Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Mẹ Cách Nấu 7 Món Cháo Tăng Cân Cho Bé Còi mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tuy nhiên, những bữa đầu tiên, bột ăn dặm phải được chế biến ở dạng lỏng, sau đó đặc và thô dần.
Chị Duyên lựa chọn đa dạng thực phẩm dinh dưỡng cho con.
Từ những ngày đầu làm mẹ luôn băn khoăn trăn trở tìm món ăn cho con gái Bông Híp, chị Thùy Duyên (Hà Nội) đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho con.
Cách tính tỉ lệ nấu cháo:
7 công thức nấu cháo dựa trên một số nguyên tắc cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm cần thiết:
Với 1 chén bột hay cháo đầy (chén 200ml) thì cần có thêm (đong bằng muỗng canh – loại muỗng to bằng 2 muỗng cafe):
– 2 muỗng gạt chất đạm băm nhuyễn
– 2 muỗng gạt rau, củ băm hoặc xay nhuyễn
– 1 muỗng canh dầu ăn hoặc mỡ nước
1. Cháo trứng gà + hạt sen + cà rốt
Cách làm:
Cà rốt thái nhỏ ninh nhừ cùng hạt sen. Cho vào máy xay nhỏ cùng với nước hầm ninh. Sau đó đổ vào nồi nấu, thêm phần bột gạo đã xay vào quấy đều cho tan đều. Đặt lên bếp quấy đều cho đến khi cháo sôi lục bục và đặc dần lại.
Trứng gà đập ra bát tách lấy lòng đỏ. Cho khoảng 1/2 lòng đỏ trứng gà vào nồi cháo khuấy đều cho đến khi trứng chín là được. Tắt bếp cho thêm khoảng 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu oliu vào khuấy đều. Đổ cháo ra bát hoặc đĩa là được.
2. Cháo lươn + bí xanh
Cách làm:
Lươn làm sạch cắt khúc đem luộc với vài miếng bí xanh cắt nhỏ. Lươn sau khi luộc gỡ thịt rồi băm nhuyễn hoặc đem xay nhỏ với bí xanh cùng nước luộc.
Cháo trắng nấu đặc, thêm hỗn hợp lươn và bí xanh đã xay với nước luộc ở trên cho vào cháo quấy đều đặt lên bếp nấu đến khi cháo sôi lục bục khoảng 4-5 phút là được. Tắt bếp cho thêm chút dầu ăn, mỡ hoặc dầu gấc vào cháo khuấy đều.
Xong xuôi đổ ra bát cho bé thưởng thức.
3. Cháo gà + rau mùng tơi
Cách làm:
Thịt lườn gà thái miếng nhỏ đem luộc chín. Mùng tơi rửa sạch thái nhỏ đem xay cùng với thịt gà và nước luộc. Đổ bột gạo xay sẵn vào hỗn hợp nước rau thịt đã xay khuấy đều cho tan.
Đặt nồi lên bếp nấu cho đến khi cháo sôi lục bục đặc lại là được.
Tắt bếp cho thêm vào cháo 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu gấc, dầu oliu đều được. Đổ cháo ra bát hoặc đĩa rồi cho bé thưởng thức.
Lưu ý: Với thực đơn cháo này nếu nấu bằng cháo trắng có thể nấu cháo trước rồi băm nhuyễn rau mùng tơi và thịt gà cho vào sau. Nấu khoảng 4-5 phút là cháo chín.
4. Cháo tôm + củ cải + gấc
Cách làm:
Củ cải cắt miếng nhỏ đem luộc cùng tôm. Giữ lại nước luộc.
Tôm bóc vỏ đem xay nhỏ cùng tôm, củ cải và nước luộc. Đổ bột gạo xay sẵn vào hỗn hợp nước xay tôm và củ cải khuấy đều cho tan.
Đặt nồi lên bếp nấu cho đến khi cháo sôi lục bục đặc lại, cho chút gấc tươi đã xay nhỏ vào quấy đều trong nồi cháo cho đến khi cháo sôi lại là được. Cho thêm 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu ôliu vào cháo đều được. Đổ cháo ra bát hoặc đĩa rồi cho bé thưởng thức.
5. Cháo cà chua + thịt bò + phomai
Cách làm:
Cà chua gọt vỏ thái miếng nhỏ băm nhuyễn. Thịt bò thái miếng nhỏ băm hoặc xay nhuyễn.
Cháo trắng nấu trước rồi cho thịt bò và cà chua đã bằm nhuyễn vào nấu sau cùng cho đến khi cháo chín là được, thêm thìa cafe dầu ăn vào cháo quấy đều.
Tắt bếp cho thêm 1 viên pho mai tán nhuyễn quấy đều vào hỗn hợp cháo, đổ ra bát cho bé thưởng thức.
6. Cháo cá quả su su + cà rốt + pho mai
Cách làm:
Cá băm nhỏ. Su su cà rốt thái miếng nhỏ đem luộc chín rồi xay nhỏ cùng nước luộc.
Cháo trắng nấu đặc trước cho thêm cá băm nhỏ và hỗn hợp su su cà rốt xay nhỏ vào nấu cùng cho đến khi cháo chín, thêm thìa cafe dầu ăn hoặc dầu oliu vào cháo quấy đều.
Tắt bếp cho thêm 1 viên pho mai tán nhuyễn quấy đều vào hỗn hợp cháo, đổ ra bát cho bé thưởng thức.
7. Cháo thịt thăn lợn + đậu Hà Lan
Cách làm:
Đậu Hà Lan đem luộc chín xay nhỏ. Thịt thăn băm nhuyễn. Cháo trắng nấu trước rồi cho thịt thăn băm cùng với đậu Hà Lan đã xay nhỏ vào nấu cùng khoảng 4-5 phút là cháo chín.
Cháo gần được cho thêm thìa cafe dầu ăn hoặc mỡ nước vào cháo quấy đều. Tắt bếp đổ cháo ra bát hoặc đĩa rồi cho bé thưởng thức.
Mách Các Mẹ Công Thức Nấu Món Cháo Củ Dền Giúp Bé Tăng Cân Nhanh
Giá trị dinh dưỡng từ củ dền đỏ
Màu đỏ tươi của củ dền được cho là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại gốc tự do. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hai màu kể trên có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.
Lá và thân rau dền có chứa ít hơn, nhưng nó cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, iod, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.
Đây thực sự là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng mà các mẹ không nên bỏ qua để chế biến thành những món ăn bỗ dưỡng cho bé.
Công thức nấu cháo củ dền giúp trẻ tăng cân
Nguyên liệu:
Bột gạo mịn: 1 muỗng canh
Tôm thẻ: 2 con
Củ dền: 1/2 củ
Nước : 1chén
Cách thực hiện
Bước 1: Củ dền xay nhuyễn, lược lấy ước, tôm hấp chín xay nhuyễn lược lấy nước.
Bước 2: Bột gạo + nước củ dền + nước tôm + 1/2 chén nước, khuấy đều cho bột tan.
Bước 3: Nấu hổn hợp lên bếp với lửa nhỏ, khuấy đều tay, bột chín hơi sệt nhấc xuống. Để nguội rồi cho bé ăn.
Cháo củ dền thịt bò
Nguyên liệu
– Gạo tẻ: 3 nắm nhỏ
– Gạo nếp: 1 nắm nhỏ
– Thịt bò: 70 gr
– Củ dền: 50 gr
– Khoai tây: 50gr
– Dầu ăn ô liu
– Mắm ngon
– Nước dùng bò (nếu có)
Bước 2: Trong lúc đợi cháo chín, thịt bò tráng qua nước lạnh, xắt hạt lựu đựng vào đĩa sạch
Bước 3: Củ dền, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch xắt hạt lựu
Bước 4: Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu vào nồi cho thịt bò vào xào, nêm một muỗng cà phê mắm ngon rồi cho nước dùng bò vào đun cho thịt chín mềm. (Nếu không có nước dùng bò bạn đổ ít nước lạnh vào đun nhỏ lửa).
Bước 5. Khi nồi nước ninh thịt bò sôi, cho khoai tây, củ dền vào nêm vừa miệng.
Lưu ý khi cho trẻ ăn củ dền
Nhiều mẹ cho con ăn thử củ dền ngay trong giai đoạn ăn dặm nhưng theo các bác sĩ dinh dưỡng có khuyên củ dền chỉ thích hợp cho các bé từ 3 tuổi trở lên.
Cho bé ăn khoảng 1-2 bữa củ dền/tuần, mỗi lần không quá 50g củ dền. Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, việc hấp thu và tiêu hao lượng năng lượng nạp vào quá lớn sẽ phản tác dụng, có nhiều trường hợp dẫn tới nôn trớ, đầy bụng, phân sống.
Nhiều bà mẹ còn luộc nước củ dền để pha sữa cho con dẫn tới con bị ngộ độ, nguyên nhân là do củ dền chứa hàm lượng nitrat cao. Ăn quá nhiều củ dền gây hiện tượng methemoglobin máu. Làm bé bị tím tái, ngạt thở, nghiêm trọng hơn là dẫn tới tử vong.
Các Món Cháo Cho Bé Chậm Tăng Cân
Các món cháo cho bé ăn dặm đa dạng
1. Cháo chuối
Những món ăn từ thực vật là lựa chọn an toàn nhất cho các bé khi ăn dặm ở giai đoạn 4-6 tháng. Có thể mẹ chưa biết, món chuối khi nấu chín sẽ tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn, kích thích vị giác của bé. Đây có thể là khởi đầu lý tưởng cho các món cháo cho bé trong suốt 1 tuần đầy hương vị.
♦ Nguyên liệu: 1 quả chuối vừa ăn, sữa bột hoặc sữa mẹ.
♦ Cách làm: Chuối bóc vỏ, nghiền nát. Cho sữa đã pha hoặc sữa mẹ vào nồi, bật lửa và quấy đều tay cho đến khi chuối chín mềm. Thông thường, khi nước đã sôi khoảng 5 phút thì chuối cũng đã mềm nhừ, bé cưng có thể dễ dàng nhấm nháp món này
2. Cháo tôm – lê – táo
Sau khi làm quen với các món rau củ, bé yêu có thể bắt đầu làm quen với các thực đơn ăn dặm có chứa thịt, cá, tôm hay trứng. Món cháo tôm – lê – táo là một sự kết hơp độc đáo cho bé. Tôm giàu canxi giúp bé cưng tăng chiều cao nhanh chóng, đồng thời các nguyên liệu như gạo, táo và lê vừa mang đến nguồn năng lượng dồi dào, vừa cung cấp các vitamin cho bé.
♦ Nguyên liệu: 1/4 đến 1/2 quả táo, 1/4 đến 1/2 quả lê, 40 đến 50g gạo, 3 con tôm loại lớn, nước dùng gà hoặc heo.
♦ Cách làm:
Cho gạo vào hầm trong nước dùng cho đến khi nở mềm.
Tôm lột vỏ, băm nhỏ
Táo và lê gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhuyễn
Khi gạo bắt đầu nở, cho lê, táo và tôm vào, nấu đến khi chín. Để tôm không bị vón cục, trước khi cho vào nồi mẹ nên trộn thêm một ít nước lạnh vào tôm và dùng đũa hay muỗng tán rời thịt tôm.
3. Cháo gạo hạt sen
♦ Nguyên liệu: 2 muỗng canh gạo, 2 muỗng canh hạt sen tươi hoặc khô
♦ Cách làm: Hạt sen và gạo vo sạch, cho vào nồi cùng nước, nấu sôi rồi để lửa liu riu đến khi mềm. Mẹ có thể nêm một ít đường phèn hay thêm các loại trái cây như chuối để tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn.
4. Cháo lươn đậu xanh
Lươn là một món ăn bổ dưỡng, có tính mát, dễ ăn, kết hợp với đậu xanh bùi, béo sẽ tạo nên một món cháo cho bé thật thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng. Lươn và đậu xanh đều giàu chất đạm, rất có ích cho sự phát triển các cơ bắp của bé và giúp con dễ dàng có được cân nặng đúng chuẩn.
♦ Nguyên liệu: 100g lươn, 50g gạo, 30g đậu xanh, hành phi
♦ Cách làm:
Cho lươn đã làm sạch vào chần trong nước sôi rồi để nguội, gỡ riêng thịt và xương
Xương lươn đem xay nhuyễn, khuấy vào nước rồi lọc lại bằng rây.
Đem nước xương lươn đã lọc kỹ đặt lên bếp và cho gạo và đậu xanh vào để nấu cháo
Băm nhuyễn thịt lươn, cho vào xào săn cùng hành phi.
Cháo chín, múc ra tô và thêm thịt lươn.
5. Cháo gà bí đỏ
♦ Nguyên liệu: 50g gạo, 100g thịt gà, 200g bí đỏ
♦ Cách làm:
Thịt gà rửa sạch, băm nhỏ, ướp vài muỗng cà phê mắm ngon cùng hành củ.
Gạo vo sạch, cho vào nồi nước để nấu cháo.
Bí đỏ bỏ vỏ và hạt, cắt nhuyễn.
Xào sơ bí đỏ và thịt gà với 1 muỗng canh dầu ăn
Khi gạo bắt đầu hơi nở, cho phần thịt và bí đỏ đã xào vào, khuấy nhẹ và nấu đến khi các nguyên liệu thật mềm.
Các món cháo cho bé ăn dặm từ yến mạch và táo
1. Cháo yến mạch và táo
Cả yến mạch và táo đều là những thực phẩm giàu chất xơ và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé. Yến mạch có chưa canxi rất tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Táo là một bổ sung thú vị giúp mang lại hương vị mới lạ cho món cháo yến mạch, đồng thời cũng bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cho bé.
♦ Nguyên liệu: 1/2 quả táo, 2 muỗng canh yến mạch
♦ Cách làm:
Táo cắt nhỏ tùy theo lực nhai của bé.
Cho yến mạch vào nồi nước, nấu sôi để yến mạch nở ra.
Trút táo cắt nhỏ vào, nấu mềm.
Nếu bé chỉ mới tập ăn dặm, mẹ nên xay nhuyễn táo sau khi đã nấu xong.
Trong cách nấu các món cháo cho bé với yến mạch, đây là công thức cơ bản nhất, rất đơn giản, khâu chuẩn bị không cầu kỳ mà vẫn giữ được dưỡng chất cần thiết.
♦ Nguyên liệu
1/2 chén yến mạch hữu cơ cán nhỏ
3/4 chén nước
Sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa bò: 1/4 chén
Si rô trái cây: 1- 2 muỗng cà phê (cho trẻ trên 12 tháng)
♦ Thực hiện
Cho yến mạch vào nồi, khuấy đều với nước cho yến mạch mềm hẳn. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ để cháo mềm mịn và chín đều.
Đến khi thấy cháo đã đủ độ đặc (theo mẹ cảm nhận) thì cho sữa bò vào khuấy đều, nấu thêm 2 phút rồi tắt bếp.
Nếu dùng sữa công thức hoặc sữa mẹ thì cho vào cháo khi cháo đã nguội rồi khuấy đều.
*Lưu ý: Có thể sử dụng ¾ chén sữa bò đối với trẻ sơ sinh trên 12 tháng. Mẹ nên bổ sung một nhúm rau củ (tùy chọn) bằm nhỏ nấu nhuyễn để tạo nhiều hương vị.
Cháo yến mạch và chuối thích hợp với bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
♦ Nguyên liệu
1/2 chén yến mạch cán nhỏ
3/4 chén nước
1/4 chén chuối chín cắt nhỏ
♦ Thực hiện
Cho yến mạch vào nước, trộn đều cho đến khi mềm hẳn
Nấu hỗn hợp ở nhiệt độ vừa phải trong 5 phút, khuấy đều tay đến khi cháo đặc vừa. Tắt bếp, đợi cháo nguội.
Trong thời gian đợi, nghiền nhuyễn chuối. Sau khi cháo đã nguội ấm, cho chuối đã nghiền vào trộn đều và cho bé ăn
4. Cháo yến mạch rau củ và thịt bằm
Đây cũng là một công thức lành mạnh để bổ sung vào bộ sưu tập các món cháo cho bé, rất thơm và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
♦ Nguyên liệu
1/4 chén yến mạch cán nhỏ
1/4 chén bắp cải xắt nhỏ
1/4 chén cà rốt bằm
1/4 chén thịt bằm
1 thìa cà phê dầu ô-liu
Muối
3/4 chén nước
♦ Thực hiện
Đợi chảo nóng, cho rau cải, thịt bằm và cà rốt vào xào cho mềm hẳn. Yến mạch cho vào nước đợi mềm, nấu trong 5 phút không quá đặc. Thêm muối theo khẩu vị.
Cho hỗn hợp cải, thịt bằm và cà rốt đã xào vào cháo, khuấy đều, nấu thêm từ 3 -5 phút, cho dầu ô-liu vào và trộn lên. Đợi cháo nguội ấm mới cho bé ăn.
5. Cháo yến mạch trứng gà và sữa tươi
Trứng là thực phẩm an toàn cho bé, dễ nấu và thường xuyên được các mẹ sử dụng để chế biến cho bé ăn. Trứng và sữa cũng rất thích hợp để chế biến cùng yến mạch cho bé một món cháo ngon lành.
♦ Nguyên liệu
1/4 chén yến mạch cán nhỏ
1 quả trứng gà
300ml sữa tươi không đường
3/4 chén nước
1 thìa cà phê dầu ôliu
♦ Thực hiện
Cho yến mạch vào nước đợi mềm hẳn, đun lên nấu trong 5 phút với lửa vừa cho đến khi cháo đặc vừa
Đập trứng, chắt lấy lòng đỏ, sau đó cho vào nồi cháo khuấy đều
Cho 300ml sữa tươi không đường vào đun cho đến khi cháo đặc vừa
Cho dầu ô-liu vào trộn đều để tăng thêm vị béo. Mẹ có thể nêm nếm gia vị vừa phải để bé dễ ăn hơn.
Mách Mẹ Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé Ăn Ngon Miệng, Cân Nặng ‘Tăng Vù Vù’
Khi ở độ tuổi 4-6 tháng tuổi, việc bổ sung các dinh dưỡng mới cho bé là rất cần thiết, nhất là dinh dưỡng cho bữa sáng. Bởi đây là thời điểm cơ thể của bé cần rất nhiều dưỡng chất để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới.
Do đó, dinh dưỡng cho bé vào bữa sáng nhất định phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: Tinh bột, chất béo, chất đạm, rau và trái cây.
Khi bữa ăn được cân bằng các thành phần dinh dưỡng mới đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh của bé. Tuy nhiên, thói quen nấu nướng của các mẹ Việt thường nấu theo cảm tính mà ít chú ý tới việc cân bằng tỷ lệ pha bột ăn dặm để có thể cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn cho trẻ. Vì thế đa phần bữa ăn của trẻ thường thường chất nọ, thiếu chất kia khiến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ bị hạn chế.
Một số gợi ý về dinh dưỡng rất tốt giúp trẻ ăn ngon mà các mẹ có thể tham khảo
Sữa chua: Chế phẩm từ sữa được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao khi nó có tác dụng tốt đối với sức khoẻ đường ruột. Đường lactose trong sữa chua giúp lên men nhanh và giúp cơ thể hấp thu thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên sữa chua lại có một loại vi khuẩn lên men tự nhiên tương đối mạnh và có thể ảnh hưởng đến men răng của trẻ, trong khi răng sữa của trẻ còn rất non nớt. Do đó, sau khi ăn sữa chua xong các mẹ nên cho bé uống từ 1 đến 2 ngụm nước để tráng miệng.
Yến mạch: Là loại ngũ cốc chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu để bổ sung cho bé giúp bé tăng phát triển trí thông minh, tăng cường hệ miễn dịch và giảm cholesterol trong máu. Lưu ý, mẹ không nên sử dụng yến mạch ăn liền vì nó chứa rất nhiều đường.
Trứng gà: Trứng gà có một nguồn vitamin D và protein dồi dào, không khi tốt cho trẻ nhỏ mà còn tốt cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, vì bao tử của bé 4-6 tháng tuổi còn rất yếu nên mẹ chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà.
Cách nấu bột ăn dặm cho bé với gạo
Cách làm bột gạo ăn dặm cho bé rất đơn giản chỉ với:
Nguyên liệu: 10g bột gạo; 200ml nước; 10g lá rau cải; 2 muỗng cà phê dầu ăn; 10g thịt ức gà.
Bước 1: Xay nhuyễn bột gạo thật mịn, dùng gạo lứt hay gạo tám là ngon nhất, không nên dùng gạo nếp vì nó khiến trẻ khó tiêu.
Bước 2: Thịt ức gà làm sạch sau đó xay thật nhuyễn.
Bước 3: Đổ nước vào nồi và đun sôi rồi cho rau cải xanh đã sửa sạch vào luộc chín vớt ra để nguội.
Bước 4: Nghiền nát rau đã luộc
Bước 5: Cho nước vào nồi bột và đun. Khuấy thật đều tay để bột không bị vón. Cho tiếp thịt gà vào khuấy đều đun thêm khoảng 10 phút thì đổ rau vào nồi, tắt bếp, múc nhanh ra bát rồi cho bé ăn.
Cách nấu bột ăn dặm cho bé với yến mạch, rau củ
Cách nấu bột ăn dặm mặn cho bé với yến mạch và rau củ giàu dinh dưỡng mà không hề phức tạp. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị:
Nguyên liệu: Yến mạch; súp lơ; đậu Hà Lan; củ cải đỏ; cà rốt.
Bước 1: Rửa sạch các loại rau củ, thái nhỏ.
Bước 2: Xay nhỏ yến mạch thành bột mịn.
Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước và đun nhừ khoảng 20 phút thì vớt ra nghiền nhuyễn sau đó trộn thêm 2 thìa cà phê dầu oliu vào là xong.
Cách nấu bột ăn dặm mặn với cua và cà rốt
Cua rất nhiều canxi, tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Nếu trẻ không bị dị ứng với cua, bạn có thể bổ sung cua vào trong thực đơn của bé 1 tuần 1 bữa giúp xương bé chắc khoẻ.
Nguyên liệu: Cháo trắng; cua biển; nước dùng; cà rốt; dầu ăn; hành tím.
Bước 1: Rửa sạch cua rồi mang ra sơ chế sau đó cho vào nồi với 1 ít muối và gừng để luộc chín rồi gỡ lấy thịt.
Bước 3: Rửa sạch cà rốt, luộc chín vớt ra nghiền nát.
Bước 4: Cho bột vào nồi nấu sôi và khuấy đều để bột không bị vón.
Bước 5: Cho thịt cua lên chảo rang chín
Bước 6: Sau khi cháo sôi cho cà rốt vào khuấy đều múc ra bát rồi cho cua lên cùng vài giọt dầu gấc.
Cách nấu bột ăn dặm cho bé từ khoai lang
Cách nấu bột khoai lang cho bé ăn dặm cũng rất đơn giản mà lại giàu dưỡng chất. Bởi khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt lượng axit folic dồi dào trong khoai lang còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí não của bé..
Nguyên liệu: Một miếng thịt ức gà; một nắm nhỏ đậu xanh; 2-3 thìa bột gạo; 1/2 củ khoai lang đỏ gọt vỏ thái nhỏ.
Bước 1: Rửa sạch thịt gà, cho vào nồi luộc kỹ trong 15 – 20 phút, gà chín mềm thì vớt ra gỡ lấy phần thịt rồi cắt hạt lựu. Phần nước gà luộc hãy cẩn thận lọc lại, chắt nước sang nồi khác và bỏ phần cặn đi.
Bước 2: Hãy cho thịt gà, đậu xanh, khoai lang đã nghiền nhuyễn và bột gạo vào đun. Ninh nhừ các nguyên liệu trong 30 phút, nêm thêm chút xíu nước mắm ngon. Sau đó tắt bếp. Cho bé dùng từ 2 -3 lần, để trong ngăn mát tủ lạnh. Khi nào bé ăn thì múc một phần ra hâm nóng lại.
Cách nấu bột trứng gà cho bé ăn dặm là cách nấu rất phổ biến của các bà mẹ Việt bởi trứng gà rất giàu vintamin D và protein giúp trẻ phát triển trí não tốt.
Nguyên liệu: Bột cho bé; lá bắp cải; trứng; dầu ăn cho trẻ em.
Bước 1: Chọn lá cải bắp non mềm, đem rửa sạch cắt nhỏ rồi luộc chin, xay nhuyễn.
Bước 2: Trứng gà đập ra bát rồi đánh tan, sau đó đem bột với bắp cải đã được hấp chín cho vào nồi đun nhỏ lửa, đảo đều.
Bước 3: Khi bột sôi thì cho trứng vào từ từ, vừa cho trứng vào vừa dùng đũa khuấy đều để trứng chín và mịn. Đợi bột sôi trở lại thì tắt bếp, cho dầu ăn vào trộn đều tắt bếp rồi xúc bột ra dĩa cho bé ăn.
Cách nấu bột ăn dặm cho bé từ bột ngô
Ngô cũng là một loại ngũ cốc rất giàu chất xơ và dinh dưỡng, lại có vị thơm nhẹ, khi bổ sung vào bữa ăn của trẻ giúp kích thích vị giác. Cách nấu bột ngô cho bé ăn dặm sau cũng rất đơn giản các mẹ có thể áp dụng ngay cho bé.
Nguyên liệu: 50gr thịt gà tươi; 50gr gạo tẻ; 1 bắp ngô nếp non; Nước mắm.
Bước 1: Vo sạch gạo, đem nấu chín thành cháo trắng
Bước 2: Thịt gà băm nhỏ, phi thơm cùng hành tỏi.
Bước 3: Ngô tách hạt, luộc chín. Sau đó nghiền nhuyễn.
Bước 4: Nồi cháo chín, cho thịt gà, ngô vào đảo đều tay. Nêm mắm vừa ăn, dầu oliu, tắt bếp, múc cháo ra chén nhỏ và cho bé ăn khi nóng.
Bột ăn dặm ngọt là một món ăn đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Để nấu bột ăn dặm ngọt mẹ cần hầm nhừ hoặc xay nhuyễn rau củ kết hợp với bột gạo đặc vừa phải.
Nguyên liệu: 4 thìa bột ăn dặm; 2 thìa đu đủ xay nhừ; 2 thìa lê xay nhừ; 1 thìa sữa công thức hoặc sữa mẹ.
Bước 2:Cắt đu đủ thành miếng nhỏ rồi trộn chung với sữa công thức hoặc sữa mẹ. Sau đó xay nhuyễn hỗn hợp.
Bước 3: Cho lê vào nồi rồi đổ nước xâm xấp mặt. Đun lê cho đến khi chín mềm. Sau đó cho lê vào máy xay để nghiền nhuyễn.
Bước 4: Trộn chung đu đủ, lê xay nhuyễn cùng với bột ăn dặm để cho bé thưởng thức.
Bạn đang xem bài viết Mách Mẹ Cách Nấu 7 Món Cháo Tăng Cân Cho Bé Còi trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!