1. Apples/Applesauce – Táo/ Táo Nghiền – từ 4 tháng
Vitamins: A, C, Folate Khoáng chất: Kali, Magne, Calcium
Chế biến
-Gọt vỏ, bỏ lõi và cắt thành từng miếng nhỏ.
– Xếp các miếng táo vào 1 cái chảo cùng vừa đủ lượng nước, đun nóng để từ từ làm mềm lớp cùi
-Hấp/luộc táo đến khi mềm.
-Táo cũng có thể trộn cùng với bột khoai tây để tăng độ mịn của hỗn hợp. Nếu nghiền mà vẫn chưa mịn đến độ cần thiết, thì làm theo các bước sau:
-Lấy lại phần nước hấp/luộc táo lúc nãy
2. Bananas – Chuối – từ 4 tháng
– Cho táo đem mài và trộn chỗ nước đó vào .
Vitamins: A, C, Folate Khoáng chất: Kali,Phốt pho, Selen, Magne, Calci
Nguyên liệu
1 quả chuối chín
– Bóc vỏ chuối, ko cần làm chín.
– Cho chuối vào máy xay, xay nhỏ.
– Cũng có thể cho chuối vào một cái bát rồi dùng dĩa dằm nhỏ, xong cho vào lò vi sóng quay 25s để chuối mềm ra.
3. Banana Applesauce Mush – Món Táo và Chuối trộn – từ 4 tháng
– Cho sữa bột/sữa mẹ vào hoặc cho bột ngũ cốc vào để làm hỗn hợp đặc lại.
Nguyên liệu – 2 quả táo – 1 quả chuối chín
Chế biến
-Bóc vỏ, bỏ lõi và xắt táo thành miếng nhỏ.
– Làm mềm táo với 1 chút nước trong 1 cái cháo nóng.
– Luộc táo đến khi mềm nhừ, nhớ kiểm tra lượng nước để đừng cạn quá.
– Bóc vỏ chuối, dằm nát trong một cái tô bằng dĩa (xong hâm trong lò vi sóng 20s để làm mềm nếu cần)
– Trộn hỗn hợp táo và chuối với bột mầm lúa mì
4. Baked Apples: Táo nướng – từ 6 tháng
– Hoặc xay nhỏ với bột khoai tây để làm mịn món trộn này.
Chế biến
– Bóc vỏ và bỏ lõi táo đi (Thực ra bóc vỏ, rồi khoét một cái lỗ ở giữa quả táo)
– Cho 1 chút bơ (nếu bé đã ăn được các loại thực phẩm từ sữa) vào phần lõi táo (cho thêm 1 chút bột quế nếu bé đã ăn đc bột quế)
– Cho lên chảo nóng sâu lòng cùng 1 chút nước để làm mềm cùi táo – khoảng 2 đốt ngón tay nước (2,5cm)
5. Mango* Creamy Puree : Kem xoài – từ 6 tháng
– Cho vào lò nướng ở 400 độ trong 30p cho đến khi táo mềm.
– Một khi đã nướng chín thì có thể cắt táo thành từng miếng nhỏ và cho bé tự cầm ăn.
Vitamins: A (1262 IU in one cup.), C, E, K, Folate KHoáng chất:kali, phốt pho, Ma nhê, Calcium, Sodium
– Nếu bé chưa ăn đc sữa chua hoặc mẹ chưa muốn cho con ăn nước hoa quả, thì cách làm đơn giản là gọt vỏ, bỏ hạt rồi dằm nhuyễn đến độ thô con ăn được là ok.
Nguyên liệu – 1 quả xoài chín – 1 hũ sữa chua thường/ hương va ni – hoặc nước, nước táo ép, nước mận mỹ ép
Cách làm
– Xoài gọt vỏ, bỏ hạt và dằm đến khi nhuyễn.
– Cho thêm sữa chua hay nước táo/nước mận mỹ ép vào là đc món kem xoài.
– Xoài ko cần phải nấu chín bé mới ăn đc, và là lựa chọn tốt khi bé đến tầm ăn đc hoa quả tươi. = Xoài cũng có thể được hấp chín rồi nghiền mà ko sợ làm mất chất. Cũng có thể lấy xoài làm món “ăn để nghịch” khi bắt đầu cho bé tự ăn bằng cách cắt nhỏ miếng xoài, rồi “bọc” bên ngoài bằng các áo bằng ngũ cốc để bé dễ cầm.
6. Papaya: Đu đủ – từ 6 tháng
Con HB đã ăn thử món xoài trộn sữa chua. Kết quả là dễ ăn, ngon, ngậy. Không có hại gì cho đường tiêu hóa cả!
Món chuối, đu đủ, táo cũng đã được nếm qua. Tuy nhiên táo thì lại ko được làm chín cẩn thận như trong hướng dẫn. Vì thế táo Hb thường chỉ ép lấy nước, ko cho con ăn cả cùi được. Giờ biết cách làm để con ăn được cả quả táo rồi! :Smiling:
Vitamins: A, C, Folate Minerals: Potassium, Calcium
Nguyên liệu 1 quả đu đủ chín
Chế biến – Gọt vỏ, bỏ hạt và ruột đu đủ đi . Xong nghiền nhuyễn đến độ mà bé có thể ăn được. Nhớ là phải chọn quả đu đủ đã chín hoàn toàn.
7. Kiwi – từ 8 tháng
– Một số bé có bụng dạ “nhạy cảm” nên ăn các loại quả mềm để giúp hấp thu lượng đường và chất xơ giúp tiêu hóa tốt. Trong trường hợp này thì nên hấp đu đủ từ 5 -10p để đu đủ thật mềm rồi hẵng cho bé ăn.
Một vài gợi ý làm món đu đủ cho bé – Trộn đu đủ vớichuối và bơ – Trộn chuối, đu đủ và sữa chua. – Nấu món cháo thịt gà với đu đủ (ặc ặc)
Vitamins: A, C, K, Folate Minerals: Potassium, Phosphorus, Magnesium, Calcium
Nguyên Liệu 1 quả kiwi chín
Chế biến
1. Gọt vỏ kiwi
8. Kiwi Banana Tango : Món Chuối và Kiwi trộn Xoài – từ 8 tháng
2. Xay hoặc nghiền bằng dĩa, rồi trộn thêm bột ngũ cốc (nếu thích) để làm đặc. – Kiwi không cần làm chín, và cũng ko cần bỏ hạt.
– Kiwi là loại quả giàu Vitamin C và cả chất chua nữa, vì thế nên để đến khi bé đc 10 thángtrở lên hẵng cho ăn thì tốt hơn.
9. Cooling Baby Banana Yogurt Pops : Món sữa chua chuối lạnh – Từ 8 tháng
Nguyên Liệu 1 quả kiwi chín: gọt vỏ và xắt nhỏ 1/2 quả chuối chín: bỏ vỏ (đương nhiên, hehe) ½ quả xoài chín: gọt vỏ và xắt nhỏ
Chế biến – Dằm nhuyễn hỗn hợp trên hoặc cho vào máy xay. Có thể cho thêm sữa chua để làm thành món kem béo ngậy hoặc trộn với bột ngũ cốc
Nguyên liệu 1 cốc chuối xay hoặc 2 quả chuối chín 1 cốc sữa chua thường
Chế biến – Xay hoặc dằm nhỏ chuối với sữa chua đến khi đc một hỗn hợp nhuyễn mịn.
– Đổ hỗn hợp vào khay làm đá, và để lạnh đến khi hỗn hợp đặc lại. Mỗi bữa cho bé ăn từ 1 đến2 viên.
Biến tấu – Món dâu tây sữa chua lạnh – Món đào sữa chua lạnh – Món đu đủ sữa chua lạnh
1 0. Tofu-Fruit Mush – Món đậu phụ trộn hoa quả
Nguyên liệu – 120ml đậu phụ (chắc tầm 1 bìa loại 1k/bìa) – 1 quả chuối chín đã bóc vỏ – ¼ cốc dâu tây, hoặc đào ướp lạnh – 3 thìa cà phê bột ngũ cốc
Chế biến
11. Baby’s Yummy Avo**** Fruit Salad – Món sa lát quả bơ – từ 6 tháng
– Xay tất cả các nguyên liệu trong máy xay sinh tố đến khi mềm và mịn
– Cho bé ăn bằng thìa hoặc đổ đều ra một cái đĩa. – Món này rất thích hợp để tập cho bé cách dùng thìa như thế nào. – Vì nó rất dính thìa, và hạn chế chuyện bé làm rớt thức ăn khi xúc. – Cũng có thể làm lạnh món này và gọi nó là “Kem đậu phụ”
Nguyên liệu 3 hoặc 4 quả bơ chín 3 hoặc 4 quả chuối 3 hoặc 4 miếng Lê (đã hấp chín) 2 hũ sữa chua (với bé trên 8 tháng)
Mà toàn nấu lên thế có hết vitamin ko mẹ nó nhỉ
Có vẻ nhà này với nhà mình cùng nuôi con theo một phương pháp
Tớ cũng toàn cho con ăn tươi từ hồi 3 tháng chứ chả đun nấu tẹo nào. Thiết nghĩ hoa quả cứ phải tươi mới nhiều vitamin chứ nhỉ
Cám ơn chủ top nhá, rất bổ ích
Trứng là món ăn bổ dưỡng nhưng dễ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu và đặc biệt là dễ gây dị ứng cho trẻ em. Trứng – Thực phẩm vàng trong thực đơn của bé Chế độ trứng dành cho bé Trứng vịt lộn, óc lợn và nội tạng có thực sự tốt cho trẻ? Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng). Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như : sắt, viatmin A, kẽm…Vì vậy trứng là một thức ăn bổ dưỡng
Nhưng ăn trứng thế nào là đúng thì không phải ai cũng biết.
Trước hết chúng ta cần biết giá trị dinh dưỡng của trứng như thế nào?
Thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt: 70g (cả vỏ)
nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả
Giá trị dinh dưỡng của 100g trứng
Như vậy giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt, hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rẩt ít trong thực phẩm, hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.
Lượng trứng cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ?
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hoá tuỳ theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau :
Trẻ 6 -7 tháng tuổi: chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 lần/tuần
Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa ăn 3 – 4 bữa trứng 1 tuần
Trẻ 1 – 2 tuổi: nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng
Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Cách chế biến trứng như thế nào là tốt nhất?
Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là Salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất là nên ăn trứng luộc chín tới, không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất… mà các vitamin cũng bị mất đi ít.
Lưu ý khi luộc trứng gà:
Không ít người khi luộc trứng thường cho rằng cho vào đun sôi chín là được, nên nhiều khi trứng bị nứt hoặc vỡ làm mất chất dinh dưỡng.
Cách luộc đúng là: Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới. Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm, tốt nhất là ăn trứng luộc chín tới.Me & Be
– Phải thay đổi thực đơn cho bé hàng tuần, 1 chén cháo hoặc phải đầy đủ 4 dưỡng chất Chất đạm: thịt cá, trứng, sữa… Chất béo: dầu ăn, mỡ Chất đường bột: gạo, mì Các vitamin và khóang chất: Các loại rau xanh
Không nên ép khi trẻ không muốn ăn
– Trẻ biếng ăn thường ăn rất lâu, vì vậy phải chia ra nhiều bữa ăn nhỏ không nên ép trẻ ăn một lần nhiều quá Trước bữa ăn không nen cho trẻ ăn các loại bánh, trái cây sẽ làm cho bé no không muốn ăn, trái cây nên sử dụng sau bữa ăn 1 tiếng. Ngòai bữa ăn chính có thể có những bữa ăn phụ như: sữa, yaour, bánh flan, chuối… Khi bé bị bệnh ho, viêm họng thì thường hay biếng ăn vì vậy không nên ép trẻ ăn khi trẻ không muốn, hay cho trẻ ăn ít lại 1 chút nhưng khi trẻ khỏe thì trẻ sẽ tự động ăn nhiều hơn.Me & Be