Top 8 # Cách Nấu Ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Dinh Dưỡng Và Ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi

So với những năm tháng đầu đời khi thức ăn chỉ là sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức), trẻ đến giai đoạn 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu cuộc khám phá ẩm thực với những trải nghiệm vô cùng thú vị cho riêng mình. Theo đó, các bữa ăn luôn đa dạng các thành phần (chất đường bột, chất đạm, chất béo và hoa quả) là một điều cần thiết. Hơn thế nữa, việc trải nghiệm các loại thực phẩm sẽ tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc dần với thực phẩm, hệ đường ruột của bé phát triển hơn, tránh nguy cơ dị ứng thức ăn về sau.

Bên cạnh đó, không giống như lúc mới 6 tháng tuổi, khi bước qua giai đoạn này, trẻ đã có những chiếc răng sữa đầu tiên. Vì vậy, thay vì những bữa ăn chỉ hoàn toàn là bột, cháo xay nhuyễn, mẹ cũng cần tập cho con biết phản xạ nhai với độ cứng của thức ăn tăng dần theo thời gian, để việc ăn uống trở thành một trò chơi được trông đợi mỗi ngày.

2. Trẻ 7 tháng ăn dặm cần chú ý điều gì?

Khi nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn được đảm bảo, thực phẩm ăn dặm sẽ từng bước thay thế trong việc nuôi dưỡng trẻ. Lúc này, mẹ không chỉ cần lựa chọn đa dạng các nguồn thức ăn mà còn phải chú ý cung cấp thêm các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết trong các bữa ăn dặm của trẻ.

2.1. Sắt

Sắt là nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các tế bào máu. Nguồn sắt dễ dàng hấp thụ nhất từ ​​thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt cùng với thực phẩm chứa vitamin C, sự hấp thu sắt sẽ được cải thiện đáng kể.

2.2. Kẽm

Trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu chất kẽm. Kẽm được tìm thấy trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua…

2.3. Vitamin C

Vitamin C là loại sinh tố rất quen thuộc nhưng khi thiếu trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng, thường bị lở loét trong niêm mạc miệng… Nguồn vitamin C rất dồi dào trong nhiều loại trái cây và rau quả và đặc biệt là nhiều dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, đu đủ, kiwi, xoài, bông cải xanh…

2.4. Vitamin A

Mối quan hệ giữa vitamin A và sức khỏe của đôi mắt đã được chứng minh rất rõ, giúp tránh mờ mắt, khô mắt, quáng gà… Các nguồn chứa nhiều vitamin A bao gồm khoai lang, cà rốt và các loại trái cây, rau quả màu cam, đỏ, các loại rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất, cá, thịt bò và thịt cừu…

2.5. Vitamin D

Hệ xương của trẻ phát triển vượt bậc trong giai đoạn bắt đầu biết ngồi, đi đứng. Theo đó, nhu cầu vitamin D là rất lớn. Bên cạnh việc thường xuyên cho trẻ tắm nắng, hoạt động thể lực ngoài trời, mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn thông qua cá hồi, cá mòi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa bò, sữa chua và một số sản phẩm từ sữa khác.

2.6. Omega-3

Khi trẻ biết ngồi, bò, khả năng quan sát mở rộng ra, hoạt động trí não của trẻ liên tục phát triển. Khi đó, vai trò của omega-3 trở nên vô cùng quan trọng. Vì thế, mẹ cần cho bé ăn tập trung vào các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển hay các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia và hạt lanh bằng cách xay nhuyễn cho vào bột, cháo.

3. Thực đơn gợi ý cho trẻ 7 tháng ăn dặm

3.1. Trái cây xay nhuyễn

Trái cây là một nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Các loại hoa quả như táo, đu đủ, chuối, dưa hấu, bơ,… đều là những lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ cũng như một bữa ăn hoàn chỉnh.

3.2. Rau xanh

Rau xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Các loại rau đều phù hợp cho mẹ nấu chín, làm nhuyễn và nấu kèm trong súp, cháo cho bé.

3.3. Cháo

Cháo làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhẻ. Cụ thể là các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, kê,… có thể được hấp chín mềm thành bột, pha thêm trong hỗn hợp cháo, làm tăng hương vị cho bữa ăn của bé.

3.4. Thịt xay nhuyễn

Thịt, chẳng hạn như thịt gà, cá, tôm, cua, là nguồn thực phẩm giàu protein cung cấp cho bé. Cách chế biến cũng là nấu chín, xay hay tán nhuyễn.

3.5. Trứng

Trứng là một loại thực phẩm rất tiện dụng, là nguồn chất béo và protein thiết yếu. Trứng cũng có thể “biến hóa” thành muôn hình vạn trạng trong từng bữa ăn cho bé. Điều cần lưu ý là hệ đường ruột của bé còn non nớt, dù cho chế biến cách nào thì mẹ cũng nên nhớ luôn làm chín trứng. Tuyệt đối không cho bé ăn trứng sống hay chín chưa hoàn toàn.

3.6. Phô mai

Phô mai làm từ sữa tiệt trùng, được bày bán rộng rãi trên thị trường. Đây không chỉ là thực phẩm rất giàu chất béo, protein và vitamin mà còn có hương vị hấp dẫn, khiến mọi trẻ em đều yêu thích.

4. Một số lưu ý khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm

Các bé khác nhau có khẩu vị và sở thích khác nhau. Đây là “giao ước” đầu tiên mẹ cần ghi nhớ. Nếu bé không hợp tác, hãy ngưng lại và tiếp tục cho trẻ bú sữa theo nhu cầu. Có thể cha mẹ sẽ cảm thấy rất khó đứng yên nhìn con không chịu ăn, nhưng ép bé ăn không chắc đã có ích. Thay vào đó, hãy cố gắng chấp nhận rằng bé không đói ngay bây giờ và kiên nhẫn đợi đến giờ ăn tiếp theo. Đến cữ ăn sau hãy thử lại, trẻ em vốn dĩ không bao giờ để mình nhịn đói lâu cả.

Khuyến khích các bé chủ động khám phá các loại thực phẩm khác nhau bằng cách cho phép bé ăn thức ăn cầm bằng tay. Ở độ tuổi này, trẻ có xu hướng bị cắn mọi thứ cầm được trên tay giúp làm dễ chịu nướu răng. Còn gì thích thú hơn khi thức ăn sẽ đóng vai trò như một món đồ chơi của trẻ, vừa chơi vừa hấp thu.

Đừng làm rào cản cho con khám phá thế giới ẩm thực chỉ vì bạn không thích ăn một món gì đó. Trong trường hợp em bé bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, hãy ghi nhớ và dừng lại trong vài tháng; tuy nhiên, sau đó hãy thử lại với số lượng ít hơn thay vì kiêng cữ tuyệt đối.

Xây dựng một nơi dành riêng cho việc ăn để thiết lập thói quen ăn uống thích hợp. Thói quen này sẽ tạo ra mối liên hệ giữa địa điểm và thức ăn trong tâm trí bé, khiến việc cho con ăn không còn là một nỗi vất vả.

Thức ăn cho bé luôn cần nấu chín. Các loại hoa quả ăn sống thì phải được ngâm rửa qua nước nhiều lần. Các dụng cụ được sử dụng để làm thức ăn cho trẻ em cũng cần làm sạch và khử trùng trong nước sôi. Lý do là giai đoạn này, đường ruột của trẻ vừa phải tiếp xúc với thực phẩm mới, vừa đối diện nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng.

Tóm lại, trẻ 7 tháng tuổi cần được xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể và cả não bộ đang phát triển. Đây cũng là giai đoạn thú vị nhất khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc và làm quen với các khẩu vị khác nhau. Sự tận tâm, kiên nhẫn trong chăm sóc và trái tim nồng hậu của cha mẹ trong mỗi bữa ăn dặm sẽ tạo nền tảng tốt đẹp cho thói quen ăn uống của trẻ về sau.

Đặc biệt, trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa…cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cách Nấu Bột Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi Ăn Dặm Từ Chả Lụa

1. Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250 ml) cần:

Bột gạo hoặc gạo (20g)*

Cà rốt cắt miếng nhỏ (20g)

Đậu trắng khô (10g)

Chả lụa thái nhuyễn (10g)

1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé (khoảng 5ml).

Chén nước vừa đủ (250ml)

Cà rốt: gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu.

Chả lụa cắt nhuyễn

Đậu trắng rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc 3 tiếng với nước ấm cho mềm trước khi nấu.

3. Cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm với số lượng nhỏ

Bước 1: Đậu trắng ninh nhừ, nghiền thành bột mịn với 1/3 chén nước

Bước 2: Cà rốt luộc chín, tán nhuyễn.

Bước 4: Cho bột với đậu trắng, cà rốt, chả lụa vào nồi đun nhỏ lửa, đảo đều đến khi bột sôi mẹ tắt bếp.

Bước 5: Cho dầu ăn vào bột và trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt mới đút bé ăn. Mẹ có thể thử độ nóng của cháo bằng cách nhỏ trên cổ tay, thấy bột ấm ấm là cho bé ăn được.

Để nấu bột từ cháo ngon hơn, mẹ chỉ cần nấu cháo cho bé trước, sau đó dùng máy xay sinh tố hoặc rây có mắt nhỏ để rây cháo.

Một vài lưu ý mẹ cần nhớ khi sử dụng máy xay sinh tố cho các món ăn dặm của con:

Thịt nên xay với lượng nhỏ sẽ dễ nhuyễn hơn.

Cháo và rau nên xay với lượng lớn sẽ dễ nhuyễn hơn.

Mẹ có thể kiểm tra độ nóng của bột/cháo bằng cách nhỏ lên cổ tay trước khi cho bé ăn để bé không bị phỏng.

4. Cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm với số lượng lớn

Cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm và nấu với số lượng lớn, mẹ lấy tỷ lệ nguyên liệu ở trên rồi nhân lên cho số nguyên liệu cần chuẩn bị.

Mẹ ninh gạo đến khi gần chín thì cho cà rốt vào ninh đến khi cháo và cà rốt chín. Đậu trắng mẹ hầm mềm rồi tán thành bột mịn, sau đó trộn chung với cháo cà rốt. Khi cháo nguội, mẹ chia cháo thành những phần nhỏ cho đông đá. Lúc nào bé ăn thì mẹ rã đông, đun và tán nhuyễn cháo trên bếp. Cháo sôi cho chả lụa vào đảo đều rồi tắt bếp, sau đó cho thêm dầu ăn vào và trộn đều.

Nào hãy học cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm từ chả lụa, đậu trắng cà rốt thôi, món ăn ngon lành này đang đợi mẹ trổ tài cho bé yêu thưởng thức đấy.

Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Trẻ Từ 7

1. Bột khoai lang trứng gà

Nguyên liệu

Khoai lang: 1 củ

Lòng đỏ trứng gà: ½ quả

40g gạo/ bột ăn dặm Mabu

Khoai lang, mẹ rửa sạch, gọt vỏ rồi mang đi hấp chín. Khi khoai chín thì nghiền nhuyễn mịn, rồi trộn với một chút nước lọc.

Mẹ cho gạo vào nấu cháo, rồi rây nhuyễn, hay tiện dụng hơn mẹ có dùng bột ăn dặm Mabu chỉ mất khoảng 10 phút nấu rất nhanh.

Khi bột chín thì mẹ cho khoai lang, rồi cho lòng đỏ trứng vào khuấy đều, đun khoảng 2 phút, tắt bếp, đổ bột ra bát, chờ nguội chút là có thể cho bé thưởng thức.

2. Súp gà, cà rốt, hạt sen

Nguyên liệu

Thịt gà nạc: 30g

Hạt sen tươi/hạt sen khô: 20g

Cà rốt: 20g

1 củ hành thái hạt lựu

Dầu ăn: 5ml

Hạt sen, mẹ ngâm rửa sạch, rồi đem luộc mềm.

Cà rốt, mẹ gọt vỏ, rửa sạch, rồi xắt nhỏ hình hạt lựu.

Thịt gà mẹ thái nhỏ, rồi xào với cà rốt. Mẹ đổ thêm nước vào nồi, rồi cho hạt sen vào, đun sôi thì vặn nhỏ lửa, ninh nhừ trong khoảng 15 phút. Sau cùng, mẹ đổ tất cả vào máy xay, xay nhuyễn, rồi đổ ra bát, để chờ nguội chút thì cho bé ăn. Thế là mẹ đã thêm được một món mới vào danh sách thực đơn các món bột ăn dặm cho trẻ từ 7 tháng tuổi rồi!

3. Bột cà rốt cá lóc

Nguyên liệu

Cá lóc/cá quả: 30g

Cà rốt: ½ củ

Gạo tẻ: 40g

Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Cách làm

Cà rốt mẹ gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.

Láng dầu ăn vào chảo, phi thơm hành thì cho thịt cá, cà rốt vào xào lên.

Gạo tẻ mẹ đem nấu cháo, rồi cà nhuyễn. Hay để nhanh và tiện dụng hơn, mẹ có thể dùng bột ăn dặm Mabu để nấu bột cho bé, chỉ mất khoảng 10 phút nấu chín.

Khi cháo/bột chín, mẹ cho cá, cà rốt vào, khuấy lên và đun sôi.

Tắt bếp, đổ bột ra bát và cho thêm chút dầu ăn, trộn đều là có thể cho bé thưởng thức.

4. Bột mồng tơi cua đồng

Nguyên liệu

Mồng tơi: 20g

Cua đồng xay sẵn 70g

Cách làm

Mẹ cho phần cua đồng đã xay vào bát nước rồi khuấy lên, để lắng chút rồi lọc qua rây mắt nhỏ, lấy nước, bỏ phần bã.

Rau mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ/băm nhuyễn.

Mẹ cho gạo vào ninh cháo, rồi cà nhuyễn. Hoặc cho bột ăn dặm Mabu vào nồi nước, khuấy đều, bắc bếp nấu khoảng 10 phút, rồi từ từ cho nước cua vào. Khi cháo sôi lên thì mẹ cho rau mồng tơi vào khuấy lên đến khi chín là được.

5. Bột tôm rau dền

Nguyên liệu

Tôm đồng: 20g

Rau dền: 10g

Bột gạo/bột ăn dặm Mabu: 30g

Dầu ăn: 5ml

Tôm mẹ làm sạch, rồi băm/xay nhỏ.

Rau dền mẹ rửa sạch, băm/xay nhỏ.

Mẹ cho bột gạo/bột ăn dặm Mabu vào nồi nước khuấy đều tay, đun khoảng 10 phút. Khi bột chín mẹ lần lượt cho tôm, rau dền vào khuấy đều, đến khi chín thì tắt bếp. Đổ bột ra bát, nêm thêm chút dầu ăn, trộn đều.

6. Bột thịt bò, bí đỏ, phô mai

Nguyên liệu

Thịt bò: 30g

Bí đỏ: 20g

Gạo/bột ăn dặm Mabu: 40g

Phô mai: 1 miếng

Thịt bò, mẹ rửa sạch, băm/xay nhỏ. Rồi cho vào chảo xào xăn cùng tỏi cho thơm.

Bí đỏ, mẹ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, luộc chín, vớt ra dùng thìa nghiễn nhuyễn.

Mẹ lấy chút nước luộc bí tán nhuyễn cùng phô mai.

Gạo mẹ nấu cháo, rồi cà nhuyễn. Hoặc mẹ cho bột ăn dặm Mabu vào nồi nước khuấy đều, nấu khoảng 10 phút. Rồi mẹ lần lượt cho thịt bò, bí đỏ, phô mai vào ngoáy đều lên với nhau, đun sôi rồi tắt bếp. Đổ bột ra bát và cho bé thưởng thức.

Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Trẻ 6 Tháng Tuổi

Ngoài nấu cháo ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi thì các món bột cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời bên cạnh sữa mẹ. Vậy nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi như thế nào?

Bột ăn dặm cho bé 6 tháng cần đảm bảo các yếu tố như đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp khẩu vị, giúp bé dễ ăn, dễ tiêu hóa.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nấu bột ăn dặm cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi sao cho phù hợp nhất với độ tuổi bắt đầu ăn dặm của bé.

Bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần đảm bảo gì?

Đối với trẻ 6 tháng tuổi, giai đoạn cơ thể phát triển nhanh nhưng hệ tiêu hóa vẫn còn khá yếu ớt, do đó bột ăn dặm của trẻ phải đáp ứng được 2 yếu tố chính:

Kết cấu bột phải mềm loang, thanh nhẹ dễ ăn, dễ nuốt, không gây táo bón.

Đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Cụ thể, để đảm bảo dinh dưỡng, trong một bát bột ăn dặm của trẻ cần phải đáp ứng các thành phần sau:

Tinh bột: các loại bột xay như bột gạo, đậu nành, đậu xanh, hay bí đỏ cũng được

Chất đạm: có nhiều trong thịt cá, tôm cua hay đậu đỗ. Riêng tôm cua chứa nhiều canxi rất tốt, tuy vậy dễ kích ứng nên bạn cần thử trước với số lượng ít.

Chất béo: bạn có thể thêm vào bát bột một thìa nhỏ dầu mè hoặc dầu đậu nành là đủ.

Vitamin và chất xơ: có rất nhiều trong rau củ quả và trái cây. Với mỗi bát bột, bạn cần có 5g rau củ và 5g trái cây nghiền nhuyễn. Có thể lựa chọn các loại như rau dền, mồng tơi, cải ngọt, cà rốt, bó xôi, bí đỏ, khoai tây, khoai lang…và các loại trái cây mà bé 6 tháng tuổi có thể ăn.

Cách làm bột ăn dặm cho bé sơ sinh 6 tháng tuổi

Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh và số lượng là được.

Về phần nguyên liệu bạn cần chuẩn bị

10g bột các loại

200ml nước để đảm bảo bột đủ độ loãng

10g chất đạm từ thịt cá hoặc tôm cua

5g rau củ xay nhuyễn

5g trái cây nghiền nhuyễn

1 thìa nhỏ dầu mè

Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, chúng ta bắt đầu vào công đoạn chế biến.

Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1. Thực phẩm chất đạm bạn cần cho lên bếp xào chín tới, sau đó cho vào máy xay nhuyễn.

Bước 2. Rau củ bạn xay nhỏ và trái cây bạn cần hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.

Bước 3. Bột bạn hòa chung với nước, khuấy đều sao cho bột không bị sệt thì cho vào bếp nấu sôi.

Bước 4. Khi bột vừa hơi sôi thì bạn cho thịt cá và rau củ vào chung, khuấy đều và nấu tiếp cho tới khi bột sôi hẳn. Hòa dầu mè vào và tắt bếp là xong.

Khi cho bé ăn bột, bạn cần để cho bột nguội bớt, còn hơi âm ấm là phù hợp nhất vì nguội quá sẽ không còn ngon.

Mỗi ngày, bạn chỉ việc làm mới các nguyên liệu, còn công thức thì giữ nguyên là có thể tạo ra vô số các món bột ăn dặm đa dạng cho bé.

Pha bột ăn dặm cho bé 6 tháng:

Lời kết

Chúc bé hay ăn chóng lớn.