Top 6 # Cách Chế Biến Từ Quả Gấc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Các Món Ngon Được Chế Biến Từ Quả Gấc

Nước ta có rất nhiều món ăn đa dạng từ mọi vùng miền. Trong đó, các món ngon từ gấc quen thuộc ở mọi miền. Cùng Thực Thảo tìm hiểu một số loại bánh được làm từ gấc. Giúp tạo màu cho món bánh thêm phần màu sắc và dinh dưỡng.

1. Xôi Gấc

Nhắc đến món bánh ngon từ gấc không thể bỏ qua món xôi gấc. Thịt trái gấc được sử dụng để nấu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ rất đẹp nên xôi gấc.

Được dùng nhiều trong các lễ hội, đình đám, các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Người ta dùng cơm trái gấc và màng hạt gấc, chế thêm một ít rượu trắng để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem nấu thành xôi.

Cách làm xôi gấc

Gạo nếp vo sạch rồi ngâm nước qua đêm, vớt nếp ra để ráo;

Đậu phộng cũng ngâm cho nở rồi nấu chín mềm;

Trái gấc bổ đôi, lấy thịt gấc đánh nhuyễn với ít rượu trắng;

Sau đó trộn đều gấc với nếp, rồi đậu phộng, muối, đường;

Cho tất cả vào xửng hấp khoảng 20 phút, mở nắp và chan đều nước cốt dừa lên, trộn đều, đậy nắp lại.

Nấu thêm đến khi nước dừa thấm và xôi chín mềm. Múc xôi ra đĩa ăn nóng, có thể tùy ý rắc thêm dừa tươi nạo và muối mè.

2. Bánh trưng gấc

Bánh chưng gấc cũng được làm tương tự:

Gạo nếp vo sạch, ngâm nước qua đêm, vớt nếp để ráo rồi trộn với thịt gấc đánh nhuyễn với một chút xíu rượu trắng;

Sau đó gói và luộc bánh chưng như bình thường. 

Bánh chưng gấc có màu đỏ đẹp, rất hấp dẫn. Ngoài ra, còn rất nhiều loại bánh làm từ gấc như bánh gai gấc, bánh ít gấc, bánh tét gấc, bánh in gấc…

3. Món ngon từ gấc: Bò kho gấc

Thịt bò kho gấc cũng là món dễ làm và khá đặc biệt nhờ hương vị và màu sắc của gấc.

Thịt bò lựa thịt bắp hoặc gân ý thích, rửa sạch, cắt miếng vuông. Gấc tách lấy thịt, trộn đều với ít rượu trắng.

Ướp thịt bò với thịt gấc, nước mắm, bột ngọt, đường và gừng tươi đập giập.

Bắc nồi lên, cho dầu gấc vào, dầu sôi, cho thịt bò vào xào cho đến khi săn lại .Sau đó thêm nước vào rồi nấu tiếp đến khi thịt bò thấm và mềm là được.

Có thể kho bằng nồi áp suất cho nhanh mềm. Món bò kho này dùng với cơm trắng hoặc bánh mì ăn vào buổi sáng rất ngon.

BỘT GẤC SẤY THĂNG HOA

140,000

990,000

Mua ngay!

4. Các món xốt gấc

Gấc cũng có thể dùng nấu trong các món hải sản như món cá xốt gấc. Giúp tăng hương vị và màu sắc cho món ăn. Đồng thời, món ăn cũng sẽ bổ dưỡng hơn nhờ sự góp mặt của gấc, giúp bổ mắt.

Cá điêu hồng hoặc các loại hải sản đem ướp với ít muối rồi chiên vàng, để ráo dầu. Thịt gấc hòa với rượu trắng. Bắc chảo lên bếp, đổ vào chảo ít dầu gấc, dầu nóng cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm.

Cho tiếp cà chua băm nhuyễn cùng thịt gấc vào, nêm nếm gia vị nước xốt cho vừa ăn.

5. Các món ngon từ gấc khác

Biến tấu một ít với nguyên liệu, bạn sẽ có ngay món chả cua xốt gấc khá lạ và thích hợp cho trẻ nhỏ. Không cho cà chua băm nhuyễn vào mà thay bằng hành tây cắt sợi.

Cua nguyên con hấp chín, gỡ lấy thịt, trộn với giò sống và một ít xốt gấc cho đều rồi vo viên, đem hấp chín. Khi ăn, rưới xốt gấc lên trên mặt chả cua, dùng món khi còn nóng càng ngon.

Ngoài ra, còn có rất nhiều món ngon từ gấc mà bạn nên thử làm cho gia đình cùng thưởng thức:

Sườn xào gấc;

Mực nướng gấc;

Cá xốt gấc;

Salad gấc;

Giò sống nấu gấc;

Tôm xào gấc;

Súp gấc;

Cơm rang gấc;

Gà quay xôi gấc hạt sen;

Bạn đang tìm mua bột gấc nguyên chất chế biến các món ăn vui lòng liên hệ qua:– Link sản phẩm: https://nguyenlieubotthiennhien.vn/san-pham/bot-gac/– Fanpage: https://www.facebook.com/nguyenlieubotthiennhien– Hotline: 0934 037 438– Zalo: 0888 552 562– Showroom: 3L/2 Ngô Sĩ Liên Phường 14 Quận 8, TP.HCM

Đặc biệt, Thực Thảo nhận gia công thương hiệu và cung cấp số lượng bột với số lượng tạ, tấn.

[Total:

0

Average:

0

]

Quả Gấc Là Gì? Dầu Gấc Được Làm Từ Quả Gấc Như Thế Nào?

Quả gấc là một trong những nguyên liệu cực kỳ quen thuộc trong đời sống của chúng ta đặc biệt là các bà nội trợ. Loại quả này chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ dồi dào bao gồm các vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe toàn diện của con người.

Đây là một loại quả thân dây leo, khi chín có màu đỏ, có các gai xung quanh nhưng gai không hề nhọn. Thân cây gấc leo khỏe, chiều dài tối đa có thể lên đến 18, hoa của chúng thường có màu vàng và phân chia ra thành hai loại là hoa đực và hoa cái. Trong một mùa gấc, tùy thuộc vào thời tiết cũng như cách chăm bón, 1 cây gấc có thể cho từ 30 đến 60 quả gấc.

Loại cây này được trồng khá là phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Úc. Việt Nam có khí hậu thời tiết cũng như điều kiện thiên nhiên phù hợp nên gấc rất dễ phát triển và cũng không cần dành quá nhiều thời gian để chăm sóc.

Cách trồng gấc rất đơn giản, chỉ cần sử dụng hạt hoặc các cây con mới sẽ mọc lên từ rễ cũ. Quá trình thụ phấn của gấc được thực hiện bởi côn trùng, hiệu quả phụ thuộc vào việc đó là cây đực hay cây cái. Gấc được chia làm hai loại đó là gấc nếp và gấc tẻ.

Loại quả này thường được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có thể dùng để chế biến thức ăn, cũng có thể dùng để điều chế các loại thuốc, làm đẹp,…

Gấc chữa bệnh gì? Giá trị của gấc đối với sức khỏe và làm đẹp

Đây là một loại trái một lành tính chứa hàm lượng chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy trong gấc chứa các thành phần chính sau: Caroten, lycopen, vitamin E, vitamin A,… Đây đều là những chất rất có lợi cho sức khỏe của con người. Thế cho nên gấc được sử dụng rất phổ biến từ chế biến thức ăn cho đến điều chế các sản phẩm làm đẹp hay là thuốc chữa bệnh.

Công dụng làm đẹp da và chống lão hóa

Hàm lượng vitamin A có trong gấc cao gấp 16 lần so với carot, cấp 1,5 lần so với cá thu. Đây là một loại vitamin thuần túy vì thế có tác dụng duy trì một làn da khỏe mạnh, mềm mại và mịn màng, thúc đẩy sự tổng hợp collagen cho làn da luôn trắng trẻo, hồng hào căng bóng tự nhiên.

Không những thế, theo nghiên cứu khoa học hàm lượng Beta-caroten có trong gấp cao gấp đôi so với carot. Chính vì vậy, loại quả này sẽ tăng cường khả năng miễn dịch và đề kháng cho da, đẩy lùi các triệu chứng lão hóa cơ thể.

Lượng vitamin E có trong dầu gấc có tác dụng cực mạnh trong việc cân bằng, duy trì cơ quan sinh sản của phụ nữ, làm đẹp da, trắng da cực kỳ hiệu quả. Đó chính là lời giải đáp cho những thắc mắc tại sao chiết xuất gấc lại có mặt trong hầu hết tất cả các loại kem dưỡng ẩm và dưỡng trắng da.

Gấc có công dụng rất tốt cho mắt

Vitamin E có trong gấc không những đóng vai trò làm đẹp da mà còn hỗ trợ trong việc cải thiện thị lực mắt, cung cấp độ ẩm, bảo vệ mắt khỏi những tác động tiêu cực như ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, tia UV từ mặt trời.

Các loại vitamin E bổ mắt trên thị trường hiện nay gần như đều có sự đóng góp lớn của thành phần gấc.

Ngăn chặn các hiện tượng xơ vữa động mạnh, đột quỵ

Hàm lượng axit béo có sẵn ở trong gấc sẽ giúp hòa tan tự nhiên Lycopen trong cơ thể. Chính vì thế sử dụng gấc hoặc dầu gấc thường xuyên thay cho các loại dầu ăn bình thường sẽ giảm thiểu tối đa các hiện tượng xơ vữa động mạch và nguy cơ đột quỵ. Đó chính là lý do vì sao các nhà khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá gấc cực kỳ quan trọng và cực kỳ hữu ích với sức khỏe của con người.

Giúp ức chế hơn 70% các chất gây ung thư

Hàm lượng Lycopen có trong gấc cao hơn 60 lần so với cà chua. Lycopene, Beta Carotene đều là những thành phần ức chế các chất gây ung thư và nguy hiểm cho cơ thể người, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ.

Gấc là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe con người thế cho nên gấc được biến tấu theo nhiều cách thức để phát huy công dụng tối đa. Có rất nhiều cách thức chế biến gấc đơn giản và tiện lợi:

Chế biến thành dầu gấc: dầu gấc có thể cất trữ được quanh năm, vừa giàu giá trị dinh dưỡng lại làm cho món ăn có thêm màu sắc. Dầu gấc rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Chế biến thành siro gấc: bạn có thể ngâm gấc và đường để làm siro gấc. Một cốc siro gấc cho mùa hè tươi mát vừa nhiều chất lại vừa giải nhiệt thanh lọc cơ thể.

Chế biến thành các món ăn đơn giản như: xôi gấc, bánh chưng gấc, các loại bánh mochi gấc để tăng thêm hấp dẫn cho bữa ăn của cả gia đình.

Chế biến thành son dưỡng môi và sáp dưỡng da. Như đã nói ở trên, hàm lượng vitamin E và vitamin A dồi dào có trong gấc cực kỳ tốt cho công cuộc làm đẹp của chị em. Thế cho nên dùng gấc kết hợp với sáp ong sẽ tạo nên được nhiều thành phẩm chăm sóc sắc đẹp như son dưỡng môi hoặc sáp dưỡng da.

Kẹo gấc: hạn chế mua những gói bánh kẹo quá nhiều hóa chất, mẹ có thể tự tay làm ra những chiếc kẹo mút, viên kẹo tròn bằng gấc cho con ăn.

Rượu gấc: gấc không những đóng vai trò trong việc tạo ra những món ăn ngon mà còn góp mặt làm nên những loại thức uống tốt cho sức khỏe, điển hình là rượu gấc. Dùng gấc để ngâm rượu, một ngày đều đặn uống 2 chén vừa rất đẹp da lại tốt cho việc cân bằng cơ thể.

Chè gấc: nếu đang muốn thay đổi thực đơn món ăn vặt cho cả gia đình, thay vì mua những cốc chè đầy màu sắc không đảm bảo an toàn vệ sinh thì các bà nội trợ có thể dùng gấc để nấu chè gấc cốt dừa hoặc chè khoai gấc. Vừa ngon vừa bổ dưỡng mà lại an toàn và lành tính cho sức khỏe của cả gia đình.

Dầu gấc được làm từ quả gấc như thế nào?

Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong quả gấc cực kỳ dồi dào, vì vậy sử dụng gấc thường xuyên là một thói quen tốt. Tuy nhiên quả gấc đơm hoa, kết trái theo mùa, muốn có gấc dùng quanh năm thì chỉ có cách chế biến thành dầu gấc. Vậy các thao tác làm dầu gấc sẽ diễn ra như thế nào, có quá khó và phức tạp hay không?

Làm dầu gấc không phải đơn giản cũng không phải quá khó, chỉ cần chịu khó kiên trì một chút là bạn đã có được thành quả cho cả gia đình sử dụng quanh năm.

Bước đầu tiên cũng là bước hết sức quan trọng chính là lựa chọn gấc. Nên lựa chọn quả gấc tươi đã chín đỏ vì hàm lượng DHA trong gấc chín rất là cao và đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ.

Tiếp đến bạn bóc tách để lấy phần thịt gấc, cho một chút rượu trắng vào trộn lẫn cùng thịt gấc và màng hạt gấc.

Bóp đều tay trong vòng 20 phút rồi đem đi xay, quá trình này ảnh hưởng nhiều tới chất lượng dầu gấc thế cho nên bạn hãy chú ý đều tay một chút để ép được hết các tinh chất có từ trong thịt gấc.

Sau đó chỉ cần bỏ vào chảo, thêm một chút dầu ăn và sên trên bếp với nhiệt độ không quá 70 độ C.

Khuấy đều tay để duy trì nhiệt độ trong chảo, đừng để hỗn hợp sôi sẽ làm mất đi kết cấu thành phần dưỡng chất. Khuấy trong 30 phút thì lấy hỗn hợp ra và để nguội rồi dùng màng lọc hoặc khăn xô để lọc phần dầu riêng và phần bã riêng.

Cuối cùng bạn đã thu được dầu gấc thành phẩm tự nhiên, an toàn và không có pha chế. Theo mô tả có vẻ đơn giản nhưng để đạt được một kết quả mỹ mãn không hề dễ.

Những lưu ý khi sử dụng và chế biến gấc

Từ xa xưa hạt gấc đã được ông cha ta giữ lại và có một vai trò không hề nhỏ trong các bài thuốc chữa bệnh. Đến nay thói quen đó vẫn được giữ gìn. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận vì trong hạt gấc có một lượng độc tố nhất định có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người.

Khi chọn gấc, bạn nên chọn những quả tròn đều, chín hoàn toàn, vỏ ngoài màu đỏ cam thẫm, khi cầm thấy chắc tay và nặng. Đừng vội sử dụng các quả gấc chưa chín vì hàm lượng DHA có trong nó không nhiều như gấc chín rồi.

Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng gấc

Có nên ăn gấc nhiều hay không?

Thường xuyên sử dụng gấc là một thói quen tốt vì trong gấc có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều bởi trong nó có chứa thành phần Vitamin A tan trong dầu chứ không phải tan trong nước như các loại vitamin khác. Vì thế, nếu dùng nhiều quá sẽ gây tích trữ lại trong gan, lâu ngày sẽ gây ngộ độc. Không những vậy còn có thể gây ra hiện tượng vàng nha nhất là trong lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Sử dụng quá nhiều gấc còn gây ra các hiện tượng như đau đầu, buồn nôn và rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Đặc biệt trẻ em nếu cho dùng quá nhiều gấc thì sẽ chậm tăng cân và hạn chế sự phát triển của xương.

Trái gấc có ăn sống được không?

Đây là một loại thực vật không nên ăn sống. Chúng ta chỉ nên dùng trái hoặc dầu của chúng để chế biến các món ăn nhằm tăng thêm sự đẹp mắt và bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng. Gấc tươi chỉ dùng để cho chị em phụ nữ làm đẹp bằng cách đắp mặt nạ gấc mà thôi.

Nên sử dụng dầu gấc như thế nào cho đúng cách?

Để bảo quản lâu hơn và có thể sử dụng được quanh năm thì chế biến thành dầu là cách tốt nhất. Cũng như gấc tươi, dầu gấc có từng định lượng riêng cho từng đối tượng để đảm bảo không thừa và không thiếu.

Với người lớn thì chỉ nên dùng từ 1-2ml trong 1 ngày. Có thể dùng trước bữa ăn hoặc sử dụng để nấu thức ăn. Còn với trẻ em, mỗi tuần chỉ nên cho dùng 2ml, có thể hòa vào cháo hoặc cho con uống trực tiếp tùy ý.

Khi đã dùng nhiều dầu gấc rồi thì nên bổ sung rau xanh thay vì tiếp tục sử dụng bí đỏ, cà rốt hay đu đủ.

Không nên dùng loại dầu này để chiên rán vì làm như thế sẽ phá hủy hết cấu trúc của các thành phần dưỡng.

Gấc là một loại quả tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên nên lưu ý sử dụng đúng cách, đúng lượng để cơ thể hấp thu tối đa và mang lại hiệu quả tốt nhất.

(Visited 153 times, 1 visits today)

Cách Chế Biến Hoa Quả Cho Bé Từ 4 Tháng

1. Apples/Applesauce – Táo/ Táo Nghiền – từ 4 tháng

Vitamins: A, C, Folate Khoáng chất: Kali, Magne, Calcium

Chế biến

-Gọt vỏ, bỏ lõi và cắt thành từng miếng nhỏ.

– Xếp các miếng táo vào 1 cái chảo cùng vừa đủ lượng nước, đun nóng để từ từ làm mềm lớp cùi

-Hấp/luộc táo đến khi mềm.

-Táo cũng có thể trộn cùng với bột khoai tây để tăng độ mịn của hỗn hợp. Nếu nghiền mà vẫn chưa mịn đến độ cần thiết, thì làm theo các bước sau:

-Lấy lại phần nước hấp/luộc táo lúc nãy

2. Bananas – Chuối – từ 4 tháng

– Cho táo đem mài và trộn chỗ nước đó vào .

Vitamins: A, C, Folate Khoáng chất: Kali,Phốt pho, Selen, Magne, Calci

Nguyên liệu

1 quả chuối chín

– Bóc vỏ chuối, ko cần làm chín.

– Cho chuối vào máy xay, xay nhỏ.

– Cũng có thể cho chuối vào một cái bát rồi dùng dĩa dằm nhỏ, xong cho vào lò vi sóng quay 25s để chuối mềm ra.

3. Banana Applesauce Mush – Món Táo và Chuối trộn – từ 4 tháng

– Cho sữa bột/sữa mẹ vào hoặc cho bột ngũ cốc vào để làm hỗn hợp đặc lại.

Nguyên liệu – 2 quả táo – 1 quả chuối chín

Chế biến

-Bóc vỏ, bỏ lõi và xắt táo thành miếng nhỏ.

– Làm mềm táo với 1 chút nước trong 1 cái cháo nóng.

– Luộc táo đến khi mềm nhừ, nhớ kiểm tra lượng nước để đừng cạn quá.

– Bóc vỏ chuối, dằm nát trong một cái tô bằng dĩa (xong hâm trong lò vi sóng 20s để làm mềm nếu cần)

– Trộn hỗn hợp táo và chuối với bột mầm lúa mì

4. Baked Apples: Táo nướng – từ 6 tháng

– Hoặc xay nhỏ với bột khoai tây để làm mịn món trộn này.

Chế biến

– Bóc vỏ và bỏ lõi táo đi (Thực ra bóc vỏ, rồi khoét một cái lỗ ở giữa quả táo)

– Cho 1 chút bơ (nếu bé đã ăn được các loại thực phẩm từ sữa) vào phần lõi táo (cho thêm 1 chút bột quế nếu bé đã ăn đc bột quế)

– Cho lên chảo nóng sâu lòng cùng 1 chút nước để làm mềm cùi táo – khoảng 2 đốt ngón tay nước (2,5cm)

5. Mango* Creamy Puree : Kem xoài – từ 6 tháng

– Cho vào lò nướng ở 400 độ trong 30p cho đến khi táo mềm.

– Một khi đã nướng chín thì có thể cắt táo thành từng miếng nhỏ và cho bé tự cầm ăn.

Vitamins: A (1262 IU in one cup.), C, E, K, Folate KHoáng chất:kali, phốt pho, Ma nhê, Calcium, Sodium

– Nếu bé chưa ăn đc sữa chua hoặc mẹ chưa muốn cho con ăn nước hoa quả, thì cách làm đơn giản là gọt vỏ, bỏ hạt rồi dằm nhuyễn đến độ thô con ăn được là ok.

Nguyên liệu – 1 quả xoài chín – 1 hũ sữa chua thường/ hương va ni – hoặc nước, nước táo ép, nước mận mỹ ép

Cách làm

– Xoài gọt vỏ, bỏ hạt và dằm đến khi nhuyễn.

– Cho thêm sữa chua hay nước táo/nước mận mỹ ép vào là đc món kem xoài.

– Xoài ko cần phải nấu chín bé mới ăn đc, và là lựa chọn tốt khi bé đến tầm ăn đc hoa quả tươi. = Xoài cũng có thể được hấp chín rồi nghiền mà ko sợ làm mất chất. Cũng có thể lấy xoài làm món “ăn để nghịch” khi bắt đầu cho bé tự ăn bằng cách cắt nhỏ miếng xoài, rồi “bọc” bên ngoài bằng các áo bằng ngũ cốc để bé dễ cầm.

6. Papaya: Đu đủ – từ 6 tháng

Con HB đã ăn thử món xoài trộn sữa chua. Kết quả là dễ ăn, ngon, ngậy. Không có hại gì cho đường tiêu hóa cả!

Món chuối, đu đủ, táo cũng đã được nếm qua. Tuy nhiên táo thì lại ko được làm chín cẩn thận như trong hướng dẫn. Vì thế táo Hb thường chỉ ép lấy nước, ko cho con ăn cả cùi được. Giờ biết cách làm để con ăn được cả quả táo rồi! :Smiling:

Vitamins: A, C, Folate Minerals: Potassium, Calcium

Nguyên liệu 1 quả đu đủ chín

Chế biến – Gọt vỏ, bỏ hạt và ruột đu đủ đi . Xong nghiền nhuyễn đến độ mà bé có thể ăn được. Nhớ là phải chọn quả đu đủ đã chín hoàn toàn.

7. Kiwi – từ 8 tháng

– Một số bé có bụng dạ “nhạy cảm” nên ăn các loại quả mềm để giúp hấp thu lượng đường và chất xơ giúp tiêu hóa tốt. Trong trường hợp này thì nên hấp đu đủ từ 5 -10p để đu đủ thật mềm rồi hẵng cho bé ăn.

Một vài gợi ý làm món đu đủ cho bé – Trộn đu đủ vớichuối và bơ – Trộn chuối, đu đủ và sữa chua. – Nấu món cháo thịt gà với đu đủ (ặc ặc)

Vitamins: A, C, K, Folate Minerals: Potassium, Phosphorus, Magnesium, Calcium

Nguyên Liệu 1 quả kiwi chín

Chế biến

1. Gọt vỏ kiwi

8. Kiwi Banana Tango : Món Chuối và Kiwi trộn Xoài – từ 8 tháng

2. Xay hoặc nghiền bằng dĩa, rồi trộn thêm bột ngũ cốc (nếu thích) để làm đặc. – Kiwi không cần làm chín, và cũng ko cần bỏ hạt.

– Kiwi là loại quả giàu Vitamin C và cả chất chua nữa, vì thế nên để đến khi bé đc 10 thángtrở lên hẵng cho ăn thì tốt hơn.

9. Cooling Baby Banana Yogurt Pops : Món sữa chua chuối lạnh – Từ 8 tháng

Nguyên Liệu 1 quả kiwi chín: gọt vỏ và xắt nhỏ 1/2 quả chuối chín: bỏ vỏ (đương nhiên, hehe) ½ quả xoài chín: gọt vỏ và xắt nhỏ

Chế biến – Dằm nhuyễn hỗn hợp trên hoặc cho vào máy xay. Có thể cho thêm sữa chua để làm thành món kem béo ngậy hoặc trộn với bột ngũ cốc

Nguyên liệu 1 cốc chuối xay hoặc 2 quả chuối chín 1 cốc sữa chua thường

Chế biến – Xay hoặc dằm nhỏ chuối với sữa chua đến khi đc một hỗn hợp nhuyễn mịn.

– Đổ hỗn hợp vào khay làm đá, và để lạnh đến khi hỗn hợp đặc lại. Mỗi bữa cho bé ăn từ 1 đến2 viên.

Biến tấu – Món dâu tây sữa chua lạnh – Món đào sữa chua lạnh – Món đu đủ sữa chua lạnh

1 0. Tofu-Fruit Mush – Món đậu phụ trộn hoa quả

Nguyên liệu – 120ml đậu phụ (chắc tầm 1 bìa loại 1k/bìa) – 1 quả chuối chín đã bóc vỏ – ¼ cốc dâu tây, hoặc đào ướp lạnh – 3 thìa cà phê bột ngũ cốc

Chế biến

11. Baby’s Yummy Avo**** Fruit Salad – Món sa lát quả bơ – từ 6 tháng

– Xay tất cả các nguyên liệu trong máy xay sinh tố đến khi mềm và mịn

– Cho bé ăn bằng thìa hoặc đổ đều ra một cái đĩa. – Món này rất thích hợp để tập cho bé cách dùng thìa như thế nào. – Vì nó rất dính thìa, và hạn chế chuyện bé làm rớt thức ăn khi xúc. – Cũng có thể làm lạnh món này và gọi nó là “Kem đậu phụ”

Nguyên liệu 3 hoặc 4 quả bơ chín 3 hoặc 4 quả chuối 3 hoặc 4 miếng Lê (đã hấp chín) 2 hũ sữa chua (với bé trên 8 tháng)

Mà toàn nấu lên thế có hết vitamin ko mẹ nó nhỉ

Có vẻ nhà này với nhà mình cùng nuôi con theo một phương pháp

Tớ cũng toàn cho con ăn tươi từ hồi 3 tháng chứ chả đun nấu tẹo nào. Thiết nghĩ hoa quả cứ phải tươi mới nhiều vitamin chứ nhỉ

Cám ơn chủ top nhá, rất bổ ích

Trứng là món ăn bổ dưỡng nhưng dễ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu và đặc biệt là dễ gây dị ứng cho trẻ em. Trứng – Thực phẩm vàng trong thực đơn của bé Chế độ trứng dành cho bé Trứng vịt lộn, óc lợn và nội tạng có thực sự tốt cho trẻ? Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng). Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như : sắt, viatmin A, kẽm…Vì vậy trứng là một thức ăn bổ dưỡng

Nhưng ăn trứng thế nào là đúng thì không phải ai cũng biết.

Trước hết chúng ta cần biết giá trị dinh dưỡng của trứng như thế nào?

Thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt: 70g (cả vỏ)

nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả

Giá trị dinh dưỡng của 100g trứng

Như vậy giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt, hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rẩt ít trong thực phẩm, hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.

Lượng trứng cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ?

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hoá tuỳ theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau :

Trẻ 6 -7 tháng tuổi: chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 lần/tuần

Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa ăn 3 – 4 bữa trứng 1 tuần

Trẻ 1 – 2 tuổi: nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Cách chế biến trứng như thế nào là tốt nhất?

Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là Salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất là nên ăn trứng luộc chín tới, không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất… mà các vitamin cũng bị mất đi ít.

Lưu ý khi luộc trứng gà:

Không ít người khi luộc trứng thường cho rằng cho vào đun sôi chín là được, nên nhiều khi trứng bị nứt hoặc vỡ làm mất chất dinh dưỡng.

Cách luộc đúng là: Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.

Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới. Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm, tốt nhất là ăn trứng luộc chín tới.Me & Be

– Phải thay đổi thực đơn cho bé hàng tuần, 1 chén cháo hoặc phải đầy đủ 4 dưỡng chất Chất đạm: thịt cá, trứng, sữa… Chất béo: dầu ăn, mỡ Chất đường bột: gạo, mì Các vitamin và khóang chất: Các loại rau xanh

Không nên ép khi trẻ không muốn ăn

– Trẻ biếng ăn thường ăn rất lâu, vì vậy phải chia ra nhiều bữa ăn nhỏ không nên ép trẻ ăn một lần nhiều quá Trước bữa ăn không nen cho trẻ ăn các loại bánh, trái cây sẽ làm cho bé no không muốn ăn, trái cây nên sử dụng sau bữa ăn 1 tiếng. Ngòai bữa ăn chính có thể có những bữa ăn phụ như: sữa, yaour, bánh flan, chuối… Khi bé bị bệnh ho, viêm họng thì thường hay biếng ăn vì vậy không nên ép trẻ ăn khi trẻ không muốn, hay cho trẻ ăn ít lại 1 chút nhưng khi trẻ khỏe thì trẻ sẽ tự động ăn nhiều hơn.Me & Be

Cách Chế Biến Những Món Ngon Dân Dã Từ Quả Sung

1. Sung nộm chua ngọt

Từ những quả sung xanh thái lát, ngâm trong nước muối khoảng 30 phút, rửa sạch, để ráo, tai lợn thái mỏng. Cho đường, muối tinh (hoặc nước mắm), dấm trắng, nước lọc vào một bát to, đánh tan các nguyên liệu này thành hỗn hợp, nếm thấy vừa miệng đủ chua, ngọt là được. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Ớt thái mỏng, bỏ hạt, băm nhỏ như tỏi. Cho sung, tỏi, ớt, thịt tai trộn với hỗn hợp đã pha. Ngâm khoảng 30 phút là bạn đã có món nộm sung chát dịu mà dòn tan, thấm vị chua cay mặn ngọt hài hòa

2. Sung muối khế

Nguyên liệu đơn giản gồm quả sung, khế chua, muối trắng, nước sôi để nguội, tỏi, mía. Sau khi nhặt sạch sung, rửa sạch, để ráo, đổ vào liễn. Khế chua thái lát xếp đều. Tỏi bóc vỏ, chẻ đôi múi tỏi phủ lên trên mặt. Mía chẻ mỏng, đan thành mên, đặt lên trên mặt liễn rồi chèn đá cuội/ túi nước sạch lên. Muối sạch và đường một thìa nhỏ hòa tan với nước đun sôi để nguội bớt, sờ ấm tay, lóng cặn trút vào cho ngập mặt sung, để chừng 3 đến 5 ngày là ăn được. Món này có thể ăn thay cà pháo muối. Sung muối chấm với muối vừng rất đậm đà.

3. Sung kho thịt

Món này ăn với cơm rất ngon. Sung, thịt ba chỉ, hành khô, nước mắm, cà ri, tiêu, lá chanh là những thành phần đơn giản của món ăn. Thịt ba chỉ thái mỏng, ướp với cà ri, nước mắm và tiêu. Sung nhặt bỏ cuống, rửa sạch, phi thơm hành, cho thịt vào xào sơ rồi cho sung vào đảo đều, đổ thêm một bát nước dùng và đun vừa lửa cho tới khi nước trong nồi sền sệt, vàng ánh thì đuợc. Tắt bếp rồi mới cho tiêu và lá chanh thái chỉ vào.

4. Sung kho cá

Cá trắm, sung, tương, mật mía, ớt, bột canh, mì chính, tỏi, mỡ phần là đủ cho món ăn. Sung cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi chần sơ với nước sôi. Mỡ phần rán thành mỡ và tóp mỡ. Trộn cá và sung, tóp mỡ lẫn vào nhau rồi sắp vào nồi. Cho tương, mật mía và tỏi, ớt bột vào, bắc lên bếp đun liu riu cho tới gần cạn, thấm mỡ là được.

5. Sung nấu cháo

Món cháo này có sự kết hợp vị ngọt thơm của gạo, chát của sung, ngọt thanh của đường phèn, phù hợp cho người mệt không muốn ăn, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột, kiết lị. Sung rửa sạch, cắt nhỏ, cho gạo đãi sạch vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, cho sung và đường phèn vào nấu thành cháo. Cách chế biến đơn giản, món ăn dân dã, dễ dùng.

6. Sung om lươn

Lươn om sung, thịt vừa chắc lại vừa thơm. Điều đáng nói là những quả sung mới thật lạ, khi còn là quả sung tươi ăn chỉ thấy bùi bùi chan chát nhưng om với lươn hương vị chuyển biến một cách bất ngờ. Cả hai thứ bổ sung tương hỗ nhau để món ăn đạt đến hài hoà: vừa thơm, vừa béo, vừa ngọt lại vừa bùi.

7. Làm mứt sung

Chỉ làm sung chín. Bổ đôi, trộn đường với tỷ lệ 1kg sung 2 kg đường. Bỏ tủ lạnh đúng 12h 15 phút, sau đó bỏ vào nồi, rim lửa nhỏ đến khi nào đặc lại thì vắt chút nước cốt chanh vào.