Top 12 # Cách Chế Biến Món Rau Mầm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Chế Biến Rau Mầm

Cách chế biến rau mầm để có một bữa ăn ngon và bổ dưỡng cho gia đình thân yêu của bạn

Công dụng của rau mầm

Rau mầm có rất nhiều công dụng, ngoài việc chữa bệnh, rau mầm còn dùng làm thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn nơi bán hạt giống rau mầm uy tín, chất lượng và những công dụng của rau mầm. Rau mầm là một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt. Nó cung cấp rất nhiều khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo như nghiên cứu, thì trong rau mầm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp 3-5 lần sao với các loại rau khác. Chính vì thế nếu bạn sử dụng rau mầm chế biến cho món ăn hằng ngày thì rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, rau mầm rất thích hợp cho những bạn muốn giảm cân, nó là món ăn thay thế cho những món có chứa nhiều chất béo. Chính vì vậy rau mầm sử dụng để ăn kiêng rất hữu hiệu. Theo khoa học, thì rau mầm có khả năng làm chậm quá trình lão hóa cho cơ thể, vì trong rau mầm có chứa nhiều chất chống oxi hóa, ngăn ngừa ung thư và loại trừ độc tố cơ thể. Nhờ vào chất Antioxidants có trong rau mầm, sẽ giúp bạn tránh khỏi những chất phóng xạ và độc hại, tang cường sức để kháng và hệ miễn dịch.

Nhận biết được hạt giống tốt :

– Hạt giống phải còn hạn sử dụng: không nên chọn những hạt giống đã hết hạn, vì lúc đó mầm không còn tốt nữa. – Hạt giống được bảo quản tốt: khi mua nên chọn hạt giống có bao bì sạch, không bị nát, có thương hiệu công ty càng tốt. – Hạt giống không có thuốc bảo quản: đây là yếu tốt cực kỳ quan trọng, vì đã gọi là rau sạch mà sử dụng hạt giống có hóa chất bảo quản thì thôi rồi. – Nguồn gốc rõ ràng: nên chọn những hạt giống có nguồn gốc rõ ràng. – Nên chọn những hạt giống có xuất sứ rõ ràng như Việt Nam hoặc Italia, Thái lan, Úc…

Một số lưu ý khi trồng rau mầm :

Không nên để khay rau mầm ngoài ánh nắng trực tiếp, chỉ nên để nơi có ánh sang tán xạ.

Chọn nơi bán hạt giống có uy tín, chật lượng.

Cách làm rau mầm

Một số món ăn ngon, lạ miệng với rau mầm :

1. Rau mầm chấm sốt cà chua :

Nguyên liệu :

+ Rau mầm : 250g

+ Cà chua : 2 quả

+Hành khô : 2 củ

+Dầu ăn

+ Gia vị : hạt nêm, nước mắm

Cách chế biến nước sốt cà chua :

+ Cà chua rửa sạch thái múi cau, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn

+ Cho dầu ăn vào một nồi nhỏ, cho hành vào phi thơm sau đó cho cà chua vào xào ở lửa to. Nêm một chút hạt nêm, nước mắm vào cà chua rồi xào tiếp.

+ Sau khi cà chua nhuyễn thì cho 1,5 bát nước con vào nồi (tốt nhất là nước nóng) đun cho sôi rồi vặn lửa nhỏ, đun liu diu cho cạn bớt nước. Thành phẩm cho được là nước sốt cà chua có vị mặn vừa, chua chua (nếu muốn ngọt cho thêm chút mì chính hoặc nêm thêm chút đường) .

Khi dùng có thể cho 1 chút rau mầm vào bát chan thêm sốt cà chua ấm lên bạn sẽ có một món ngon tuyệt vời kích thích vị giác .

Rau mầm chấm sốt cà chua

 2. Món salad rau mầm tươi ngon đãi cả nhà

Nguyên liệu :

+ Rau mầm củ cải trắng (hoặc rau mầm hướng dương, rau mầm củ cải đỏ, mầm rau muống… ): 250g  

+ Cà chua bi: 100g

+ Hành tây, cà rốt: 1 củ

+ Dưa chuột: 1 trái

+ Dầu ăn

+ Chanh: 1 trái

+ Hành tím: 3 củ

+ Gia vị: tiêu, hạt nêm, nước tương, đường.

Cách chế biến :

+ Mang các nguyên liệu đi rửa sạch, để ráo. Cà chua bi bổ đôi, hành tây, hành tím lột vỏ thái khoanh mỏng, dưa chuột thái lát, cà rốt thái sợi.

+ Cà rốt cho vào nồi nước sôi trần cho cà rốt mềm, vớt ra để nguội.

+ Nước trộn salad : 1 quả chanh vắt lấy nước + 2 thìa đường + 1 thìa cà phê hạt nêm + 1 thìa xà phê dầu ăn, sau đó khuấy đều cho tan hết gia vị, nêm nếm lại cho vừa ăn.

+ Cho các nguyên liệu: rau mầm, cà chua bị, hành tây, hành tím, dưa chuột thái lát, cà rốt vào một tô lớn, cho nước trộn salad vào trộn đều tay cho nguyên liệu thấm gia vị

+ Cho rau trộn ra đĩa và thưởng thức. Bạn đã có một món salad ngon, tươi mát cho gia đình cùng thưởng thức.

Salad rau mầm

3. Gỏi rau mầm thịt bò :

Nguyên liệu : Rau mầm (rau muống mầm, mầm củ cải đỏ, mầm củ cải trắng ,…), cà rốt, thịt bò, hành củ, tỏi, lạc rang (đậu phộng), ớt, dấm ăn, đường, dầu mè hoăc dầu oliu.

 Cách chế biến : Rau mầm rửa sạch để ráo, cà rốt thái sợi ngâm nước muối pha loãng cùng 1 muỗng giấm trong 30 phút. Hành củ thái lát, phi vàng rồi để ráo mỡ. Thịt bò thái miếng mỏng ướp với tiêu, muối và chút dầu mè. Sau đó xào thịt bò với 1 chút tỏi cho ngấm gia vị, xào tới chín. Cho tất cả các nguyên liệu rau mầm, cà rốt, vào âu trộn đều sau đó cho thịt bò, 2 muống dầu oliu trộn đều cho nguyên liệu thấm hết gia vị. Gắp gỏi ra đĩa rắc thêm lạc rang và hành phi lên và thưởng thức.

Gỏi rau mầm thịt bò

4. Soup tôm rau mầm :

 Nguyên liệu: rau mầm, nước dùng gà, hạt nên, cà rốt, dầu mè, bột ngô

 Cách chế biến: Tôm rửa sạch cho vào nồi luộc vừa chín, vớt ra, để hơi nguội bóc vỏ, bỏ đầu đuôi rồi thái hạt lựu. Cà rốt thái hạt lựu. Rau mầm rửa sạch, để ráo. Đun nước dùng gà, cho cà rốt vào nấu chín, tiếp đó cho tôm vào nêm lại cho vừa ăn. Khi các nguyên liệu chín, hòa 1 bát bột ngô với ít nước rưới vào soup cho đến khi có độ sánh mong muốn. Tắt bếp mới cho rau mầm, ít dầu vừng vào đảo đều nhưng không khuấy mạnh tay (không nên để rau mầm nấu lâu vì rau sẽ mất đi độ giòn ngon).

Soup tôm rau mầm

Chế Biến Món Ăn Từ Rau Mầm

Rau mầm hấp dẫn với vị hăng, lạ miệng và thành phần dinh dưỡng cao. Hãy làm phong phú bữa ăn của gia đình với những món ăn từ rau mầm tươi ngon và bổ dưỡng.

2. Cá cuộn rau mầm

Dùng phi lê cá, cá lóc hoặc cá hồi đều được. Cắt cá thành miếng dài ướp với ít hạt nêm và gừng cắt sợi. Sau đó đem chiên vàng cho cháy cạnh. Cà rốt cắt que dài luộc chín. Bông hẹ rửa sạch chần sơ. Rau mầm rửa rồi ngâm nước muối pha loãng, để ráo. Xếp một nhúm rau mầm, một miếng cà rốt và một miếng cá lên trên, dùng bông hẹ cột lại ở giữa. Pha nước xốt chua cay gồm chanh, dầu ôliu, muối, ớt, tỏi và tương ớt rồi rưới lên cá dùng như món khai vị.

3. Rau mầm cuốn thịt nướng

Làm mới món cuốn quen thuộc bằng rau mầm, hương vị khá lạ miệng. Chuẩn bị rau cuốn gồm rau mầm, cà rốt cắt sợi, dưa leo cắt lát dài, tất cả đều phải thật tươi và sạch. Thịt nạc dăm cắt miếng dài ướp với tỏi, sả băm, đường, muối, hạt nêm rồi đem nướng chín. Nhúng mềm bánh tráng, trải lên mâm, cho rau mầm, cà rốt, dưa leo vào rồi đặt thịt nướng lên trên, cuộn lại. Chấm với nước mắm chua ngọt.

4. Rau mầm trộn thịt bò

Thịt bò cắt lát vừa ăn, rửa sạch để ráo. Ướp thịt với ít dầu hàu và tỏi băm. Cà rốt gọt vỏ bào mỏng. Rau mầm rửa sạch để ráo. Hành tây cắt khoanh, cà chua bi cắt đôi. Làm nước xốt gồm giấm, đường, hạt nêm, dầu ăn và tiêu xay. Xếp rau mầm và cà rốt ra đĩa, hành tây và cà chua xung quanh. Bắc chảo nóng xào thịt bò nhanh tay cho chín rồi để lên đĩa rau. Rưới nước xốt lên. Khi ăn trộn đều, chấm với nước tương.

5. Rau mầm xào mực

Mực cắt miếng vừa ăn rồi ướp với tỏi băm nhuyễn, bột nêm và ít bột bắp. Rau mầm rửa sạch. Cà rốt cắt sợi. Bắc chảo nóng, phi thơm tỏi, cho mực vào xào chín, cho cà rốt và nước dùng vào, đảo đều, nêm ít dầu hàu và chút đường cho vừa ăn. Cuối cùng cho rau mầm vào đảo thật nhanh, nhẹ tay rồi tắt bếp ngay. Không xào rau quá lâu vì rau sẽ nát nhừ ăn không ngon. Múc ra đĩa dùng với cơm.

6. Canh rau mầm củ cải

Thịt xay trộn đều với ít hành băm nhuyễn, nêm thêm hạt nêm, muối tiêu để thấm rồi vo lại thành viên. Củ cải gọt bỏ vỏ, cắt khoanh tròn vừa ăn. Bắc nồi nước nấu sôi, cho thịt băm vo viên vào, sau đó cho củ cải vào nấu cho củ cải mềm. Nêm nếm tùy khẩu vị. Cho rau mầm vào trộn đều rồi nhấc xuống ngay. Múc ra tô, rắc tiêu lên mặt rồi dùng nóng với cơm.

7. Canh rau mầm nấu nghêu

Nghêu rửa sạch cát rồi cho vào nồi, đổ một ít nước để luộc. Nghêu chín vớt ra, gỡ lấy thịt. Phần nước luộc nghêu chắt bỏ cặn, để riêng. Đổ phần nước luộc nghêu ban nãy vào nồi, cho thêm nước nấu sôi, nêm thêm gia vị cho vừa ăn và cho ít nước cốt chanh vào. Nước chanh giúp canh có vị chua dịu và trong hơn. Cuối cùng khi nước sôi bùng trở lại, cho nghêu và rau mầm vào đảo nhanh rồi nhấc xuống. Múc ra tô, rắc tiêu lên mặt dùng nóng với cơm.

NHÃ VĂN-phunuonline.com.vn

Chế Biến Nấm Và Rau Mầm Đúng Cách

Nấm và rau mầm là hai loại thực phẩm giàu dưỡng chất và các loại vitamin, thường được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Những món ăn làm từ rau mầm và nấm tưởng chừng rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng thực tế không phải ai cũng biết chế biến đúng cách.

Rau mầm

Người ta vẫn chia rau mầm thành hai loại là rau mầm trắng – loại rau được trồng trong điều kiện không có ánh sáng, có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng; rau mầm xanh trồng trong điều kiện có ánh sáng với thân màu trắng hơi xanh và lá mầm xanh.

Dù được xem là loại nhưng vẫn không loại trừ khả năng rau mầm có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do việc thu hoạch và bảo quản không đúng cách. Ngoài ra, rau mầm cũng có thể bị phân bón, hóa chất thấm vào nếu người sản xuất cố tình sử dụng để kéo dài ngày thu hoạch.

Do vậy, rau mầm khi mua về phải được rửa thật sạch, rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy, sau đó ngâm trong nước muối hòa tan chừng 10-15 phút trước khi sử dụng.

Cần lưu ý, rau mầm có thân rất yếu và mỏng manh nên phải hết sức nhẹ tay trong quá trình rửa để tránh rau bị dập, khi chế biến sẽ mất ngon. Lượng muối hòa vào nước cũng không quá nhiều, khoảng một muỗng cà phê muối trong ba lít nước là vừa đủ.

Thời gian sử dụng rau mầm tốt nhất là trong vòng một ngày. Nếu không có thời gian đi chợ, có thể đựng rau trong túi thực phẩm hoặc hộp nhựa, giữ ở nhiệt độ 5 o C trong khoảng 3 – 4 ngày. Cẩn thận với những loại rau mầm vẫn tươi nguyên sau một tuần, có thể rau đã có chất bảo quản.

Với đặc tính thân mềm, mảnh, rau mầm thích hợp chế biến các món salad, trộn dầu giấm, làm gỏi… Rau mầm làm bánh xèo cũng là món ăn được nhiều người yêu thích. Bỏ rau mầm lên bánh xèo đã chín giòn trước khi ép mặt bánh, sức nóng của bánh vừa chín đủ để rau mầm chín tái, giúp món ăn ngon và giữ được những vitamin có trong rau mầm.

Nấm

Nấm chỉ giữ nguyên chất dinh dưỡng và có độ giòn, vị ngọt tự nhiên khi được chế biến đúng cách.

Với nấm tươi, lưu ý chọn các loại có tai nấm búp, không nở quá to, thân nấm mập, tròn đều, khô, không ẩm nước. Nấm bào ngư, linh chi… mới sẽ có màu trắng ngà. Nếu nấm có màu thâm hoặc thân ẩm nước là nấm đã để lâu ngày.

Ngược lại với các loại nấm khác, nấm đông cô nên chọn loại tai nấm nở tròn đều, màu sắc nâu nhạt, da bóng láng, không nhăn nheo, héo úa.

Nhiều bà nội trợ có thói quen dùng nấm đông cô khô thay cho nấm tươi. Nấm khô ngon là loại tròn đều, có màu đen nhạt, hơi ngả nâu, da bóng. Khi chọn nấm khô không nên chọn những tai nấm nhỏ vì đây là loại nấm chưa đủ tuổi, khi chế biến sẽ không ngon. Tránh những tai nấm ngả màu xám. Có thể xóc nhẹ bao đựng nấm đông cô khô, nếu thấy dưới đáy có nhiều vụn cám thì đây là loại nấm đã để lâu ngày và bị mối mọt ăn.

Nấm tươi sau khi mua về cắt chân, cạo sạch lớp tro đất, bụi bặm và meo nấm. Ngâm nấm với thuốc tím hoặc nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại nhiều lần cho thật sạch để loại bỏ meo nấm và các chất tăng trưởng có thể có trong nấm.

Nấm khô ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút cho nấm nở đều, xả sạch lại nhiều lần với nước. Nấm đông cô thường có nhiều cát bụi bên trong tai nấm nên cần rửa thật kỹ phần tai nấm này.

Trước khi chế biến các loại nấm như đông cô, bào ngư… nên ướp chút gia vị rồi hấp sơ hoặc xào qua và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cách này sẽ giúp nấm thơm ngon, đậm đà hơn sau khi đã chế biến thành nón ăn.

Tránh nấu nấm quá lâu trong quá trình chế biến. Với các món xào chỉ nên cho nấm vào khi món ăn đã gần chín để giữ được độ giòn, dai và những chất dinh dưỡng có trong nấm.

Sử dụng nấm khi ăn lẩu gần giống với cách dùng rau với lẩu. Chỉ khi ăn mới cho nấm vào. Nước lẩu sôi khoảng ba phút là nấm đã có thể ăn được. Riêng nấm kim châm chỉ cần nhúng qua và ăn ngay khi nấm vừa chín tái. Nếu để quá lâu, nấm sẽ mềm nhũn ăn mất ngon.

Cách Chế Biến Rau Mầm Đá Ngon Tại Nhà!

Rau mầm đá là 1 loại đặc sản nổi tiếng khi đến Sa Pa, hay còn được gọi là rau cải mầm đá được trồng nhiều ở vùng cao Tây Bắc. Rau thường mọc trên các đỉnh núi cao, ưa nhiệt độ lạnh. Rau mần đá có hình dáng gần giống với cải ngồng nhưng to hơn, xung quanh chia ra làm nhiều nhánh có hình tháp nhọn. Rau không nhiều lá, trông khá cứng nhắc. Rau thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, hôm nay Ẩm thực vùng cao xin gửi đến bạn đọc 1 số cách chế biến rau mầm đá đơn giản, dễ làm và thơm ngon, hấp dẫn như ngoài hàng!

Các cách chế biến rau mầm đá ngon

Rau mầm đá luộc

Một trong cách đơn giản và phổ thông nhất khi chế biến rau mầm đá đó chính là: rau mầm đá luộc.

Nguyên liệu

Rau mầm đá: 1kg

Nước chấm: nước mắm dầm trứng gà luộc, muối vừng lạc.

Cho nước vào đun sôi rồi cho rau vào khoảng 30 giây thì vớt ra.

Trình bày ra đĩa và thưởng thức.Rau mầm đá có thể chấm cùng nước mắm tỏi ớt, nước mắm dầm trứng gà luộc, hay chấm với muối vừng lạc cũng rất ngon.

Cách chế biến rau mầm đá xào thịt bò

Nguyên liệu

Rau mầm đá: 1 cây

Cà rốt: 2 củ

Thịt bò: 400g

Mỡ lợn, hạt tiêu say, đường, hạt nêm, nước tương, tỏi băm.

Rau mầm đá nhặt bỏ phần hỏng, rửa sạch, cắt theo búp của cây

Cà rốt gọt vỏ, thái sợi rồi rửa sạch với nước muối, rửa nhiều lần bằng nước sạch

Chần các loại rau củ qua nước sôi, vớt ra để ráo. Sau đó, bạn ướp rau củ với 1 thìa café hạt nêm, ít muối, đường rồi trộn đều.

Thịt bò rửa sạch, thái lát, ướp với đường, nước tương, hạt nêm trộn thật đều rồi cho vào ít dầu ăn.

Phi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào nhanh với lửa vừa phải, tiếp đến cho rau củ vào xào chín. Lưu ý không nên xào chín quá sẽ mất đi hương vị của mầm đá.

Mầm đá xào chín cho ra đĩa, rắc lên ít tiêu bột rồi dùng nóng ăn mới ngon.

Mầm đá muối chua

Nguyên liệu

1kg rau mầm đá

1 lít nước trắng

50g muối tinh

50 – 60g đường

250ml dấm gạo hoặc dấm táo

1 củ tỏi, ớt tươi.

Mầm đá sơ chế, cắt miếng vừa ăn, rắc chút muối hạt để trong vòng 30 – 45 phút, lưu ý không phải rửa lại.

Để ráo nước phần rau mầm đá, tỏi bóc vỏ, để nguyên nhánh hoặc bổ đôi, ớt bỏ hạt, thái chỉ.

Đun sôi 1 lít nước với 250 ml dấm, 50g muối tinh và 50g đường. Xếp rau mầm đá vào hộp hoặc hũ thủy tinh. Chờ hỗn hợp nước nguội dần, đổ vào hộp rau mầm đá. Cho thêm tỏi ớt lên trên mặt.

Để ngoài nhiệt độ phòng nếu trời lạnh. Trời nóng sau 10 – 12 tiếng. Khi phần rau củ chín, để tủ lạnh ăn dần. Nếu trời nồm thì bạn nên giảm lượng dấm đi và sau 24 tiếng có thể ăn được.

Mầm đá xào tỏi

Nguyên liệu

1 cây mầm đá cỡ 600g

2 củ tỏi

1 thìa dầu hào, 1/2 thìa hạt nêm.

Mầm đá cắt miếng vừa ăn. Với phần cuống bóc sơ thái miếng. Rửa sạch rau và để ráo.

Tỏi bóc vỏ đập dập.

Phi thơm tỏi, cho mầm đá vào đảo và xào chín trong 3 phút. Không nên xào kĩ quá rau sẽ mất độ giòn. Cho ra đĩa và thưởng thức khi nóng.

rau mầm đá rau mầm đá sapa