Top 11 # Cách Nấu Bún Bò Huế Sài Gòn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Thưởng Thức Hương Vị Bún Bò Huế Tại Sài Gòn

Bún Bò Huế là một trong những món ăn đặc sản của Huế. Tuy nhiên, món ăn này được người dân xứ Huế mang đi muôn nơi và chúng ta có thể tìm được hương vị của chính người bản xứ ngay tại Sài Gòn. Đây cũng là món ăn quen thuộc cho bữa sáng của người dân Sài Thành.

Nguyên liệu chính của món ăn này bao gồm bún, thịt bắp bò, giò heo và nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Nước dùng được hầm kỹ từ xương bò, nêm chút gia vị và ớt bột, đặc biệt được nêm thêm mắm ruốc – một thứ mắm đặc trưng của xứ Huế và là nguyên liệu quan trọng nhất tạo nên một tô bún bò thơm ngon.

Ngoài ra, tô bún bò còn có thể được thêm thịt bò hoặc chả cua tùy theo đặc trưng riêng của người nấu. Món ăn sẽ thêm ngon khi được ăn kèm với rau sống như giá, bắp chuối thái nhỏ, rau muống chẻ nhỏ, rau xà lách,…

Nguyên liệu và cách làm cơ bản để tạo nên một bát bún bò

Nguyên liệu cơ bản bao gồm xương heo, giò heo, thịt bò nạm, sả, chả lụa, hành tây và bún. Gia vị gồm có mắm ruốc, ớt bột, muối, bột hạt điều, ngò gai và rau quế. Rau sống ăn kèm có thể là giá, bắp chuối, rau muống và chanh.

Trước tiên nước dùng: Bắc nồi nước lên đun sôi, sau đó cho xương, giò heo, thịt nạm và chút muối. Trong quá trình đun sôi hỗn hợp nước dùng, phải vớt hết bọt để tránh làm hôi nồi nước dùng. Sau đó vặn nhỏ lửa và ninh cho đến khi thịt chín. Để ý thịt chân giò đến khi chín thì vớt ra, cho vào nước lạnh để thịt vừa chắc lại thơm. Lần lượt tiếp đó vớt các thịt và xả ra. Tiếp đó nêm thêm mắm ruốc, đường, muối và chút mắm để tạo nên nồi nước dùng đậm vị nhất và hương vị của xứ Huế đậm đà.

Cách làm gia vị để tạo nên bát bún bò có màu đỏ đặc trưng: bắc chảo dầu nóng xào với sả băm nhuyễn, ớt bột, bột hạt điều.

Bước cuối cùng để tạo nên một tô bún bò thơm lừng, làm ngây ngất lòng người.

Bún được trần qua nước sôi trong vòng 3 giây và đổ ra bát. Chan nước dùng nóng hổi từ nồi nước lèo thơm ngon. Vớt giò heo, thịt bò để vào, cho thêm chả giò, chả lụa, chút hành tây, hành lá để tạo nên độ “hăng” cho bát bún bò. Cuối cùng cho hỗn hợp gia vị để tạo nên bát bún bò có màu đỏ đặc trưng của xứ Huế.

Người thưởng thức món ăn có thể vắt thêm chút chanh, nêm thêm chút muối sao cho đúng với khẩu vị của mình. Ăn kèm bún với rau sống để có một hương vị thanh đạm và ngon nhất.

Địa chỉ Bún Bò Huế ngon tại Sài Gòn

Đây là hệ thống các nhà hàng bún bò mang đậm hương vị xứ Huế do chính tay đầu bếp xứ Huế chế biến. Món bún đậm đà, chất lượng với những miếng thịt to, chín vừa và giòn thịt. Nước dùng thơm và rất vừa miệng, kèm theo rau ăn cùng đầy đủ và gia vị để thực khách có thể nếm cho đúng khẩu vị của mình. Không gian của quán cũng rất rộng và thoáng.

Giá: khoảng 60.000 VNĐ

Địa chỉ: 17 Đặng Trần Côn, Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Nghe đến tên thôi, du khách đã có thể liên tưởng đến một quán ăn mang đậm phong cách Huế rồi. Không gian quán được bày trí nhẹ nhàng và dịu dàng rất Huế. Tuy là một quán bình dân nhưng không gian rất sạch sẽ và thoáng mát. Tô bún bò đầy đặn, nước dùng thơm ngon và đậm đà, thêm chút cay cay của ớt và mang màu đỏ đặc trưng của nước dùng.

Giá: khoảng 60.000 VNĐ

Địa chỉ: 47 Trần Cao Vân, phường 6, quận 3.

Mang tên dòng sông thơ mộng chảy qua xứ Huế, quán mang lại một không gian mát lạnh, dịu dàng và xinh đẹp như chính dòng sông Hương vậy. Quán ăn này có giá rất bình dân nhưng chất lượng thì cực kì đảm bảo, sạch sẽ và đầy đặn. Một tô bún bò ngập thịt và nước lèo béo ngậy, gia vị và đồ ăn kèm đầy đủ.

Giá: khoảng 50.000 VNĐ

Địa chỉ: 65 Gò Dầu, Tân Quý, Tân Phú.

Quán bùn bò Huế mang tên một con đường của xứ Huế, Đông Ba thu hút thực khách bởi không gian quán sạch sẽ, thoáng đãng và tô bún bò đậm đà và đa dạng. Ngoài giò heo và thịt bò truyền thống, quán còn thêm chả và thịt lợn. Nước dùng nóng hổi, từng miếng thịt mềm kết hợp với bún và rau sống trong từng miếng ăn đẫy đà.

Giá: khoảng 50.000 VNĐ

Địa chỉ: 110 Nguyễn Du, Bến Thành, quận 1.

Ngay tại Sài Gòn, chúng ta có thể thưởng thức món ăn Bún Bò Huế mang đậm hương vị Huế, cảm nhận chất Huế đằm thắm giữa lòng thành phố đông đúc. Hay ngay tại nhà, thưởng thức những bát bún bò do chính tay mình làm với một công thức không quá phức tạp nguyên liệu mà chỉ cần tinh tế trong từng khâu chế biến. Một thức Bún Bò Huế Sài Gòn đi vào lòng người.

Bún Bò Chính Gốc Huế Phải Vào Sài Gòn Ăn Mới Ngon?

Bún bò chính gốc Huế phải vào Sài Gòn ăn mới ngon?.

Mỗi lần bạn bè hoặc đối tác làm ăn trong Nam ngoài Bắc, kể cả Việt kiều về Huế, tôi phải hoàn thành một “sứ mệnh” là dẫn họ đi thưởng thức bún bò Huế.

Sau khi ăn xong, câu mà tôi thường được nghe từ bạn bè là: “Cũng ngon, nhưng không ngon bằng trong Sài Gòn!”. Nghe không khỏi phật lòng, làm chi có chuyện ngược đời bún bò ở Huế mà không ngon bằng trong Sài Gòn!

Sau này, khi có dịp vào Sài Gòn, tôi quyết tâm đi thưởng thức bún bò Huế để xác thực lại thực tế khó tin đó. Dù muốn hay không, cũng ngậm ngùi mà công nhận rằng, bạn bè tui nói rất đúng! Và dĩ nhiên, bún bò Huế ở Sài Gòn chủ yếu do người Huế di cư vào đây nấu.

Bún bò truyền thống của Huế, rất đơn giản, được nấu với thịt bò bắp và giò heo, chỉ vậy là đủ. Nước dùng (còn gọi là nước xáo) được nấu kết hợp với loại ruốc tuyệt hảo xứ Huế.

Ruốc trước khi cho vào nồi nước dùng để nấu phải đánh tan và lọc cho kỹ thì khi nấu mới không bị hôi. Nồi bún bò đúng chất truyền thống Huế xưa có mùi đặc trưng từ gia vị chủ lực của bún bò Huế là sả, ruốc, ớt và nước mắm. Một cây sả tươi cần chọn đoạn giữa vừa thơm, vừa nhiều tinh dầu, bỏ gốc sả nồng và chát, bỏ sả ngọn ít thơm và dễ làm cho nước bún nhiễm màu xanh của lá.

Tô bún bò Huế xưa chỉ gồm giò heo, mấy lát thịt bò bắp thái mỏng, rắc hành tây và rau răm xắt mỏng, không có rau sống hay thậm chí cả rau xà lách như nhiều gánh bún Huế ngày nay.

Điều ngạc nhiên nhất với tôi là sợi bún đặc trưng ở tô bún bò tại Huế không còn nữa, người ta dùng sợi bún nhỏ vốn dùng cho các món bún khác. Vào Sài Gòn, tôi rất bất ngờ khi thấy cọng bún ở đây to tròn, đúng là kiểu bún Huế ngày xưa dành cho bún bò.

Không hiểu tại sao, những người Huế tha hương lại giữ được cọng bún này mà Huế ngày nay không giữ được. Trước đây ở Huế, người ta dùng đinh 3 phân để đục lỗ khuôn bún cho bột đi qua, bởi thế, cọng bún bò bao giờ cũng to hơn các loại bún thông thường.

Bún bò ở Huế ngày nay pha tạp nhiều thứ như chả lụa, chả cua, các loại huyết (huyết cứng và huyết mềm), có khi thêm cả thịt vịt, gân bò! Rất ngon, ăn vào cũng khoái khẩu lắm nhưng đâu rồi hương vị bún bò giò heo đặc trưng, món ăn đã trở thành biểu tượng của Huế?

Chỉ có thể giải thích rằng, những nghệ nhân của bún bò Huế ngày xưa đã không còn nữa, một phần nghệ nhân giỏi đã tha hương, hoặc vô Sài Gòn, hoặc ra nước ngoài. Những người Huế trẻ hoặc không nắm được bí quyết nấu ngon, hoặc chiều theo sự dễ dãi của những người từ vùng khác di cư tới Huế. Bởi thế, như ai đó đã nói rằng, bún bò ở Huế giờ chỉ còn lại cái tên, còn hồn vía đã đi đâu mất rồi.

Ở Sài Gòn, tôi tìm thấy rất nhiều quán bún bò người Huế nấu vẫn giữ nguyên bản chất xưa của xứ Huế, luôn có cọng bún to tròn. Bảo thủ nhất có lẽ là quán Ngự Bình (quận Phú Nhuận) với bún bò chỉ nấu với giò heo và bắp bò, nhất quyết không cho thêm các loại chả hay huyết, bò tái.

Các quán như quán Huế ở Cao Bá Nhạ (quận 1), bún bò Đông Ba ở đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) hoặc bún bò Út Hưng ở đường Tú Xương (quận 3)…đều giữ cốt cách của bún bò Huế, dù cũng có thêm các loại chả cho phù hợp với thị hiếu đa dạng của khách hàng.

Là người Huế, tôi không tránh khỏi chút bùi ngùi pha lẫn luyến tiếc mỗi khi nghe lời bạn thú thật khi đi ăn bún bò : “Ăn cũng ngon, nhưng không ngon bằng mấy quán bún Huế trong Sài Gòn đâu nha!”.

S u b s c r i b e:

Cách Nấu Bún Măng Vịt Ngon Đậm Chất Sài Gòn

Khi kể đến các món bún ngon, chắc chắn không thể không nhắc tới bún măng vịt. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người nên các chị em nội trợ rất thích học cách nấu bún măng vịt ngon để trổ tài nội trợ cho gia đình thưởng thức.

Bún măng vịt thơm ngon, lôi cuốn cho bữa ăn gia đình

Nguyên liệu nấu bún măng vịt ngon

1 con vịt làm sẵn: khoảng 1kg

Tiết vịt: 200g

Măng tươi: 500g

Gừng: 2 củ

Tỏi khô: 1 củ

Hành khô: 1 củ

Chanh: 1 quả

Hành lá: 4 cây

Bún tươi: 500g

Các loại gia vị: muối, nước mắm, đường, hạt nêm, bột ớt, tiêu, bột ngọt…

Cách nấu bún măng vịt

Sơ chế các nguyên liệu

– Vịt bạn có thể mua sẵn ngoài chợ hoặc siêu thị. Nếu không bạn tiến hành cắt tiết và sơ chế vịt tại nhà. Sau đó dùng nước muối pha loãng rửa qua vịt một lần, tiếp đó dùng rượu trắng hoặc gừng đập dập chà xát lên toàn thân con vịt để khử mùi hôi rồi rửa sạch lại, để ráo nước.

– Lấy măng tươi rửa sạch, sau đó thái thành những sợi dài khoảng 7cm, cho vào nồi kèm chút muối luộc chín rồi vớt măng ra, xả lại với nước lạnh nhiều lần rồi để ráo.

Sơ chế măng rồi luộc chín

– Nửa củ gừng còn lại bạn gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ.

– Hành, tỏi khô bóc vỏ, đập dập rồi bằm nhuyễn.

– Tiết vịt đem luộc chín rồi cắt miếng vừa ăn.

Cho vịt vào nồi luộc cùng với 1 củ gừng đập dập, 2 cây hành lá, 1 thìa cà phê muối. Lưu ý, trong quá trình luộc bạn để lửa vừa cho vịt chín từ từ, đồng thời thường xuyên vớt hết bọt, váng mỡ để nước dùng bún trong và ngọt.

Luộc vịt cho chín

Vịt luộc chín vớt ra, chần sơ qua nước đá lạnh để da vịt không bị thâm rồi để ráo nước hoặc thấm khô nước và chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.

Trình bày và hoàn thành

Bắc chảo lên bếp, cho hành tỏi băm vào phi thơm thì trút măng tươi vào xào, nêm thêm: 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm và trộn đều cho măng ngấm hết gia vị. Tiếp đó, trút măng xào vào nồi nồi nước luộc vịt, thêm hành lá vào và nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Trình bày bún măng vịt ra tô

Cách làm nước chấm bún măng vịt

Cho vào chén hỗn hợp gồm: gừng thái sợi, 1 thìa cà phê ớt bột, 3 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa cà phê đường rồi khuấy đều tất cả các nguyên liệu cho tan hết, hòa quyện và đậm đà là được nước chấm măng vịt.

Cách Nấu Chè Sài Gòn Ngon

Cách nấu chè sài gòn ngon

Nguyên liệu nấu món chè bưởi ngon giòn:

– 200g đỗ xanh đã xát vỏ

– 1 quả bưởi to (nếu quả nhỏ thì mua 2 quả)

– Đường (định lượng tùy khẩu vị)

– 3 teaspoon muối

– 200g bột năng

– Bột lọc: 500gr

– Hoa bưởi (có thể thay bằng tinh chất vani)

– Nước cốt dừa: 1/2 hộp

Cách nấu món chè bưởi:

Đỗ xanh ngâm trong nước trước 1 tiếng rồi cho ra rổ, để ráo.

Bưởi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần cùi trắng. Trong khi gọt, không nên gọt sát phần vỏ xanh bên ngoài để cùi bớt đánh. Cùi trắng xắt hạt lựu cỡ 1,5cm.

Trộn đều cùi bưởi đã xắt nhỏ với muối trắng, 1 chút nước. Cứ thế bóp thật kĩ (chú ý bóp nhẹ tay, không để nát vỏ) đến khi cảm thấy miếng cùi chuyển sang màu trong và tiết tinh dầu nhờn. Làm lại thao tác này 6-7 lần cho kiệt sạch rồi cho vào rổ, xả qua nước lạnh cho sạch muối rồi vắt ráo nước.

Làm lại quy trình trên khoảng 2 lần. Nếm thử cùi bưởi nếu thấy hết đắng và hết vị cay là được. Trong trường hợp chưa hết vị đắng, luộc cùi bưởi sơ với nước sôi cùng chút muối. Khi nước sôi trở lại, dùng đũa đảo đều, đun thêm khoảng 1 phút nữa rồi vớt cùi bưởi ra. Lại tiếp tục công đoạn xả nước – vắt kiệt, sau khoảng 3-4 lần là được để hết đắng. Ướp cùi bưởi với một ít đường khoảng 1 tiếng.

Lăn khô cùi bưởi đã ướp đường với bột năng trong một tô lớn. Bước này gọi là bọc áo bột năng cho cùi bưởi. Lớp áo bột năng sẽ giúp phần cùi bưởi giòn giòn, dai dai rất ngon. Khi nấu, cùi bưởi sẽ không bị nát.

Hòa bột năng (bắt đầu với 3 tablespoon) với nước rồi đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khấy đều cho đến khi thấy nước chè bắt đầu sánh lại (không nên làm đặc quá). Cho tiếp cùi bưởi đã bao bột vào luộc (chú ý không luộc quá nhiều cùi bưởi cùng lúc vì sẽ ko đảm bảo nhiệt khiến bột bị rơi ra mất đi độ dai và các miếng cùi dễ bị dính vào nhau).

Luộc cùi bưởi cho đến khi lớp bột chuyển sang màu trắng trong và nổi lên mặt nước thì lấy thìa khấy nhẹ tay ở mức lửa nhỏ rồi vớt ra. Sau đó, đổ vào một ấu nước lạnh (nước đá thì càng tốt, giúp cùi bưởi mau cứng và giòn hơn) ngâm trong khoảng 15 phút rồi đổ ra để ráo nước.

Dùng chính nước vừa luộc cùi, hòa thêm bột năng với nước lọc, từ từ chế thêm đến khi được độ sánh mong muốn thì cho nước cốt dừa, phần cốt dừa đã xong, các bạn trút ra bát để riêng.

Đun sôi một nồi nước khác, cho đường và khuấy tan (định lượng tùy khẩu vị). Cho đỗ xanh vào đun khoảng 10 phút, hạt đậu không bị nát, dính nếm thử thấy đỗ vừa chín tới là được. Hòa một nồi nước khác với bột năng và đường, quấy chín rồi từ từ rắc đậu xanh vào, sau cùng là đến phần cùi bưởi.

Quấy đều và nhẹ tay để phần đậu xanh cùng cùi bưởi hòa trộn và phân bố đều. Khi ăn múc ra bát, rưới nước cốt dừa dội lên trên, có thể ăn nóng hay lạnh tùy theo mùa và sở thích.

Cách nấu chè bưởi này không những thơm ngon mà còn có độ dai, giòn. Miếng cùi bưởi đạt yêu cầu là miếng cùi có độ trong vắt, có độ dai, giòn đặc trưng của bột lọc, bên trong vẫn cảm nhận được độ mềm ngọt của cùi bưởi.

Chè thốt nốt là đặc sản miền Tây.

Vị dẻo, mềm của cùi thốt nốt hòa quyện với vị béo, ngọt của nước cốt dừa cùng vị thơm của đường thốt nốt tạo nên món ăn quyến rũ. Dịu mát ngày hè với chè hạt sen nhãn lồng / Chè sen thanh mát ngày nắng nóng

Nguyên liệu:

– Cùi thốt nốt, 100 g đậu xanh, nước cốt dừa, đường thốt nốt, bột năng.

Cách làm:

Trái thốt nốt bổ dọc, cạo lấy phần cùi bên trong, cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.

Bột năng quậy đều với nước lã, đánh đều tay cho bột tan hết.

Đậu xanh bỏ vỏ, đun nước sôi đến khi chín mềm. Tiếp theo cho thốt nốt, đường vào đun cho đến khi đạt độ ngọt vừa ý. Cuối cùng cho thêm bột năng vào đun trong khoảng 2 phút để tạo độ sánh của chè.

Đun sôi nước cốt dừa. Cho chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên trên và dùng nóng.

Mùi vị thốt nốt hòa quyện nước cốt dừa, đậu xanh tạo nên chén chè thơm ngon, giàu dinh dưỡng.