Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Bạn 4 Cách Nấu Lẩu Vịt Ngon Nhất Nhưng Đơn Giản Nhất mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Cách nấu lẩu vịt hầm sảLẩu vịt hầm sả
Sở dĩ mọi người ngại chọn vịt để nấu nướng vì sợ mùi tanh của nó. Nhưng nếu kết hợp với sả thì mùi tanh ấy sẽ không còn.
Nguyên liệu làm lẩu vịt hầm sả :
1 con vịt xiêm
2 trái dừa xiêm
2 củ cải trắng
1 vỉ trứng cút
250g nấm rơm
2 bìa đậu hũ non
3 củ cải
2 trái dưa leo
Các gia vị: sả, gừng băm, tỏi băm, hành tím băm, muối, nước mắm, đường, rượu trắng, chanh, tiêu, hạt nêm và dầu ăn
Cách nấu lẩu vịt hầm sả:
– Sơ chế nguyên liệu:
1. Chà xát vịt xiêm với muối, kế tiếp dùng rượu và gừng đập dập để khử mùi hôi lông. Sau đó, rửa lại thật sạch và chặt thịt thành từng miếng vừa ăn.
2. Luộc chín trứng cút và bóc vỏ, để riêng
3. Cắt gốc nấm rơm, ngâm muối và rửa sạch
– Cách nấu:
Bước 1: Ướp vịt với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh gừng băm, 1 muỗng canh hành tím băm, tỏi, 2 muỗng cà phê rượu trắng và ½ muỗng nước cốt chanh (để giúp thịt vịt mau mềm). Để thịt ướp trong khoảng nửa tiếng trước khi nấu.
Bước 2: Phi thơm sả băm với chút dầu, sau đó trút thịt vịt vào chảo xào trên lửa lớn thật nhanh tay.
Bước 3: Đổ 1,5 lít nước vào nồi, sau đó cắt củ cải trắng, dưa leo bỏ lõi và củ hành nướng đập dập cho vào nồi. Hầm khoảng 1 tiếng để lấy độ ngọt của nước. Lưu ý, trong cách nấu lẩu vịt này, bạn có thể dùng ngay nước dừa nhưng nếu muốn vị rau củ đậm đà, nên dùng củ quả hầm trước.
Bước 4: Lọc nước dùng củ quả lấy nước trong, sau đó cho nước dừa vào nồi nước dùng, thả thêm ít nhánh sả tươi đập dập và ít lát gừng. Nấu sôi nồi nước dùng này và cho thịt vào vào.
Bước 5: Khi thấy bọt trong nồi nước dùng nổi lên, bạn vớt bỏ hết cho đến khi nước trong.
Bước 6: Khi dọn lẩu vịt, cắt thêm vài trái ớt tươi vào nồi và dọn kèm thêm một dĩa gồm các món rơm, trứng cút, đậu hũ non.
Món lẩu vịt om sả, có thể dùng chung với bún tươi, bún khô hoặc miến đều rất ngon.
2. Cách nấu lẩu vịt măng cay
Lẩu vịt măng cay
Thịt vịt kết hợp cùng măng chua và nấu với vị cay nồng nghe thật hấp dẫn phải không nào? Mong rằng với cách nấu lẩu vịt này, cả nhà sẽ trầm trồ khen ngợi tài nấu nướng của bạn.
Nguyên liệu cho món lẩu vịt măng cay:
1 con vịt ta (chọn con trưởng thành không quá già cũng không quá non)
500g măng chua
2 trái dừa xiêm
3 bìa đậu phụ non
2 bìa đậu phụ chiên vàng
Gia vị: gừng băm, tỏi băm, hành băm, ớt, sa tế, tiêu, muối, đường, bột ngọt, rượu trắng và dầu ăn
Rau ăn kèm: các loại nấm, rau muống lấy cọng, rau nhút, cải thảo…
Cách nấu lẩu vịt măng cay:
Bước 1: Làm sạch thịt vịt với muối, sau đó xát nhiều lần với rượu và gừng để khử mùi hôi lông. Sau khi vịt sạch mùi, chặt nhỏ thành miếng và để ráo.
Bước 2: Ướp thịt vịt với 1 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê các gia vị: hạt nêm, tiêu, hành tím băm và gừng băm. Để thịt ướp trong khoảng 1 tiếng.
Bước 3: Thái măng chua càng mỏng càng tốt, sau đó đem luộc xả khoảng 2 lần. Sau khi để măng ráo, khử dầu và trút măng vào xào để giúp măng dễ thấm gia vị hơn.
Bước 4: Thái nhỏ đậu phụ thành miếng vuông và làm sạch các loại rau
Bước 5: Phi thơm tỏi, hành và sả băm, kế đến trút phần thịt vịt vào xào. Khi thịt săn, cho thêm 2 muỗng canh sa tế. Sau đó, đổ nước dừa xiêm vào nồi thịt và nấu sôi. Khi thấy nước sôi, hãm lửa vừa và ninh vịt mềm khoảng 30 phút.
Bước 6: Khi thấy thịt vịt đã mềm, trút phần măng chua vào và dọn lẩu
3. Cách nấu lẩu vịt om sấu
Lẩu vịt om sấu
Sấu nấu kèm với thịt vịt là sự kết hợp quen thuộc của người miền Bắc để tạo nên vị chua thanh cho món ăn khiến cho bạn ăn hoài vẫn không ngán. Trong cách nấu lẩu vịt om sấu, bạn cũng sẽ có được trải nghiệm những hương vị rất ấn tượng này.
Nguyên liệu chuẩn bị cho lẩu vịt om sấu:
1 con vịt xiêm
15 trái sấu
2 quả cà chua
2 miếng tàu hũ ky
½ hũ sa tế
Rau ăn kèm: rau nhút, rau muống, rau tần ô… và các loại nấm
Gia vị cơ bản và các thành phần ớt, tỏi, hành, sả,…
Cách nấu lẩu vịt om sấu:
Bước 1: Tương tự những công trên, làm sạch thịt vịt với muối, rượu và gừng đập dập trước khi chặt miếng nhỏ vừa ăn và chần sơ qua. Sau khi hoàn tất việc làm sạch mùi hôi vịt, đem thịt đi ướp với 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt và ½ hũ sa tế.
Bước 2: Làm sạch và rửa các loại rau, nấm, cà chua, sấu
Bước 3: Thái cau cà chua; cạo vỏ sấu; ngâm nấm với nước muối pha loãng.
Bước 4: Chiên tàu hũ ky vàng giòn và để riêng
Bước 5: Phi thơm hành tím, tỏi băm, sả băm và ớt băm. Sau đó trút thịt vịt vào xào săn. Khi thịt đã săn lại, cho nước vào nấu sôi và ninh thịt mềm trong khoảng 30 phút. Sau thời gian này, cho sấu vào ninh cùng thêm 15 phút để ra nước chua. Với cách nấu lẩu vịt này bạn sẽ thấy nước chua thanh rất vừa miệng.
Bước 6: Sau cùng, cho cà chua, đậu hũ và tàu hũ ky vào nồi. Nêm lại gia vị và chuyển sang nồi lẩu.
Dọn kèm lẩu vịt om ấu với bún tươi, các loại rau và nấm.
Nguyên liệu cho món lẩu vịt nấu chao:
1 con vịt tơ: làm sạch và chặt miếng vừa ăn
5 viên chao trắng
4 viên chao đỏ
1 trái dừa xiêm
2 củ khoai môn cao: gọt vỏ, cắt miếng vuông và chiên giòn
Rau ăn kèm: rau muống nhặt cọng
Gia vị: dầu hào, dầu mè, hành, tỏi, muối, tiêu, đường…
Cách nấu lẩu vịt nấu chao:
Bước 1: Ướp vịt với 1 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng đường, 1 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng canh các loại: hành băm, tỏi băm, dầu hào, dầu mè và chao tán nhuyễn. Để vịt thấm gia vị khoảng nửa tiếng trước khi nấu.
Bước 2: Phi thơm hành, tỏi và sả băm, sau đó trút thịt vịt vào xào săn. Khi thịt săn, cho nước dừa vào hầm thịt đến khi mềm.
Bước 3: Cho khoai vào nồi, nêm lại gia vị và dọn lẩu.
Dọn lẩu vịt nấu chao nên dọn kèm với bún tươi, rau muống hoặc ít lát bánh mì.
Vậy là bạn đã biết cách nấu lẩu vịt nấu chao theo cách của người Nam bộ rồi đấy! Đây là món lẩu rất đậm đà và chắc chắc mọi hương vị đều rất ấn tượng.
Một số bí quyết trong cách nấu lẩu vịt:
– Chọn vịt ngon: Vịt không quá non, cũng không quá già sẽ là vịt ngon. Vịt non có mỏ to và vịt già có mỏ cứng, nhỏ. Ngoài ra, vịt đực thường ngon hơn vịt cái; Vịt ngon thường có ức tròn, da cổ và da bụng đều dày, lông mọc đủ các loại và cánh đan xéo vào nhau. Nhìn chung, cứ chọn vịt ức đầy sẽ ngon.
– Bỏ đi phần phao câu của vịt thì mùi hôi sẽ không còn bên cạnh việc sơ chế qua muối, rượu và gừng.
– Vịt trong các món lẩu có thể chấm với nước mắm tỏi, ớt sẽ rất ngon.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Mách Bạn Cách Nấu Lẩu Thịt Bò Mỹ Tại Nhà Đơn Giản Nhất
Lẩu vốn là món ăn phổ biến ở Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nồi lẩu nghi ngút khói ở những nhà hàng sang chảnh đến các quán ăn vỉa hè. Dù bất kể thời gian nào, hè hay đông, trưa hay tối thì các quán lẩu vấn tấp nập người qua, kẻ đến.
Lẩu có nhiều kiểu như buffet lẩu, lẩu băng chuyền,… và cũng có nhiều lựa chọn không thể bỏ qua như lẩu Thái, lẩu hải sản, lẩu riêu cua bắp bò, buffet lẩu bò Mỹ, lẩu ba chỉ bò Mỹ, lẩu bò Mỹ kim chi, lẩu bò nhúng dấm,… Bạn có thể dễ dàng tìm đến các quán ăn, nhà hàng để thưởng thức một nồi lẩu bò Mỹ thơm ngon đúng điệu mà lại “nhàn tênh”. Nhưng để tự trổ tài làm một nồi lẩu tại nhà không phải ai cũng biết.
Lẩu bò Mỹ không phải món ăn quá phức tạp nhưng để tạo nên một nồi lẩu thơm ngon và bổ dưỡng thì phần chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng. Nguyên liệu chính để tạo nên nồi lẩu bò Mỹ chắc chắn là thịt bò Mỹ rồi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những phần thịt bò Mỹ nào thường được sử dụng để nhúng lẩu.
Ba chỉ bò Mỹ St. Helens thái lát ăn lẩu Gầu bò Mỹ St. Helens thái lát ăn lẩu Lõi nạc vai bò Mỹ St. Helens thái lát ăn lẩu
Sườn bò Mỹ rút xương St. Helens cao cấp thái lát ăn lẩu
Một nồi lẩu bò Mỹ với phần nước dùng thanh ngọt của xương ống kết hợp cùng chút cay nồng từ sa tế; chưa kể những tinh túy từ phần thịt bò Mỹ thơm ngon được hòa cùng nước lẩu, chắc chắn sẽ làm cả nhà mê mẩn mãi thôi.
Nguyên liệu
Thịt bò Mỹ ( Ba chỉ bò Mỹ, Gầu bò Mỹ, Bắp bò Mỹ, Lõi nạc vai bò Mỹ, Lõi rùa bò Mỹ, Sườn bò Mỹ rút xương)
Xương ống heo
Củ cải
Nấm các loại (nấm rơm, nấm kim châm,…)
Xả, ớt, tỏi, hành tây, dầu điều
Rau các loại (rau cải, rau muống, ngải cứu, tía tô,…)
Gia vị: dầu ăn, mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu
Hoa hồi, quế,
Khoai lang, khoai môn
Đậu hũ trắng
Gói gia vị lẩu bò
Cách làm
Bước 1: Nấu nước dùng
Xương ống heo sau khi mua về rửa sạch, luộc sơ để đỡ bọt bẩn. Sau đó cho vào nồi nước dùng hầm 5 tiếng để lấy được vị ngọt của xương.
Trong quá trình hầm xương, tiếp tục vớt bọt để làm trong nước dùng và không bị đục.
Hầm được khoảng 3 tiếng thì cho hoa hồi, quế và củ cải đã gọt vỏ rửa sạch vào hầm chung.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu ăn kèm
Các loại rau (rau muống, rau cải, ngải cứu,…) rửa sạch, cắt khúc vừa ăn
Tía tô làm sạch, thái nhỏ
Hành tây thái khoanh
Đậu hũ cắt miếng vừa ăn
Khoai lang, khoai môn gọt vỏ, cắt khối vừa ăn
Nấm rửa sạch
Bước 3: Làm sa tế
Xả, tỏi, ớt băm nhuyễn
Cho dầu ăn vào nồi đun sôi già, sau đó cho xả tỏi ớt vào phi thơm vàng thì cho dầu điều vào rồi tắt bếp.
Bước 4: Sơ chế thịt bò Mỹ
Thịt bò Mỹ mua về rửa sạch, thái miếng vừa ăn
Lưu ý: Thái lát thật mỏng để khi nhúng vào nước dùng thịt chín nhanh hơn.
Bước 5: Nấu nước lẩu
Cho nước dùng vào nồi đun sôi
Sau khi nước sôi, cho thêm hành tây và nêm nếm gia vị vừa ăn
Cho sa tế vào (tùy thuộc khẩu vị), thêm chút tiêu, gói gia vị lẩu bò và đun sôi trở lại thì tắt bếp.
Bước 6: Trình bày và thưởng thức
Cho nước lẩu ra nồi nồi lẩu và đặt lên bếp mini
Xếp thịt bò Mỹ, rau các loại, nấm, đậu hũ ra từng đĩa
Có thể chuẩn bị các nguyên liệu ăn kèm như mì tôm, bún, phở,…
03 BÍ QUYẾT LÀM LẨU BÒ MỸ TẠI NHÀ THƠM NGON
Bí quyết 1: Lựa chọn nguyên liệu, gia vị cho nồi lẩu
Để có một nồi nước dùng thơm ngon, dậy mùi thì việc chọn nguyên liệu vô cùng cần thiết:
Bạn nên chọn xương hom, xương đuôi để nồi nước lẩu ngọt hơn, thay vì chọn phần xương đầu sẽ rất hôi và làm mất vị của nồi lẩu.
Chọn đúng phần thịt bò Mỹ ngon sẽ giúp bữa lẩu trọn vẹn hơn.
Bí quyết 2: Chế biến nước lẩu chuẩn vị
Bạn nên chần qua xương để ra hết bọt rồi rửa sạch. Sau đó, cho vào nồi nước lạnh để lửa thật to cho sôi lại nhanh. Sau khi nước đã sôi thì hạ nhỏ lửa, vớt bọt nếu còn và tiếp tục đun liu riu.
Khi nấu nước lẩu nên cho thêm một ít quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô để làm nước dùng có màu đẹp và giữ trọn mùi thơm.
Ngoài ra, tại ACE FOODS cũng có sẵn những combo lẩu, giúp bạn tiết kiệm thời gian chuẩn bị và có nhiều thời gian chăm sóc gia đình hơn:
Ưu điểm của thịt nhập khẩu đông lạnh tại ACE FOODS
Không chất bảo quản, không chất phụ gia.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình khép kín “Từ trang trại đến bàn ăn”.
Không phụ thuộc vào mùa vụ, giá cả luôn bình ổn.
Thuận tiện và linh hoạt.
Đảm bảo cung cấp ổn định.
Thịt nhập khẩu luôn đảm bảo chất lượng như thịt tươi ban đầu.
Mách Bạn Cách Nấu Cháo Bào Ngư Đơn Giản Nhưng Đầy Dưỡng Chất
Cách chọn bào ngư
Cách bảo quản bào ngư
Tốt nhất khi mua bào ngư bạn nên sử dụng liền. Nhưng nếu chưa kịp sử dụng nên bạn cho bào ngư vào ngăn đông tủ lạnh hoặc để nơi có gió khô và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi bào ngư khô thì bạn cho vào hũ, nếu bề mặt bào ngư có lớp phấn trắng, thì đó là do chất muối từ nước biển được tiết ra.
Nên chọn bào ngư tươi hay bào ngư khô?
Bào ngư tươi hay còn gọi là bào ngư sống, bào ngư đông lạnh, loại này dùng để nấu canh, lẩu là ngon nhất.
Bào ngư canh hay còn gọi là bào ngư đóng lon, bào ngư ăn liền.
Bào ngư khô.
Bào ngư được chia làm 3 loại:
Tùy vào từng món ăn mà bạn chọn loại bào ngư phù hợp. Với bào ngư đông lạnh, trước khi nấu bạn nên rã đông, cắt bỏ ruột. Khi nấu, để giữ các dưỡng chất bạn nên cho bào ngư vào khi nước còn ấm.
Cách nấu cháo bào ngư
500g bào ngư tươi
300g xương ống
200g gạo tẻ
50g gạo nếp
100g nấm rơm
1 quả trứng vịt muối
Hành lá, ngò rí
Dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu
Cách nấu cháo bào ngư đơn giản
Gạo tẻ và gạo nếp bạn đam ngâm qua đêm rồi vớt để ráo.
Xương ống bạn đem rửa sạch, chặt từng khúc và cho vào nấu trong 3 tiếng để lấy nước dùng.
Bào ngư bạn đem rửa sạch rồi tách lấy thịt, rồi cho vào chảo xào sơ với hành tỏi phi thơm. Nếu bạn dùng bào ngư khô, bạn nên ngâm bào ngư vào nước ấm khoảng 20 phút rồi đem bào ngư hấp cách thủy cho mềm.
Nấm rơm bạn cắt bỏ chân, rửa sạch, băm nhỏ hoặc cắt miếng.
Hành lá và ngò rí bạn đem rửa sạch, băm nhỏ.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trứng vịt muối bạn đem luộc chín, rồi tách riêng lòng đỏ ra chén. Tiếp theo, bạn đem nghiền nhỏ trứng và cho vào chảo xào với dầu ăn. Nêm nếm với ít đường, bột ngọt vừa ăn và khi hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp.
Bước 2: Chế biến trứng vịt muối
Khi nước dùng sôi, bạn vớt xương ra và cho gạo vào nấu đến khi gạo chín mềm.
Bước 3: Nấu cháo
Khi cháo mềm, bạn cho nấm rơm vào khuấy đều. Sau đó, nêm nếm với hạt nêm, đường cho vừa ăn rồi nấu khoảng 15 phút thì cho bào ngư vào nấu cùng. Đảo đều tay và nấu thêm khoảng 5 phút nữa thì bạn tắt bếp.
Bước 4: Cho nguyên liệu vào và nêm nếm
Bước 5: Thưởng thức
Món cháo bào ngư khi hoàn thành tỏa hương thơm lừng.
Cháo chín mềm, quyện cùng các loại gia vị tạo nên hương vị hấp dẫn.
Thịt bào ngư vừa giòn, vừa mềm có vị đặc trưng.
Yêu cầu thành phẩm cho món cháo bào ngư
Mách Bạn Cách Làm Gà Xào Sả Ớt Đơn Giản Mà Thơm Ngon Nhất
Nhưng để làm gà xào sả ớt ngon chuẩn vị thì không phải ai cũng biết. Để giúp bạn làm được món gà xào sả ớt ngon để đổi vị cho các bữa cơm gia đình, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm gà xào sả ớt với hương vị đúng chuẩn và đơn giản nhất.
Nguyên liệu
Thịt gà: 500g
Sả: 100g
Ớt tươi: 3 trái
Tỏi: 50g
Bột cà ri
Hạt nêm, nước mắm, đường, bột ngọt, hạt tiêu, dầu ăn.
Sơ chế nguyên liệu
Gà mua về rửa sạch, để ráo sau đó thái miếng nhỏ vừa ăn.
Sả tươi lột vỏ ngoài, rửa sạch với nước, để ráo rồi thái thật mỏng hoặc băm nhuyễn.
Hành bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn
Ớt tươi mua về rửa sạch, băm nhuyễn.
Cho thịt gà vào tô lớn, lần lượt thêm các gia vị gồm: 1 muỗng canh sả băm nhuyễn, 1/2 muỗng canh tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê ớt băm nhuyễn, 1/2 muỗng canh bột cà ri, 1 muỗng canh nước mắm, chút muối, chút đường, bột ngọt, tiêu xay và chút dầu ăn. Trộn đều tất cả rồi để ướp khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị.
Làm gà xào sả ớt
Bắc chảo lên bếp cho thêm dầu để đun nóng, dầu sôi thì cho tỏi băm, sả và chút xíu ớt và bột cà ri vào xào đều.
Sau đó, cho thịt gà đã ướp gia vị vào đảo đều, nhanh tay với lửa to cho thịt vàng đều các mặt rồi hạ lửa vừa, nấu cho thịt chín tới và săn lại.
Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn rồi tiếp tục xào đều phần thịt gà thêm 5 phút nữa với lửa nhỏ, để thịt chín đều và săn lại thì tắt bếp.
Yêu cầu thành phẩm
Món gà xào sả ớt đạt chuẩn phải đảm bảo những tiêu chí sau:
Gà xào sả ớt ngon thịt gà phải có phần da vàng ươm, dai giòn.
Phần thịt bên trong thì chín mềm vị đậm đà.
Thơm lừng mùi sả quyện cùng vị cay quen thuộc của ớt.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
Ngoài cách làm gà xào sả ớt truyền thống vừa rồi, nhưng nếu các bạn thích món ăn có vị béo thì có thể cho thêm vào chút nước cốt dừa để xào vị cũng rất ngon và lạ miệng. Khi xào thịt gà cùng tỏi, sả và ớt gần chín thì bạn thêm 2 muỗng canh nước cốt dừa vào, đảo đều tay rồi đun với lửa nhỏ cho gia vị ngấm đều, nước cốt dừa sệt lại quyện vào từng miếng thịt gà là được.
Vì món gà xào sả ớt có vị cay nồng nên không khuyến khích cho trẻ em ăn nhiều để tránh tổn thương hệ tiêu hóa, hoặc bạn có thể gia giảm bớt lượng ớt lại để phù hợp khẩu vị của trẻ hơn.
Cách bảo quản
Với món gà xào sả ớt nếu dùng không hết trong ngày, bạn có thể bảo quản bằng cách nấu sôi trở lại. Mở nắp, làm nguội nhanh rồi cho vào hộp kín cất vào tủ lạnh. Khi dùng lại nên nấu sôi lại lần nữa và không tiếp tục lưu trữ lại lần thứ hai hoặc bạn có thể chia ra thành từng phần nhỏ, muốn dùng bao nhiêu thì nấu sôi lại bấy nhiêu, không cần hâm nấu lại cả nồi.
Nếu không có tủ lanh để bảo quản thức ăn, bạn nên để món ăn trong nồi rồi đặt nơi thoáng mát, không để gần bếp. Khi ăn nên múc vừa đủ, nếu còn dư, không cho phần còn thừa vào nồi rất dễ hư. Nên nấu sôi món gà xào sả ớt trở lại, sau đó mở nắp để nguội rồi mới đem cất bảo quản. Đặc biệt lưu ý sau khi đã nấu sôi để bảo quản thì tuyệt đối không tiếp tục khuấy trộn, đảo thức ăn trong nồi.
Thông tin thêm
Cách chọn thịt gà ngon
Với nguyên liệu 500g thịt gà, bạn có thể tùy vào sở thích của gia đình mà chọn phần đùi hay phần lườn gà hoặc gà nguyên con đều được. Nhưng hãy chọn gà ta con nhỏ, thịt sẽ ngon hơn.
Không nên chọn những con gà da có màu vàng, lớp mỡ bên trong trắng vì đã được nhuộm hóa chất.
Không chọn thịt gà có mùi hôi hoặc mùi kháng sinh, trên da có vết bầm tím hoặc tụ máu và có màu đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm.
Giá trị dinh dưỡng của món gà xào sả ớt
Thịt gà là một loại thịt nạc có chứa nhiều protein, nó cũng có hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, gà cung cấp selen có chứa chất chống oxy hóa giúp kiểm soát các gốc tự do và cải thiện hệ miễn dịch của bạn.
Một 100g gà nấu chín thường chứa 239 calo. Trong 100g, sẽ có 27g là protein duy nhất quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Bên cạnh đó, gà cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể mong muốn. Hơn nữa, món này sẽ cung cấp kẽm và sắt, là một nguồn tuyệt vời cho Vitamin B6, B12 và D cho cơ thể.
Nguyên liệu sả trong món gà xào sả ớt không chỉ là loại gia vị thông thường trong các bữa ăn, mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng giải cảm, giải độc, ngăn ngừa ung thư và giảm cân.
Với những giá trị lý tưởng về mặt dinh dưỡng vừa nêu, thì gà xào sả ớt quả thực là một món ăn không chỉ ngon miệng, giúp cải thiện bữa ăn mà đặc biệt hơn hết là công dụng bồi bổ sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.
Bạn đang xem bài viết Mách Bạn 4 Cách Nấu Lẩu Vịt Ngon Nhất Nhưng Đơn Giản Nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!