng thật ra chỉ cần một muỗng cà phê muối để pha một chén đầy muối đậu phộng. Đậu phộng rang vàng (lửa nhỏ, để đậu chín đều bên trong và không bị khét), đem giã dập rồi cho vào chén. Cho thêm đường vào với tỷ lệ 1 đậu 1 đường, trộn đều.
Sau khi nấu, chờ xôi nguội hẳn hãy gói lại để tránh xôi bị “đổ mồ hôi”
Khi ăn cho xôi ra đĩa, phía trên rắc một muỗng muối đậu phộng và một ít cơm dừa. Nếu không ăn tại nhà mà gói cho con mang theo đến trường hoặc đi làm, nên đợi xôi nguội hẳn rồi mới gói để tránh ra “mồ hôi” và bị nhão mất ngon.
Thanh Xuân
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Xôi Vò Đơn Giản Tiện Lợi trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!