Xem Nhiều 3/2023 #️ Top 15 Món Ăn Của Nhật Ngon Nhất # Top 11 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 3/2023 # Top 15 Món Ăn Của Nhật Ngon Nhất # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 15 Món Ăn Của Nhật Ngon Nhất mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cái vị là lạ của cơm trộn dấm, vị ngầy ngậy và mát của cá sống cùng vị cay nồng của wasabi xông lên mũi sẽ khiến bạn “mất lối” khi khám phá hương vị ấy. Thành phần phổ biến nhất của sushi là cá ngừ, mực và tôm dùng kèm với dưa leo, củ cải muối và trứng ngọt tráng mỏng.

Khám phá Sushi – Nét tinh hoa ẩm thực Nhật Bản

Một phần ăn Sashimi được bày trí rất đẹp mắt với nhiều loại hải sản sống được thái thành những lát mỏng có kích cỡ khác nhau được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như mù tạt, gừng, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ.

Shabu – shabu cũng là một món lẩu nhưng nguyên liệu chính là thịt bò. Những lát thịt bò tươi mới, chất lượng được thái mỏng khá điệu nghệ, thực khách lần lượt nhúng những lát thịt này vào nước dùng nóng và ăn khi còn hơi tái sẽ đảm bảo được vì giai, giòn, ngọt của thịt bò.

Nước lẩu shabu-shabu có vị ngọt thanh, nước trong và thường được nấu với bắp cải, rong biển, nấm shiitake và một số nguyên liệu lành mạnh, tốt cho sức khoẻ khác. Món ăn phù hợp nếu bạn đến Nhật Bản du lịch vào mùa đông, ngồi tán gẫu với bạn bè trước nổi lẩu sôi sùng sục trong thời tiết tuyết rơi thì còn gì bằng!

Với thành phần chính là thịt bò Rib eye, cùng đa dạng các loại nấm thiên nhiên sẽ tạo ra món Sukiyaki ngon đúng điệu.

Khi nấm và các nguyên liệu khác trong nồi bắt đầu chín, nhúng thịt bò được cắt lát theo kiểu “Sukiyaki” đến độ chín vừa đủ tùy theo khẩu vị của mỗi người. Món này được chấm với nước sốt trứng hoặc sốt làm từ tương Kikkoman và thưởng thức ngay.

Khám phá công thức bí mật tạo nên món lẩu Sukiyaki

Ramen gây ấn tượng đặc biệt nhất là bởi thứ nước dùng ngọt thanh được hầm từ xương heo và được nêm nếm đậm đà với nước tương Shoyu.

Mì Soba là món mì truyền thống của Nhật Bản được làm từ kiều mạch, món mỳ này nổi tiếng là sản phẩm handmade với hương vị đặc trưng của vùng Aizu.

Udon được làm từ bột mì, muối và nước, có thể ăn nóng hoặc lạnh nhưng ăn nóng vẫn là hấp dẫn hơn cả. Sợi mì Udon có màu trắng đục, to và dai. Nước dùng có vị lạ và đặc trưng – mặn nhẹ và ngọt thanh.

Mách bạn cách làm mì Udon Nhật Bản cực thơm ngon

Lớp vỏ bên ngoài của từng viên takoyaki giòn tan, bao quanh lấy nhân bạch tuộc được đặt ngay ngắn phía trong. Phía trên có rắc một chút gừng đỏ và hành tây, xung quanh là lớp nước sốt ngọt ngào và hơi dinh dính…

Món ăn có vẻ giống với pho mát này thực ra lại được lên men từ hạt đậu nành nên nó mang một hương vị rất “đặc trưng”. Đó là mùi vị hăng nồng mà có người cảm thấy cực kì say mê nhưng cũng có người cảm thấy đáng sợ.

Chiếc bánh béo ngậy và thơm phức này được chế biến từ vô số những nguyên liệu khác nhau, tùy thuộc vào sở thích của từng người.

Nó có thể mang hương vị của thịt bò thái lát mỏng, bạch tuộc, tôm nõn hay thậm chí là pho mát…, tất cả sẽ góp phần mang đến một sự pha trộn vừa phong phú lại vừa hài hòa với nhau.

Không gì có thể so sánh được với miếng cắn đầu tiên của món wagyu xa xỉ này. Nó thơm như bơ, mềm ra trong khoang miệng rồi nhẹ nhàng tan chảy.

Một khi bạn đã thưởng thức qua wagyu, thì tất cả các món thịt khác dường như sẽ kém hấp dẫn hơn bởi sự nghèo nàn của nó.

Tofu không phải là một món ăn xa lạ gì đối với người Việt Nam chúng mình, nó chính là món đậu phụ rất quen thuộc trong những bữa cơm gia đình. Đậu phụ làm nguyên liệu có chứa hàm lượng protein rất phong phú và được chế biến tài tình thành nhiều món ăn khác nhau.

Từ đậu phụ rán, đậu phụ thả trong canh dashi, đậu phụ xào thịt bò… cho đến đậu phụ lạnh được rắc thảo mộc với hương thơm dịu . Thịt gà được ướp kỹ với muối và nước sốt đặc trưng được gọi là “tare”. Tare được làm từ nước tương, mirin, rượu sake, và đường với một công thức chế biến tạo sự cân bằng giữa độ mặn và độ ngọt.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Top 15 Món Ngon Ngày Tết Của Người Dân Miền Trung

Món ăn ngon ngày Tết miền Trung chẳng thua kém gì 2 miền Bắc Nam, dẫu quanh năm khó khăn, người dân nơi đây vẫn mong muốn có một cái Tết sung túc để cầu cho một năm “mưa thuận gió hòa”. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 15 món ăn đặc sắc ngày Tết miền Trung, nghe là nhớ, nhắc là thèm. Trong những ngày cận kề Tết Nguyên Đán này.

1. Bánh tét – Món ngon ngày Tết miền Trung

Món ngon ngày Tết truyền thống ở miền Trung là bánh tét. Một trong những món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyển của người miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung gói bằng lá chuối với hình trụ dài.

Không quan trọng nhiều màu sắc, đôi khi cũng chẳng cần có nhân, bánh tét miền Trung chỉ cần đôi ba lon nếp, một ít lá chuối xanh, ít muối, ít tiêu cũng đủ làm nên hương vị Tết. Nguyên liệu càng đơn giản, không có nhân thì bánh sẽ càng giữ được lâu. Chẳng thế mà, mỗi gia đình miền Trung chỉ làm dăm ba đòn bánh Tét có nhân, còn lại để không, ra năm chiên giòn rụm ăn kèm vài lát dưa món, chẳng mấy chốc mà hết cả đòn…

2. Bánh thuẫn – Món ăn đặc trưng ngày Tết miền Trung

Lạ lắm, cứ những ngày cận kề Tết ở miền Trung, người người, nhà nhà lại làm bánh thuẫn. Đến nỗi cái hương thơm ấy len lỏi khắp nơi để báo rằng một mùa Tết nữa đang về. Bánh thuẫn hay có nơi còn gọi là bánh thửng. Một trong món ăn không “chơi” không thể thiếu trong ngày Tết miền Trung. Chúng cũng được gói ghém cẩn thận và đặt lên bàn thờ tổ tiên những ngày cận kề năm mới.

Bánh thuẫn có vị gần giống bánh gato, thế nhưng chả có bánh gato nào có được cái vị mềm xốp, thơm nức mùi trứng gà như món bánh này. Chẳng thế mà, dẫu không xa hoa lộng lẫy như các món bánh khác, nhưng cứ đến cận kề Tết, những ngày trời mưa phun người ta lại thèm khát được thưởng thức món bánh bình dị ấy một cách lạ thường.

3. Mứt gừng

Nếu miền Bắc nổi tiếng với mứt sen, miền Nam có mứt dừa thì miền Trung sẽ là mứt gừng. Ngẫm lại mới thấy, người ta bảo người miền Trung thích vị cay nồng chẳng sai tí nào. Dưới cái tiết trời se lạnh, mưa phùn phất phơ của những ngày đầu năm, ngậm một miếng mứt gừng cay cay, nhâm nhi tách trà nóng, chẳng cần gì Tết cũng đủ ấm lòng.

4. Dưa món – Món ngon ngày Tết miền Trung

Ngày Tết đến nhà ai bạn cũng mâm cỗ toàn thịt gà, thịt lợn, giò chả,…rất dễ gây ngán. Và lúc này dưa món chua chua ngọt ngọt, giòn tan chính là cách để xoa dịu cảm giác đó, đồng thời còn giúp kích thích sự thèm ăn. Đây được xem là bí kíp gia truyền của những con người miền Trung.

Để tăng hương vị cho các món ăn, tốt cho hệ tiêu hóa cũng như có thêm món rau thanh đạm, trong bữa cơm đầu năm người Việt thường ăn kèm với các loại dưa muối. Ở miền Bắc có món dưa cải muối, hành muối; miền Nam có củ kiệu muối; tại miền Trung bữa cơm đầu năm lại nhất định phải có dưa món. Đây là món dưa được muối với các nguyên liệu rau củ như cà rốt, củ kiệu, đu đủ, su hào… vị ngọt mặn hơn dưa hành miền Bắc.

5. Giò bò – Món ngon ngày Tết miền Trung

Miền Bắc, Nam thường dùng giò lợn thì với người miền Trung, giò bò lại là món ăn thường thấy trong ngày Tết. Đây là món đặc sản của người Đà Nẵng. Với mùi vị riêng biệt, giòn dai, có chút cay nồng, giò bò sẽ là món ăn đặc trưng của vùng đất này. Trong bàn tiệc thiết đãi khách của những ngày đầu xuân, người miền Trung thường có khoanh giò bò màu đỏ hồng với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay. Tất cả quyện cùng mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món ăn này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.

6. Nem chua – Món ngon ngày Tết miền Trung

Có chả thì phải có nem. Đó là nguyên tắc trên bàn nhậu của các ông trong ngày Tết ở miền Trung. Vị chua cay của nem là thứ một khi đã ăn thì sẽ nhớ mãi. Thậm chí là ghiền đến độ chẳng cần Tết cũng đặt vài ba chục cặp về ăn chơi. Nem chua nổi tiếng nhất ở các tỉnh như Bình Định, Phú Yên… Nem miền Trung nhỏ chỉ vừa bằng ngón tay cái được gói khéo léo, gọn gàng trong lớp lá ổi hoặc lá chùm ruột đã tạo nên một vị chua rất tự nhiên và thanh tao.

Nem chua miền Trung cũng rất khác so với miền Bắc, nem không cần sự hỗ trợ của thính gạo mà chỉ cần trộn nhuyễn các nguyên liệu với nhau là đã có thể tạo nên một hương vị tự nhiên. Có lẽ với những con người miền Trung, thì nem chua chính là món gây nghiện nhất trong ngày Tết cổ truyền.

7. Chè kê, chè đậu xanh

Chè đậu xanh thì gần như chẳng ai xa lạ, thế nhưng nếu đến miền Trung ngày Tết. Bạn hãy thử thưởng thức món chè kê. Thoạt đầu ngó bạn sẽ tưởng chúng là 100% đậu xanh nhưng chè kê được nấu từ hạt kê, thêm ít đậu xanh, đường, gừng. Chè không mịn như chè đậu xanh, nhưng điểm cộng là không ngọt lịm như các món chè khác, đặc biệt khi ăn bạn sẽ thấy sần sần của hạt kê.

8. Xôi đỗ xanh

Xôi là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Tết của tất cả các miền. Riêng người miền Trung đó sẽ là xôi đỗ xanh. Xôi đỗ xanh không quá dẻo, khi ăn vẫn sẽ cảm nhận được vị bùi của từng hạt đỗ, thơm thơm của nếp. Không quá cầu kỳ, xôi đỗ xanh vẫn được “vét sạch” mỗi khi Tết đến xuân về ở vùng quê nghèo miền Trung.

9. Tôm chua – Món ngon ngày Tết miền Trung

Một món ăn nữa không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung đó là tôm chua. Tôm chua là đặc sản của người dân cố đô Huế, mà bạn có thể thưởng thức bất cứ khi nào. Thế nhưng có lẽ ngày Tết với nhiều món nhiều dầu mỡ thì tôm chua mang đến vị khác lạ, được biến tấu ăn kèm với bánh chưng, bánh tét…

Vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt, vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả, hương của các loại rau thơm,… Tất cả tạo nên một hương vị hấp dẫn khiến bất kì ai đã ăn qua một lần sẽ phải nhớ mãi.

10. Bò kho mật mía – Món ngon ngày Tết miền Trung

Bò kho mật mía là đãi khách hoặc dùng làm món lai rai ngày Tết của các quý ông miền Trung, bắt nguồn từ xứ Nghệ. Bò kho mật mía thường sẽ dùng phần bắp bò nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn, kết hợp vị thơm cay nồng của gừng, sả, quế, ớt, thơm dịu của mật mía. Chỉ nghĩ thôi là đã thèm, là nhớ Tết của miền Trung.

11. Thịt heo ngâm nước mắm

Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món thịt ngâm nước mắm là cách muối thịt phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung. Nguyên liệu có thể là thịt heo hoặc thịt bò đều được, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Món thịt này ăn có vị mặn, ngọt và thường ăn kèm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm.

Nếu để ý bạn sẽ thấy, phần lớn vẫn là các món ăn ngày Tết của người miền Trung sẽ được chế biến, lựa chọn sao cho “dự trữ” được trong nhiều ngày, nó giống như cách con người nơi đây gồng mình đối chọi với mưa lũ mỗi năm. Thịt heo ngâm nước mắm là món ăn thể hiện rõ nhất đặc tính này. Bên cạnh đó, đây là món ăn không thể thiếu trên bàn nhậu hay đãi khách của các gia đình trong ngày Tết.

12. Củ cải kho thịt heo

Củ cải kho thịt heo là món ngon ngày Tết miền Trung mang hương vị đậm đà, thường dùng kèm cơm trắng hoặc bánh tét. Cách chế biến món này vô cùng đơn giản, chỉ cần kho chung thịt mông thái miếng, tẩm ướp gia vị với củ cải cho đến khi chím mềm là được. Vị ngọt thanh của củ cải khi kết hợp với vị bùi béo của thịt ba chỉ sẽ làm nên một món ăn đậm đà “bắt” cơm, chống “đói” ngày Tết như cái cách mà người miền Trung hay nói cho nhau nghe.

13. Bánh lăn – Món ngon dân dã trong ngày Tết

Là món ăn dân dã chẳng thể thiếu trong ngày Tết của một số gia đình ở miền Trung. Thành phần chính là nếp thơm dẻo được chọn từ mùa trước, thêm vào các nguyên liệu như cà chua, quất, cà rốt, bí đao, chuối, gừng, vài ba lát dừa… tất cả được cắt mỏng, rim với đường nhỏ lửa đến khi hỗn hợp đặc lại.

Phần nếp đã được rang kỹ, xay hoặc giã mịn thành bột, rồi trộn đều với nước đường cho đến khi dẻo lại. Hòa phần bột nếp với mứt nén thành khối trụ tròn dài, khi ăn cắt thành từng khoanh nhỏ.

14. Bánh tổ – Món ngon ngày Tết miền Trung

Bánh tổ là một trong những món ngon ngày Tết đến từ vùng đất xứ Quảng miền Trung. Bánh được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như gạo, đường, thêm một vài gia vị gừng, mè trắng,…để tăng thêm sự hấp dẫn. Dưới bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị đã cho ra món bánh tổ thơm ngon, đậm hương vị ngày Tết.

Bánh tổ có vị ngọt đậm, hơi cứng nên có thể bảo quản được trong một thời gian dài khoảng 1 tháng, Khi có khách đến chơi nhà, bánh thường được bày ra để mọi người thưởng thức. Bánh sẽ được cắt thành từng miếng vừa miệng, nếu muốn ăn nóng dẻo có thể quay qua lò vi sóng. Bánh tổ sẽ càng tăng thêm hương vị nếu được ăn cùng bánh tráng giòn.

15. Bánh nổ – Món ăn “chơi” trong ngày Tết

Bánh nổ là món ăn “chơi” thường thấy trong ngày Tết của người dân miền Trung, là đặc sản của vùng xứ Quảng. Bánh làm từ thóc nếp rang trên than hồng tạo nên tiếng nổ vui tai, nên mới được gọi là bánh nổ.

Những hạt nếp được nổ bung, trắng ngần đẹp mắt, ép vào khung gỗ sẵn có hình chữ nhật. Người ta thắng đường thành keo, thêm ít gừng rồi bôi xung quanh bánh. Chính vì thế, bánh có vị thơm của nếp, của gừng, ngọt thanh của đường, khi ăn lại giòn tan trong miệng.

Mỗi vùng quê sẽ có những món ăn ngày Tết đặc trưng riêng, miền Trung cũng vậy. Điểm ấn tượng của ẩm thực miền Trung không chỉ là vị cay nồng. Đó còn là hình ảnh “mô phỏng” cho đức tính của con người nơi đây. Luôn cần cù, chịu khó, cuộc sống luôn gắn liền với những nỗi lo toan nhưng luôn chân chất. Thật thà và đôn hậu. Hi vọng những món ăn ngày tết truyền thống của miền Trung mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa con người của người miền Trung.

Gia Vĩ tổng hợp

Top 4 Món Ăn Nhật Bản Dễ Làm Nhất Cho Mọi Người

Cách làm món ăn Nhật có khó không? Những món ăn truyền thống của người Nhật là những món gì? Khám phá ngay top 4 món ăn Nhật Bản dành cho mọi người, ai cũng có thể làm được dễ dàng!

Ý nghĩa của món (về dinh dưỡng hoặc về giá trị văn hóa / lịch sử)

Sukiyaki là món lẩu cực ngon, được chế biến từ những nguyên liệu thượng hạng. Món lẩu Sukiyaki thường được bày trong các buổi liên hoan. Đây là một trong những món ăn được các thực khách khi tới với đất nước hoa anh đào rất mực yêu thích. Lẩu Sukiyaki có hương vị thơm ngon và cách thưởng thức cũng độc đáo không kém. Cứ tưởng tượng những miếng thịt bò được thái lát mỏng và cho vào nồi lẩu, vị thơm, mềm, ngọt của thịt hòa cùng với mùi béo bùi bùi của các loại gia vị khiến bất cứ ai ăn một lần cũng khó mà quên được.

Nguyên liệu chuẩn bị

–       Nấm kim châm

–       Bắp cải thảo

–       Đậu phụ

–       Thịt bò thái lát mỏng

–       Bắp cải thảo

–       Nước dùng Sukiyaki

Cách thực hiện

Ở Nhật thì có hai vùng Kansai và Kanto là chế biến món Sukiyaki theo hai phong cách khác nhau. Ở vùng Kanto thì họ dùng gia vị có tên là Warishita được pha chế từ nước tương, đường, Mirin, rượu. Còn vùng Kansai thì họ không dùng Warishita mà họ nướng thịt lên trước, sau đó tẩm ướp gia vị là đường và tương vào, sau đó cho rau.

Ý nghĩa của món (về dinh dưỡng hoặc về giá trị văn hóa / lịch sử)

Món Tempura làm một món ăn chiên giòn được người Nhật vô cùng yêu thích. Món ăn này được ưa chuộng nhiều bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng, được làm từ rất nhiều loại rau củ quả. Mỗi lần thưởng thức, người dùng có thể cảm nhận được cảm giác từng miếng bánh giòn tan trong miệng vô cùng thích.

Nguyên liệu chuẩn bị

–       Cà tím

–       Khoai lang

–       Đậu bắp

–       Cà rốt

–       Tôm

–       Bột năng

–       Bột mì

–       Dầu ăn, dầu mè hoặc dầu vừng

Cách thực hiện

– Làm bột chiên: cho bột mì và bột năng, cho ½ thìa muối và nước vào khuấy đều, đừng để quá khô nhưng cũng không quá nhão. Sau đó cho vào màng bọc thực phẩm và để vào ngăn mát tủ lạnh.

– Sơ chế tôm và rau củ: các loại rau củ quả rửa sạch, thái khúc, ngâm vào muối loãng từ 5 đến 10 phút. Tôm bóc nõn, bỏ đầu.

– Chiên Tempura: Nhúng các loại rau củ quả, tôm đã làm sạch nhúng vào bột chiên và chiên. Chiên ở mức 160 đến 180 độ.

Ý nghĩa của món (về dinh dưỡng hoặc về giá trị văn hóa / lịch sử)

Nguyên liệu chuẩn bị

–       Rong biển – 10 miếng

–       Su su – 2 củ

–       Trứng gà – 6 quả

–       Mè trắng rang – 10gr

–       Dầu hào – 2 muỗng

–       Bột ngọt – 1.5 thìa

–       Cơm dẻo – 4 chén

–       Cà rốt – 1 củ

–       Xúc xích heo – 6 cây

–       Dầu mè – 3 muỗng

–       Đường – 6 muỗng

–       Mành tre cuộn sushi

Cách thực hiện

– Nạo su su, dưa leo rồi cắt miếng 7cm. Xúc xích làm tương tự.

– Luộc su su, cà rốt, xúc xích, rồi vớt ra ráo nước.

– Cho dầu mè vào đun nóng. Sau đó cho cà rốt, su su xào với 1 thìa muối ăn, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa dầu hào và đun khoảng 2 phút, tắt bếp.

– Chiên trứng và cắt thành sợi mỏng.

– Đổ cơm nấu vào bát lớn. Sau đó cho giấm, đường, muối ăn, trộn lên với nhau.

– Cho miếng rong biển lên mành tre, sau đó giàn cơm lên một lớp mỏng. Sau đó, cho các nguyên liệu làm nhân sushi theo chiều ngang và cuộn lại.

– Lấy dao cắt thành các miếng nhỏ và xếp lên đĩa.

Ý nghĩa của món (về dinh dưỡng hoặc về giá trị văn hóa / lịch sử)

Kaiseki được dịch ra là “đá ở trong lòng”. Món ăn Kaiseki Ryori được hình thành và phát triển được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ 16 với bậc thầy trà đạo Sen no Rikyu. Đây là một món ăn cao sang, chuyên phục vụ trong các buổi tiệc trà sang trọng.

Nguyên liệu chuẩn bị

Một Kaiseki Ryori chuẩn bao gồm có tổng cộng 14 món và sẽ thay đổi theo từng mùa khác nhau trong năm. Các món ăn bao gồm: món khai vị, rau củ, súp, món chính, món ăn kèm, món tráng miệng,… Các món được chế biến theo các kiểu từ kiểu ăn sống cho đến ăn hấp, nướng, hầm và lẩu.

Cách thực hiện

–       Vào mùa xuân: các món ăn chủ yếu các món rau non, hải sản. Ngoài ra sẽ thưởng thức các thức ăn như khoai mỡ, cơm nấu măng, các loại nhím biển như sushi, udon, sashimi,…

–       Vào mùa hè: các món ăn chú trọng vào giải nhiệt và thanh mát. Các món súp và món hầm được ưa chuộng hơn cả. Bên cạnh đó, các món ăn kèm với dưa hấu, cà chua, dưa leo để giúp mát, giải nhiệt.

–       Vào mùa thu đông: Kaiseki Ryori chú trọng vào các món ăn có tính ấm. Trong đó có cá ngừ, bò Kobe là hai nguyên liệu phổ biến.

Bổ sung ngay 4 món ăn dễ làm của Nhật Bản để làm phong phú bữa ăn của gia đình mình!

15 Món Ăn Đường Phố Ngon Nức Tiếng Của Hàn Quốc

Tteokbokki – Bánh gạo

Tteokbokki (còn được gọi là ddeokbokki hoặc dukboki) được xem là món ăn đường phố ngon số một Hàn Quốc. Tteokbokki được làm từ bánh gạo tròn dài, trộn cùng nước sốt và tương ớt Hàn Quốc. Nếu lần đầu tiên bạn đến Hàn Quốc, bạn nhất định phải thử món Tteokbokki, đây món ăn thể hiện nét tinh túy trong văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc.

Bulgogi & Japchae – Miến trộn

Bulgogi là món thịt bò nướng nổi tiếng của Hàn, không chỉ du khách mà phần lớn người dân Hàn Quốc cũng ưa thích món này. Bulgogi thường được gói cùng các lá rau diếp, lá vừng khi ăn. Đặc biệt, các quầy hàng bán Bulgogi cũng thường bán Japchae.

Japchae là món miến trộn thập cẩm được chế biến từ các loại rau quả như dưa chuột, củ cải, giá đỗ xanh, rễ cây hoa chuông Doraji và nhiều loại rau khác.

Korean Kogo

Là một món ăn nhẹ được bày bán trên khắp các con phố vỉa hè ở Hàn Quốc. Korean Kogo là sự kết hợp giữa hotdogs và khoai tây chiên, thay vì lớp vỏ bằng bánh mì như hotdogs kiểu Mỹ, những người bán hàng rong nơi đây đã tráng một lớp bột mỏng và “gắn” lên đấy vô số “hạt” khoai tây khiến món ăn trông giống như hình trái bắp.

Mực nướng

Là một món ăn khá phổ biến ở các nước châu Á và Seoul cũng không ngoại lệ. Món này chế biến khá đơn giản, mực được tẩm ướp sẵn gia vị và để nguyên con nướng. Khi ăn, người bán thường sẽ cắt nhỏ ra cho bạn, thường ăn kèm với các loại nước sốt và tương ớt.

Bánh mì trứng

Chỉ với khoảng 2.000 won là bạn đã có thể thưởng thức món bánh mì trứng thơm ngon khi đến Seoul. Ban đầu, bánh chỉ gồm nguyên liệu chính là trứng gà nhưng về sau món này được biến tấu thêm phô mai, thịt nguội để tăng thêm hương vị.

Tôm tẩm bột chiên giòn

Món tôm tẩm bột chiên giòn được nhiều du khách đến Hàn Quốc ưa thích bởi độ giòn tan của lớp vỏ bột bên ngoài và vị ngon ngọt của những con tôm được bọc bên trong.

Kem ống

Món kem ống thu hút du khách bởi kiểu dáng độc lạ. Thay vì ăn trong bánh quế, kem được nặn vào các ống bánh xốp giòn dài đến 32cm với nhiều hương vị như trà xanh, chocolate, vani… Khi ăn, thực khách chỉ việc cắn từ từ từng khúc bánh giòn tan quyện với lớp kem lạnh bên trong.

Kimbap

Món này trông giống như sushi phiên bản Hàn Quốc. Kimbap là món cơm cuộn rong biển với phần nhân được làm từ trứng, củ cải muối, cà rốt, dưa chuột hoặc cá ngừ, thậm chí có cả kim chi. Sau khi cuộn, món này được cắt thành những phần nhỏ cho dễ ăn.

Bắp

Còn gì tuyệt vời hơn khi trong thời tiết lành lạnh của Seoul được thưởng thức món bắp nướng nóng nổi, thơm phức, vàng ươm. Dù có nhiều cách chế biến như luộc, hấp, xào nhưng món bắp nướng vẫn được ưa chuộng hơn cả.

Khoai tây lốc xoáy

Khoai tây lốc xoáy là một món ăn vặt khá được ưa chuộng tại Hàn Quốc. Cách làm món này khá đơn giản, khoai tây được cắt và tạo thành hình xoắn ốc sau đó đem chiên giòn, rắc bên ngoài bột phô mai rồi xiên thành những que dài.

Hạt dẻ rang

Hạt dẻ rang là một trong những món khoái khẩu của nhiều người, nhất là vào mùa đông. Mùi hạt dẻ nướng ngậy ngậy, thơm phức tỏa khắp các con phố sẽ khiến du khách không thể cưỡng lại sức hút của món này.

Xúc xích nướng

Chỉ đơn giản là xúc xích nướng nhưng món này lại thu hút thực khách bởi hương vị thơm ngon đặc trưng. Tất nhiên, món này thường ăn kèm với nước sốt cay hương vị đậm chất Hàn hay tương ớt.

Khoai lang chiên

Ở Hàn Quốc, khoai lang chiên thường được phục vụ trong những chiếc cốc nhựa. Khoai lang tươi được cắt nhỏ, sau đó được tẩm bột chiên vàng ươm, giòn rụm. Món này ngon hơn khi bạn thưởng thức lúc còn nóng.

Mỳ tương đen

Mỳ tương đen là món ăn rất phổ biến ở Hàn Quốc, khi ăn mì sẽ trộn cùng tương đen, cà rốt, dưa chuột, thịt lợn cắt nhỏ và ăn kèm với kim chi.

Sữa chuối

Sữa chuối là món tráng miệng được cả người dân địa phương và nhiều du khách yêu thích. Đây là thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe thường được bày bán ở các cửa hàng tiện lợi và siêu thị trên khắp Hàn Quốc.

IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN HÀN QUỐC GIÁ TỐT

Bạn đang xem bài viết Top 15 Món Ăn Của Nhật Ngon Nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!