Top 8 # Cách Làm Món Ăn Ngon Ngày Tết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Làm Các Món Ăn Vặt Ngày Tết

1. Thạch ngô

Thạch ngô là một món giải ngấy vô cùng hiệu quả

Thạch ngô là một món giải ngấy vô cùng hiệu quả cho những bữa tiệc nhiều mỡ, lắm chất, đặc biệt là cho những bạn đón Tết ở miền Nam. Thạch ngô nhà làm sẽ rất thơm mà trông vẫn vàng ươm thích mắt, vị ngọt lại rất thanh vừa ý. Bạn làm thạch ngô còn tranh thủ làm được cả sữa ngô để dành cả nhà uống được nữa đấy!

2. Bánh nhãn

Điểm đặc biệt của công thức bánh nhãn này là bạn sẽ không cần lò nướng để làm. Bánh nhãn còn trông tròn đều chằn chặn, nhìn vô cùng thích mắt, đem đãi khách ngày Tết là thích lắm luôn!

3. Bánh chả

Bánh chả là món ăn gắn liền với tuổi thơ của nhiều bạn rồi. Cách làm món bánh chả này cũng không quá khó, bạn có thể làm sẵn một mẻ, cho vào lọ thuỷ tinh kín nắp, khách đến thì bày ra một đĩa nhỏ để đãi cũng được đấy!

4. Kẹo vừng đen

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách làm kẹo vừng đen:

Khi kẹo đông cứng, các bạn cắt thành từng miếng nhỏ và thưởng thức nha! Chắc chắn mọi người đều rất thích món ăn này đấy.

5. Chuối sấy khô

Chuối khô là sự lựa chọn hợp lý khi nhiều người lo sợ khả năng tăng cân sau khi nạp quá nhiều năng lượng mấy ngày Tết. Chuối sấy giòn rụm, thơm lừng, ăn nhiều mà không lo béo.

Nguyên liệu : Cách làm chuối sấy khô :

Chuối sấy sau khi bỏ từ lò ra và để nguội là có thể dùng được luôn. Bạn có thể bảo quản chuối trong lọ thuỷ tinh, lọ nhựa khô hoặc túi nilon khô trong ngăn mát tủ lạnh để có thể nhâm nhi ăn dần.

6. Bánh ngói hạnh nhân

Nhà nào có lò nướng thì phải tranh thủ ngay vài công thức bánh quy ngon đãi khách Tết này thôi! Công thức bánh ngói hạnh nhân này sẽ không cần dùng đến bơ, vừa giảm được chi phí mà vẫn ngon, lại còn giòn tan mỏng dính, thơm thơm mùi hạnh nhân nữa, chỉ ngửi thôi là đã thèm rồi.

Nguồn: http://bit.ly/2lfQmKo

Xem bài nguyên mẫu tại : Cách làm các món ăn vặt ngày Tết – 6 món ăn vặt nhanh ngày Tết dễ làm

via Mâm Cơm Việt – Mâm Cơm Gia Đình Truyền Thống Việt Nam – Feed http://bit.ly/2lfQmKo

Cách Làm Những Món Ăn Ngon Ngày Tết Chống Ngán

Nguyên liệu:

– Dưa chuột bao tử ( càng nhỏ càng ngon)– muối– dấm– đường trắng– cà rốt– tỏi– thì là ( càng già càng thơm)– lọ thủy tinh có gioăng xoáy

Các bước làm dưa chuột bao tử muối chua chống ngán Chuẩn bị

– Lọ rửa sạch ( hấp khoảng 10′)– dưa rửa sạch để ráo– cà rôt tỉa hoa– tỏi bóc để nguyên tép

Cách làm:

– xếp dưa thật chặt vào lọ, phía ngoài điểm cà rốt xung quanh cho đẹp, cho vài tép tỏi vào– pha dấm, đường, nước, muối vừa miệng (nếu thich chua nhanh thêm dấm)– đun sôi hỗn hợp nước, dội thẳng vào lọ dưa đậy tạm nắp lọ 15′– chắt nước trong lọ ra nồi, đun sôi lại dội vào lọ lần 2, đậy năp 10′– chắt tiếp nước vào nồi, đun sôi lại, dội vào lọ xoáy thật chặt nắp– trải 1 tấm vải, hoặc tờ báo xuống nền nhà , úp ngược lọ xuống tờ báo, để– khoảng 5-6h (đến nguội) lật lại lọ. khoảng 1 tuần sau là có thể ăn rồi.

Nộm sứa giòn ngon ngày tết

Nộm sứa chống ngán ngày tết

Nguyên liệu:

Sứa đã sơ chế (mua tại các siêu thị lớn ), giá đỗ, dưa chuột, rau cần, rau thơm, kinh giới, mùi và rau răm, lạc rang.

Cách làm:

– Cắt sứa ra khỏi túi cho vào bát tô to rửa qua bằng nước ấm, vớt ra để ráo.– Rau cần rửa sạch, ngâm nước muối cắt khúc khoảng 5cm, bóp nhẹ qua 1 lần muối nữa cho rau sạch, đun nước sồi chần qua cho rau được giòn, để ráo. Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ. Giá đỗ ngâm qua nước muối rửa sạch để ráo.

– Cho sứa, dưa chuột, giá, rau cần vào 1 chiếc bát to rồi cho đường, bột canh, 1 chút nước mắm cho thơm, nước cốt chanh, ớt tươi. Tất cả trộn đều. Để khoảng 15 phút cho ngấm, sau đó chắt hết nước thừa. Thái nhỏ các loại rau thơm rồi trộn đều với lạc rang giã nhỏ.

Món sứa rất tốt cho người béo phì và tiểu đường đấy các bạn, cũng là 1 món nhậu rất ngon mỗi khi có khách đến chơi nhà. Nếu bạn thích tăng thêm vị chua có thể thái thêm nửa quả xoài xanh cho vào món nộm.

Nguyên liệu:

– Củ sen

– Ngó sen

– Rau muống non

– Cà rốt

– Cải thảo

– Tỏi, ớt, gừng, muối, đường, dấm, 2 thìa cafe nước mắm ngon.

Nguyên liệu làm nộm ngó sen rau muống Cách làm:

– Củ sen gọt vỏ, thái lát mỏng; ngó sen cắt khúc dài tầm ngón tay út, ngâm vào nước vắt tí chanh hoặc cho tí dấm để cho nó trắng trẻo

– Rau muống nhặt sạch lá, lấy cọng non, rửa sạch

– Cải thảo gọt bớt diềm lá

– Ớt bỏ hạt bằm nhỏ, tỏi bằm nhỏ, Gừng thái lát mỏng.

– Hòa đường với dấm, tỏi, ớt, muối, nước mắm, dội lên trên hỗn hợp rau củ kia. Để chừng 3 tiếng là ăn được. Có thể cất vào tủ lạnh dùng dần.

Nộm ngó sen rau muống đã hoàn thành Bắp non trộn gân bò ngon ngày tết

Nguyên liệu:

200g gân bò 200g bắp non

1/2 quả dưa leo

1/4 củ hành tây

1 quả ớt sừng

20g rau húng lủi

1/2 thìa súp mè rang

1 thìa cà phê muối

1 thìa súp hành tím phi vàng

bánh phồng tôm dùng kèm.

Bao tử heo trộn là 1 trong những món ăn ngon chống ngán ngày tết Gỏi nộm hoa chuối giúp giảm ngán nhanh nhất

Nước trộn: Trộn đều 1 thìa súp nước mắm + 1 thìa súp nước cốt chanh + 1/2 thìa súp đường + 1 thìa cà phê ớt băm + 2 thìa cà phê tỏi băm.

Cách làm:

– Gân bò rửa sạch, trụng qua nước sôi, lột bỏ màng nhầy, cho vào nồi áp suất hầm khoảng 30 phút với gừng đập giập và muối, cho ra rổ, rửa lại nước lạnh, cắt lát vừa ăn. Bắp non rửa sạch, chẻ đôi dọc, cho vào nồi nước sôi trụng sơ, trút ra rổ để ráo nước.

– Dưa leo bỏ ruột, cắt lát mỏng xéo dài. Hành tây lột vỏ, cắt khoanh mỏng. Ớt chuông, ớt sừng bỏ hạt, cắt sợi mỏng. Cho tất cả các nguyên liệu vào thố, rưới nước trộn vào đảo đều, múc gỏi ra đĩa, rắc mè, hành phi lên, dùng ngay kèm bánh phồng tôm chiên.

Mách nhỏ: Để bắp non không xỉn màu, khi luộc nên cho vào nồi nước sôi 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh và ít muối. Không nên luộc quá chín để bắp còn độ giòn khi ăn

Nguyên liệu: Bao tử heo, hành tây, giá đỗ, dưa chuột, rau răm, chanh tươi, bột canh, đường, nước mắm ngon, ớt tươi, tỏi băm.

Cách làm:

– Bao tử mua về phải còn tươi nguyên, lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một chút muối vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước. Cuối cùng, dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này bao tử heo vừa sạch lại trắng.

– Luộc chín bao tử, trước tiên cho một chút phèn chua vào nồi nước luộc. Một bí quyết là cho bao tử vào nồi khi nước thật sôi và khi luộc phải để bao tử ngập nước. Vớt bao tử ra thả vào chậu nước lạnh có pha vài giọt chanh. Làm như thế đảm bảo bao tử heo vừa trắng vừa giòn. Bao tử chín, để ráo nước rồi thái thật mỏng.

– Giá đỗ rửa sạch, để ráo; dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, thái vát; hành tây thái mỏng ngâm giấm chừng 10 phút, vớt ra để ráo, rau răm rửa sạch thái khúc khoảng 2m.

– Cho bao tử, giá đỗ, dưa chuột, hành tây vào bát to; cho nước mắm ngon với chút nước cốt chanh, đường, ớt, tỏi sao cho thịt có vị chua ngọt là được. Cuối cùng trộn đều. Khoảng 10 phút sau thì cho rau răm vào trộn tiếp. Vậy là đã có một món ăn thơm lừng, ngon lạ miệng, dùng làm món nhậu hoặc ăn trong bữa cơm hàng ngày đều rất hợp.

Thường bao tử trộn có “bạn” đi kèm là bánh tráng mới nướng. Hương vị giòn tan của bánh tráng nướng vàng chìm trong vị cay, ngọt, bùi của từng lát bao tử mỏng, thực khách vừa được ấm bụng, vừa thấm cái chất mộc mạc, dân dã.

Nguyên liệu: 1 hoa chuối tươi, 500g tôm tươi, rau thơm gồm có rau húng, quế, rau mùi, đậu phộng rang, vừng rang, mắm tôm, hai trái chanh tươi, tỏi tươi, đường

Cách làm:

– Hoa chuối mua về lột bỏ mấy lá già đi, mang hoa chuối lên thớt sắc thiệt mỏng, ngâm nước vo gạo độ 1/2 tiếng hay cho vài muỗng canh giấm pha nước lạnh cho ra chất mủ, chất nhựạ. Lấy ra rửa lại thiệt sạch bằng nước lạnh, để ráo nước. Rau thơm rửa sạch thái nhỏ. Tôm lột vỏ, lấy đất sống lưng, luộc vừa chín tới xẻ làm hai. Dùng 1 cái nồi cho vài tép tỏi tươi băm nhuyễn trộn với mắm tôm, chanh vắt nước.

– Cho hoa chuối, rau thơm vô bóp và trộn đều, nêm chút đường, nêm chua mặn cho vừa miệng ăn. Cho vài muỗng canh vừng (mè) đã rang vô trộn cho đều. Bày gỏi lên đĩa lớn, đặt tôm, rắc đậu phộng rang lên trên, cho vài miếng ớt lên trên.

Cách Làm Các Món Ăn Chống Ngán Ngày Tết

Nguyên liệu: 200g gân bò 200g bắp non, 1/2 quả dưa leo, 1/4 củ hành tây, 1 quả ớt sừng, 20g rau húng lủi, 1/2 thìa súp mè rang, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa súp hành tím phi vàng, bánh phồng tôm dùng kèm. Nước trộn: Trộn đều 1 thìa súp nước mắm + 1 thìa súp nước cốt chanh + 1/2 thìa súp đường + 1 thìa cà phê ớt băm + 2 thìa cà phê tỏi băm.

Cách làm:

– Gân bò rửa sạch, trụng qua nước sôi, lột bỏ màng nhầy, cho vào nồi áp suất hầm khoảng 30 phút với gừng đập giập và muối, cho ra rổ, rửa lại nước lạnh, cắt lát vừa ăn. Bắp non rửa sạch, chẻ đôi dọc, cho vào nồi nước sôi trụng sơ, trút ra rổ để ráo nước.

– Dưa leo bỏ ruột, cắt lát mỏng xéo dài. Hành tây lột vỏ, cắt khoanh mỏng. Ớt chuông, ớt sừng bỏ hạt, cắt sợi mỏng. Cho tất cả các nguyên liệu vào thố, rưới nước trộn vào đảo đều, múc gỏi ra đĩa, rắc mè, hành phi lên, dùng ngay kèm bánh phồng tôm chiên.

Mách nhỏ: Để bắp non không xỉn màu, khi luộc nên cho vào nồi nước sôi 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh và ít muối. Không nên luộc quá chín để bắp còn độ giòn khi ăn

4. Bao tử heo trộn

Nguyên liệu: Bao tử heo, hành tây, giá đỗ, dưa chuột, rau răm, chanh tươi, bột canh, đường, nước mắm ngon, ớt tươi, tỏi băm.

Cách làm:

– Bao tử mua về phải còn tươi nguyên, lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một chút muối vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước. Cuối cùng, dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này bao tử heo vừa sạch lại trắng.

– Luộc chín bao tử, trước tiên cho một chút phèn chua vào nồi nước luộc. Một bí quyết là cho bao tử vào nồi khi nước thật sôi và khi luộc phải để bao tử ngập nước. Vớt bao tử ra thả vào chậu nước lạnh có pha vài giọt chanh. Làm như thế đảm bảo bao tử heo vừa trắng vừa giòn. Bao tử chín, để ráo nước rồi thái thật mỏng.

– Giá đỗ rửa sạch, để ráo; dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, thái vát; hành tây thái mỏng ngâm giấm chừng 10 phút, vớt ra để ráo, rau răm rửa sạch thái khúc khoảng 2m.

– Cho bao tử, giá đỗ, dưa chuột, hành tây vào bát to; cho nước mắm ngon với chút nước cốt chanh, đường, ớt, tỏi sao cho thịt có vị chua ngọt là được. Cuối cùng trộn đều. Khoảng 10 phút sau thì cho rau răm vào trộn tiếp. Vậy là đã có một món ăn thơm lừng, ngon lạ miệng, dùng làm món nhậu hoặc ăn trong bữa cơm hàng ngày đều rất hợp.

Thường bao tử trộn có “bạn” đi kèm là bánh tráng mới nướng. Hương vị giòn tan của bánh tráng nướng vàng chìm trong vị cay, ngọt, bùi của từng lát bao tử mỏng, thực khách vừa được ấm bụng, vừa thấm cái chất mộc mạc, dân dã.

5. Gỏi nộm hoa chuối

Nguyên liệu: 1 hoa chuối tươi, 500g tôm tươi, rau thơm gồm có rau húng, quế, rau mùi, đậu phộng rang, vừng rang, mắm tôm, hai trái chanh tươi, tỏi tươi, đường

Cách làm:

– Hoa chuối mua về lột bỏ mấy lá già đi, mang hoa chuối lên thớt sắc thiệt mỏng, ngâm nước vo gạo độ 1/2 tiếng hay cho vài muỗng canh giấm pha nước lạnh cho ra chất mủ, chất nhựạ. Lấy ra rửa lại thiệt sạch bằng nước lạnh, để ráo nước. Rau thơm rửa sạch thái nhỏ. Tôm lột vỏ, lấy đất sống lưng, luộc vừa chín tới xẻ làm hai. Dùng 1 cái nồi cho vài tép tỏi tươi băm nhuyễn trộn với mắm tôm, chanh vắt nước.

– Cho hoa chuối, rau thơm vô bóp và trộn đều, nêm chút đường, nêm chua mặn cho vừa miệng ăn. Cho vài muỗng canh vừng (mè) đã rang vô trộn cho đều. Bày gỏi lên đĩa lớn, đặt tôm, rắc đậu phộng rang lên trên, cho vài miếng ớt lên trên.

Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết

Ngày Tết tại Việt Nam thì có rất nhiều món ăn, mỗi vùng miền lại có những nét đặc sắc khác nhau nữa. Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung đấy chính là món bánh chưng ngày Tết. Để thuyết minh về món ăn này, hãy cùng tapchinhabep.net tìm hiểu về cách lập dàn ý và các bài văn mẫu hay đã được sưu tầm nhé!

Lập dàn ý: Thuyết mình về món ăn ngày Tết – Bánh chưng

I. Mở bài: giới thiệu món ăn yêu thích

– Giới thiệu những món ăn truyền thống thường có trong ngày tết

– Giới thiệu về món bánh chưng mà em thích nhất

II. Thân bài: thuyết minh về bánh chưng

1. Nguồn gốc bánh chưng:

– Sự tích bánh chưng:

+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6

+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.

+ Quan niệm truyền thống của bánh chưng:

+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa

+ Bánh chưng tượng trưng cho trời

2. Nguyên liệu làm bánh:

– Lá gói bánh

– Gia vị khác

3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:

– Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô

– Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm

– Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt

– Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị

4. Quy trình thực hiện:

– Gói bánh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cm x 25cm

– Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng

– Sử dụng bánh

+ Bánh được dùng để cúng vào ngày tết

+ Bánh được dùng để đón tết

+ Bánh được dùng để biếu người thân

III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn em yêu thích

– Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam

– Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc

Dựa vào dàn ý trên, bạn hoàn toàn có thể tự viết được một bài văn hoàn chỉnh thuyết minh về 1 món ăn ngày Tết rất dễ dàng dựa theo ý của mình. Dưới đây là một bài văn mẫu thuyết mình về bánh chưng ngày Tết

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết (Nguồn: Internet)

Ngày xửa ngày xưa vua Hùng muốn nhường lại ngôi vua của mình cho các con nên đã truyền cho hoàng tử nào dâng lên vua những vật có ý nghĩa và lạ nhất thì có thể thay vua trị vị đất nước. Khi ấy Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh trong đó có bánh chưng tượng trưng cho trái đất. Và khi bánh chưng có từ ngày đó, loại bánh này có ý nghĩa gì mà con người Việt Nam chúng ta lại coi nó là một trong ba đồ sử dụng trong ngày tết?.

Về truyền thuyết của bánh chưng thì chúng ta biết nó ra đời trong sự kiện vua Hùng Vương nhường ngôi cho các con trai của mình. Ông vua ấy đã truyền lệnh cho tất cả những người con mang đến những lễ vật. Không giống như những anh trai mang vàng bạc châu báu mà người con út của Vua Hùng lại dâng lên vua cha hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có từ đó để tượng trưng cho trái đất hình vuông.

Đến ngày nay thì nhân dân ta đã sử dụng bánh chưng vào ngày tết giống như một truyền thống đặc trưng. Vật liệu để làm bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp đã ngâm nở ra, đỗ ngâm bỏ vỏ, thịt lợn, lạt… tất cả những vât liệu ấy đều không thể thiếu được.

Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. Công đoạn nguyên liệu bên trong đa đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đổ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. Khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tự nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như 29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua. Những nồi bánh ấm nồng cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân. Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhay mà thôi.

Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy. Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết truyền thống của nhân dân ta.

Không những thế mà bánh chưng còn để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày tết. Nhân dân ta sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để có thể đem lên bày trên bàn thơ ông bà với những món hoa quả bánh kẹo trên đó.

Bánh chưng còn làm cho mọi người sum họp gần gũi nhau hơn và có một cái tết ấm lòng không. Anh chị em quây quần bên nhau cùng gói bánh cùng nói chuyện cười vui tươi chào mừng năm mới đến. Không kể lúc luộc bánh tất cả cùng ngồi trông bánh bên ngọn lửa hồng.

Đặc biệt bánh ăn nóng rất ngon tuy nhiên khi nó nguội rồi nhân dân ta còn có thể cắt chúng ra từng miếng nhỏ đem rán lên ăn rất là ngon và thơm. Những người không ăn được mỡ thì cũng có thể ăn được bởi vì khi ninh nhừ như thế rồi thì thịt mỡ không còn ngấy như khi luộc bình thường nữa mà nó rất dễ ăn.

Tóm lại bánh chưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như tình cảm của nhân dân ta trong ngày tết truyền thống. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay bánh chưng như khẳng định sự thơm ngon hấp dẫn cùng với những ý nghĩa của mình. Vì vậy bánh chưng không thể vắng mặt trong gia đình Việt nam ngày Tết.

Trên đây là bài văn mẫu đã được sưu tầm thuyết minh về món ăn ngày Tết, cụ thể là món bánh chưng. Trên thực tế có rất nhiều món ăn khác nhau rất hấp dẫn trong ngày Tết của dân tộc mình.