Xem Nhiều 6/2023 #️ Ngạc Nhiên Với Những Món “Chè Lạ” Trung Hoa # Top 14 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 6/2023 # Ngạc Nhiên Với Những Món “Chè Lạ” Trung Hoa # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngạc Nhiên Với Những Món “Chè Lạ” Trung Hoa mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chè theo quan niệm của người Hoa, không chỉ là món ăn ngon mà còn là món bổ. Đặc biệt, nguyên liệu tưởng chừng chỉ có trong món mặn như trứng lại thường xuyên xuất hiện trong các món chè, tạo nên hương vị hết sức độc đáo.

Chè hột gà bột năng

Món chè này có hai cách nấu. Cách thứ nhất là đun sôi nước, đường, một ít bột năng để tạo độ sánh, sau đó cho hột gà đánh tan vào để tạo những sợi “vân mây”. Cách nấu này gần giống như kiểu cho hột gà vào súp cua mà chúng ta vẫn thường làm. Có thể bạn nghĩ hột gà nấu kiểu này sẽ không dễ ăn chút nào nhưng thực tế, món chè vẫn rất ngon, đặc biệt thích hợp để ăn nóng. Hơn nữa, nấu món này lại rất nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian.

Cách nấu thứ hai có phần kỳ công hơn khi đảm bảo lòng đỏ trứng gà còn vẹn nguyên trong bát chè năng sánh đặc, trông giống như một mặt trời bé con. Lòng trắng thì đã được nấu cùng bột củ năng sánh dẻo. Lúc này, lòng đỏ được cho vào bát rồi mới múc chè đổ vào. Khi ăn, bạn cứ thế mà khuấy rồi thưởng thức dần, lòng đỏ còn tái thơm béo ngậy.

Chè hồng trà trứng gà

Theo quan niệm của người Trung Hoa, món chè này có tác dụng bổ phổi, an thần, giúp thần sắc tươi tắn, thư thái. Như vậy, nó vừa tốt cho sức khỏe, vừa lợi cho sắc đẹp. Tuy nhiên, để có món chè ngon, bạn phải chịu khó bỏ nhiều thời gian và công sức. Trước tiên là công đoạn nấu trà cho ra hết nước cốt bằng cách túm trà vào túi vải, đun riu riu trong nồi nước. Trứng gà luộc, dùng muỗng đập nhè nhẹ bên ngoài cho vỏ trứng nứt ra rồi đem luộc trong nước trà và đường liên tục 2 giờ không mở nắp. Cuối cùng, bóc hết phần vỏ trứng ra, bóc hết phần vỏ bên ngoài rồi lại thả vào nồi.

Món chè khi nấu xong sẽ có màu nâu đen đỏ trông rất bắt mắt, trà và đường thấm sâu vào trứng nên mất hết mùi tanh. Món chè này có thể ăn nóng hoặc lạnh đều ngon và thường có mặt trong nhiều nhà hàng, các bữa tiệc của người Trung Hoa.

Chè đu đủ tiềm

Món này cũng được liệt vào hàng mát, bổ của ẩm thực Trung Hoa truyền thống. Món chè ngọt thanh rất mát, giải độc, nhuận trường và tốt cho da này được nhiều phụ nữ rất thích. Nguyên liệu chỉ gồm đu đủ chín (vừa chín tới), đường phèn, táo tàu, nấm tuyết nhưng không nấu mà đem hấp cách thủy. Món này trời lạnh thì có thể ăn nóng mà trời nóng thì có thể ăn lạnh, kiểu gì cũng ngon, bổ, hấp dẫn vô cùng.

Chè ỷ

Chè ỷ hay còn gọi là chè Tiều, là một phiên bản của chè trôi nước. Thường thì những viên chè ỷ sẽ bé hơn, bên trong là đủ loại nhân, có cả đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ nghiền, đậu phộng. Chè cũng được nấu trong nước đường có gừng thơm ấm, được rắc mè rang vàng thơm khi ăn. Trong ngày cưới, người Hoa cũng nấu món chè này cho cô dâu và chú rể ăn như một lời chúc hạnh phúc vẹn tròn. Người Việt chúng ta thì hay nấu món chè này để dâng cúng nhân dịp rằm.

Vương Thị Minh Thư

Theo Người tiêu dùng

Ngạc Nhiên Với Những Cách Làm Món Ngon, Lạ Miệng Từ Mít Non

Đang mùa mít non nên nở rộ nhiều món ngon làm từ mít non rất đơn giản mà thành đặc sản vùng miền ngon tuyệt.

Mít non luộc chấm mắm nêm miền Trung

Mỗi vùng miền dùng mít non nấu nướng khác nhau, có thể làm được nhiều món từ món mặn, gỏi, canh… mộc mạc nhưng hương vị thơm ngon, đậm đà. Theo Đông y, các món ăn với mít non bổ tỳ, hòa can, tạng… Món này dễ làm, nhưng để được ngon và hấp dẫn cần nghệ thuật nấu nướng của người miền Trung.

Mít non luộc chọn quả suông chưa nở gai, bổ ra có màu trắng ngà (không dùng mít quá già vì ăn chát). Gọt bỏ vỏ (phần gai xanh), lấy phần da trắng và phần thịt. Cắt bỏ cùi, xẻ dọc cuống mít thành những miếng mít lớn, ngâm nước lạnh (hoặc dùng lá chuối khô, các loại lá nhám) lau sạch nhựa mít rồi đem luộc, như thế mới giữ được vị ngon ngọt.

Quá trình luộc trở đều hai mặt. Khi thấy miếng mít ngả màu tím nhạt, lấy đũa xăm thấy miếng mít mềm thì vớt ra, để nguội, xắt lát vừa ăn. Chú ý canh mít luộc vừa chín tới, cắt lát ăn khi còn nóng bốc hơi.

Mít non nóng chấm với mắm nêm (mắm cái cá cơm) dằm ớt. Mắm ruốc muốn ngon thì cho thêm gia vị và phụ gia, thêm chút nước nóng khuấy đều thành hỗn hợp hơi sánh, giã thêm tỏi, ớt, gừng, chanh (hoặc thêm chút bột ngọt tùy ý). Ăn kèm với rau thơm, tía tô.

Mít non kho thịt lợn miền Bắc

Nguyên liệu (cho 4 người ăn): 300 gr thịt ba chỉ, 200 gr mít non, 3 – 4 củ hành tím, hành lá, mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, dầu ăn, đường kính trắng.

– Hành khô bóc vỏ băm nhỏ, hành lá nhặt sạch thái khúc.

– Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng, tẩm ướp gia vị (1 thìa canh nước mắm, 1 thìa café bột ngọt, 1 thìa café hạt tiêu, 1 thìa café hạt nêm, 1 thìa café dầu ăn), trộn đều 30 phút cho ngấm.

– Mít non gọt vỏ ngoài, rửa hết nhựa, hoặc phơi héo 1 nắng, rồi thái miếng nhỏ, vừa ăn, luộc xơ với chút muối rồi đổ ra rổ, để ráo.

– Phi thơm hành khô, đổ thịt tẩm ướp vào xào săn, thêm 2 -3 thìa café đường kính trắng, tiếp tục đảo đều rồi đổ nước xâm xấp, vặn lửa nhỏ, đậy vung kho tới khi thịt đổi màu cánh gián, nước sắp cạn thì đổ mít đã sơ chế vào đảo đều. Đun tiếp với lửa nhỏ tới khi thịt và mít chín quyện vào nhau, cho thêm hành lá đổ ra đĩa ăn nóng với cơm, kèm dưa chua/cà muối.

Mít trộn Đà Nẵng

Hương vị thơm ngon, dễ làm.

Nguyên liệu: 1kg mít non, 250 gram thịt ba chỉ, 150 gram mỡ lợn, 200 gram tôm sú, 100 gram đậu phụng, 50 gram mè trắng, 50 gram rau thơm, 50 gram rau mùi, 50 gram húng quế, 1 trái chanh tươi, 5 trái ớt sừng, 3 nhánh tỏi, 1 gói bánh phồng tôm.

Gia vị: nước mắm, đường, tiêu, ớt bột…

Mít sơ chế, bỏ vỏ, cùi, thái miếng đem luộc chín, đổ ra rổ, để ráo thì xé sợi. Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín, thái sợi. Tôm sú bỏ đầu, rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ bổ đôi, bỏ sợi chỉ đen trên sống tôm. Mỡ lợn rửa sạch, thái hạt lựu, luộc sơ, để ráo rồi rán chín vàng.

Hạt vừng (mè) rang chín thơm. Lạc rang chín, xát vỏ, giã nhỏ.

Bánh phồng tôm chiên chín.

Rau mùi, húng quế, rau thơm nhặt, rửa sạch, thái nhỏ.

Tỏi giã nhỏ. Ớt sừng rửa sạch, 3 trái giã nhỏ và 2 trái thái chỉ.

Chanh tươi vắt lấy nước cốt.

Đổ nước mắm, nước lọc, đường vào chung một chén theo tỉ lệ 1: 1: 1, bắc lên bếp đun, vừa đun vừa dùng đũa khuấy cho đường tan hết, bắc xuống, cho ớt, tỏi giã nhỏ vào với 1.5 muỗng cà phê nước cốt chanh, trộn đều là xong bát nước mắm trộn mít.

Cho mít, tôm, thịt ba chỉ sơ chế vào âu lớn, đổ hỗn hợp nước mắm vào trộn đều. Để một lúc thì cho lạc giã, vừng trắng, rau thơm, rau mùi, rau quế, tóp mỡ vào. Nêm gia vị vừa miệng rồi đổ ra đĩa lớn. Ăn kèm bánh phồng tôm/ bánh tráng.

Mít non luộc chín, quyện vị béo ngon của thịt ba chỉ, tôm, đậu phụng, bánh phồng tôm rất ngon bùi.

Món ngon hấp dẫn, thơm, đủ chất, đủ vị, rất ngon miệng.

Nguyên liệu: 300g mít non 200g mực cơm 50g hành tây, tỏi, hành lá, húng quế.

Gia vị: 1/2 muỗng cà phê bột nghệ, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê đường, một muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, một muỗng canh dầu ăn.

– Mít non sơ chế, luộc với chút muối, vớt ra xé nhỏ, hoặc xắt miếng.

– Mực làm sạch cắt khoanh.

– Hành tây bỏ vỏ, thái múi. Tỏi băm nhuyễn. Hành lá cắt khúc. Húng quế nhặt rửa sạch.

– Phi thơm tỏi, cho mít luộc xé vào xào thơm. Thêm bột nghệ, nước mắm, đường, hạt nêm, hạt tiêu vào xào đều tay. Khi mít thấm gia vị và nước sánh lại thì cho mực và hành tây vào xáo. Mực chín thì cho hành lá, húng quế vào và tắt bếp. Cho mít non xào mực ra đĩa và rắc hạt tiêu lên trên.

Mít non xào tôm, mực chế biến đơn giản, lạ mà ngon, thơm mùi mít và vị ngọt của tôm và mực.

Nguyên liệu: 200g mít non bào sẵn, 6 con tôm to, 5 lá lốt, 2 củ hành tím, ½ thìa cà phê nắm ruốc.

Gia vị: đường, hạt nêm, tiêu, nước mắm, dầu ăn.

Tôm rửa sạch, để ráo, lột vỏ chẻ đôi bỏ chỉ đen.

Lá lốt thái sợi, hành tím bằm nhuyễn

Phi thơm hành tím, bỏ tôm vào xào săn, nêm với ½ thìa hạt nêm. Thêm 500ml nước, nấu sôi.

Trong khi chờ nước sôi, lấy ½ thìa cà phê mắm ruốc, thêm 2 thìa canh nước sôi vào quấy tan. Nước sôi thì cho mít vào, đổ mắm ruốc đã hòa tan rồi đun sôi lại, nêm vừa ăn, cho lá lốt vào.

Mít non dễ chín, nên đun chín tới kẻo nát. Múc canh ra bát, bày tôm xào lên trên, rắc hạt tiêu ăn nóng. Vị ngon ngọt của tôm tươi và mít non, quyện mùi thơm ấm của lá lốt, vị đậm đà của mắm ruốc rất ngon.

Nguyên liệu: Mít non 1000g, kiệu 200g, giá đỗ xanh 300g, muối 200g, riềng 100g, phèn chua 20g.

Mít non gọt vỏ, bỏ lõi hạt, thái mỏng, ngâm vào nước muối có pha phèn chua một lúc thì rửa sạch, vắt bớt nước.

Kiệu cắt bỏ già úa, rửa sạch, chẻ mỏng, cắt khúc 5cm.

Giá rửa sạch trộn lẫn với mít. Riềng giã nhỏ.

Hòa nước muối, phèn chua, đun sôi để nguội.

Cho mít, giá, riềng hoà với nước, muối đảo đều, đậy kín (có vỉ cài chặt) sau 3-4 ngày dưa trắng, giòn, thơm, dậy mùi riềng, vị mặn nhẹ, ngon, bùi. Dưa mít non chua ăn cùng thịt kho, thịt quay rất hợp.

Làm Cả Gia Đình Kinh Ngạc Với Món Tôm Hấp Nước Dừa Tươi Thơm Nức

Nguyên liệu

Tôm: 500g

Dừa xiêm: trái

Hành khô: 1 củ

Các loại rau ăn kèm: Xà lách, dưa chuột, cà chua, rau mùi và hành lá để trang trí

Sơ chế nguyên liệu

Tôm nên mua loại to bản. Chọn tôm sú, tôm càng xanh hay tôm đất loại to đều được. Vì chúng ta sẽ móc tôm vào thành của trái dừa nên loại tôm nhỏ không phù hợp, nhìn rất xấu không hấp dẫn. Tôm mua về rửa sạch, cắt bỏ râu và để ráo.

Dừa xiêm lột vỏ, chặt ngang quả 1/3 chiều cao từ trên xuống cho có miệng dừa rộng để móc tôm xung quanh. Nước dừa chắt lấy nước để riêng. Việc này có thể nhờ người bán dừa làm hộ luôn.

Hành khô bóc vỏ, đập dập.

Xà lách, hành lá, dưa chuột, cà chua rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Phần nguyên liệu này dùng để trang trí ở bước cuối.

2. Hấp tôm bằng nước dừa

Phần nước dừa chắt được bạn cho vào nồi cùng với 1 củ hành khô đập dập. Cho chút bột canh hoặc hạt nêm rồi hấp tôm. Thực ra có thể hấp hoặc luộc tôm đều được nhưng lượng nước của 1 quả dừa thường không đủ nhiều để luộc nên sử dụng cách hấp sẽ hợp lý hơn. Tôm hấp cũng ngọt thịt hơn tôm luộc.

Hấp giống như món tôm hấp bia khoảng 5 – 7 phút cho tôm chín, đổi màu đỏ cam, thân tôm co lại thì tắt bếp và vớt ra để ráo.

Dưa chuột gọt hoặc để cả vỏ rồi thái miếng vừa. Cà chua bổ múi cau hoặc trang trí theo cách của bạn.

Sử dụng một chiếc đĩa loại to, xếp rau xà lách và dưa chuột xuống phía dưới. Phần đít dừa bạn chặt cho bằng phẳng sau đó xếp lên trên vào chính giữa.

Tiếp đục đổ phần nước dừa luộc tôm khi nãy vào trong quả dừa rồi móc những con tôm vào miệng dừa cho đều nhau. Nếu khéo tay bạn có thể tỉa hoa cà rốt, cà chua cùng với hành lá tỉa sợi xoăn để trang trí lên bên trên cho đẹp mắt.

Món ăn này cần có thêm một đĩa gia vị để chấm ăn cùng. Bạn có thể chấm với muối ớt xanh hoặc một đĩa bột canh vắt thêm chanh, ớt và chút hạt tiêu là được. Tôm hấp trái dừa đặc biệt phù hợp khi gia đình cần tổ chức những bữa tiệc nhỏ.

Tôm hấp nước dừa không những giàu dinh dưỡng mà còn rất bắt mắt, nguyên liệu và cách làm cũng không quá phức tạp. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận rõ vị mùi thơm bùi của thịt tôm thoang thoảng chút béo ngậy của nước dừa chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những người có gu ẩm thực khó tính nhất.

Cách Nấu Lẩu Cá Rô Với Rau Tự Nhiên

Cách nấu lẩu cá rô với rau tự nhiên

Cách nấu lẩu cá rô với rau tự nhiên Nêm đường, bột ngọt, tí nước mắm ngon. Lần lượt bỏ cà, khóm, me vô nồi nước. Nếu có con mẻ tán nhuyễn làm chất chua thì rất tuyệt. Nêm lẩu bằng rau mù om là đúng điệu nhất, bởi loại rau này có mùi thơm rất dân dã.

Lẩu chua bông súng cá rô đồng Miền Tây Là một món ngon đặc sắc của vùng sông nước Nam bộ. Nồi lẩu được nấu toàn nguyên liệu tươi sống tại chỗ nên rất hấp dẫn. Cá rô là loại cá có thịt ngọt, thơm, béo.

Cá chừng non ba ngón tay khép lại, người ta gọi là cá rô “mề”, loại này đạt chất lượng nhất. Làm chừng khoảng 9 con cá rô mề, đánh sạch vảy, bỏ ruột, chặt vi, móc mang, để nguyên con.

Rau ăn lẩu chua cá rô đồng rất phong phú như: bông súng, đậu bắp, rau muống, cù nèo, rau nhút, bắp chuối, giá sống, cần ống… Nhưng thành phần rau chủ yếu vẫn là bông súng đồng. Bông súng mọc hoang rất nhiều ở các bưng, đìa, ao, vũng… Loại rau này hình cọng, mọc ngầm dưới nước. Hoa bông súng màu tím than khi nở rất đẹp. Cọng bông súng tước bỏ vỏ, cắt đoạn chừng 10cm cho dễ ăn.

Nồi nước bắc lên, khi nước sôi dằn ít muối hột. Sả bằm phi nhẹ, ớt xắt lát để vào khi nước sôi dịu xuống. Nêm đường, bột ngọt, tí nước mắm ngon. Lần lượt bỏ cà, khóm, me vô nồi nước. Nếu có con mẻ tán nhuyễn làm chất chua thì rất tuyệt. Nêm lẩu bằng rau mù om là đúng điệu nhất, bởi loại rau này có mùi thơm rất dân dã.

Cá rô thả vào nồi lẩu vừa chín vớt ra dĩa, giẻ chấm với nước mắm ngon nguyên chất. Rau nhúng vào nồi lẩu sôi liu riu ít nhiều tùy theo ý thích của bạn, ăn với bún hoặc cơm. Thịt cá rô thơm béo, bông súng mềm dịu, nước lẩu chua hơi cay sẽ làm cho du khách khoái khẩu, ăn xuất mồ hôi “giải nghể”!

Bạn đang xem bài viết Ngạc Nhiên Với Những Món “Chè Lạ” Trung Hoa trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!