Xem Nhiều 6/2023 #️ Sai Lầm Khi Chế Biến Gan Lợn Cần Phải Bỏ Ngay! # Top 10 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 6/2023 # Sai Lầm Khi Chế Biến Gan Lợn Cần Phải Bỏ Ngay! # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sai Lầm Khi Chế Biến Gan Lợn Cần Phải Bỏ Ngay! mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ăn gan lợn chưa chế biến kỹ

Trong gan lợn còn sót lại rất nhiều chất độc, không chỉ thế, thức ăn hàng ngày của lợn tuy đã qua chế biến nhưng chắc chắn vẫn còn lưu lại nhiều chất không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, trước khi ăn nên xử lý thật kỹ.

Chế biến gan lợn với cải xoăn

Nếu kết hợp gan lợn với cải xoăn sẽ khiến hàm lượng vitamin C trong cải bị phân giải và không còn tác dụng. Vì vậy, bạn đừng nên chế biến chung hai loại nguyên liệu này.

Chế biến gan lợn với rau cần và cà rốt

Cũng giống như với cải xoăn, gan lợn chứa các ion kim loại và chúng sẽ phân giải vitamin C, làm mất tác dụng của cà rốt. Rau cần chứa chất cellulose và axit oxalic, nếu kết hợp với gan lợn sẽ làm hạn chế tình trạng hấp thụ sắt của cơ thể.

Cách chế biến gan lợn đúng

Đầu tiên, bạn nên ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến. Tốt hơn thì ngâm trước muối trên 30 phút, như vậy, chất độc trong gan mới được phân hủy phần nào. Gan lợn phải được lấy hết máu đọng, nấu chín hẳn trước khi ăn. Nếu nấu quá nhanh sẽ không đủ thời gian để tiêu diệt các loại vi khuẩn và ký sinh trùng trong gan.

Ngoài ra, bạn có thể làm sạch và khử mùi gan lợn bằng cách dùng rượu trắng hoặc rượu vang đỏ, giấm trắng rửa gan lợn để khử sạch mùi tanh và hôi.Cách khác bạn có thể hết lớp màng bên ngoài của nó, sau đó ngâm với sữa bỏ trước khi nấu gân lợn sẽ không còn mùi tanh nữa.

Cách ăn gan lợn an toàn

Các chất độc trong gan lợn chưa được thải ra hết, thì những chất độc đó sẽ sót lại ở máu trong gan. Nếu tiêu thụ nhiều gan bị như vậy có thể dẫn đến bệnh ung thư, máu trắng hoặc các bệnh khác.

Do máu có chứa độc ở trong gan phân tán tồn tại trong hàng ngàn vạn xoang gan, cho nên, sau khi mua gan lợn về phải rửa một lát dưới vòi nước, sau đó ngâm trong thau nước 1-2 giờ để loại bỏ máu tồn dư.

Khi ngâm gan lợn, bạn cần chú ý ngâm ngập nước. Nếu cần chế biến nhanh thì nên chia nhỏ ra thành 4-6 miếng và rửa nhẹ trong thau nước, sau đó để vào rổ và tiếp tục rửa sạch dưới vòi nước.

Hoặc bạn có thể ngâm trong nước muối 10 phút đến nửa giờ đồng hồ để gan phân hủy hết chất độc. Nhiều người còn ngâm gan trong sữa tươi để gan hết mùi hôi, trở nên thơm ngon hơn.

Sau khi ngâm gan cần rửa sạch, bóp hết máu đọng trong gan rồi nấu chín hẳn mới được ăn. Nếu gan không được nấu chín thì các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan sẽ không bị giết chết và vẫn còn khả năng gây bệnh.

Bạn có thể kết hợp gan lợn với cà rốt. Cà rốt chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của betacaroten nhiều nhất, vào cơ thể betacaroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A.

Ngoài ra caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng… giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể.

Các Món Ăn Ngon Từ Gan Lợn Hóa Độc Dược Vì Cách Chế Biến Sai Lầm

Gan lợn chế biến được các món ăn ngon nhưng trong quá trình sử dụng và chế biến, nếu không cẩn thận, người tiêu dùng có thể biến món ngon thành ‘độc dược.

Gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt. Tuy nhiên, do là cơ quan chuyển hóa và giải trừ chất độc cho cơ thể nên gan cũng là nơi tập trung nhiều chất cặn bã, bởi vậy nếu không lựa chọn và chế biến cẩn thận, người tiêu dùng sẽ ăn nhầm “độc dược” thay vì thưởng thức các món ăn ngon từ gan lợn..

Mua nhầm gan lợn bệnh

Gan vốn là bộ phận chuyển hóa và giải trừ chất độc, bởi vậy khi ăn nhầm phải lá gan của những con lợn không khỏe, bị viêm gan hoặc ung thư thì, độc tố còn dư sẽ trở thành virus gây bệnh. Ngoài ra, gan còn là nơi trú ngụ của hàng loạt ký sinh trùng mà điển hình là sán lá gan. Nếu ăn không cẩn thận, loại sán này có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây ra những bệnh nguy hiểm,

Các món ăn ngon từ gan lợn có thể biến thành ‘độc dược’ nếu không biết cách chế biến.

Khi chọn gan, người tiêu dùng phải lưu ý một số điểm. Gan động vật khỏe có mầu đỏ sẫm hoặc mầu tím nhạt. Sờ tay vào thấy mềm và mịn. Dùng ngón tay trỏ ấn vào mặt gan, gan lõm xuống và giữ nguyên vết lõm khi rút ngón tay ra. Ngược lại, gan của gia súc bệnh thường chuyển màu thành mầu gạch non, mầu vàng hay mầu bạc trắng. Gan vật mắc bệnh truyền nhiễm thường nhũn như bùn, tuyệt đối không được dùng loại gan này, phải hủy bỏ.

Không ăn nhiều gan lợn và ăn chung với thực phẩm nhiều vitamin C

Ăn gan nhiều sẽ không tốt, có nguy cơ mắc các bệnh lý cụ thể là bệnh nhiễm vi sinh (sán, vi khuẩn gây bệnh) nếu “gan” bị bệnh, chế biến không bảo đảm. Gan chứa nhiều mỡ động vật và dễ gây rối loạn chuyển hóa thừa mỡ trong máu, trong cơ quan nội tạng và tổ chức dưới da, ăn quá nhiều gan trong một lần ăn hoặc ăn gan trong thời gian dài sẽ khiến cho lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá gây nên nhiều căn bệnh nghiêm trọng như bệnh tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa động mạch… Bệnh lý do nhiễm độc như độc chì, cardimi… gan này, phải hủy bỏ, theo báo Tiền Phong.

Trong gan lợn chứa một lượng lớn hàm lượng nguyên tố đồng. Nguyên tố này kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C bị oxy hóa mất đi chức năng ban đầu. Theo đó, nếu xào gan lợn với giá đỗ vì trong đỗ có nhiều vitamin C sẽ khiến cho giá đỗ bị mất đi gần như hoàn toàn chất dinh dưỡng của món ăn ngon này.

Không ăn gan lợn chưa qua chế biến

Trong gan có chứa rất nhiều độc tố, một phần do lượng chất độc trong thức ăn đem vào cơ thể còn tồn dư, một phần là do chức năng gan là mơi giải độc nên nhiều chất độc tập trung hết vào gan. Vì thế, khi ăn gan lợn phải chế biến thật kỹ, tuyệt đối không ăn gan chưa chín, còn tái hoặc chưa qua chế biến có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Các món ngon từ gan lợn rất hấp dẫn nhưng mất chất dinh dưỡng và gây độc hại vì sử dụng sai cách

Để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan lợn, cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Không nên vì muốn ăn gan mềm mà chỉ xào chín tái vì cách nấu này không diệt được vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng trong gan. Ngoài ra, để an toàn, phụ nữ có thai không nên ăn các món ăn ngon được chế biến từ gan lợn và các loại gan động vật khác, theo báo Phụ nữ và Đời sống.

4 Không Khi Ăn Gan Lợn Ai Cũng Phải Biết

Gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Trong 100g gan lợn có 25mg sắt. Do đó, đây là món ăn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt.

Tuy nhiên, do là cơ quan chuyển hóa và giải trừ chất độc cho cơ thể nên gan cũng là nơi tập trung nhiều chất cặn bã. Nhất là lá gan của những con lợn không khỏe, bị viêm gan hoặc ung thư thì sẽ chứa nhiều độc tố và virus gây bệnh.

Ngoài ra, gan còn là nơi trú ngụ của hàng loạt ký sinh trùng mà điển hình là sán lá gan. Nếu ăn không cẩn thận, loại sán này có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây ra những bệnh nguy hiểm.

Vì vậy, bạn có thể sử dụng gan lợn làm thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ những điều cấm sau để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe:

Không ăn gan lợn chưa qua chế biến

Gan lợn là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn, cho nên bên trong chúng còn sót lại rất nhiều chất độc.

Hơn nữa thức ăn hàng ngày của lợn tuy cũng qua chế biến, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn lưu lại nhiều chất độc, cho nên khi ăn gan lợn tốt nhất phải xử lý chúng thật kĩ.

Bạn có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, thậm chí có thể phải ngâm trong nước muối trên nửa tiếng đồng hồ, như vậy mới có thể để phân hủy được phần nào các chất độc.

Bạn cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Gan lợn nấu quá nhanh sẽ không thể giết chết các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan, do đó, cần chế biến gan chín kĩ trước khi ăn.

Không ăn nhiều gan lợn

Hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Nếu ăn quá nhiều gan trong một lần ăn hoặc ăn gan trong thời gian dài sẽ khiến cho lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá gây nên nhiều căn bệnh nghiêm trọng như bệnh tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa động mạch…

Không nên dùng rau của giàu vitamin C với gan lợn

Trong gan lợn nói riêng và gan động vật nói chung có hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao.

Khi các loại rau củ kết hợp với gan động vật sẽ khiến các ion kim loại làm mất vitamin C vì chúng bị ô xy hóa dẫn đến mất chất dinh dưỡng có trong rau củ.

Ngoài ra, rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt có trong gan vào cơ thể.

Ví dụ, bạn không nên xào gan lợn với giá đỗ. Vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung hai loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hóa hết và giá đỗ lúc này gần như không còn chất dinh dưỡng.

Không dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch

Những bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch không nên ăn gan lợn bởi trong gan lợn chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao. Nếu một lúc ăn quá nhiều sẽ nạp vào một lượng lớn cholesterol dẫn đến xơ cứng động mạch và làm bệnh tim mạch nặng thêm.

Cách ăn gan lợn an toàn

Các chất độc trong gan lợn chưa được thải ra hết, thì những chất độc đó sẽ sót lại ở máu trong gan. Nếu tiêu thụ nhiều gan bị như vậy có thể dẫn đến bệnh ung thư, máu trắng hoặc các bệnh khác.

Do máu có chứa độc ở trong gan phân tán tồn tại trong hàng ngàn vạn xoang gan, cho nên, sau khi mua gan lợn về phải rửa một lát dưới vòi nước, sau đó ngâm trong thau nước 1-2 giờ để loại bỏ máu tồn dư.

Khi ngâm gan lợn, bạn cần chú ý ngâm ngập nước. Nếu cần chế biến nhanh thì nên chia nhỏ ra thành 4-6 miếng và rửa nhẹ trong thau nước, sau đó để vào rổ và tiếp tục rửa sạch dưới vòi nước.

Hoặc bạn có thể ngâm trong nước muối 10 phút đến nửa giờ đồng hồ để gan phân hủy hết chất độc. Nhiều người còn ngâm gan trong sữa tươi để gan hết mùi hôi, trở nên thơm ngon hơn.

Sau khi ngâm gan cần rửa sạch, bóp hết máu đọng trong gan rồi nấu chín hẳn mới được ăn. Nếu gan không được nấu chín thì các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan sẽ không bị giết chết và vẫn còn khả năng gây bệnh.

Bạn có thể kết hợp gan lợn với cà rốt. Cà rốt chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của betacaroten nhiều nhất, vào cơ thể betacaroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A.

Ngoài ra caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng… giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể.

Do đó bạn kết hợp gan và cà rốt là 2 loại thực phẩm rất tốt và cần thiết cho cơ thể.

Trong các bữa cơm hàng ngày, ăn gan lợn rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó thuộc một trong những thực phẩm bổ máu, hơn nữa trong gan còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng… có thể giúp cơ thể điều tiết chức năng hệ thống máu và giảm tình trạng thiếu máu, thậm chí có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc còi xương…

theo Ngày nay Online

8 Sai Lầm Khi Nấu Cháo Làm Bé Chậm Tăng Cân

Nấu cháo bằng nước xương, cho bé ăn nhiều khoai tây, cà rốt hoặc đồ nghiền nhuyễn quá lâu,… là những sai lầm nghiêm trọng trong cách nấu nướng của mẹ làm bé chậm tăng cân.

Có những bà mẹ tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian để chăm chút cho con từng bữa ăn giấc ngủ nhưng trẻ vẫn còi cọc, chậm lớn.

1. Nấu cháo bằng nước xương hầm

Rất nhiều bà mẹ ngày nào cũng hầm xương để nấu cháo cho con ăn vì nghĩ rằng nước những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này.

Thực tế: Việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

Với trẻ trên 8 tháng tuổi làm quen với đạm, mẹ có thể bắt đầu ninh xương nấu cháo, giúp bé cảm thấy ngọt nước, ngon miệng hơn. Thay vì ninh xương ống vì xương ống nhiều mỡ, mẹ có thể mua xương hom, xương sườn lợn, xương chân gà hoặc xương cá, vỏ tôm… Khi ninh nên để mở vung, hớt bọt và lọc váng mỡ thật kỹ.

Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.

Và mẹ nhớ nên bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.

2. Cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu

Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến đồ ăn cho con nên nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Vì vậy, trẻ không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, không có cảm giác ăn uống là một việc thú vị, lâu ngày bé rất dễ biếng ăn.

Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…, 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.

Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hạt…

3. Cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt

Khoai tây rất giàu carbohydrate, nên nó rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa còn cà rốt có nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt của bé, nhưng khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường. Ăn nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin còn ăn nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da.

Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.

4. Dùng cháo dinh dưỡng “vỉa hè”

Một số phụ huynh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Ngoài ra, một số người thích mua cháo dinh dưỡng chỉ vì nghiện món này chứ không phải họ không có thời gian chế biến.

Nhiều trẻ ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất. Một số trẻ phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên hạn chế việc con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải dùng, nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn và cũng không nên thường xuyên mua cho bé.

5. Cho trẻ ăn quá mặn

Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ em ăn quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày và khuyến cáo các nhà sản xuất cung cấp những loại thực phẩm lành mạnh hơn.

Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Có một sự thật nếu không tìm hiểu kỹ, mình cược rằng nhiều mẹ sẽ không biết, trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều lần. Vì vậy, khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, mẹ cần nêm nhạt hơn “lưỡi” của mẹ một chút, nếu mẹ nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.

Và không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẵn như khoai tây chiên giòn, bim bim, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…để tránh việc bé bị nạp quá nhiều muối vào cơ thể.

6. Cho trẻ ăn quá nhiều đạm

Mặc dù chất đạm rất quan trọng với sức khỏe trẻ em, nhưng BS Đinh Thị Kim Liên (Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Bạch Mai) cảnh báo: Trẻ ăn quá nhiều đạm lại không tốt vì trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc. Nó làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi. Thức ăn trẻ hấp thu sẽ khó tiêu hóa, dẫn đến trẻ chán ăn, táo bón. Mặt khác, khẩu phần ăn của trẻ cần có sự cân đối giữa chất đạm, béo và đường bột. Bởi vậy, nếu ăn nhiều đạm khiến trẻ khó hấp thu các loại vitamin, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể vì chất đạm sinh rất ít năng lượng.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu về chất đạm cho trẻ được tính như sau: Trẻ dưới 6 tháng có nhu cầu chất đạm trong 1 ngày là 20 – 22g; trẻ từ 6 – 12 tháng cần từ 23 -25g; trẻ từ 1- 3 tuổi cần từ 28 – 30g; trẻ từ 4 -6 tuổi cần từ 36 – 40g; trẻ từ 7 – 9 tuổi cần từ 40 – 45g và trẻ trên 10 tuổi có nhu đạm là 50 – 60 gam.

Vì vậy, muốn tốt cho con, hãy nhớ kết hợp hài hòa chất xơ, chất đạm… trong việc chế biến đồ ăn cho bé.

7. Nấu thường xuyên một món

Cho dù con bạn có thích ăn tôm đến mấy bạn cũng không nên nấu tôm cho bé ăn cả tuần. Bé sẽ rất nhanh chán và không thích ăn nữa vì trẻ nhỏ cũng biết thưởng thức và có vị giác riêng.

Mẹ nên đan xen các món và cho bé tập ăn dần để quen với vị của thực phẩm; như vậy bé vừa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết vừa không kén ăn. Do đó, mẹ cần hết sức kiên nhẫn với trẻ mỗi khi chuyển sang món mới.

8. Nấu một nồi cháo lớn và đun lại nhiều lần

Do quá bận rộn, một số bà mẹ đã phải làm cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều.

Ví dụ như bạn nấu một nồi cháo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm cháo + thịt heo + rau mồng tơi + dầu ăn. Khi bạn hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa cùng một mùi vị.

Tại sao bạn không hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 bát, sau đó múc ra 1 bát cháo để nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi, dầu, nêm nước mắm để ăn sáng, phần cháo trắng còn lại để tủ lạnh, rồi trưa múc ra 1 bát nấu với thịt bò, rau lang, dầu ăn, nêm nước tương, bát cháo còn lại ăn tối với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn, nêm đường ngọt.

Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá… sống, bạn nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục lại. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên nấu rau một lần.

Theo baomoi

Bạn đang xem bài viết Sai Lầm Khi Chế Biến Gan Lợn Cần Phải Bỏ Ngay! trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!