Top 3 # Cách Chế Biến Yến Sào Cho Người Già Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Chế Biến Yến Sào Bổ Dưỡng Cho Người Già

Cách chế biến yến sào bổ dưỡng cho người già

Công dụng của yến sào với người già.

– Giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật.

– Trợ tốt cho thận nhất là những người già bị suy yếu thận, tăng cường sự giải trừ độc tố trong máu.

– Với bệnh huyết áp, yến sào giúp ổn định chức năng tuần hoàn, nhịp tim, ổn định huyết áp nhất là đối với những người già mắc bệnh cao huyết áp.

– Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp người già ăn ngon miệng và tăng cường sự trao đổi chất cho cơ thể.

– Giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn, giảm triệu chứng ho hen, viên phế quản ở người già.

Cách chế biến yến sào bổ dưỡng cho người cao tuổi

Một trong những món ăn từ yến sào bổ dưỡng nhất phải kể đến món cháo yến thịt bằm cho người cao tuổi. Đây là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cung cấp năng lượng cầng thiết cho người già, trẻ em, phụ nữ hay tất cả các đối tượng khác đều có thể sử dụng, cách dùng yến cho người già như sau:

– Chế biến: Đem gạo vo sạch rồi để ráo nước, sau đó rang sơ qua mới cho vào nước để cháo ngon hơn. Phi hành tỏi thơm cho thịt vào xào, nêm vừa ăn. Tiếp đó, cho tổ yến đã làm sạch vào bát sứ có nắp đậy chưng cách thủy trong vòng từ 25-30 phút. Khi cháo đã nhừ, cho tổ yến đã chưng cùng phần thịt xào vào đun thêm khoảng 5 phút, nêm gia vị vừa ăn thì múc ra bát. Dùng ngay khi còn nóng để đạt hiệu quả cao nhất.

– Công dụng: giúp người già đang mắc bệnh phục hồi nhanh chóng, là giải pháp chăm sóc sức khỏe hoàn chỉnh nhất.

– Liều dùng: ở tháng đầu tiên dùng đều mỗi ngày với mỗi lần dùng là 5g. Tháng thứ 2 cứ cách 2 ngày dùng một lần và tháng thứ 3 là 3 ngày dùng một lần.

Ngoài món ăn bổ dưỡng từ yến sào trên người sử dụng cũng có thể tham khảo những món ăn như: chè yến hạt sen, soup yến, yến hầm gà…là những cách dùng yến cho người già đạt hiệu quả cao.

Hướng Dẫn Cách Chế Biến Yến Sào Cho Người Già

Được biết bạn là người quan tâm đến sức khỏe của ông, bà, ba, mẹ bạn khi bạn đã tìm và đọc bài viết về yến sào cho người cao tuổi. Điều này làm cho Chúng tôi rất cảm động bởi vì bạn là một người con, cháu có hiếu. Bạn đang tìm những thực phẩm tốt nhất cho người thân của bạn.

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một loại thực phẩm rất có ích đối với sức khỏe của người già đó chính là yến sào. Vậy tác dụng của yến sào đối với người già là gì? Có tốt không? Bài viết này sẽ cho bạn biết thêm những lợi ích tuyệt vời của yến sào đối với người già.

Yến sào giúp nâng cao sức khỏe cho người già

Yến sào còn có tác dụng bồ bổ khí huyết, nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích thích khả năng tiêu hoá làm tăng cảm giác ngon miệng khi ăn. Chức năng tuần hoàn của tim ổn định hơn, ổn định huyết áp nhất là đối với người già bị bệnh cao huyết áp.

Tổ yến còn có công dụng tăng khả năng giải trừ độc tố có trong máu của người già nhất là đối với những người lúc trẻ sử dụng nhiều bia rượu và thuốc lá

Yến sào có tác dụng kích thích vị giác giúp ăn ngon hơn

Tổ yến còn giúp kích thích vị giác của người cao tuổi, giúp ăn uống ngon miệng hơn, tăng cường khả năng tiêu hoá và trao đổi chất cho cơ thể, giúp người già hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và giảm khả năng bị táo bón – một căn bệnh thường gặp và gây rất nhiều khó chịu cho cơ thể người già. Hơn nữa, các khoáng chất có trong tổ yến giúp bổ phế giảm ho làm tan đờm và cải thiện khả năng hô hấp cho cơ thể.

Tổ yến phòng ngừa và hỗ trợ rất tốt quá trình điều trị ung thư nhờ có chứa rất nhiều dưỡng chất chống ôxy hoá quan trọng và tối cần thiết cho cơ thể.

Những dưỡng chất có trong yến sào là gì ?

Người già sức khỏe kém, hệ miễn dịch và sức đề kháng cũng yếu dần. Vì thế, yến là món quà bồi bổ khá phù hợp. Công dụng chính của yến sào là phục hồi sức khỏe và sinh lực. Ngoài 18 axit amin thiết yếu, trong yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương.

Hướng dẫn cách chế biến yến sào thơm ngon bổ dưỡng cho người già

Cách chế biến cháo tổ yến thịt bằm

Khâu chuẩn bị: 2 tai tổ yến sào thô đã tinh chế, nếu là tổ yến chưa tinh chế bạn chỉ cần ngâm trong nước khoảng 30 phút rồi lấy nhíp nhặt sạch lông yến rồi xả với nước là được, 100g thịt lợn xay, 1 chén gạo (cả nếp lẫn tẻ), 100ml nước lọc, dầu mè, dầu ăn, muối, gia vị, nước tương, rượu trắng, nước gừng.

Thực hiện: Vo gạo sạch rồi để ráo, rang sơ rồi cho nước vào nấu để cháo đạt độ ngon nhất. Phi hành tỏi cho thơm rồi đổ thịt bằm vào xào chín, nêm cho vừa ăn. Tiếp theo chưng riêng tổ yến sào đã làm sạch, chưng cách thủy từ 25-30 phút. Khi thấy cháo nhừ mềm bạn đổ tổ yến đã chưng và thịt bằm xào chín vào đun thêm khoảng 5 phút, nêm vừa ăn và múc ra bát. Món này nên ăn ngay khi còn nóng. Đảm bảo đây là món ăn kích thích vị giác cho người già, người hay đau ốm.

Cách chế biến tổ yến chưng đường phèn

So với món cháo tổ yến thịt bằm, tổ yến chưng đường phèn là món đơn giản và dễ làm hơn.

Khâu chuẩn bị: Nguyên liệu cần có tổ yến đã tinh chế, đường phèn và một bát nước đun sôi để nguội.

Thực hiện: Tổ yến sào ngâm với nước ấm 10 phút, sau đó vớt ra chưng cách thủy với đường phèn khoảng 30 phút cho đến khi sợi yến nở đều, có mùi thơm đặc trưng. Có thể cho thêm 1 lát gừng tươi để thơm ngon hơn.

Cách chế biến tổ yến chưng kỷ tử

Tổ yến chưng kỷ tử là thực đơn phổ biến không chỉ đối với người lớn tuổi mà đối với phụ nữ, trẻ em cũng rất tốt. Buổi tối trước khi ngủ, dùng 1 chén yến chưng kỷ tử sẽ giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan thận, giúp lọc chất thải và các độc tố có trong cơ thể. Đặc biệt, trong yến sào chứa nhiều threonine, đây là chất giúp hình thành elastine và collagen, giúp kích thích phát triển và trẻ hóa tế bào da.

Khâu chuẩn bị: Khoảng 5gr yến đảo tinh chế, vài hạt kỷ tử khô, 2 muỗng cà phê đường phèn.

Thực hiện: Ngâm 5gr yến tinh chế vào thố nhỏ trong 30 phút. Sau khi ngâm yến đã nở, cho thêm đường phèn đã hòa tan vào, thêm hạt kỷ tử khô vào, đặt chén yến vào nồi chưng cách thủy trong 30 phút. Không nên đổ nước đã ngâm yến đi vì yến đã làm sạch, bạn có thể sử dụng nước đã ngâm để chưng yến. Sau khi kiểm tra thấy yến đã nở đều và đạt được độ mềm nhất định thì tắt bếp.

Với người lớn tuổi, bên cạnh việc sử dụng yến sào cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và thể dục, đi bộ hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả cao.

Cách Dùng Yến Sào Cho Người Già

Yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương. Chính vì thế, món yến hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ… Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn.

Các gia đình có thể mua tổ yến thô về tự chế biến cho người lớn tuổi và người bệnh ăn bổ sung. Tuy nhiên cần cân nhắc vì tổ yến thô mất rất nhiều thời gian sơ chế, nấu nướng công phu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi tổ yến lại hơi cao nên cơ thể người bệnh không thể hấp thu hết trong một lần, rất lãng phí. Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn đang được nhiều người ưa chuộng vì có thể phát huy hết tác dụng của món ăn quý này và tiện lợi dùng lâu dài với liều lượng phù hợp.

Với yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, chúng ta có thể chưng với đường phèn, hoặc sau khi hấp chín đổ nước dùng và chút thịt gà vào ăn cùng, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người già, người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp mỗi ngày khoảng 70ml. Có thể tham khảo các loại yến tự nhiên được chế biến sẵn, đóng chai với hàm lượng vừa đủ cho một ngày dùng.

Để dưỡng chất trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với người bệnh đang điều trị, nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến. Có thể cho người bệnh dùng yến sào dưới dạng chế biến sẵn, mỗi hũ khoảng 70ml là đủ cho 01 ngày.

Ăn bổ sung yến thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B… cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30-45 phút/ngày.

4 cách dùng tổ yến sai lầm, càng dùng càng hại sức khỏe người già nên lưu ý

Các chuyên gia khuyến cáo, việc dùng tổ yến tẩm bổ phải dựa trên thể trạng của từng người. Rất nhiều trường hợp do ăn tổ yến không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều đã dẫn đến rối loạn tiêu hóa, béo phì.

1. Người già không nên ăn tổ yến quá thường xuyên

Đây dường như là một trong những sai lầm khi sử dụng tổ yến dễ thấy nhất trong nhiều gia đình Việt. Đa số người sử dụng tổ yến có suy nghĩ rằng vì tổ yến rất bổ dưỡng và nhiều công dụng, nên việc ăn tổ yến hàng ngày, thậm chí là nhiều lần một ngày sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn cho cơ thể. Điều này hoàn toàn không chính xác.

Với những người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không quá ảnh hưởng. Song với những người cao tuổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa. Cách sử dụng tổ yến một cách không khoa học sẽ làm cho bạn bị khó chịu, chướng bụng. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và các hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.

Theo các tài liệu về y khoa, người già và người bệnh chỉ nên ăn tổ yến từ 3 lần/tuần và khoảng 5gram cho mỗi lần.

2. Ăn tổ yến bất kể thời điểm trong ngày

Nhiều người cho rằng tổ yến có thể sử dụng bất kể bữa sáng, trưa, chiều, tối và thậm chí là bữa đêm đều sẽ mang lại hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm khi sử dụng tổ yến.

Mặc dù việc dùng tổ yến bất kỳ bữa nào trong ngày không gây hại cho cơ thể nhưng chọn thời điểm phù hợp để ăn sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng hấp thụ tối đa dưỡng chất của tổ yến. Tổ yến nên được sử dụng vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Việc bổ sung tổ yến buổi sáng sớm khi bụng đói sẽ giúp bạn hấp thụ tốt và toàn bộ các dưỡng chất có trong chúng.

Còn dùng yến vào buổi tối trước khi đi ngủ, việc hấp thụ cũng sẽ dễ dàng hơn vì đây là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi.

Lưu ý không nên sử dụng tổ yến sau khi ăn no vì khả năng hấp thụ lúc no bụng là rất kém.

Khi sử dụng yến sào có người bệnh cũng nên chú ý một số điểm sau. Những người đang bị các bệnh: ho nhiều đàm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu… là bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt, cơ thể gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tì vị còn quá yếu. Những người này đặc biệt không thể hấp thu các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm như tổ yến bởi nó sẽ dễ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

4. Chưng càng lâu càng ngon

Về việc chưng yến, tùy từng loại mà bạn chỉ nên giới hạn thời gian chưng yến từ 20-30 phút. Với lượng thời gian như vậy, tổ yến sẽ mềm, dai mà vẫn giữ được mức độ giòn ngon đúng điệu.

Nếu nấu quá lâu, các chất dinh dưỡng trong tổ yến có thể sẽ bị suy giảm, hơn thế yến sẽ bị nhão – ảnh hưởng đến trải nghiệm khi thưởng thức. Ngược lại nếu nấu quá gấp, yến chưa đủ độ cũng sẽ không ngon. Tốt nhất, bạn nên chế biến tổ yến với lửa vừa phải trong thời gian thích hợp sẽ đem lại hương vị và độ ngon vừa nhất.

Cách Dùng Yến Sào Cho Người Già, Người Lớn Tuổi Và Cao Huyết Áp

Người già, người cao tuổi có nên ăn yến sào hay không và ăn như thế nào cho đúng cách. Nếu người già mà cao huyết áp thì nên lưu ý như thế nào? Hôm nay Yến Nhi Khánh Hoà sẽ tư vấn cho các bạn biết cách chưng yến và dùng yến cho người già đúng cách nhất.

Công dụng của yến sào với người cao tuổi, người bệnh

Như đã trình bày ở kỳ trước, yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương. Chính vì thế, món yến hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ… Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn.

Các gia đình có thể mua tổ yến thô về tự chế biến cho người lớn tuổi và người bệnh ăn bổ sung. Tuy nhiên cần cân nhắc vì tổ yến thô mất rất nhiều thời gian sơ chế, nấu nướng công phu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi tổ yến lại hơi cao nên cơ thể người bệnh không thể hấp thu hết trong một lần, rất lãng phí. Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn đang được nhiều người ưa chuộng vì có thể phát huy hết tác dụng của món ăn quý này và tiện lợi dùng lâu dài với liều lượng phù hợp.

Người già dùng yến sào như thế nào cho hiệu quả

Với yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, chúng ta có thể chưng với đường phèn, hoặc sau khi hấp chín đổ nước dùng và chút thịt gà vào ăn cùng, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người già, người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp mỗi ngày khoảng 70ml. Có thể tham khảo các loại yến tự nhiên được chế biến sẵn, đóng chai với hàm lượng vừa đủ cho một ngày dùng.

Để dưỡng chất trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với người bệnh đang điều trị, nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến. Có thể cho người bệnh dùng yến sào dưới dạng chế biến sẵn, mỗi hũ khoảng 70ml là đủ cho 01 ngày.

Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn. Yến sào có 4.56% Leucine – chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có Soleucine 2,04% là loại acid amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

Ăn bổ sung yến thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B… cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30-45 phút/ngày.

Phụ nữ rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn vóc dáng, nhan sắc. Trong bài viết kỳ sau, tôi sẽ cung cấp các tác dụng của món ăn quý này cho chị em phụ nữ, cũng như những chú ý khi ăn yến sào.

Người già cần lưu ý những gì khi sử dụng yến sào

Những người muốn tăng cường sức khỏe thì nên bổ sung yến từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng từ yến, vừa hợp lý về kinh tế, không lãng phí nguồn dưỡng chất quý này. Bạn đọc có thể chưng yến với đường phèn, hoặc nấu thành dạng soup với thịt gà cũng rất dễ ăn. Nếu không có nhiều thời gian, có thể dùng các sản phẩm yến sào chế biến sẵn, dĩ nhiên phải lưu ý về hàm lượng tinh chất yến trong mỗi chai – thông thường khoảng 5% là đủ cho cơ thể.

Thời điểm tốt nhất để dùng yến là khi bụng đói, thông thường là vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Buổi tối sau khi ngủ khoảng 01 giờ là thời điểm nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa.

Với thành phần giàu dưỡng chất, yến sào phù hợp cho rất nhiều đối tượng người dùng. Người cao tuổi, người bệnh, phụ nữ, trẻ em, những người làm các nghề cần giữ giọng (MC, ca sĩ, diễn viên…), vận động viên đều có thể ăn yến để tăng cường sức khỏe.

Người cao tuổi nên dùng tổ yến hay nước yến chưng sẵn?

Khi sử dụng yến sào cho người cao tuổi, bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Ví dụ như yến chưng đường phèn, cháo tổ yến thịt băm, cháo cua tổ yến,… Những món này đều là các món ăn ngon miệng mà lại dễ tiêu hóa. Nếu bạn không có nhiều thời gian để chế biến tổ yến, có thể chọn yến chưng sẵn cho người già sử dụng. Nước yến chưng sẵn vừa dễ dàng sử dụng lại không lo lắng vấn đề bảo quản như tổ yến. Thêm vào đó, hàm lượng dinh dưỡng có trong nước yến chưng sẵn cũng không kém so với tổ yến.

Khoa học nói gì về yến sào cho người già và người cao tuổi

Khả năng chống lão hóa (anti aging)

Trong bài nghiên cứu “Edible bird’s nest enhances antioxidant capacity and increases lifespan in Drosophila Melanogaster.” của nhóm tác giả Guangzhou tại trường đại học dược quốc gia Trung Quốc thực hiện. Công bố trên chuyên trang khoa học NBCI nổi tiếng của Mỹ vào năm 2016, khẳng định Tổ Yến có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, làm tăng hoạt tính của enzyme chống oxy hoá và làm giảm hàm lượng các sản phẩm peroxidation lipid trong ruồi drosophila melanogaster.

Tăng cường kết cấu da

Yến Sào được xem như loại collagen quý hiếm từ thiên nhiên không thông qua bất cứ một công nghệ triết xuất công nghiệp nào. Bên cạnh đó, Yến Sào đã được chứng minh có “Yếu tố tăng trưởng biểu bì” (Epidermal Growth Factor) rất cao. Đây là lợi thế mà Yến Sào có thể được coi có lợi thế hơn Collagen trong việc tái tạo tế bào da, kích thích các làn da non thay thế kịp thời những tế bào chết, tăng độ ẩm cho da.

Đó là lý do tại sao những người lớn tuổi sau khi dùng Yến Sào từ 2 tuần đến 1 tháng, sẽ xuất hiện những kết quả rất tích cực trên làn da của họ. Ví dụ như vết nhăn giảm, dễ quan sát nhất là khu vực quanh khóe mắt; làn da hồng hào có độ đàn hồi hơn; khuôn mặt nhìn năng lượng có sức sống hơn, tóc không còn rụng và giảm lượng tóc bạc…

Hỗ trợ điều trị sương khớp

Viêm xương khớp là một căn bệnh thoái hoá mà kết quả đến từ sự hủy hoại của sụn. Chiết xuất Yến Sào có chứa các thành phần quan trọng, có thể làm giảm sự tiến triển của viêm xương khớp và giúp tái tạo sụn. Nghiên cứu dưới nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất Tổ Yến đối với hoạt động catabolic và anabolic của các tế bào chondrocytes khớp ở người (HACs) được phân lập từ khớp gối của bệnh nhân viêm khớp. Và sau khi thực hiện những thí nghiệm thực nghiệm phức tạp, kết luận hùng hồn của bài nghiên cứu rằng Yến Sào là một tác nhân tiềm năng dùng để điều trị các bệnh về xương khớp ở người.

Tăng cường sức chịu đựng – thể trạng

Yến Sào được chứng minh có chứa 18 loại amino acid, trong đó có đến 8 loại thiết yếu mà cơ thể ta không thể sản xuất. Ngoài ra, Yến Sào còn có nhiều loại Protein hòa tan được trong nước, carbohydrate, các nguyên tố vi lượng như Natri, kali, calci, phốt pho tất cả những thành phần này đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sức sống, sức chịu đựng và thể trạng của cơ thể.

Người già có cơ địa yếu, khó ăn uống chính vì thế mà cơ thể thường xuyên bị suy nhược, yếu ớt. Người lớn tuổi sau khi dùng Yến vài ngày chúng ta có thể quan sát nguồn năng lượng tích cực bên ngoài của họ là có thể cảm nhận ngay tác dụng của những vi chất quý có trong tổ Yến hiệu quả như thế nào