Top 10 # Cách Chế Biến Từ Thịt Dê Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Chế Biến Thịt Dê Ngon

Thịt dê loại thịt có rất nhiều dưỡng chất tốt cho tất cả mọi người. Thịt dê giúp hồi phục sức khỏe nhanh cho người già, tăng cường sinh lực cho phái mạnh và đặc biệt món chân dê hầm rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh con.

Để chế biến thịt dê ngon, các bạn nên chọn thịt dê tươi Ninh Thuận. Tại Sài Gòn thì các bạn có thể ghé cửa hàng thịt dê Nắng Gió: 1/2 Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, Bình Tân, TpHCM để tham quan và mua thịt dê tươi chính gốc Ninh Thuận.

Nắng Gió xin chia sẻ cách chế biến 19 món ngon từ thịt dê

1) DÊ XÀO LĂN

2) CÀ RI DÊ

4) DÊ HẦM NGỦ VỊ

5) CHÁO THỊT DÊ

6) DÊ TÁI CHANH

7) DÊ XÀO THẬP CẨM

8) DÊ XÀO SA TẾ

10) DÊ NHÚNG MẺ

11) DÊ XÀO SẢ ỚT

12) CANH SƠN DƯỢC THỊT DÊ

13) NGỌC DƯƠNG TIỀM THUỐC BẮC

14) DÊ NƯỚNG MỌI

15) DÊ NƯỚNG NGŨ VỊ

16) DÊ HẤP LÁ TÍA TÔ

17) VÚ DÊ NƯỚNG

18) CHÂN DÊ TIỀM THUỐC BẮC

19) CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ DÊ

1) DÊ XÀO LĂN Nguyên liệu:

Thịt dê tươi phi lê đã lọc xương: 200 gr

Hành tây: 100 gr

Dứa: 50 gr

Lạc rang chín đã xảy sạch vỏ: 50 gr

Bột cà ri: 1 gói (3 gr)

Gừng, hành khô, tỏi, sả, tía tô (hoặc ngổ hương), hạt nêm, bột canh.

Dứa gọt vỏ, bỏ mắt đem thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng một chút nước, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt. Hành tây bóc bỏ vỏ, rửa sạch, thái múi cau. Hành khô bóc bỏ vỏ, thái mỏng. Sả rửa sạch, bằm nhỏ phần gốc, phần thân thì đập dập rồi cắt khúc. Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ. Tía tô, rửa sạch thái nhỏ.

Thịt dê lọc bỏ xương, thái thành những miếng mỏng. Đem thịt dê bóp cùng hỗn hợp muối, gừng, rượu. Đun sôi một nồi nước nhỏ có pha dấm, cho thịt dê vào chần qua. Vớt thịt dê ra, rửa sạch lại, để cho ráo nước rồi ướp thịt dê với nước cốt dứa, bột cà ri, bột canh, hạt nêm và một nửa chỗ tỏi, gừng, sả.

Làm nóng nhiều dầu ăn trong chảo, cho hành vào phi cho hơi vàng rồi vớt ra (không nên phi vàng ươm, khi vớt ra sức nóng của dầu sẽ làm cháy hành).

Gạn bớt dầu ăn trong chảo ra một cái bát. Cho chỗ gừng, tỏi, sả còn lại vào phi thơm rồi cho thịt dê vào xào.

Cho luôn hành tây vào xào cùng thịt dê cho đến khi hành tây bớt hăng nhưng vẫn còn giòn thì cho lá tía tô vào, đảo đều. Nêm nếm thêm hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Xúc thịt dê xào lăn ra đĩa, rắc hành phi và lạc rang lên trên rồi ăn nóng.

2) CÁCH NÂU CÀ RI DÊ NGON Nguyên liệu:

Thịt dê đã lọc bỏ xương: 500 gr

Nước dừa: 1 quả

Nước cốt dừa: 1/2 bát ăn cơm

Bột cà ri: 3 gói (3g/ gói)

Sữa: 1 túi

Khoai tây: 1 củ

Khoai lang: 1 củ

Hành khô, gừng, tỏi, sả, hạt nêm, bột canh, hạt tiêu.

Bước 1: Hành khô, tỏi bóc bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Sả bóc bỏ bớt lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phần gốc băm nhỏ, phần thân đập dập, cắt khúc. Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

Bước 2: Thịt dê lọc bỏ xương, thái thành những miếng vuông quân cờ. Bóp đều thịt với muối, kế đến là hỗn hợp gừng rượu để khử bớt mùi hôi của thịt. Đun sôi một nồi nước nhỏ, cho dấm vào rồi cho thịt dê vào chần qua.

Vớt thịt dê ra rửa lại với nước cho sạch. Đem thịt dê ướp với 1/2 chỗ hành, gừng, tỏi, một ít hạt nêm, bột canh, hạt tiêu và một gói bột cà ri. Để thịt vào ngăn mát tủ lạnh vài giờ cho thịt ngấm gia vị.

Bước 3: Khoai tây, khoai lang gọt bỏ vỏ rồi thái thành những miếng nhỏ. Đem ngâm khoai vào bát nước có pha chút muối cho đỡ thâm và ra bớt nhựa. Sau vớt ra để ráo rồi đem rán xém vàng (chỉ cần rán qua).

Bước 4: Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho nốt phần hành, gừng, tỏi và sả vào phi thơm. Chút thịt dê cùng một gói bột cà ri nữa vào xào cho thịt dê săn lại.

Bước 5: Cho thịt dê cùng nước dừa vào nồi áp suất hoặc nồi cơm điện hầm cho đến khi thịt chín mềm thì cho khoai và sữa vào. Tiếp tục ninh cho đến khi khoai chín thì cho hỗn hợp nước cốt dừa pha với bột cà ri vào.

Đun thêm vài phút, nêm nếm thêm cho vừa miệng rồi tắt bếp (nếu dùng nồi áp suất thì chỉ ninh thịt cho chín mềm rồi chuyển thịt dê qua một cái nồi khác để thực hiện những bước còn lại).

Món này ăn cùng bánh mì hay cơm đều rất ngon.

3) CÁCH NẤU LẨU DÊ NGON Nguyên liệu:

1 củ tỏi + 2 củ hành tím băm nhỏ.

1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương.

1/2 muỗng súp ớt khô.

1M muối.

1.5 M đường.

1 m bột ngọt.

1 m tiêu xay.

300 gr nấm đông cô.

1 cup rượu vang đỏ.

1 củ khoai môn cao.

Hủ ky cây hoặc hủ ky miếng chiên vàng (bỏ vào nylon cột kín lại để không bị mềm)

1/2 hủ chao.

1 chén nhỏ đậu phộng rang vàng xay nhuyễn.

Mì, rau cải ăn lẩu.

Thực hiện:

Giã gừng hòa với rượu trắng ướp thịt dê khoảng 20ph để khử mùi hôi.

Khoai môn gọt vỏ, xắt cục.

Nấm đông cô ngâm nước cho nở.

Ướp thịt: Thịt dê thái miếng con cờ chừng 2 đốt tay, để ráo nước (hoặc lấy giấy thấm khô thịt). Đem ướp với tỏi + hành + muối + đường + bột ngọt + ngũ vị hương + ớt + rượu vang chừng 4-5 tiếng cho thấm hoặc để qua đêm càng ngon.

Cách nấu: Khử hành tỏi cho thơm, cho thịt dê vào xào cho săn lại, cho nước vào (muốn ngon thì cho nước dừa xiêm vào) hầm thịt. Nước sôi hạ nhỏ lửa, vớt bọt. Cho khoai môn vào, hầm thịt gần mềm cho tiếp nấm đông cô vào. Nêm nếm vừa ăn. Thịt mềm nhắc xuống.

Cho ra lẩu. (Thời gian hầm thịt khoảng 1 tiếng là thịt mềm)

Chế biến nước chấm: Chao hòa với nước + đậu phộng xay nhuyễn + 1M đường + ớt sate’, Nêm vừa ăn.

Có thể cho thêm chanh hoặc giấm vào tùy thích.Với món lẩu dê này, nếu thích có thể thêm đậu hủ trắng, củ sen vào nước lèo lúc hầm thịt. Ăn chung với mì, rau, và tàu hủ ky chiên giòn.

4) CÁCH NẤU DÊ HẦM NGŨ VỊ Nguyên liệu:

Chiên vàng khoai tây và cà rốt với chảo nhiều dầu, vớt ra để ráo dầu.

1/2kg thịt nạc dê cắt miếng vuông 3cm. Ướp trộn thịt trong nồi kim loại với: 10gr ngũ vị hương + 2 muỗng súp xì dầu ngon + 30gr gừng giã dập + 1/3 muỗng cà phê tiêu + 1/2 muỗng cà phê muối. Để qua 40 phút, cho vào 3 muỗng súp dầu ăn, xào nhỏ lửa cho thịt thật săn, vàng mặt thịt rồi châm nước sôi vào cao hơn mặt thịt khoảng lóng tay, thêm vào 20cc rượu trắng ngon (gin, vodka, white wine…), hầm nhỏ lửa, khi thịt bắt đầu mềm cho cà rốt vào trước nấu trong khoảng 5 phút, cho khoai vào tiếp nấu trong 2 – 3 phút nữa, nước còn sấp mặt thịt là được.

Ăn kèm bánh mì nóng với muối tiêu.

Lưu ý ở món này, cà rốt và khoai đã chiên chín, không cần nấu quá lâu.

Để ý khi hầm thịt đừng để lửa cao quá, nước hầm sẽ bị cạn nhanh, canh chừng để châm thêm chút nước sôi vừa đủ cho nước hầm luôn sấp mặt thịt khi nấu xong.

5) CÁCH NẤU CHÁO THỊT DÊNguyên liệu:

200g gạo ngon

300g thịt dê phi lê tươi

1 miếng gừng nhỏ

Muối, tiêu, bột ngọt, nước mắm, hành, rau thơm vừa đủ

Thực hiện:

Thịt dê rửa sạch, để ráo, cắt mỏng, ướp muối, tiêu, chút nước mắm ngon, hành, gừng cho thấm. Phi thơm hành, xào thịt dê chín tới.

Gạo vo sạch, cho vào nồi đất nấu. Khi cháo nhừ cho thịt dê đã xào vào nấu thêm 5 – 10 phút (cho vị ngọt từ thịt tiết ra cháo) sau cùng thêm một ít gừng cắt chỉ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Khi ăn múc cháo ra tô, rắc thêm hành, rau thơm lên trên. Ăn nóng.

Nguyên liệu: Thực hiện:

Thịt dê đã lọc hết xương. ướp cùng với đường, muối, mì chính.

Để 1 lớp cọng xả ở dưới nồi hấp. sau đó cho thịt dê vào hấp lên

Thịt dê sau khi hấp, để nguội, thái mỏng, ướp cùng các gia vị như riềng, sả, vừng lạc

Sả thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, vừng rang giã dập rồi trộn đều tất cả với thịt đã thái thành dê tái chanh. Ăn kèm với tái dê thường có chuối xanh thái lát, khế chua, lá mơ, rau thơm.

Và một thứ không thể thiếu đó là nước tương để chấm, muốn nước tương ngon thì cho thêm gừng và ít đường vào. Thông thường tái dê được gói trong lá sung để tạo vị bùi, vì vậy, món ăn này vừa có vị bùi, vị chát, vừa thơm ngọt.

7) DÊ XÀO THẬP CẨM

Đem tất cả nguyên liệu thái nhỏ dưới dạng hạt lựu. Trộn thêm với 10g bột năng, 5g rượu trắng.Bắc chảo lên bếp đợi dầu sôi cho hành, gừng, tỏi phi thơm, cho thịt, cà rốt, giá đậu, bột gà…

Tiếp đó cho rau cần tây, mộc nhĩ, các gia vị, bột năng, dầu thơm đảo lật đều tới vừa chín.

8) DÊ XÀO SA TẾ

Làm sa tế để ướp thịt: bắc chảo dầu cho sả thái mỏng vào xào vàng, bắc ra khỏi bếp cho ớt bột vào đảo đều

Dê đã được khử mùi, thái mỏng ướp với gia vị, dầu hào, sa tế, 1ít giấm, 1 ít đường, vừng rang vàng, nhiều sả thái mỏng, ớt thái mỏng, 1 ít bột năng hoặc bột bắp nếu có. Ướp khoảng 20 phút

Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi, cho thịt vào xào nhanh trên lửa to.

Vậy là xong, có thể xào thêm với hành tây, ớt ngọt.

Thịt dê thái hình quân cờ, to, không cần tẩm ướp gia vị. Để át mùi gây của thịt dê người ta chao cùng dầu ăn hành khô. Cho dầu ăn vào chảo, dầu ăn phải nhiều, để nhúng ngập miếng thịt dê, đun sôi lăn tăn. Hành khô được cho vào nồi dầu ăn trước khi nhúng thịt dê vào.

Thưởng thức dê né, người ăn sẽ cảm nhận được hương vị nguyên sơ của núi rừng bởi sau khi nhúng vào dầu sôi, tất cả dưỡng chất sẽ cô lại bên trong miếng thịt làm nên vị mềm ngọt riêng có của dê núi. Chấm chao hoặc chấm tương.

Ăn cùng với những loại rau thơm đặc trưng dân dã như: hương nhu, rau húng, đinh lăng, sả…

Nguyên liệu:

750g thịt dê

500g bún tươi

1 quả trứng gà

3 xấp bánh tráng cuốn

3 quả dưa leo

3 quả cà chua

½ quả thơm

3 quả chuối xanh

3 quả khế xanh

1 củ hành tây

2 cây xả

2 thìa súp hành tím băm

1 hìa súp mẻ

1 thìa súp mắm nêm

2 thìa súp dầu ăn

Xà lách, rau thơm, ớt băm, tỏi băm

Gia vị: Muối, đường, hạt nêm.

Cách làm:

Hành tây thái lát

Cà chua, xả, thơm băm nhuyễn

Thịt dê thái lát, hành tây lên đĩa, đập một trứng gà trang trí ở giữa.

Khế xanh, chuối xanh, dưa leo cắt lát mỏng xếp ra đĩa. Bún xếp ra đĩa.

Làm nước nhúng thịt dê: Hòa một thìa súp nước mẻ với hai chén nước. Lọc lấy nước mẻ, bỏ phần xác. Bắc chảo nóng, cho dầu ăn vào phi thơm hành tím, sả, cà chua. Cho nước mẻ vào đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn. Khi ăn cho từng ít thịt dê vào nhúng tái, vớt ra đĩa, ăn tới đâu nhúng tới đó.

Làm mắm nêm: Phi thơm hành tím với dầu ăn, cho thơm vào xào qua, nêm ít đường, trút ra. Hòa tan ớt, tỏi với nước sôi để nguội, cho mắm nêm sau đó cho tiếp thơm đã xào vào quậy đều tay.

Thịt dê nhúng mẻ ăn kèm với bún tươi, cuốn bánh tráng, khế, chuối xanh, dưa leo, rau sống.

11) DÊ XÀO SẢ ỚT

Thịt dê rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Ướp thịt bê với 1/2 lượng sả, gừng tỏi băm, nước mắm, tương và một chút dầu ăn. Ướp thịt khoảng 20-30 phút.

Ớt chuông rửa sạch, thái miếng dài.

Làm nóng dầu ăn trong chảo, để lửa lớn, cho một nửa phần sả, gừng tỏi còn lại vào đảo cho thơm, rồi cho thịt bê đã ướp vào xào nhanh tay. Khi thịt bê còn tái thì cho ớt chuông vào xào đều, ớt vừa chín tới là tắt bếp. Nếm để thêm gia vị nếu cần.

12) CANH SƠN DƯỢC THỊT DÊ Nguyên liệu

Sơn dược 200g

Cà rốt 50g – Đương quy 2 lát

Câu kỳ tử 1 thìa lớn

Xuyên khung, hoàng kỳ, gừng mỗi thứ 4 lát

Táo đỏ 4 quả – Rượu, muối, bột ngọt vừa đủ

Sơn dược bỏ vỏ, thái viên

Cà rốt rửa sạch, thái miếng

Thịt dê thái miếng

Cho sơn dược, cà rốt và thịt dê vào đĩa. Sau đó cho vào túi nylon, cho tiếp đương quy, câu kỳ tử, xuyên khung, hoàng kỳ, gừng, táo đỏ và 6 ly nước, nửa ly rượu và buộc túi nylon lại. Cho túi vào lò chưng khoảng 40 phút.

Trước khi tắt lửa cho thêm một chút muối và bột ngọt vừa đủ rồi cho ra tô ăn.

Khi nấu canh phải đun bằng lửa nhỏ cho ngấm các nguyên liệu và gia vị với nhau.

Nếu mẹ bầu nào sợ sơn dược gây ngứa có thể dùng găng bao tay nylon khi xử lý sơn dược. Ngoài ra, nếu bạn không dùng găng tay có thể nhúng hai tay vào nước ấm ngâm khoảng 30 phút là hết ngứa.

Thịt dê là món ăn đặc sản ở nhiều vùng tuy nhiên không phải ai cũng biết được thành phần dinh dưỡng cũng như tác dụng của nó với sức khỏe con người, đặc biệt là cho bà bầu.

Theo các nhà nghiên cứu, thịt dê được xem là loại thịt động vật có chứa nhiều vitamin nhóm B, nhất là Riboflavin và B12. Thịt dê là nguồn cung cấp tốt về chất đạm, ít chất béo hơn thịt bò và ít calories hơn thịt gà nướng. Thịt dê còn là nguồn cung cấp tốt về chất sắt dưới dạng heme rất dễ hấp thu nên khá tốt đối với người bị thiếu máu. Ngoài ra tỷ lệ Kẽm trong thịt dê cũng tương đối cao. Như vậy thịt dê là thực phẩm rất bổ dưỡng mà phụ nữ mang thai nên lựa chọn.

Theo đông y, thịt dê mang vị ngọt, tính ấm có công dụng bổ huyết ích khí, ôn trung noãn thận, được dùng để chữa các chứng thiếu máu, gầy yếu, suy nhược cơ thể, chán ăn… vì thế đây cũng là một thực phẩm rất hợp lý để bồi bổ cho các mẹ bầu lúc mệt mỏi giữa thai kỳ.

Ngoài ra sơn dược có tác dụng điều chỉnh hệ thống tiêu hóa của cơ thể, làm giảm bớt sự tích tụ của lớp mỡ ở dưỡi da, tránh hiện tượng béo phì và làm tăng được chức năng của hệ thống miễn dịch, rất tốt cho thai phụ.

13) NGỌC DƯƠNG TIỀM THUỐC BẮC

Ngọc dương dê nguyên bộ rửa sạch đưa vào nồi nấu chung với nhân sâm (15 g), kỷ tử (20 g), hoài sơn (50 g), đại táo (30 g), nhục quế (10 g), long nhãn (30 g).

Đổ nước vừa ngập, đun sôi trong vòng 30 phút, sau đó hạ lửa đến khi ngọc dương chín mềm rồi nêm gia vị hành, muối…

Khi ăn, nhớ ăn nguyên bộ và húp hết nước.

14) THỊT DÊ NƯỚNG MỌI

Thịt dê làm sạch và rửa bằng hỗn hợp:muối+rượu trắng+rừng đập dập ngâm khoảng 30phút trong lúc ngâm nhớ là bóp thịt cho ra mùi hôi đặc trưng của dê.

Rau: rau tía tô+húng cây+quế rửa sạch để ăn sống.

Nước chấm:mua chao loại ngon:về đâm tỏi+ớt pha chung với chao nêm lại cho thêm đường và chút bột ngọt cho vừa ăn (tuy khẩu vị mỗi người) nhưng pha chao thì pha loãng thì ngon hơn lấy muỗng nghiền chao cho nát ra là được.

Làm sa tế: xã bằm cho vào chảo dầu (nhiều dầu) xào lên đến khi vàng đều(nhớ là đảo liên tục nha)khi xã đã vàng đều cho ớt khô vào thêm một chút tỏi bằm cho thơm rồi để nguội.

Vớt thịt dê ra để ráo nước thái miếng nhở vừa ăn.Trộn mè và thêm chút dầu ăn vào rồi đem nướng nếu có điều kiện thì nên vừa nướng vừa ăn là tốt nhất.

Khi ăn lấy sa tế trộn chung với chao nhiều ít tùy người.

Nguyên Liệu:

250gr thịt dê tươi.

1 củ hành tây.

2 cọng hành lá.

2 thìa súp sa tế.

1 thìa cà phê tỏi xay.

1 thìa cà phê bột nêm.

1 thìa cà phê đường cát trắng.

Dầu ăn, rượu trắng, chao pha chua ngọt, vừng rang vàng.

Thực hiện:

Thịt dê thái miếng vừa ăn. Dùng rượu trắng rửa sơ qua cho bớt mùi hăng.

Ướp với tỏi, sa tế, bột nêm, đường và ít dầu ăn. Để khoảng 15 phút cho thấm.

Hành tây thái múi cam, cắt khúc hành lá.

Chắt và để riêng phần nước tiết ra khi ướp thịt để thịt được ráo. Xếp thịt dê lên vỉ, nướng đều.

Xào phần nước ướp cùng hành tây và hành lá.

16) THỊT DÊ HẤP LÁ TÍA TÔ

Thịt dê khi kết hợp với lá tía tô sẽ tạo nên một món ăn ngon miệng, có tác dụng giải nhiệt.

Món thịt dê hấp lá tía tô sẽ đậm đà hơn khi bạn chấm với tương gừng. Cách làm loại nước chấm này cũng khá đơn giản. Chỉ cần pha tương bần với một ít ớt, gừng và đường, bạn đã có ngay một bát nước chấm hấp dẫn.

Tương bần là loại gia vị chính, góp phần tăng hương vị cho món ăn. Tương được làm từ đậu nành, gắn bó với bữa ăn của đa số người dân Bắc bộ từ bao đời nay và được dùng một cách rộng rãi trong việc chế biến các món từ thịt dê.

Khi tẩm ướp hay pha nước chấm, nếu đã quen nêm nếm bằng bột ngọt, bạn có thể cho thêm một chút xíu gia vị này vào món ăn. Nhưng lưu ý bạn chỉ nên dùng một góc nhỏ muỗng cà-phê (với 200g thịt) vì quá nhiều bột ngọt có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Vú dê mua về xắt mỏng, rửa sạch, để ráo. Trộn nước ướp gồm : 2 viên chao , tiêu xay, dầu hào, tương ớt, sả băm, tỏi băm, hành tím băm, bột ngũ vị hương, sa-tế tôm, màu điều. Trộn đều và ướp vào thịt, để vú dê thấm trong 15p là có thể đem đi nướng. Ăn kèm cà tím, đậu bắp nướng

Nước chấm : dầm nhừ chao rồi trộn với nước chao. Bắc chảo phi thơm tỏi, cho chao vào xào cho sôi rồi tắt lửa, để nguội, thêm nước chanh và đường sao cho có vị chua mặn ngọt là vừa. Nếu muốn ăn cay có thể thêm sa-tế tôm và tương ớt.

18) CHÂN DÊ TIỀM THUỐC BẮCNguyên liệu:

Chân dê 4 cái

Câu kỷ tử,

Hành tím : 5 củ

Nước xương 2lit

Gia Vị: Bột nêm, hành, gừng, muối, bột ngọt, đường

Rau mồng tơi, cải xanh, mì tôm hay bún

Cách làm:

Chân dê cạo sạch, đem trụng qua rồi chặt miếng vừa ăn

Nước xương đun sôi cho gói đồ tiềm, hành tím vào đun lửa nhỏ 5 phút cho chân Dê vào, tiếp tục bỏ gia vị vào nêm hơi nhạt hầm lửa nhỏ 30 phút thấy nước sắt lại còn tầm 1lit là được

Món này ăn kèm rau, chấm chao và bún.

19) CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ DÊ

1. Cháo xương dê sâm kỳ linh táo: Xương dê 100g, hoàng kỳ 30g, nhân sâm 6g, phục linh 15g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g. Đem các dược liệu sắc lấy nước, dùng nước sắc nấu với gạo thành cháo,xương dê đập nhỏ ninh nhừ(nếu dùng cao xương dê thì chỉ cần cho vào cháo 10g quấy tan), khi cháo chín nhừ thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp gầy sút dễ cảm cúm, tự hãn, cơ thể suy nhược.

2. Xương dê hầm sơn dược: Xương dê 250g(cao xương dê 10g), sơn dược 100g, kỷ tử 25g, long nhãn 15g, đại táo 10 quả. Tất cả hầm chín nhừ thêm gia vị. Cho ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng cho bệnh nhân thận dương hư, di tinh liệt dương…

3. Đương qui sinh khương dương thang: Thịt dê 200g, gừng tươi 12g, đương qui 20g. Thịt dê làm sạch thái lát, gừng cạo vỏ ngoài đập giập, nấu với đương quy thái lát và một lượng nước thích hợp. Khi thịt chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, thêm gia vị, bột tiêu. Ăn 2 – 3 lần trong ngày. Dùng cho người cao tuổi thể trạng suy nhược, phụ nữ sau sinh đẻ huyết hư thiếu máu, người bệnh suy nhược sau bị bệnh lâu ngày; trường hợp trúng hàn phúc thống.

4. Đương qui dương cốt canh: cao xương dê 10-15g, hoàng kỳ 25g, đảng sâm 25g, đương qui 25g. , cao xương dê thái mỏng, hoàng kỳ, đảng sâm, đương qui thái nhỏ, dùng vải xô gói lại, nấu với một lượng nước thích hợp. Khi mọi thứ đã chín nhừ, cho gừng tươi đập giập, muối ăn và các gia vị khác thích hợp, tiếp tục cho sôi đều, lấy bỏ bã thuốc. Ăn nóng. Dùng cho phụ nữ sau đẻ, cơ thể suy nhược thiếu máu, sốt nhẹ, vã mồ hôi, lạnh tay chân.

5. Súp cao dê củ mài: Cao dê 15g, gừng tươi 15g; hành tươi 30g, sơn dược 500g. Cao dê cắt mỏng, gừng tươi, hành tươi đập giập để sẵn, sơn dược thái lát. Tất cả cho vào nồi, thêm bột tiêu, dấm, rượu, nước sạch. Đun to lửa, vớt bỏ váng bọt, đun nhỏ lửa cho chín. Vớt bỏ bã gừng hành, thêm gia vị, Chia ăn nhiều bữa. Chữa các trường hợp hư lao suy nhược cơ thể, huyết trắng, trẻ em suy dinh dưỡng, ho lâu ngày do viêm khí phế quản, tiêu chảy.

6. Cháo hành nước cốt gan dê: Gan dê 1 bộ thái lát, nấu hầm lấy nước, gạo tẻ 100g nấu cháo đặc, thêm nước cốt gan dê, hành củ, gia vị mắm muối, đun lại cho sôi đều. Dùng cho các trường hợp giảm thị lực.

7. Cháo gan dê cà rốt: Gan dê 150g, cà rốt 100g, gạo tẻ 100g. Gạo tẻ đem nấu cháo; cà rốt gọt vỏ thái lát cho vào cháo đun nhỏ lửa 15 – 20 phút; gan dê thái lát ngâm với rượu dấm gừng trong 10 – 15 phút, sau đó xào tái với hành tỏi, cho vào cháo khuấy đều thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp quáng gà mờ mắt giảm thị lực, suy nhược chức năng gan.

8. Cháo tuỷ dê: Xương sống và xương chậu, xương đùi 300 – 500g, gạo tẻ 500g. Nấu cháo thêm gia vị thích hợp; hoặc xương tuỷ sống chặt khúc nấu cùng với gạo thành cháo, bỏ xương và vớt bỏ nước váng mỡ, thêm gia vị. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp mỏi mệt, đau lưng mỏi gối ở người cao tuổi.

9. Cháo xương dê: Xương dê (dương cốt) khoảng 1000g(cao xương dê: 15g), gạo tẻ 100g. Xương dê làm sạch, chặt khúc (cao xương dê thái mỏng) đem nấu cháo với gạo tẻ; khi được cháo thêm muối, gừng tươi, hành gia vị. Cho ăn nóng khi đói. Dùng cho các trường hợp xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng.

10. Lòng dê hầm bạch truật: Dạ dày dê 1 cái, bạch truật 30g, thêm gia vị, nước hầm nhừ. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người bệnh suy nhược, sút cân, chán ăn.

11. Ruột dê hầm hoàng kỳ đậu đen: Dạ dày dê 1 cái, hoàng kỳ 40 – 60g, đậu đen 60g. Dạ dày dê rửa sạch thái lát, hoàng kỳ thái nhỏ, cho tất cả với nước, hầm nhừ, thêm gia vị. Dùng cho người thể trạng hư nhược, vã mồ hôi, tiểu giắt.

Chuẩn bị:

Kiêng kị: Không dùng cho người có biểu hiện sốt nóng do nhiễm trùng viêm tấy. Trong thời gian ăn các món nấu từ thịt dê, không dùng các thuốc có xương bồ, bán hạ.

Vậy là đã giải đáp thắc mắc thịt dê làm món gì ngon rồi nhé.

NẮNG GIÓ nhận cung cấp Thịt dê Ninh Thuận đi các tỉnh thành khác như Mũi Né, An Giang, Cần Thơ, Vũng Tàu…

Hãy gọi NẮNG GIÓ để được tư vấn và đặt hàng.

SĐT: 0909.936.248 – 0912.345.048

ĐC: 1/2 Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TpHCM

Cách Thịt Dê Và Chế Biến Sản Phẩm Dê

Cách thịt dê và chế biến sản phẩm dê I. Cách thịt dê Tuỳ theo mục đích sử dụng da dê mà chúng ta chọn phương pháp giết thịt phù hợp. Nếu lấy cả bộ da để thuộc thì phải lột da. Nếu sử dụng da dê làm thực phẩm thì phải cạo lông hoặc đốt lông bằng đèn khò sau khi đã mổ moi hết nội tạng. Dù thịt dê bằng phương pháp nào, trước tiên đều phải trói 4 chân lại rồi treo 2 chân sau lên cao vừa tầm để chọc tiết. Dùng dao nhọn bản rộng 1 – 1,5 cm để chọc tiết. Một tay cầm cuống họng kéo ra, tay kia cầm dao chọc xuyên qua da ngay dưới cuống họng, tiết chảy hết thì dê chết. Nếu sử dụng tiết để đánh tiết canh hay để làm dược phẩm thì phải cắt lông, sát trùng da chỗ chọc tiết. Cách thịt dê phổ biến nhất là cạo lông, tiến hành theo các bước sau đây: Cạo lông: Dùng nước sôi ngâm hoặc dội ướt tận da. Dùng dao không sắc để cạo lông. Mổ bụng: Cắt cuống họng rồi thắt chặt cuống họng và khí quản bằng dây để tránh chất chứa dạ cỏ trào ra ngoài. Khoét quanh hậu môn sao cho lỗ hậu môn dính liền với ruột. Mổ bụng từ hậu môn lên phía bụng một đoạn dài khoảng 20 cm, rồi lựa tay nhẹ nhàng kéo ruột và các bộ phận nội tạng ra ngoài. Dùng nước rửa sạch bên trong rồi để ráo nước. Thui da: Trước khi thui cần cho lá xả và cây hương nhu vào khoang bụng. Dùng rơm rạ hoặc đèn khò để thui sao cho da vàng đều. Thui xong bỏ lá đệm trong bụng ra ngoài. Pha, lọc, ướp thịt: Dùng dao mổ rộng khoang bụng rồi pha, lọc thịt kỹ càng. Dùng 200-300 g gừng giã nhỏ rồi pha với 2-3 lít nước lã để ngâm thịt đã lọc trong vòng 10 – 15 phút, sau đó dùng nước lã rửa sạch và để thịt cho ráo nước. II. Chế biến một số món ăn từ thịt dê 1. Món tái dê Nguyên liệu: Thịt dê, giềng, gừng, xả, vừng, tỏi, tương, mì chính, lá chanh, rau ngổ, chuối xanh, khế chua, đường, dầu thực vật, bột canh. Cách làm: Pha thịt dê thành miếng to bằng bàn tay. Dùng giềng, xả giã nhỏ cùng với đường, mì chính, bột canh, tương để bóp trộn đều với thịt và ướp trong 1-2 giờ. Sau đó đun sôi trong dầu rán cho đến khi góc cạnh miếng thịt dê sém lại thì vớt ra, để nguội rồi thái mỏng theo khổ thịt. Dùng giềng, tỏi và xả giã nhỏ trộn với thịt dê, bóp thịt lẫn với vừng, lá chanh thái nhỏ, tương, mì chính. Nếu làm tái thính thì trộn thêm với thính giả nhỏ. Nếu làm tái chanh thì vắt chanh vào trộn đều với thịt đã được chế biến. Khi ăn thì kèm theo với các loại gia vị như rau ngổ, chuối xanh, khế chua thái lát mỏng, chấm tương. 2. Món sào lăn Nguyên liệu: Tỏi, hành khô, giềng, xả, đường, mì chính, ngũ vị hương, mắm tôm, hạt tiêu, rau mùi tàu, mỡ nước. Cách làm: Thịt dê thái miếng nhỏ, trộn đều, ướp với tỏi, giềng, mắm tôm, ngũ vị hương, đường, mì chính, hạt tiêu, xả trong 1 -2 giờ. Sau đó dùng mỡ nước phi hành khô cho thơm, đổ thịt đã ướp vào đun, đảo liên tục cho đến khi chín. Khi thấy thịt săn đều, cho rau mùi tàu thái nhỏ vào đảo đều rồi bắc ra. 3. Món chả nướng Nguyên liệu: Hạt tiêu, ớt, giềng, xả, tương, đường, mì chính, mỡ nước, húng lìu, lá chanh, vừng. Cách làm: Thịt dê thái thành miếng vuông hình quân cờ. Dùng hạt tiêu, ớt, giềng, xả, tương, đường, mì chính mỡ nước, húng líu trộn đều với thịt, bóp thật nhuyễn rồi ướp 1 -2 giờ cho gia vị ngấm đều rồi dùng kẹp chả nướng trên than củi. Khi thịt dê đã chín cho vào khay, chậu, trộn đều với lá chanh thái nhỏ và vừng đã rang. 4. Sốt vang dê Nguyên liệu: Thịt dê, mì chính, nước mắm, đường, bột màu, ngũ vị hương, rượu, tỏi, mỡ nước, hành khô, cà chua, bột gạo hay bột đao. Cách làm: Thịt dê để cả miếng to trần qua nước sôi, cho ra rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành miếng hình quân cờ. Dùng gia vị như mì chính, nước mắm, đường, bột màu, ngũ vị hương, rượu, tỏi trộn đều với thịt, ướp 1- 2 giờ. Sau đó dùng mỡ nước phi hành khô cho thơm rồi đổ thịt đã ướp vào đảo đều, khi thấy thịt săn đều thì đổ nước vừa ngập thịt để ninh cho mềm. Phi cà chua, hành khô cho vào cùng với bột gạo (bột đao) đảo đều. Khi thấy đặc sền sệt thì cho thêm vào ít rượu vang nữa, trộn đều rồi bắc ra. 5. Món lẩu dê Nguyên liệu: Xương dê (xương ống), thịt dê, gừng, thảo quả, hoa hồi, nấm hương, dứa quả, tôm nõn, mì chính, dấm, mắm, đường, rau cải cúc (cải canh), rau ngổ, khế chua, ớt, hạt tiêu, mùi tàu, dọc mùng, giềng, xả. Cách làm: Thịt dê thái mỏng ướp với giềng, xả, mì chính, hạt tiêu trong 1 giờ. Xương ống được luộc qua trong nước có gừng và dấm. Sau đó đổ xương ra rửa thật sạch, cho vào ninh cùng với thảo quả và hoa hồi. Trong khi ninh phải mở vung. Khi xương ra hết nước tuỷ thì lọc nước xương ra. Khi ăn thì dùng bếp lẩu đun xôi nước xương với nấm hương, dọc mùng, tôm nõn, dứa thái mỏng. Nhúng thịt dê với rau cải cùng các loại rau thơm vào nồi lẩu ăn đến đâu nhúng đến đó. III. Chế biến một số dược phẩm từ dê 1. Rượu và si-rô huyết dê Lấy huyết của dê khoẻ mạnh, không có bệnh. Bộc lộ động mạch cổ và dùng kim chọc vào động mạch để máu chảy thẳng vào bình miệng rộng. Cầm nắm đũa khuấy đều tay và liên tục trong 15-20 phút, để cho các sợi huyết trong bình bám vào đầu các chiếc đũa. Lấy đường kính hoà tan trong nước xôi với tỷ lệ 1/1, lọc sạch, để nguội. Cho nước đường vào bình huyết đã lọc hết sợi huyết theo tỷ lệ 3-4 lạng đường/1 lít huyết. Nếu làm rượu huyết dê thì cho vào một ít cồn 90 độ theo tỷ lệ 1 cồn với 2-3-4 huyết, tuỳ theo sở thích uống rượu nặng hay nhẹ. Si-rô và rượu huyết dê cần được làm ở nơi sạch sẽ, không bụi bặm. Si- rô và rượu huyết dê có chất lượng tốt thì có màu đỏ tươi. Nếu cho vào huyết quá nhiều cồn thì có màu đen thẫm. Nếu bảo quản dược phẩm đó trong nơi mát thì dùng được trong 2-3 ngày. Nếu có tủ lạnh thì có thể bảo quản dùng trong một tuần. 2. Rượu ngọc dương Trước khi mổ dê cần cắt lấy cả bao dịch hoàn cùng với ngẫu bín. Lọc bỏ da và bóc sạch các lớp màng, rửa sạch bằng rượu. Dùng than nướng hai quả cật cho se lại rồi mới thả vào ngâm trong rượu nặng với ít mật dê và mật ong. Sau 3 tháng ngâm mới dùng được. 3. Cao dê toàn tính Nguyên liệu: Dê (dê già tốt hơn dê non, dê đực tốt hơn dê cái) khoẻ mạnh. Một số dược liệu phụ gia như đẳng sâm (nếu có), hoài sơn, gừng. Một số hương vị như đại hồi, thảo quả, quế chi tán thành bột. Cách chuẩn bị nguyên liệu: – Làm rượu gừng: Lấy 200 g bột gừng cho vào 1 lít cồn 80 độ ngâm trong 5 ngày đêm rồi lọc lấy rượu gừng. – Pha chế dược liệu khác: Đẳng sâm và hoài sơn được loại bỏ các phần hỏng, đem thái nhỏ, sao tẩm rượu gừng, hồi, thảo quả, quế chi tán bột. – Mổ dê: Cắt tiết xong đem lột da, mổ bỏ phủ tạng xong lọc sạch mỡ, thái thịt càng mỏng càng tốt, xương được bỏ hết tuỷ. Lấy rượu gừng tẩm riêng thịt, riêng xương rồi đem sấy hoặc nướng, xong đem tẩm hương liệu rồi cho vào bao vải (vẫn để riêng thịt, riêng xương), mỗi bao để khoảng 1,2 kg, rồi xếp vào nồi. Có thể trộn thịt với đẳng sâm. Tỷ lệ nguyên liệu được chuẩn bị như sau: Thịt dê hơi: 10,0 kg Gừng tươi: 0,5 kg Đẳng sâm: 2,5 kg Hoài sơn: 1,0 kg Đại hồi: 0,1 kg Thảo quả: 0,1 kg Quế chi: 0,1 kg Rượu (cồn) 100 ml Nấu cao: Kê lót một cái vỉ dưới đáy nồi dày 3-5 cm, giữa nồi đặt một dỏ tre đan mắt cáo có lỗ đút lọt đầu đũa, cao gần bằng miệng thùng và đủ rộng để cho lọt cái gáo nhỏ vào để chiết xuất nước cao loãng. Đem các túi nguyên liệu xếp quanh dỏ tre, xuống ở dưới, thịt và dược liệu ở trên. Đổ ngập nước trên mức nguyên liệu 5-10 cm và đun đều lửa. Cần có nồi nước xôi bên cạnh để bếp nước tên tục đủ giữ mức nước ngập như trên. Đun đến giờ thứ 24 thì chiết suất lấy nước đầu, lọc bằng túi vải rồi đun cô lại, 3 phần lấy 1 phần. Tiếp tục đun đến giờ thứ 48 thì chiết xuất lấy nước thứ hai và cũng lọc sạch như trên và trộn lẫn với nước đầu đã cô và lại đem cô như lần đầu. Vào giờ thứ 60, lúc này xương đã bở tơi, chiết suất lấy nước thứ 3 rồi lọc sạch và trộn lẫn với hai nước đầu đã cô và lại cô lần cuối cùng. Cả ba lần trước khi cô đặc nên để nguội và lọc sạch váng mỡ trên mặt nước cao. Lần cô đặc cuối cùng thì đun cách thủy, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay liên tục. Lúc thấy cao sôi sền sệt, lấy một ít ra vo viên thấy không dính, khuấy nặng tay, lấy dao rạch thử thấy hai mép cắt không khép ngay lại thì bắc xuống đất, khuấy thêm một lúc rồi mới đổ ra khuôn đã xoa dầu lạc hoặc tốt nhất là xoa axit benzoic 5% hoặc vazelin và lót giấy sạch. Để cao nguội rồi cắt thành những miếng 100 g, đóng gói bằng túi polyetylen hoặc dùng parafin bao kín để bảo quản. Tỷ lệ thành phẩm đạt khoảng 6,5-7%. Cao dê toàn tính có mùi thơm, không khét. Hoà một ít với nước sôi thì tan hết, không có cặn. Màu của cao đen nâu, bóng mịn. IV. Bảo quản và chế biến sữa dê 1. Vệ sinh khi vắt sữa và thu gom sữa dê Quy trình vắt sữa cần đảm bảo khâu vệ sinh tốt. Trước khi vắt sữa, tay người vắt dụng cụ và bầu vú dê phải được rửa sạch, lau khô. Sữa mới vắt xong phải được đựng trong bình có nắp đậy kín và ngâm trong nước lạnh. Những nơi có hệ thống thu gom sữa dê từ khu vực gia đình về nơi chế biến, tiêu thụ lớn, thì cần tổ chức việc thu gom sữa hợp lý. Khi lượng sữa dê còn ít thì phương tiện vận chuyển, thu gom có thể bằng xe máy. Thời gian đến gia đình thu gom sữa cần ổn định và vào buổi sáng sớm. Người thu gom sữa cần kiểm tra kỹ chất lượng sữa tại chỗ. Mỗi tuần một lần cần lấy mẫu sữa kiểm tra độ a-xít và thành phần sữa làm cơ sở định giá thu mua. 2. Thanh trùng sữa dê Mục đích của thanh trùng sữa dê là đảm bảo vô trùng gây bệnh nhiễm trong sữa để an toàn sức khoẻ cho con người khi dùng sữa tươi và kéo dài thời gian bảo quản sữa và các sản phẩm sữa. Dụng cụ: Vải xô để lọc sữa, một xoong to, một xoong nhỏ, muôi, bếp dun, bình hoặc chai có nắp đậy, chậu đựng nước lạnh, nhiệt kế 0-100 độ C. Các dụng cụ trên cần được sát trùng bằng cách luộc trong nước sôi 10 phút trước khi sử dụng. Cách làm: Thứ tự tiến hành thanh trùng như sau: – Lọc sữa vào xoong con. – Đặt xoong sữa vào xoong lớn. – Đổ nước lạnh vào xoong lớn tới mức sữa trong xoong con. – Đun sôi nước, vừa đun vừa quấy sữa và đo nhiệt độ sữa đến khi đạt 73-75 độ thì thôi. – Chờ được 5 phút thì nhấc xoong sữa ra, đặt vào chậu nước lạnh, vừa quấy sữa vừa thay nước lạnh cho đến khi sữa nguội thì thôi. – Đổ sữa vào bình hoặc chai, đậy nắp. – Đặt bình, chai sữa đã thanh trùng vào tủ lạnh hoặc thùng sốp có đá để bảo quản dùng dần. 3. Làm pho mát Các bước tiến hành như sau: – Sữa vắt xong đem lọc bằng vải xô dầy đã luộc kỹ. – Thanh trùng sữa (như trên). – Làm nguội sữa: Đặt xoong sữa nóng vào chậu nước lạnh để nguội đến 35-37 độ C. – Làm đông sữa: Cho ngưng nhũ toan (5-10 giọt/lít sữa) hoặc dùng loại men vi sinh vật làm kết tủa, đông sữa. Thời gian làm đông sữa 30-60 phút, phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và độ axit sữa. – Dùng dao mỏng cắt sữa đông trong xoong thành nhiều miếng nhỏ, để sau 15 phút, nước sữa tách ra nhiều. – Chắt nước sữa ra khỏi sữa đông. – Đóng khuôn pho mát: Đổ sữa đông còn lẫn một ít nước vào khuôn có lót một lớp vải xô bằng sợi bông. Sau khoảng 30 phút thì lật khuôn lại và để qua đêm (sau 12 giờ) thì tháo khuôn phomát. – Bảo quản pho mát trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-5 độ C là tốt nhất. * Cách chế biến ngưng nhũ toan: Dùng dạ múi khế của dê non, dê còn đang bú mẹ càng tốt, cắt hết bạc nhạc, rửa qua bằng nước cất, cân để biết khối lượng rồi căng phơi ở chỗ dâm và thoáng từ sáng đến chiều. Đem thái thật nhỏ và trộn đều với ít muối, nước cất và một ít cồn 90 độ (khối lượng muối bằng 0,5%, cồn bằng 10%, nước cất bằng 20% khối lượng dạ múi khế trước khi phơi). Sau 5 ngày đổ ra ép lấy nước, cho thêm lượng muối bằng lúc ban đầu cho vào, cho thêm nước cất sao cho toàn bộ khối lượng dung dịch thành phẩm đó bằng khối lượng dạ múi khế đã xác định. Cho chất ngưng nhũ toan đó vào chai có nút kín để dùng dần.

Cách Chế Biến Thịt Dê Ngon Nhất

Dê núi Ninh Bình sau khi “thui” xong đem rửa, cạo sạch, cắt miếng rồi bỏ vào 1 cái thau. Bóc vỏ 1 củ gừng lớn sau đó giã củ gừng cho nhuyễn hoặc vắt lấy nước, bỏ vào xoong cho vào đổ rượu mai quế lộ hoặc là rượu vang, đổ chừng sâm sấp thịt rồi đem phơi nắng hay để ướp vậy khoảng nửa tiếng. Sau đó đem vô rửa sạch thêm 1 lần nữa rồi để thịt cho ráo nước mới đến công đoạn tẩm ướp gia vị .

Một số cách chế biến món ăn từ thịt dê như sau: 1. Món tái dê

Nguyên liệu gồm: Thịt dê, giềng, gừng, sả, vừng, tỏi, tương, mì chính, lá chanh, rau ngổ, chuối xanh, khế chua, đường, dầu thực vật, bột canh

-Pha mềm thịt dê thành miếng to bằng bàn tay.

-Dùng giềng, xả giã nhỏ cùng với đường, mì chính, bột canh, tương để bóp trộn đều với thịt và ướp trong khoảng thời gian từ 1-2 giờ. Sau đó đun sôi trong dầu rán cho đến khi góc cạnh miếng thịt dê sém lại thì vớt ra, để nguội rồi thái mỏng theo khổ thịt.

-Dùng giềng, tỏi và xả giã nhỏ trộn với thịt dê, bóp thịt lẫn với vừng, lá chanh thái nhỏ, tương, mì chính. Nếu làm tái thính thì trộn thêm với thính giả nhỏ. Nếu làm tái chanh thì vắt chanh vào trộn đều với thịt đã được chế biến.

Khi ăn thì kèm theo với các loại gia vị như rau ngổ, chuối xanh, khế chua thái lát mỏng, chấm tương.

Nước mắm, bột màu, ngũ vị hương, rượu, tỏi,tương, đường, mì chính, mỡ nước, thịt dê, hành khô, cà chua, bột gạo

-Thịt dê để cả miếng to trần qua nước sôi, cho ra rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành miếng hình quân cờ.

-Dùng gia vị như mì chính, nước mắm, đường, bột màu, ngũ vị hương, rượu, tỏi trộn đều với thịt, ướp 1-2 giờ.

-Sau đó dùng mỡ nước phi hành khô cho thơm rồi đổ thịt đã ướp vào đảo đều, khi thấy thịt săn đều thì đổ nước vừa ngập thịt để ninh cho mềm.

-Phi cà chua, hành khô cho vào cùng với bột gạo (bột đao) đảo đều. Khi thấy đặc sền sệt thì cho thêm vào ít rượu vang nữa, trộn đều rồi bắc ra.

7 Cách Khử Mùi Thịt Dê, Làm Thịt Dê Không Bị Hôi Để Chế Biến

Vinh Hạnh Food chuyên cung cấp thịt dê tươi Ninh Thuận cho các nhà hàng, quán lẩu dê. Trong quá trình kinh doanh, giao hàng và trao đổi với các Bếp, chúng tôi tập hợp được một số mẹo khử mùi thịt dê từ các đầu bếp chuyên lẩu dê. Trong bài viết này, Vinh Hạnh Food xin chia sẻ 7 cách khử mùi thịt dê không bị hôi.

Mùi hôi của thịt dê nhiều nhất xuất phát từ tuyến mùi của chú dê nằm ẩn trên đầu phía sau cặp sừng. Đó là mùi quyến rũ bạn tình và cũng là lời khiêu chiến đối với tình địch của loài dê. Trong quá trình chế biến thịt dê, người đồ tể phải dùng dao cắt tiết thật bén và chỉ cắt một nhát, cắt phải đứt gân cổ và khi cắt phải nhằm giữa cổ con vật.

Ngoài ra, phần da cổ cũng có mùi ngáy, vì đây là nơi bài tiết qua lỗ chân lông của Dê.

Dê già thường có mùi ngáy hơn dê tơ, dê đực có mùi ngáy hơn dê cái.

Mỡ dê cũng làm cho dê bị nồng mùi dê. Thường thì dê chăn thả tự nhiên sẽ ít mỡ, ngọt thịt và săn chắc hơn dê nuôi theo phương pháp nhốt chuồng.

Sự khác biệt giữa đầu bếp chuyên nghiệp các món về Dê là phân biệt được đâu là dê già, dê tơ, dê đực, dê cái, dê núi, dê nhốt chuồng. Sau đó, tùy từng loại Dê để có cách làm thịt dê không hôi khác nhau.

4 Cách khử mùi dê không bị hôi thông thường

Thịt dê được rửa sạch bằng nước, chẻ nhỏ thành từng tảng, hoặc miếng nhỏ. Dùng rượu thoa đều lên bề mặt thịt dê, để ráo khoảng 15 phút trước khi chế biến các công đoạn tiếp theo.

Các loại rượu sử dụng để khử mùi thịt dê không hôi: rượu trắng, rượu ngâm thuốc Bắc, rượu Sake, rượu vang…

Liều lượng rượu dùng phù hợp: 30 – 50ml rượu/ 1 kg thịt dê

Nếu rượu có mùi nồng thì sử dụng với liều lượng ít hơn và ngược lại.

Dùng sả, gừng, riềng xay nhỏ, vắt lấy nước cốt. Cho hỗn trên vào thịt dê, trộn đều, để ráo, sau 15 phút vớt thịt dê ra và chế biến.

Cần lưu ý phải chọn gia vị tươi để mùi tinh dầu được nhiều.

Dùng lá chè nấu thành nước đặc, lấy nước chè trộn đều với thịt dê, để ráo. Liều lượng phù hợp: 50 – 70ml / 1kg thịt dê. Nếu dùng quá nhiều nước chè, thịt dê sẽ có vị chát.

Dùng hỗn hợp nước đun sôi để nguội gồm nước và dấm để rửa thịt dê. Sau đó, vớt thịt dê ra để ráo và chế biến các công đoạn tiếp theo.

Cho 1 gói gồm sa nhân, đinh hương, sơn trà, tía tô đã đập dập và thái nhỏ vào 1 miếng vải sạch. Cột chặt miệng và cho vào nồi nấu thịt dê. Cách này sẽ khử mùi hôi thịt dê hiệu quả, cho nước thịt dê ngọt hơn.

3 Cách khử mùi thịt dê, làm thịt dê không hôi hiệu quả từ đầu bếp chuyên món thịt Dê

Các gia vị cơ bản để ướp thịt dê gồm: gừng, riềng, sả, ớt, hoa hồi, hoa quế, đinh hương, vỏ hồi, ngũ vị hương …

Các loại nước mắm, mắm tôm, muối đường, tiêu, bột ngọt, bột nêm… cũng được sử dụng để điều vị.

Tùy thuộc vào thực đơn, đầu bếp sẽ có cách điều chỉnh các loại gia vị cho phù hợp với khẩu vị từng món.

Dê được chẻ thành từng tảng. Sau khi khử mùi bằng các bước trên, nếu mùi dê vẫn còn ngáy, sẽ áp dụng tiếp cách dùng nước luộc để khử mùi.

Cách làm: đun sôi nước, cho vỏ hồi, vỏ quế, sả, gừng, riềng đập dập vào nồi nước. Khi nước sôi và có mùi thơm , cho thịt dê vào luộc, đảo đều, cho lửa nhỏ lại để mùi thịt dê từ từ ngấm mùi ra nước luộc. Thời gian luộc khoảng 30 – 40 phút thì tắt bếp, vớt thịt dê ra và rửa sạch lại bằng nước lạnh, chế biến các công đoạn tiếp theo.

Các tuyến mồ hôi bài tiết qua lỗ chân lông, vùng da cổ là nơi bài tiết mồ hôi nhiều nhất. Vì vậy, các bếp sẽ đánh giá mức độ ngáy mùi của từng loại thịt dê. Nếu thịt dê quá ngáy mùi, họ sẽ đưa ra quyết định lột da cổ bỏ đi, hoặc lột da toàn bộ con dê. Sau đó, chẻ thịt dê ra thành từng tảng, từng miếng và ướp gia vị để chế biến.

Một số cách chế biến thịt dê không bị hôi khác đơn giản hơn

Khi xào nấu thịt dê, bạn cho vào nồi 2 – 3 vỏ hạt đào hoặc trái sơn trà, một củ cà rốt hoặc củ cải có chọc lỗ thủng để nấu cùng thịt dê. Cách này sẽ làm khử mùi hôi thịt dê, vừa làm cho thịt dê nhanh chín. Thêm vào đó, bạn cũng có thể cho thêm 1/2 thìa bột cà ri vào để làm thịt dê loại hoàn toàn mùi hôi.

Rửa sạch thịt dê bằng nước nóng. Tiếp đó, thái thành những miếng to với một lượng hương liệu gồm hồi hương, quế, hồ tiêu,… Cho cả vào nồi luộc tới lúc sôi thì vớt thịt dê ra là đã khử hoàn toàn mùi.

Một cách khác, khi nấu thịt dê, bạn chỉ cần cho thêm vài miếng vỏ quýt hoặc tắc. Mùi hôi của thịt dê sẽ hoàn toàn biến mất.

Với các món xào thì bạn có thể sử dụng tỏi để khử mùi hôi thịt dê. Bạn cho khoảng 25g tỏi đã bóc vỏ vào xào cùng với 500g thịt dê. Cách này lấy mùi thơm từ tỏi để át đi mùi hôi của dê.

Thực đơn nhà hàng lẩu dê Vinh Hạnh Food

Có thể nói, để chế biến ra những món ngon từ thịt dê thật không dễ phải không ạ ? Nó đòi hỏi một sự am hiểu nhất định về con Dê, về thịt Dê, và phương pháp nấu bếp, trên hết tất cả là sự tận tâm của người đầu bếp. Vì vậy, chỉ từ thịt dê, các đầu bếp đã xây dựng thực đơn chuyên Dê từ 35 đến 75 món.

Lẩu dê truyền thống, lẩu thịt dê tươi , lẩu chân dê, lẩu đầu dê, lẩu xương xí quách dê, lẩu dê thập cẩm…

Thịt dê nướng nguyên tảng, nướng từng miếng nhỏ, xiên que nướng…

Hiện nay người dùng thường thích món đùi dê nướng, nướng ngay tại bàn.

Gia vị nướng thịt dê có thể chế biến thành dạng sệt gọi là sốt nướng thịt dê, hoặc dùng muối thảo mộc, muối ớt, đơn giản nhất là dê nướng mọi.

Sườn dê được chẻ dọc thành từng bẹ, hoặc từng cây sườn.

Sườn dê nướng có vị thơm đặc trưng, khó cưỡng. Chính lớp mỡ xen lẫn các lớp thịt tạo nên mùi nức mũi, và ăn không ngán.

Dê thường được hấp, hay luộc cùng với gừng, sả, lá tía tô. Thịt dê ăn kèm với rau thơm, hành tây, đậu bắp…

Ngoài ra, nhiều khách còn ghiền các món lòng dê luộc chấm mắm tôm: tim dê, cật dê, bao tử dê, cuống , gan dê…

Món dê hấp, dê luộc phù hợp với mọi lứa tuổi: già, trẻ, bé, trai hay gái.

Dê được quay nguyên con, sau đó cắt từng miếng ra đĩa, ăn kèm rau rừng, cuốn bánh tráng. Món dê qauy chứa vị dê nguyên thủy và rất ngọt thịt.

Cách chế biến tương tự dê quay

Món này dùng bánh tráng đẻ xúc

Từng nhà hàng lẩu dê, từng đầu bếp khác nhau sẽ có cách làm dồi dê khác nhau. Dồi dê có thể luộc, hấp, chiên, hay nướng đều ngon.

Nếu bạn có ý định theo đuổi nghề bếp chuyên các món về thịt dê, hay chuẩn bị mở một nhà hàng lẩu dê thì hãy đọc kỹ bài viết này. Tất cả những kinh nghiệm quý chúng tôi đã gói gọn trong bài viết. Hi vọng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có thêm nhiều bài viết bổ ích cho cộng đồng kinh doanh thịt dê và sử dụng thịt dê trên cả nước.