--- Bài mới hơn ---
Cách Chăm Sóc Cây Xương Rồng Nở Hoa Đẹp
Tăng Cường Các Món Ăn Từ Ốc Xương Rồng Cho Thực Đơn Của Bạn
Ai Mà Tin Được Cây Xương Rồng Lại Được Chế Biến Thành Vô Vàn Món Ngon Ở Quảng Nam Như Thế Này
Cách Làm Tàu Hủ Ký Cọng
Hướng Dẫn Cách Làm Món Đậu Hũ Ky Cuộn Mực Chiên Ngon Khó Cưỡng
1. Ương hột kiểng xương rồng
Có nhiều phương pháp để nhân giống xương rồng:
Hột để làm giống bao giờ cũng được chọn từ những cây mẹ thuộc giống mới, giống hiếm quý đang có giá nhất trên thị trường, hoặc là ở cây cho hoa đẹp đúng với sở thích của người trồng. Những cây mẹ này được chăm chút săn sóc kỹ trước thời kỳ trổ hoa cho đến lúc trái chín mới lấy hột ra ươm.
Với người trồng xương rồng để kinh doanh, họ thường nhập hột từ nước ngoài về. Tất nhiên, đây là những giống mới … ra lò, đang được “ăn khách” trên thị trường quốc tế. Việc nhập hột giống này có điều lợi là họ tiết kiệm được thời gian trồng tỉa, có ngay giống mới để bán ra thị trường hầu thâu được mối lợi nhanh chóng.
Khi trái xương rồng đến tuổi chín, ta lấy hột ra gieo ngay cũng được, hoặc phơi khô vài ba nắng để dành dùng đến khi cần.
Muốn ương hột, trước đó cần phải làm vườn ươm. Vườn ươm có kích thước nhỏ rộng ra sao là tuỳ vào nhu cầu và khả năng của nhà vườn.
Đất là vườn ươm phải là cuộc đất cao ráo, nên cuối xới kỹ vài lần cho đất được tơi xốp, và phải nhặt nhạnh hết cỏ dại cũng như các tạp chất khác. Trên vườn ươm nên có mái che đề phòng mưa bão. Mặt khác, chung quanh vườn ươm cũng nên rào chắn kỹ phòng ngừa gia súc, gia cầm cũng như chim chóc lẻn vào bươi phá.
Đất thịt pha cát thích hợp với cây xương rồng. Trong trường hợp gặp đất thịt nặng, ta nên trộn thêm phân chuồng và phân rác mục mới tốt.
Vườn ươm phải được lên líp cao, chiều ngang líp khoảng sáu bảy mươi phân, và chiều dài tuỳ vào cuộc đất làm vườn. Giữa hai líp nên chừa lối đi đủ rộng để tiện qua lại chăm sóc.
Khi líp đã làm xong, ta nên tưới đất thật ẩm mới gieo hột. Nên gieo theo hàng với cây cách cây khoảng từ 10 đến 15 phân, và hàng cách hàng cũng kích thước đó. Nên dùng ngón tay soi một lỗ nhỏ, sâu độ lóng tay rồi khoả đất kín lại, sau khi bỏ vào lỗ độ một, hai hột giống.
Trong trường hợp gieo số nhiều, ta có thể xạ, là cách vãi hạt giống trên mặt líp, như cách xạ lúa giống. Sau khi xạ xong, ta phủ lên trên mặt líp một lớp đất mịn và mỏng chừng một vài phân, giúp hạt giống chôn vùi xuống đất.
Hạt giống nằm trong đất khoảng mười ngày thì nẩy mầm. Hai tháng sau đó, cây xương rồng con đã cao độ vài phân và từ sáu tháng tuổi đã coi như cây trưởng thành, đem chưng làm kiểng được (hoặc đem bán được).
2. Trồng nhánh
Việc chăm sóc: Từ ngày gieo hột cho đến khi hột nảy mầm (trong vòng 10 ngày), ta nên tưới đất vườn ươm mỗi ngày một lần cho đủ ẩm. Nên tưới bằng vòi sen để có tia nước nhỏ. Khi biết chắc hột đã nẩy mầm thì tạm thời ngưng tưới. Nếu gặp lúc trời quá nắng hạn thì mỗi tuần tưới sơ một hai lần cũng được. Khi cây con được 2 tháng tuổi, ta có thể bứng ra trồng vào chậu (hoặc ra líp trồng). Muốn bứng cây con xương rồng, trước đó một buổi ta nên tưới đất vườn ươm thật ẩm để đất ở gốc mềm hẳn ra, rồi cứ thế nhổ từng cây con lên khỏi mặt đất, khỏi cần phải bứng nguyên bầu như các giống cây kiểng khác. Do giống xương rồng thuộc loại cây “dễ trồng, dễ sống” nên dù khi bứng có bị đứt đôi cái rễ con cũng không là điều đáng lo ngại.
Nhân giống xương rồng bằng cách trồng nhánh là phương pháp giản dị nhất và dễ thực hiện nhất. Với những cây giống quý hiếm, mới lạ, ai cũng muốn tìm cách nhân giống ra được số lượng nhiều, và cách trồng nhánh được coi là nhanh nhất. Ta dùng dao bén để “tách” những nhánh cần chiết ra khỏi cây mẹ. Vết cắt nên sắc ngọt, tránh để xước giập.
Nhánh mới được tách không nên đem giâm xuống đất ngay mà nên treo vào một nơi mát mẻ trong nhà hoặc ngoài mái hiên độ mươi ngày cho vết cắt thành sẹo, sau đó mới đem trồng vào chậu. Sau một thời gian ngắn, rễ xương rồng sẽ mọc ra từ cái sẹo này, và đương nhiên nhánh cắt sẽ trở thành một cây xương rồng mới, mang đặc tính như cây mẹ.
3. Tháp ghép
Trồng nhánh thì nhanh, nhưng số lượng cây con không nhiều bằng cách chờ cây ra trái lấy hột đem ươm.
Đối với các giống cây khác, việc tháp cây được coi là việc tương đối khó khăn, trừ những người chuyên môn ra, khó ai gặp thành công một trăm phần trăm được. Thế nhưng, với kiểng xương rồng lại khác, xương rồng là giống cây rất dễ trồng, ngay việc tháp cây cũng rất dễ, bất cứ ai chỉ nhìn qua một lần cũng làm được.
Chính nhờ vào việc tháp dễ dàng, nếu khéo tay và có óc sáng tạo ta sẽ tháp được nhiều giống xương rồng với nhau tạo thành một cây mới, mới từ thân cây đến màu hoa nhiều màu khác lạ. Chính nhờ vào việc tháp ghép dễ dàng này mà mọi người có thể tạo được kiểng xương rồng Bonsai, xương rồng hình thú, hoặc nhiều dáng vẽ khác đúng ý mong muốn của mình.
Tháp hay ghép xương rồng bắt buộc phải có cây làm gốc ghép, và một hay nhiều đoạn cành của những cây khác dễ tháp vào. Gốc ghép có thể là giống xương rồng bình thường, còn cành ghép thường là thuộc giống mới lạ có giá trị hơn.
Điều mà chúng tôi gọi là dễ làm ở đây là tại chỗ tháp (mối tháp) không phải bó bầu đất, mà chỉ dùng một đoạn chỉ nhỏ để ràng buột chặc hai bộ phận cành ghép với gốc ghép cho chúng dính chặt lại với nhau trong vài ba ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để hai vết cắt liền mí với nhau, mạch nhựa bên trong thông thương được với nhau tạo nên một cây mới …
Theo cách tháp này thì ta không chỉ tháp nhánh vào thân, mà còn tháp nhánh vào cành của cây làm gốc ghép nhưng chúng ta ghép Mai vậy.
Khởi đầu ta dùng dao bén vạt xéo gốc ghép, hoặc vạt hình nêm (như chữ V), cũng có thể cắt bằng mặt, sau đó lấy cành ghép từ cây giống khác cũng vạt theo cách tương ứng đã làm ở gốc ghép, rồi ráp chúng lại cho liền mí với nhau.
Việc sau cùng là dùng sợi chỉ nhỏ ràng chặt chúng cho dính vào nhau là được.
Khi ràng chỉ, ta lợi dụng các mấu gai làm điểm tựa để giữ chặt các mối chỉ khỏi bị tuột ra.
Việc tháp cành này nên thực hiện ngay khi vết cắt ở gốc ghép và cành ghép còn ướt nhựa mới tốt. Còn việc ràng chỉ là nhằm hai mục đích: một là giúp mối tháp mau liền mí với nhau, hai là tránh bị va chạm mạnh (có thể do tác động của gió) khiến vết ghép bị chênh hoặc bị rớt ra.
Điều thú vị ở đây là ta có thể tháp giữa giống xương rồng này với giống xương rồng khác: giống ít khía tháp với giống nhiều khía, hoặc giống khía tháp với giống múi, hay giống có gai tháp với giống không gai ….
Thông thường gốc ghép được các nhà vườn sử dụng là cây Thanh long, Hylocereus, giống Opuntia, hoặc Euphorbia Antiquorum …
Việc tháp xương rồng dù rất dễ, ai ai cũng có thể làm được, nhưng do đa số lớp người đi trước có tật xấu giấu nghề nên ngành kiểng xương rồng tại nước ta lại chậm tiến. Tiếc thay và tai hại thay …
--- Bài cũ hơn ---
Những Món Ăn Ngon Từ Quả Đậu Rồng, Chị Em Không Phải Băn Khoăn Mỗi Khi Vào Bếp
Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng Từ Quả Đậu Rồng
Cách Làm Cá Rô Phi Sốt Cà Chua Cho Cả Nhà Thưởng Thức
Chuẩn Bị Nguyên Liệu Và Cách Làm Món Cá Rô Phi Sốt Cà Chua
Hướng Dẫn Cách Nấu Canh Cá Rô Phi Ngon Nhất Hiện Nay