Top 14 # Cách Chế Biến Món Chân Gà Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Chế Biến Chân Gà Nướng

Chân gà là món nhậu ngon và hấp dẫn cho tất cả những ai thưởng thức. Không chỉ ông xã mà các chị em cũng rất mê món chân gà. Trời lạnh, được ngồi nhâm nhi từng chiếc chân gà nóng hổi với tương ớt cay cay thật ngon và thú vị.

Chân gà nướng là món được lựa chọn nhiều nhất vì nó được tẩm ướp nhiều loại gia vị khác nhau. Ưu điểm lớn nhất của chân gà nướng chính là mùi thơm và vị ngọt nhờ gia vị.

Trước khi chế biến chân gà, chị em cần lưu ý cách sơ chế. Chân gà đã được bóc da, bỏ móng bên ngoài, sau đó đem rửa với rượu trắng và nước cốt gừng cho thơm, để ráo chờ chế biến.

Tự nướng chân gà tại nhà đảm bảo vệ sinh lại thơm ngon, vì thế chẳng có lý do gì mà các chị em lại không thử làm món này đãi cả nhà trong bữa cơm chiều nay cả.

1-Chân gà nướng nghệ

Tuy là chân gà nướng nghệ nhưng không có nghĩa là bạn sẽ chỉ ướp chân gà với nghệ thôi. Nghệ cho vào chân gà một lượng vừa phải để có mùi thơm đặc trưng và màu vàng ươm trông rất hấp dẫn.

Ngoài ra không thể thiếu các gia vị như tỏi băm, sả băm, ớt, đường… Những gia vị này sẽ khiến cho món chân gà nướng của bạn đậm đà hơn, đặc sắc hơn rất nhiều.

– 6 chân gà – 1 củ nghệ nhỏ – 1 củ cà-rốt, 1/2 quả dưa leo – 1/2 quả ớt Đà Lạt đỏ – 1 thìa súp tỏi băm – 1 thìa súp sả băm – 1 thìa cà-phê ớt xay – Xà lách, 2 thìa súp giấm – 1 thìa súp đường – Hạt nêm – Dầu ăn

Món chân gà nướng nghệ, vàng ươm, thơm lừng đầy mê hoặc người thưởng thức (Ảnh: Internet)

– Làm sạch chân gà.

– Gọt vỏ nghệ, giã nhuyễn. Thái hạt lựu dưa leo, cà-rốt, ớt Đà Lạt, ngâm với hỗn hợp giấm đường.

– Ướp chân gà với tỏi, sả băm, hạt nêm, ớt xay, nghệ, dầu ăn để 10 phút cho ngấm gia vị. Xếp chân gà lên vỉ nướng vàng trên bếp than hoa.

2-Chân gà nướng ngũ vị

Chân gà nướng ngũ vị hương sẽ tạo nên mùi thơm khác biệt và đặc trưng hơn so với chân gà nướng nghệ bởi sự đậm đặc của thứ ngũ vị này.

Hơn nữa, để món ăn thêm ngon hơn, bạn cũng vẫn phải cần bổ sung các gia vị khác như hành tỏi giã nhuyễn, muối, đường… Một chút mật ong khiến cho màu của chân gà đẹp hơn và vị của món ăn vì thế mà cũng tinh tế hơn rất nhiều.

Chân gà nướng ngũ vị chắc chắn sẽ khiến cho bữa cơm gia đình bạn thêm hấp dẫn, nhất là trong thời tiết lạnh lẽo như thế này.

Nguyên liệu:

– 10 chân gà ta, làm sạch – 1 gói ngũ vị hương – Hành, tỏi giã nhuyễn, lấy nước cốt – Mật ong, dầu ăn – Muối, đường, nước mắm

Chân gà nướng ngũ vị chắc chắn sẽ khiến cho bữa cơm gia đình bạn thêm hấp dẫn, nhất là trong thời tiết lạnh lẽo như thế này (Ảnh: Internet) Thực hiện:

– Cho chân gà vào nồi, hấp khoảng 10 phút, lấy ra. Với cách làm này sẽ giúp cho chân gà lúc nướng sẽ không bị khô.

– Ướp chân gà với gia vị gồm: ngũ vị hương, muối, đường, nước mắm, dầu ăn, mật ong, nước cốt hành, tỏi, để khoảng 5 giờ, trở đều chân gà cho ngấm gia vị.

– Cho vào vỉ nướng, thỉnh thoảng, dùng cọ phết gia vị lên chân gà. Nướng cho đến khi chân gà chín vàng, có mùi thơm.

– Món chân gà nướng ngũ vị dùng kèm với muối tiêu chanh.

Cách Chế Biến Món Chân Gà Nướng Thơm Ngon Tại Nhà

Khi tự chế biến món chân gà nướng tại nhà bạn chẳng không cần lo lắng đến vấn đề chân gà có chất lượng không, tẩm ướp có an toàn hay không hay chế biến có vệ sinh không?

Trước khi nướng chân gà cần sơ chế sạch:

– Sau khi mua về, làm sạch hết phần móng chân và bỏ lớp da màu vàng bên ngoài. Rửa sạch chân gà bằng nước muối, rồi rửa lại với rượu trắng. Để loại bỏ mùi hôi thì bạn rửa với nước cốt gừng.

Cách làm chân gà nướng ngon khá đơn giãn, khâu tẩm ướp là quan trọng nhất. Với 2 cách nướng chân gà đơn giãn sau, bạn sẽ có món chân gà nướng ngon tuyệt.

1/ Cách làm món chân gà nướng nghệ:

Món chân gà nướng nghệ được cải tiến mới của món chân gà nướng thông thường. Với gia vị Nghệ sẽ giúp món chân gà thêm đẹp mắt và vị đậm đà hơn.

* Nguyên liệu của món chân gà nướng nghệ:

– 6 chiếc chân gà ( có thể tăng lượng theo số lượng người ăn) – 1 củ nghệ vàng – Tỏi băm, sả băm, ớt xay: 1 thìa – 2 thìa giấm, 1 thìa đường – Rau xà lách – Hạt nêm, dầu ăn

* Cách chế biến:

– Sau khi mua chân gà về mang sơ chế như trên, sau đó để ráo nước

– Ướp chân gà: để chân gà vào bát, sau đó cho sả băm, tỏi xay, ớt xay, hạt nêm, nghệ, dầu ăn vào. Trọn đều hỗn hợp gia vị cùng chân gà rồi để khoảng 10 phút cho gia vị ngấm vào. Một cách nữa bạn cũng có thể ướp chân gà với muối ớt để món chân gà nướng có được mùi thơm đặc trưng.

2/ Cách làm món chân gà nướng ngũ vị:

Món chân gà nướng ngũ vị này cũng đậm đà không kém mà cách làm cũng không quá cầu kì. Vốn món chân gà nướng đã có mùi thơm đặc trưng và hấp dẫn rồi, ướp thêm hương vị của ngũ vị hương sẽ mang lại hương vị thơm ngon khó cưỡng.

* Nguyên liệu để chế biến món chân gà nướng ngũ vị:

* Cách chế biến:

– Tương tự như trên sau khi mua chân gà về làm sạch. Sau đó cho chân gà hấp hoặc luộc qua khoảng 10 hút, vớt ra để ráo nước. Cách này giúp chân gà không bị khô.

– Tẩm ướp chân gà đã ráo nước với các gia vị: ngũ vị hương, đường, muối, nước mắm, tỏi băm, ớt, một ít dầu ăn, và mật ong. Sau khi trọn đều hỗn hợp này, bạn nên ướp trong vòng 5 tiếng để chân gà thấm gia vị và đậm đà hơn.

– Sau khi đã ngấm gia vụ, mang chân gà đi nướng, đặt chân gà lên vỉ nướng, thưởng xuyên trở chân gà, thỉnh thoảng phết thêm ít gia vị lên chân gà nướng không bị cháy khét, chín đều, mềm và đậm đà hơn. Để chân gà nướng đến khi có màu vàng ươm, hương thơm tỏa ra là được.

Với 2 cách chế biến chân gà nướng thơm ngon này, bạn có thể làm ngay tại nhà để thưởng thức cùng gia đình, hay làm món nhậu cho chồng thì chắc chắn anh ấy sẽ phải bất ngờ và hạnh phúc khi có một người vợ đảm như bạn đấy.

5 Biến Tấu Chân Gà Làm Món Nhắm

Không ít người cho rằng chân gà chỉ toàn xương và da, không có gì để ăn. Nhưng nếu biết cách chế biến, nó dễ dàng thành món nhắm gây nghiện. Lưu ý, nên chọn chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không có vết lạ như đốm đỏ, xanh, vàng… Sờ vào chân gà không thấy nhớt là chân gà còn tươi.

Chân gà nướng muối ớt

Chân gà nướng là một trong những món ăn vặt quen thuộc, được giới trẻ ưa chuộng. Thông thường, chân gà công nghiệp đem nướng sẽ ngon hơn chân gà ta vì chúng có nhiều da và mỡ. Bạn có thể mua gói sẵn trong siêu thị, về sơ chế sạch với muối, giấm (hoặc rượu), gừng. Tuy nhiên lúc ướp thì không nên cho muối, tránh bị mặn.

Ướp chân gà với tỏi, ớt, tương ớt trong hai tiếng. Trước khi nướng thì cho muối hạt vào, trộn lên 2-3 phút rồi nướng đến khi chín vàng. Chân gà nướng muối ớt sẽ thơm và ngon hơn nếu thực hiện trên bếp than. Nhưng nếu ngại quạt lửa, bạn dùng lò nướng ở 200 độ C, nên làm nóng trước trong khoảng 7-10 phút. Lót giấy nến hoặc giấy bạc vào khay nướng trước khi xếp chân gà lên. Cứ cách 10 phút thì lấy ra phết thêm gia vị, trở mặt và kiểm tra cho đến khi ngả màu vàng là được. Món chân gà nướng sa tế cũng ướp tương tự.

Chân gà ngâm cóc non

Sau cơn sốt chân gà ngâm sả tắc thì gần đây món chân gà rút xương ngâm cóc non được nhiều người ưa chuộng nhờ chân gà dai sần sật, kết hợp với độ giòn của cóc nhai vui miệng. Món này khó ở khâu rút xương chân gà sao cho không bị nát. Muốn làm chuẩn, sau khi sơ chế, bạn phải luộc chân gà với gừng sả cho chín rồi để vào tủ lạnh hoặc ngâm nước đá. Tiếp theo, dùng dao rạch những đường dọc theo ngón chân và cẳng chân, rồi tách lấy xương.

Cóc non gọt vỏ, chẻ làm đôi hoặc bốn rồi đem ngâm trong nước đường đá tạo độ giòn. Phần nước ngâm pha bằng hỗn hợp sả bào mỏng, gừng cắt sợi, tắc cắt cắt làm đôi nhưng không cần vắt, nước mắm, đường, bột ớt (hoặc ớt tươi xay nhuyễn), nước cốt chanh (hoặc giấm nuôi), nêm nếm vừa miệng là được. Sau đó cho chân gà, cóc vào, trộn đều để ít nhất 30 phút là có thể thưởng thức. Món này bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng 1 tuần. Chân gà đã rút xương nên dễ ăn, thích hợp vừa nhâm nhi, vừa xem phim.

Chân gà hấp tàu xì

Các tín đồ dimsum chắc chắn không mấy xa lạ với món này. Phần chân gà hấp tàu xì thường có màu đen, nhìn không mấy hấp dẫn nhưng dễ làm bạn thỏa mãn với độ béo vừa phải cùng vị mặn, thơm nhẹ của gia vị. Bên cạnh đó, chân gà hấp đến mềm rục có thể khiến bạn ăn sạch, chỉ chừa xương.

Món này chế biến khá công phu. Quan trọng nhất là hỗn hợp nước sốt phải chuẩn. Gia vị làm nước sốt gồm dầu hào, hoa hồi, đinh hương và tàu xì (nước tương đậu đen), cũng là hành phần chính làm nên cái tên của món ăn.

Sơ chế chân gà rồi luộc với nước lọc pha giấm, đường vàng trong 3 phút. Phi tỏi, chiên chân gà đến khi vàng rồi vớt ra, để ráo dầu, sau đó lại phi hỗn hợp ớt, tỏi, gừng cho thơm. Đổ chân gà đã chiên vào. Rưới hỗn hợp nước sốt gồm 2 thìa canh tàu xì, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê bột ngọt, nửa thìa cà phê đường, 1/3 thìa cà phê hạt tiêu và 2 thìa cà phê nước lọc. Công thức này áp dụng cho 500 gram chân gà. Cuối cùng, cho hoa hồi, đinh hương vào chảo, đậy vung. Hầm chân gà trong 30 phút trên lửa nhỏ cho tới khi nước sốt cô đặc lại, chân gà mềm thì xếp vào đĩa. Bạn có thể dùng xửng hấp nhỏ để giữ nóng cho chân gà. Món này càng mềm rục, càng thấm vị và ngon. Sau khi hoàn thành, chân gà có màu vàng nâu đẹp mắt, thơm mùi thảo dược, có thẻ ăn cùng cơm, bánh mì hoặc ăn không.

Chân gà muối chua

Chân gà muối chua là một trong những món ăn khá nổi của dân Tứ Xuyên, chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng nếu chán, bạn có thể đổi vị. Chân gà mặn kèm vị cay của ớt tươi. Phần da mềm, béo nhai sần sật. Thành phần chính của món ăn là ớt xanh và chân gà. Bạn có thể rút xương hoặc không.

Cách làm khá đơn giản. Luộc chân gà, thêm vào vài miếng gừng, sả để khử mùi hôi, kèm ít gia vị như tiêu, rượu theo sở thích. Muốn ăn chân gà giòn thì luộc khoảng 15 phút, chân già chín rục thì luộc lâu hơn 5 phút. Luộc xong, bạn ngâm chân gà trong nước đá hoặc rửa dưới nước lạnh nhiều lần.

Đun sôi nồi nước ngâm với hạt tiêu, muối, đường, giấm trắng, ớt xanh nguyên trái trong 2-3 phút. Nên chọn loại ớt xanh có vỏ mỏng và dài, còn tươi để không bị thối khi ngâm. Cuối cùng cho chân gà luộc vào ngâm ít nhất hai ngày là có thể ăn. Bạn có thể trữ chân gà ngâm ớt trong ngăn mát tủ lạnh được ít nhất 2 tuần.

Chân gà xào cay

Nếu là mọt phim Hàn, bạn sẽ không cảm thấy lạ lẫm với món nhắm cay xè khoái khẩu của dân Hàn Quốc. Chân gà sốt cay phủ một lớp ớt đỏ, bày bán nhiều trong các chợ ẩm thực ở xứ sở kim chi, thoạt nhìn trông hấp dẫn nhưng không phù hợp với người ăn cay kém.

Chân gà sau khi sơ chế, cắt làm đôi rồi luộc trong nồi nước pha hoa hồi, quế, nước tương (xì dầu). Đun trong khoảng 30 phút thì vớt ra, để ráo.

Pha tương cà, tương ớt Hàn Quốc và đường để làm nước sốt. Thích ăn cay thì bạn thêm ớt bột Hàn Quốc (loại thường dùng để nấu tokbokki), vừa có màu đỏ đậm đẹp mắt, vừa cay cay ăn đã miệng. Phi tỏi trong dầu nóng, cho chân gà và rưới sốt pha sẵn vào xào, đảo đều tới lúc thấm vị là xong. Bày chân gà ra đĩa. Rắc vừng (mè) rang lên trên là xong. Món này lý tưởng thưởng thức vào chiều mưa, có thể ăn như snacks, hoặc làm món nhắm kết hợp với chai rượu soju tại gia là “hết sẩy”.

Vi Yến

Cách Chế Biến Rau Câu Chân Vịt

Rau câu chân vịt là một loại rong có hình thù giống những ngón chân vịt, thường bám sát bề mặt những hòn đá hay rạn san hô. Khoảng chừng tháng 3 đến tháng 5 là giai đoạn rong chân vịt phát triển nhất. Mỗi buổi sáng sớm hay chiều về, khi thủy triều rút, người dân vùng biển mang gùi đi thu hoạch rong câu. Dụng cụ đơn giản chỉ là một cái liềm nhỏ và một cái thau nhưng việc chế biển rau chân vịt lại hết sức cầu kì và công phu.

Rau câu chân vịt được cư dân vùng biển ví như là loại “rau xanh” vì các món được chế biến từ rong câu vừa ngon lại bổ dưỡng. Rong câu hái về, lượm bỏ những thứ rong tảo khác lẫn vào, rửa sạch đất cát, đem ngâm nước nhiều lần, phơi nắng cho khô để dùng dần.

Nhưng phổ biến hơn cả là rau câu chân vịt nấu chè – một món quà vặt dân dã, rẻ tiền lại không “kén chọn” theo độ tuổi hay thể trạng. Muốn cho ra đời một món chè ngon, để lại ấn tượng trong lòng người ăn thật không đơn giản tí nào.

Rau câu chân vịt là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe chứa nhiều Canxi và Iốt, ngoài ra rau câu chân vịt còn có tính thanh nhiệt rất thích hợp dùng trong mùa hè, đây là loại rong biển được sơ chế trực tiếp từ thiên nhiên không dùng chất bản quản. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến rau câu chân vịt:

– 200gram rau câu chân vịt khô hoặc tươi ( Loại khô phải ngâm nước cho nở ra như tươi)

– Đường phèn (có thể dùng đường phổi, đường cát vàng, hoặc đường trắng)

Ngâm rau câu chân vịt khô vào nước từ 1 giờ trở lên, cũng có thể để qua đêm (lượng nước nhiều ít tùy thích) đến khi nào nở ra vừa phải (dùng tay bấm sợi rong thấy mềm mềm là được, không nên để quá dai hay quá mèm chè sẽ không ngon)

Lúc ngâm cắt quả chanh nặng vào nước mục đích là để chanh khử mùi tanh đặc trưng trong rau câu chân vịt. và làm trăng hơn. Chú ý nếu khi ngâm lượng nước nhiều thì năng chanh nhiều, ngâm ít thì lượng chanh nặng vào ít.

Gừng gọt vỏ, thái sợi

– Cho rau câu đã ngâm nở ra và làm sạch sỏi đá, san hô thì tiến hành nấu

– Cho rau câu vào nồi đổ lượng nước xấp xấp rau câu, không quá nhiều cũng không quá ít. Nếu đổ nước quá ít rau câu sẽ rất cứng, nếu đổ nước quá nhiều rau câu sẽ không đông.

– Sau khi đã đổ nước xong cho lên bếp nấu với lượng lửa vài phải cho đến khi sôi thì hạ lửa, khuẩy đều cho rau câu tang ra.

– Thời gian từ khi sôi đến khi kết thúc là khoảng 5 phút, đừng để sôi quá lâu rau câu tan ra hết sẽ không ngon.

– Sau khi sôi khoảng 5 phút các bạn tiến hành cho đường phèn và gừng đã thái sợi vào rồi tắt bếp.

– Cho vào chén để nguội rau câu sẽ tự đông lại. Có thể dùng ngay hoặc bỏ tủ lạnh dùng dần.

– Tùy theo sở thích của các bạn mà đổ nước nhiều ít khi nấu. Và nhớ cho gừng vào thì nó mới tạo ra hương vị đặc trưng.

– Nên nấu với đường phèn thì rau câu ăn có vị ngọt nhẹ rất ngon, nếu không có đường phèn sử dụng đường cát vàng cũng được

– Nếu sử dụng rau câu chân vịt khô thì nên ngâm trong thời gian tương đối lâu, và nhớ rữa, lọc bỏ sỏi đá thật kỹ, nếu không khi nấu sỏi đá sẽ đọng ở dưới nồi và khi cho vào chén nhớ bỏ lớp mõng dưới đáy nồi (tránh sỏi đá sót lại).

Về mặt dinh dưỡng, rong câu chân vịt có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, thông tiểu. Sau khi đi nắng hay lao động ra mồ hôi nhiều thì các món từ rong câu vừa để giải nhiệt, lại có vị ngọt, có tác dụng khử thấp trừ phong và cũng là nguồn thức ăn thích hợp với những người sợ mập, thích giữ eo.

Những ai sinh ra và lớn lên nơi miệt biển thì chén chè sền sệt, sừng sực vị rong chân vịt nóng, thơm nồng mùi gừng là món ăn ngon khá quen thuộc.

Cuối cùng chúc cả nhà có một món ăn giàu dinh dưỡng, vơi đi nỗi nhớ quê hương!

Giới thiệu website : https://nammothay.info/