Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ngon Đặc Sản mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc sản Quảng Trị phần nhiều là những món phổ biến mà các địa phương khác cũng có, thế nhưng nhắc đến Quảng Trị người ta phải nhắc đến món cháo bột vịt nổi tiếng ngon, ăn một lần đố ai quên được.
Đặc sản cháo bột vịt
Cháo bột chứ không phải cháo, ấy là cách gọi khác của bánh canh, hay cháo vạc giường (sợi bột như chiếc vạc giường). Nguyên liệu cần thiết củng đơn giản gồm 1 con vịt cỏ, 1kg bột gạo cùng gia vị.
Nên chọn loại vịt cỏ, thịt chắc, ít mỡ, chặt ra từng miếng to chừng ba ngón tay, đem ướp với củ nén, muối, bột ngọt, ít nước mắm. Ướp chừng một tiếng đồng hồ là bắt đầu nấu được.
Bắc chảo với ít dầu lên bếp phi thơm với củ nén, rắc ớt bột làm màu cho hấp dẫn rồi đổ vịt lên xào. Khi vịt vừa chín tới thì tắt lửa, không nên xào quá lâu vì khô miếng thịt, đến lúc hầm sẽ mất vị ngọt.
Sau đó, bạn nấu một nồi nước sôi, cho vịt đã xào lên hầm đến khi miếng vịt mềm, đừng để rục quá ăn sẽ mất ngon, rồi đổ nước sôi vào nếu đổ nước lạnh lên sẽ nghe mùi tanh khó chịu.
Khi vịt đã mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn, nếu có ruốc thì thêm một ít sẽ nghe mùi rất thơm.
Bột gạo tách ra từng sợi cho khỏi dính nhau, trụng qua nước sôi rồi để ráo. Nấu cháo bột vịt thường dùng bột gạo, tuy nhiên tùy sở thích mỗi người mà có thể thay thế bằng bột lọc hay bột mì.
Cho bột vào nồi nước vịt đã được nêm nếm, bật lửa mạnh đến khi sôi lại chừng một phút thì tắt bếp.
Nấu món này, không cần rườm rà riềng, gừng, sả để khử mùi đặc trưng của vịt, chỉ cần ít củ nén, hành lá, hạt tiêu là đã có nồi cháo bột vịt thơm lừng.
Một tô cháo nóng hổi, rắc thêm ít hạt tiêu, hành lá kèm chén nước mắm ớt cay xè đủ làm nức lòng người ăn vì món “cháo” lạ, dân dã mà ngon đến vậy.
Với người Quảng Trị, món ăn này rất phổ biến, có thể ăn sáng, ăn bữa chính, hay dùng cả trong hội hè, đám giỗ. Với người xa xứ, hỏi nhớ gì nhất, ai ai cũng trả lời, đó là cháo bột vịt.
Đặc sản bốn mùa sưu tầm
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Món Don Đặc Sản Quảng Ngãi
Món Don đặc sản Quảng Ngãi
Từ bao đời nay người dân miền đất đảo đã biết tận dụng những sản vật sẵn có ở địa phương để chế biến những món ăn độc đáo. Các món đặc sản này bình dị nhưng đậm đà phong vị quê hương, ngon miệng và giàu chất bổ dưỡng. Don là một trong những món ăn rất độc đáo của Quảng Ngãi, nhẹ, mát, bổ, rẻ tiền và hấp dẫn du khách du lịch Lý Sơn
Những món ăn độc đáo ở Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi
Từ bao đời nay người dân miền đất đảo đã biết tận dụng những sản vật sẵn có ở địa phương để chế biến những món ăn độc đáo. Các món đặc sản này bình dị nhưng đậm đà phong vị quê hương, ngon miệng và giàu chất bổ dưỡng. Don là một trong những món ăn rất độc đáo của Quảng Ngãi, nhẹ, mát, bổ, rẻ tiền và hấp dẫn du khách du lịch Lý Sơn
Con don thuộc họ nhà hến, thân bọc bằng hai nửa vỏ úp nhau nhưng don nhỏ hơn hến và chỉ có ở sông Đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi. Người ta đi cào don như cào hến. Nấu don thường theo tỉ lệ một bát don vỏ hai bát nước. Cách đãi don cũng như cách đãi nấu hến. Khi don chín, đãi bỏ vỏ, lấy ruột cho vào nước luộc. Đó là cách ăn một lần chung cả nước lẫn cái. Ruột don ít nhưng nước don thơm ngon, vừa ngọt, vừa thanh.
Ở thị xã Quảng Ngãi có thể gặp don bán khắp nơi, từ các quán sang trọng đến các gánh vỉa hè. Dân sành điệu thường ăn don gánh. Do ở quán, cách nấu bị pha tạp và chủ quán thường hay sử dụng don làm sẵn để vào tủ lạnh. Ngày tết don bán rất đắt hàng. Người bán thường nấu dễ dãi, đại khái cho kịp khách. Dân ghiền phải đi lùng don gánh. Có du khách du lịch Lý Sơn từng rất thích thú khi một lần được ăn món “Don” bán ở vỉa hè. Người bán bỏ ra một chồng bánh tráng nướng, một chén tương ớt và một đĩa đậu phộng rang vàng ươm. Người bán hàng múc cho khách một tô nước màu có rắc khá nhiều hành ngò. Khách đón nhận lấy tô, bỏ tương rắc đậu vào rồi khuấy nhẹ, từ dưới bát nổi lên những lát hành tây xắt mỏng và những con trông giống như con hến nhưng bé thua con hến 2-3 lần. Đấy chính là món “Don” một đặc sản của văn hóa ẩm thực tại thị xã Quảng Ngãi.
Những món ăn ngon cũng được chế biến từ don như canh don, cháo don, gỏi don. Cách ăn ngon và tốn kém hơn là làm món “ruột don xào” với miến, bún, bánh tráng hoặc bánh tây để nhắm với rượu, với bia. Đây cũng là món ăn đãi khách du lịch Lý Sơn , hay bạn bè rất đặc biệt, đậm đà hương vị quê hương.
Nguồn tin : quangngai.gov.vn
Cách Làm Món Bún Bò Huế Đặc Sản
Bát bún bò nóng hổi, hương vị đậm đà nhưng cay xé lưỡi đặc trưng của xứ Huế sẽ là món đổi vị thích hợp cho gia đình bạn vào cuối tuần.
5 lít Nước Dùng
2kg Xương ống heo
500g Bắp bò
500g Bắp giò heo trước
20 cái Chả huế
3kg Bún cọng lớn
1 hủ nhỏ (200gr) Mắm ruốc Huế (bà Duệ)
150g Gừng non
Nữa trái Thơm ngọt
300gHành tây
100g Hành lá + ngò rí
4 trái Chanh
50g Ớt hiểm xanh
50g Ớt bột khô
100g Quế câu
Sa tế
Giá
Rau răm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sả gừng rửa sạch đập dập.
Giò heo rút xương phần thịt bắp heo cuộn lại dùng chỉ buộc lại cho chắc. Cuộn tròn phần thịt nạm bò cho chắc tay buộc chặt lại bắp bò cũng dùng dây bó cho chặt, việc bó thịt lại giúp thịt khi nấu chín ít bị co lại hơn bình thường.
Bước 2: Nấu nước dùng
Nấu nồi nước sôi (trên 100 độ) trụng xương ống heo bắp bò và giò heo 10p
Thả vào nồi nước dùng 5 lít bao gồm: Xương ống heo, bắp bò, bắp giò heo, gừng non, thơm ngọt, hành tây, sả cây.
Nước dùng sôi, giảm lửa, dằn 20g muối, cho gia vị thấm vào bắp bò, nước dùng được nấu trong 3 tiếng.
Sau khi hầm gần đủ thời gian thì nêm 80g đường phèn, 50g bột ngọt, 5g quế cây, 5g ớt khô, 120g nước mắm – chờ sôi rồi tắt bếp
Bước 3: Pha mắm Ruốc Huế
1 hủ mắn Ruốc Huê Bà Duệ pha tùy thích lượng nước vì pha bao nhiêu đổ hết bấy nhiêu vào nồi, để cho lóng cặn rồi đổ vào, pha tiếp lần 2 thêm 1 nước nữa
Để lóng rồi đổ vào như trên, đổ từ từ không nước sẽ bị đục
Bước 4: Làm sa tế Bún Bò
Tỏi băm sả băm ớt khô định lượng là 1 vì nếu bạn làm nhiều bạn sẽ phải bỏ nhiều 3 phần đó bằng nhau
Chảo dầu nóng cho tỏi băm vào xào thơm sau đó cho sả băm vào sau đó hạ nhỏ lửa để tỏi không bị cháy. Hòa mắm ruốc với nước cho vào 2 muỗng cafe nước mắm ruốc đã pha
Dằn 10g bột ngọt khi mắm tỏi sả thơm thì cho ớt khô vào sau đó cho màu điều vào ở bước này phải nhỏ lửa, nếu để lữa lớn thì màu điều sẽ mất màu
Bước 5: Thưởng thức
Cắt thịt bắp bò và giò heo mỏng ra vừa ăn.
Sản phẩm hoàn thiện, chúng ta lấy ít bún trộn với các gia vị đã chuẩn bị sẳn như rau mùi chanh rau sống… để trang trí cho tô bún thêm phần đẹp mắt và ngon hơn.
Bún bò huế ngon nằm trong chuyên đề khóa học nấu ăn mở quán, giúp học viên nắm bắt được các chương trình nấu bún của ẩm thực VIệt Nam từ Nam ra Bắc, từ Trung ra Nam… Học viên được thực hành và sau khóa học có thể mở quán kinh doanh các loại bún Việt Nam
Đặc Sản Đà Nẵng
Đặc điểm sinh thái của lươn
+ Lươn đồng
Rất phổ biến tại Việt Nam,lươn sống ở mương, lạch, nơi đồng lầy, ruộng lúa. Lươn đồng thường được xếp vào loài cá, hình dạng như rắn, thân tròn, đường kính từ 2-3cm, thân dài từ 30-60cm, da trơn không có vẩy, thường sống dưới bùn.
Lươn biển dài khoảng 1,5m, thường có màu nâu sậm hoặc màu xanh trên lưng, còn phần dưới bụng lại có màu vàng nhạt. Lươn biển thường sống ở vùng nước lợ ven biển.
+Thành phần dinh dưỡng và dược tính
Lươn đồng và lươn biển đều thuộc loài cá với thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn chứa:
– Chất đạm: 12,7g.
– Chất béo tổng cộng: 25,6g trong đó cholesterol: 0,05g.
– Năng lượng: 285 calo.
– Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU, Vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg.
– Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.
+Lươn trong Y Học cổ truyền
Theo Đông y, lươn hay thiện ngư có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ được phong thấp. Theo y dược Trung Hoa, lươn có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp, trĩ nội, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Phụ nữ có thai không nên dùng lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn (thiện ngư huyết) có khả năng tăng cường “dương khí”, giúp máu huyết lưu thông, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.
+Một vài ứng dụng trong điều trị
– Chữa tiêu chảy với phân có đàm nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi mổ bỏ ruột gan và tạng phủ. Sau đó rang với 10g đường vàng, tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.
– Chữa bệnh trĩ: ăn thịt lươn (lươn biển hay lươn nước ngọt) để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi đất vì lươn kỵ kim khí và nồi đất làm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn với kim loại.
– Chứng suy nhược do lạm dụng tình dục: đun lươn (lươn biển) với rượu chát đỏ đến khi cạn (1 con dùng 250ml rượu). Sau đó nướng lươn đã nấu chín (cả da lẫn xương), xong tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7-10g với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.
– Chữa trị phong thấp: nên dùng lươn um (hầm) chung với sả và rau ngổ. – Chứng bất lực: Lươn được hầm chung với hà thủ ô, hạt sen, mộc nhĩ (nấm mèo) hay nấm linh chi. Có thể thêm lá lốt. ( Sưu tầm )
Siêu thị đặc sản Đà Nẵng – Đại Lộc Phát có bán nhiều loại lươn biển rút xương , lươn biển khô, mực khô , mực tẩm gia vị , mực rim , mực một nắng ngon , chất lượng và là món quà ý nghĩa cho người thân và bạn bè .Qúy khách mua đặc sản liên hệ qua thông tin bán hàng của siêu thị chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 05113750467. Chân thành cảm ơn .
Bạn đang xem bài viết Món Ngon Đặc Sản trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!