Xem Nhiều 3/2023 #️ Tết Đoan Ngọ Sắp Đến, Trổ Tài Làm Cơm Rượu Ngon Đúng Điệu Theo Từng Vùng Miền Các Chị Em Nhé! # Top 10 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tết Đoan Ngọ Sắp Đến, Trổ Tài Làm Cơm Rượu Ngon Đúng Điệu Theo Từng Vùng Miền Các Chị Em Nhé! # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tết Đoan Ngọ Sắp Đến, Trổ Tài Làm Cơm Rượu Ngon Đúng Điệu Theo Từng Vùng Miền Các Chị Em Nhé! mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo quan niệm của người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ, tiêu diệt loài có hại cho cây trồng. Cơm rượu nếp, món ăn được chế biến từ cơm nếp nấu chín ủ men, là một món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của ông cha ta, cơm nếp là món ăn có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng trong đường tiêu hoá nên đây là một món ăn đúng với tinh thần ngày tết “diệt sâu bọ”.

Cơm rượu miền Bắc

Cơm rượu nếp cái hoa vàng

Cơm rượu nếp cái hoa vàng là món không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc. Nếp cái hoa vàng không phải nơi nào cũng trồng được và phải không phải vụ nào cũng làm nên hạt nếp ngon. Hạt nếp cái hoa vàng ngon phải là hạt nếp nguyên vỏ cám to, tròn, đồng đều màu sắc, có như thế cơm rượu mới ngon được.

Cách làm cơm rượu nếp cái hoa vàng:

– Gạo nếp đãi sạch vỏ và nhặt sạn, trấu rồi ngâm nước khoảng 1 giờ, sau đó cho vào nồi cơm điện hoặc nồi gang, nồi đất… nấu chín.

– Múc cơm ra cái mâm hoặc mẹt dàn đều cho cơm nhanh nguội dần.

– Men rượu giã nhuyễn rồi cho vào cái rây, rây bỏ hết trấu còn dính vào men hoặc bỏ những cục to.

– Khi sờ thấy cơm hơi âm ấm là rắc men được. Đừng rắc men khi cơm nóng quá hoặc nguội quá sẽ không thành công. Rắc men vào cơm và trộn đều.

– Lót lá chuối khô vào nồi hoặc vại rồi múc cơm đã trộn men vào, đậy bằng lớp lá chuối khô nữa trên mặt rồi đậy vung ủ vào thúng, thùng rơm.

– Sau 2 đến 5 ngày thấy cơm rượu bắt đầu có mùi thơm thì dùng đũa đảo đều. Lúc này cơm đã lên men mềm, thơm thì ăn được.

Cơm rượu nếp cẩm

Cơm rượu nếp cẩm cũng rất phổ biến ở miền Bắc. Cơm rượu nếp cẩm khi ăn vị ngọt ngọt cay cay lan dần xuống bụng tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu. Khác với miền Nam và miền Trung, cơm rượu nếp ở miền Bắc là dạng hạt rời.

– 500g gạo nếp cẩm

– 5g men rượu

– 100g đường

Cách làm cơm rượu nếp cẩm:

– 100ml nước

– Gạo nếp cẩm vo sạch, ngâm ít nhất 6 tiếng hoặc qua đêm.

– Cho gạo vào nồi cơm, đổ nước xâm xấp và nấu như nấu cơm. Tránh đảo quá nhiều trong quá trình nấu vì cơm nếp sẽ ra nhiều nhựa.

– Cơm chín thì dàn ra khay cho cơm bay bớt hơi nóng.

– Men cạo bỏ vỏ trấu bọc bên ngoài rồi giã mịn.

– Khi cơm đã nguội và chỉ còn hơi âm ấm thì dùng rây, rây men vào cơm sau đó trộn đều.

– Cho cơm vào hộp thủy tinh có nắp, đậy kín và bọc khăn hay túi màu đen ra bên ngoài. Cất vào nơi kín như tủ, lò nướng, nồi cơm hay thùng xốp.

– Sau 2 ngày thì lấy cơm rượu ra kiểm tra. Nếu cơm rượu đã lên men chuẩn theo ý thì đun nước và đường cho tan. Khi nước đường nguội thì trộn vào cùng cơm rượu và thưởng thức.

Cơm rượu miền Nam

Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu không để rời mà được viên thành những viên tròn trước khi ủ. Rượu dậy mùi, người ta thường thêm nước đường vào. Người miền Nam thích ăn cơm rượu với xôi vò giống như xôi chè ở miền Bắc.

– 1kg gạo nếp

– 1 lít nước

– 15 viên men nhỏ

Cách làm cơm rượu miền Nam:

– 1 xấp lá chuối

– Lá chuối rửa sạch, để ráo. Nếp vo sạch, để ráo.

– Nấu sôi 1 lít nước rồi cho nếp và nước sôi vào nồi cơm điện, nấu chín thành cơm nếp.

– Xới cơm nếp ra khay thành lớp mỏng, để nguội.

– Giã nhuyễn men.

– Dùng lá chuối lót đáy và thành thố đựng.

– Nặn cơm nếp trộn men thành từng viên nhỏ cho thật chặt tay, quấn lá chuối quanh viên cơm nếp.

– Xếp viên cơm nếp vào thố thành từng lớp, trên cùng đậy một lớp lá chuối. Đậy nắp thố, cho thố vào 2 lớp nylon buộc kín lại. Ủ trong 3 đến 5 ngày thì được.

– Lấy lá chuối ra, xếp các viên cơm rượu và nước rượu vào một thố khác, cho vào tủ lạnh để cơm rượu giữ vị ngọt vừa phải, không tiếp tục lên men cay thì sẽ trữ được lâu hơn. Nếu thích vị ngọt hơn và nhiều nước hơn, có thể nấu ít nước đường, để nguội rồi chế vào thố cơm rượu.

Cơm rượu miền Trung

Cơm rượu miền Trung được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Cơm rượu miền Trung có dạng miếng nhỏ vuông vức. Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ màu trắng đục, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ. Đặc biệt nếp được hấp hai lần để hạt nếp chín mềm từ trong ra ngoài.

– 1kg gạo nếp ngỗng

– 12g men rượu

Cách làm cơm rượu miền Trung:

– Muối, nước sạch

– Gạo nếp vo sạch, ngâm nước khoảng 8 tiếng rồi để ráo.

– Đem gạo nếp hấp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong lấy ra nhúng vào nước muối pha loãng và để ráo trong khoảng 5 phút. Sau đó tiếp tục đem hấp nếp thêm một lần nữa.

– Nếp sau khi hấp hai lần đã chín hoàn toàn, xới ra để nguội và nén thật chặt.

– Giã mịn men rượu rồi rắc đều lên mặt nếp.

– Dùng dao đã được nhúng qua nước muối và cắt cơm rượu thành những viên vuông vức.

– Tiếp tục rắc men và các cạnh còn lại của cơm rượu rồi cuốn lại bằng lá chuối.

– Xếp cơm rượu bọc lá chuối vào rá để ủ, phía trên đậy một lớp lá chuối, phía dưới để một cái thau sạch hứng nước cơm rượu. Sau khoảng 3 ngày cơm rượu dậy mùi thì bóc vỏ lá chuối, lấy từng viên cơm rượu cho vào hũ rồi lấy nước cơm rượu hứng được đổ vào và để thêm một ngày nữa là có thể ăn được.

Cách Làm Cơm Rượu Miền Nam Ngon Cho Tết Đoan Ngọ

Nghe đến phương pháp lên men, nhiều người thường cho rằng phức tạp. Thực chất không phải vậy. Kỹ thuật làm cơm rượu hết sức đơn giản, bạn chỉ cần nấu chín xôi rồi ủ với men ngọt có sẵn trong vài ngày là được. Cơm rượu thơm và lạ bởi vị chua chua tựa như rượu, ăn quen thì sẽ cảm thấy rất ngon. Song, mỗi khi đói bụng thì bạn nên ăn kèm với xôi vò hoặc bánh bò chứ không nên ăn vã vì sẽ dễ bị say.

Nguyên liệu làm cơm rượu

300gram nếp

3,5 gram men ngọt (khoảng 3 viên men nhỏ bằng đầu ngón tay)

Muối hột

Lá chuối.

Các làm cơm rượu miền nam

Để có đươc cơm rượu lên men đúng chuẩn và cho hương vị hoàn hảo là điều không phải dễ dàng. Bạn phải nắm được kỹ thuật chế biến cùng với một vài bí quyết nhỏ. Đầu tiên phải ngâm nếp như thế nào cho đúng. Sau đó, nấu chín nếp và lên men đúng cách. Cuối cùng là ủ đúng thời gian mới có thể có được thành phẩm ngon chuẩn vị. Tất cả sẽ được hướng dẫn một cách chi tiết và theo trình tự bên dưới. Bạn chỉ cần thực hiện theo là đã có ngay món ăn theo hương vị mình mong muốn.

Bạn đong nếp ra rổ sạch, sau đó đem đi vo nhẹ khoảng 2 lần.

Vo nếp xong, bạn cho nước vào ngâm, đồng thời cho thêm khoảng 1 muỗng cà phê muối tinh. Muối sẽ giúp hạt nếp có vị mằn mặn, khi ăn sẽ cảm thấy hấp hấp dẫn hơn chứ không có cảm giác “nhàn nhạt” nữa. Bạn ngâm nếp trong khoảng 2 – 3 tiếng là được.

Sau khi ngâm nếp xong, bạn gạn nếp ra một rổ sạch riêng để chuẩn bị đem đi nấu.

Nấu chín nếp

Để nấu chín nếp, bạn cho nếp vào nồi cơm điện và đong nước tương tự như nấu cơm. Tuy nhiên, lưu ý khi nấu nếp để làm cơm rượu thì bạn nấu ướt hơn so với nấu xôi một chút. Cứ 350gram gạo nếp thì bạn cho vào nấu chín cùng với khoảng 170ml nước là vừa.

Nếu nước quá ít sẽ làm nếp bị khô, không đủ nước để lên men, ăn không có cảm giác chua. Ngược lại nếu bạn nấu quá nhão thì nếp sẽ bị ướt, khi ăn cũng kém hấp dẫn hơn.

Nếp bạn nấu trong nồi cơm điện khoảng 20 – 25 phút là chín.

Bạn dùng vật nặng cán nhuyễn viên men ngọt ra

Rải men ngọt lên xôi trước khi ủ

Xôi nếp đã chín, bạn xới ra lá chuối và đánh tơi lên và để cho nguội bớt, sau đó bạn rải đều men lên xôi.

Bạn hòa tan 100ml nước sôi để nguội + 1 muỗng cà phê muối hột.

Cách ủ cơm rượu

Bạn thấm ướt tay bằng nước muối chuẩn bị ở bước 4, sau đó vo viên xôi nếp đã rắc men ngọt lại. Khi vo viên xôi, bạn có thể dùng 1 mảnh lá chuối nhỏ cuốn ngang thân để cơm rượu thơm mùi lá chuối hơn.

Vo viên xong, bạn rưới một vài giọt nước muối lên mỗi viên cơm rượu. Sau đó, bạn xếp cơm rượu vào dụng cụ như nồi sành, sứ hoặc lọ thủy tinh và đậy kín nắp. Sau 3 ngày là có thể thưởng thức được.

Cơm rượu lên men bạn có thể ăn kèm với bánh bò hoặc xôi vò đều ngon.

Nếu bạn biết đến lá nếp cẩm thì bạn có thể sử dụng lá nếp cẩm để làm cơm rượu nếp cẩm. Món này cũng có vị không khác mấy so với cơm rượu trắng, song lại cho màu tim tím vô cùng bắt mắt và cũng có phần thơm hơn.

Cơm rượu miền Nam thường hay được nấu vào ngày 5/5 ở đa số các gia đình miền Nam. Điều này dường như đã trở thành một nét văn hóa đẹp nhân dịp Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu thơm ngon, nồng nàn thực ra có cách thực hiện tại nhà rất đơn giản như thế.

Cách Làm Cơm Rượu Nếp Thơm Ngọt Kiểu Miền Bắc Cho Ngày Tết Đoan Ngọ

Nguyên liệu làm Cơm rượu nếp miền Bắc Cho 3 người

Cơm rượu là món ăn đặc sản trong dịp lễ tết của người Việt được ông bà xưa truyền lại qua những nét đặc trưng riêng về khẩu vị của từng miền. Cơm rượu phổ biến và dường như không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ (tết diệt sâu bọ), ngoài ra còn xuất hiện trên mâm cỗ đêm giao thừa, trong những ngày tết âm lịch.

Cách chế biến Cơm rượu nếp miền Bắc

1

Sơ chế gạo nếp

Vo sạch gạo nếp, ngâm khoảng 1 tiếng trong nước lạnh. Sau đó đổ gạo ra một chiếc giá, để cho gạo ráo nước rồi bắt đầu đem đi nấu.

2

Làm cơm nếp

Trộn đều cơm nếp với một nhúm nhỏ muối trước khi nấu cơm.

Cách 1: Đổ cơm nếp lên trong những chiếc nồi hấp 2 tầng (giống như đồ xôi ). Bạn chỉ cần cho nước ở tầng dưới của nồi, đun cho nước sôi, rồi đổ gạo lên tầng trên, đun tầm 30p cho tới khi chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão.

Cách 2: Nấu lên như nấu cơm thông thường. Bạn đổ gạo vào nồi cơm điện, cho nước lọc vào, nước cao hơn mặt cơm khoảng nửa đốt tay rồi bắt đầu nấu đến khi cơm chín.

Cách 3: Nấu bằng nồi bình thường như các cụ vẫn hay nấu cơm thời xưa trên bếp củi. Cách làm tương tự như nấu trong nồi cơm điện, nhưng bạn phải chú ý về mức độ lửa và khi cơm sôi phải để ý khuấy đều lên để cơm không bị bén nồi hay bị khê.

3

Nghiền men

Sau khi cơm nếp đã chín, bạn giàn đều ra đĩa hoặc ra khay cho cơm nguội bớt. Sau khi thấy cơm nguội bớt, còn hơi ấm ấm một chút thì mới bắt đầu trộn cơm với men.

Trong quá trình chờ đợi cơm nguội, bạn bắt đầu đem men ra nghiền. Khi mua men ngoài chợ thì men thường có dạng viên, bạn nghiền nhỏ và lọc bột men qua rây lọc để bột được mịn.

4

Trộn cơm nếp với men

Cho cơm và men vào trộn đều với nhau. Bạn có thể trộn bằng muỗng hoặc tốt nhất là nên đeo găng tay để trộn cho đều nhất.

5

Cho cơm rượu vào lọ

Cho cơm đã trộn đều với men vào trong chiếc lọ đã chuẩn bị trước, ép bớt cơm xuống (không cần ép chặt quá, để có không khí cho men hoạt động).

Cuối cùng đậy một mảnh vải kín mặt cơm (không đậy nắp) và để ủ trong khoảng 3 – 5 ngày.

Lời khuyên cho bạn

Cơm rượu càng để lâu cơm sẽ càng cay và đậm vị rượu hơn. Vì thế nếu không muốn cơm lên men nhiều quá thì sau khi cơm đã lên men theo đúng ý thì nên bảo quản trong tủ lạnh và đợi đến ngày Tết Đoan Ngọ thì mang ra thưởng thức.

Chọn gạo nếp: Bạn có thể dùng nhiều loại gạo nếp khác nhau: nếp trắng thông thường, nếp cẩm,… nhưng để cơm được ngon và đúng với truyền thống các cụ ngày xưa nhất thì nên chọn gạo lứt. Đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu mà chưa chưa được xát bỏ lớp cám gạo, vì thế gạo không có màu trắng tinh mà có màu hơi ngà vàng. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người.

Mua men ủ cơm ở đâu: Men ủ cơm rượu hay chính là men rượu, bạn hoàn toàn có thể mua men ở ngoài chợ, trong các quầy hàng bán thực phẩm khô thông thường.

Cách Nấu Rượu Nếp Cẩm Cực Ngon Cho Ngày Tết Đoan Ngọ

Cách nấu rượu nếp cẩm nhưng không phải là rượu để uống mà là một loại cơm rượu ngọt ngọt chua chua ăn vào thì say chếnh choáng nhưng lại rất dễ ngon và dễ thích. Món cơm rượu nếp cẩm này thì cả người lớn trẻ nhỏ đều có thể ăn được và ăn được nhiều. Ông cha ta tương truyền rằng cúng rượu nếp cẩm và ăn rượu nếp cẩm vào mỗi sáng mùng 5 tháng 5 sẽ giúp chúng ta có sức khỏe tốt, diệt sâu bọ. Nếu bạn đã có văn cúng tết Đoan Ngọ đúng chuẩn rồi thì không thể không có 1 bát rượu nếp cẩm ngon để dâng tổ tiên phải không nào?

Hướng dẫn cách nấu rượu nếp cẩm ngon

Nguyên liệu nấu rượu nếp cẩm:

– Nửa cân gạo nếp cẩm ngon– 1, 5 cái men ngọt (khoảng 20gr, bạn có thể mua ở hàng khô ở chợ)– Giấy bạc (xưa kia các cụ hay sử dụng lá sen hoặc lá chuối nhưng nếu không có bạn có thể sử dụng giấy bạc)

Nấu rượu nếp cẩm như thế nào

Cach nau rươu nep cam

Bước 6: Đợi cơm nếp cẩm nguội, bạn dùng rây nhỏ rắc men thật đều lên cơm rồi sử dụng đũa hoặc thìa để đảo trộn nhẹ nhàng cho cơm phủ men. Sau đó cho cơm nếp cẩm vào giấy bạc hoặc lá sen, lá chuối gói kín.

Cách làm rượu nếp cẩm bằng giấy bạc

Bước 7: Bạn chuẩn bị 1 chiếc nồi rộng hơn so với gói cơm, đặt 1 chiếc đĩa lên rồi đặt gói cơm nếp cẩm lên trên. Sỡ dĩ làm vậy để cho cơm nếp cẩm chảy nước ra sẽ không bị úng. Đậy kín vung đợi khoảng 2 ngày đã có món rượu nếp cảm ngon tuyệt. Trời nóng này cơm lên men rất nhanh theo cách nấu rượu nếp cẩm này nên nếu bạn thử thấy vị đã đủ cay thì nên cho vào tủ lạnh để hãm lại quá trình lên men.http://topgia.vn/cach-nau-ruou-nep-cam-cuc-ngon-cho-ngay-tet-doan-ngo-6775n

Cách ủ rượu nếp cẩm đúng chuẩn

Bạn đang xem bài viết Tết Đoan Ngọ Sắp Đến, Trổ Tài Làm Cơm Rượu Ngon Đúng Điệu Theo Từng Vùng Miền Các Chị Em Nhé! trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!