Top 15 # Cách Nấu Bún Măng Vịt Khô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Bún Măng Vịt Măng Khô Ở Sài Gòn Rất Đơn Giản

– Thịt vịt: 1 con khoảng 1,2kg.

– Tiết vịt: 100ml.

– Măng tươi: 500gram

– Rau răm, giá đỗ, gừng củ, hành lá, hành khô, tỏi.

– Bún tươi: 1kg.

– Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, muối, đường, bột ngọt.

Cách nấu bún măng vịt ngon khó cưỡng:

Bước 1: Làm sạch và khử mùi thịt vịt

– Thịt vịt sau khi mổ bụng làm sạch sẽ, ta rửa lại vịt với dung dịch nước muối có vắt thêm một vài lát chanh chanh, tiếp đến đập dập ½ củ gừng pha thêm một ít rượu trắng chà sát lên thân vịt.

– Sau đó sả lại bắng vòi nước lạnh, rồi vớt ra rổ đề ráo nước.

Bước 2: Luộc măng tươi

Trong cách nấu bún măng vịt này nếu không có măng tươi ta có thể thay thế bằng măng chua cũng được nha các bạn.

– Măng củ ta làm sạch, cắt bỏ những phần già sơ cứng, sau đó dùng dao xắt thành từng sợi nhỏ, rửa sạch.

– Chuẩn bị một nồi nước bắc lên bếp, nêm thêm 1 muỗng nhỏ muối ăn, đun khi nào thấy nước sôi ta trút măng tươi vào luộc khoảng chừng 40 phút, nhớ để lửa vừa thôi nha.

– Luộc măng xong ta vớt ra rổ, xả lại dưới vòi nước lạnh rồi để ráo nước.

Bước 3: Luộc thịt vịt

– Lấy một nồi nước cho vịt cùng với 1 củ gừng xắt lát mỏng, hành lá cắt nhỏ, hành tây xắt lát, một chút muối ăn. Để có cách nấu bún măng vịt xiêm ngon thì trong khi luộc vịt ta nhớ vớt hết bọt nổi trên mặt nước.

– Khi thịt vịt đã chín vớt vịt ra khỏi nồi, để thịt vịt không bị thâm đen ta nên chần sơ qua nước lạnh đồng thời giúp da vịt dòn hơn.

– Sau đó dùng dao sắc chặt thịt vịt ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Phần tiết vịt đổ vào nồi luộc vịt luộc chín rồi xắt miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 4: Xào măng tươi

– Chọn một cái chảo vừa đủ bắc lên bếp, đổ một muỗng lớn dầu ăn vào bật lửa đun nóng, rồi cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm, trút măng vào xào cùng với các gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, đường trắng.

– Dùng đũa đảo đều cho ngấm gia vị, xào xong ta đổ măng vào nồi nước luộc vịt, nêm nếm lại gia vị cho phù hợp, cho thêm vài gốc hành lá vào nấu cùng.

Bước 5: Pha chế nước chấm vịt

Nước chấm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của món bún măng vịt nên chúng ta phải pha cho đúng công thức gồm: 2 muỗng nhỏ đường, 3 muỗng nhỏ nước mắm, 4 muỗng nhỏ gừng giã nát, 1 muỗng nhỏ ớt băm, tất cả trộn đều là xong.

Món bún măng vịt rất ngon lại cực kỳ bổ dưỡng, bún mềm riệu và măng khô dai và giòn rất hấp dẫn. Đảm bảo những ai đã thưởng thức qua một lần khó mà quên được hương vị của món bún măng vịt. chúng tôi vừa chia sẽ cùng các bạn cách nấu bún măng vịt ngon ăn hoài không biết chán. Chúc cả nhà ngon miệng!

Cách Nấu Bún Măng Vịt Măng Khô Dễ Nhất Tại Nhà Ngon Khó Cưỡng

Nguyên liệu nấu bún măng vịt măng khô

Vịt: 1 con khoảng 1kg

Măng khô: 500 gram

Gừng: 3 củ to

Rượu trắng: 1 chén nhỏ

Hánh lá: vài nhánh

Rau thơm: 1 mớ nhỏ

Hành tím: 2 củ to

Các gia vị cần thiết khác: mắm, muối, mì chính, dầu ăn…

Bún ăn kèm: 1kg

Chi tiết cách nấu bún măng vịt măng khô

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Vịt chọn loại đã sơ chế sẵn, mua về rửa sạch và xát muối với rượu trắng để vịt bớt mùi hôi. Để ráo.

Măng khô đem ngâm khoảng 2 ngày cho nở ra, sau đó rửa sạch, xé sợi vừa ăn. Hoặc nếu không có thời gian bạn có thể cho vào nồi luộc đến khi nở ra thì bắc xuống rửa sạch bằng nước lạnh.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập.

Hành lá rửa sạch, cắt rễ và thái khúc.

Rau thơm nhặt bỏ rễ, lá úa rồi rửa sạch, thái nhỏ.

Hành tím bóc vỏ rửa sạch, thái lát mỏng.

Bước 2: Tiến hành làm món ăn

Cho vịt vào nồi, đổ nước ngập vịt rồi cho vài lát gừng xuống luộc cùng. Để lửa vừa và luộc khoảng 50 – 60 phút là được.

Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho vào 30ml dầu ăn, đợi dầu nóng già thì cho hành tím vào phi thơm.

Khi hành ngả sang màu vàng, có mùi thơm thì trút măng đã xé sợi xuống đảo đều, nêm vào chảo 1 thìa muối, 1 thìa mì chính, 1 thìa mắm. Xào đến khi chín thì tắt bếp.

Lúc này, vịt cũng đã chín, bạn hãy vớt vịt ra, để cho vịt nguội bớt thì chặt thành các miếng vừa ăn. Tiếp tục cho luôn măng đã xào vào phần nước luộc vịt ấy ninh đến khi măng mềm.

Bún chần qua nước sôi cho mềm thì vớt ra.

Bước 3: Trình bày thành phẩm

Sắp bún vào bát, thêm vài miếng thịt vịt, măng khô rồi chan nước dùng vào. Rắc lên bên trên một ít hành lá, rau thơm để ăn kèm.

Ăn nóng rất ngon.

Khi ăn, các bạn ăn kèm với nước chấm gồm: mắm, tỏi, đường, gừng, ớt.

Lời kết:

2 Cách Nấu Bún Măng Vịt Đơn Giản

Vịt là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, kết hợp với nhiều loại gia vị, rau củ khác để tạo thành các món ăn ngon như vịt om sấu, vịt cháy tỏi, vịt nấu chao…

Hôm nay, kênh ẩm thực #ohana sẽ chia sẻ với bạn một món ăn từ vịt rất ngon và nổi tiếng – Bún măng vịt.

1. Bí quyết nấu bún măng vịt ngon chuẩn vị

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

Bún măng vịt rất phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy các quán ăn bán bún măng vịt trên nhiều các đường phố. Giá cả của một bán bún măng vịt dao động từ 25 – 40 nghìn. Một cái giá không quá đắt đỏ nhưng không phải ai cũng hợp khẩu vị với các chế biến của chủ quán.

Do vậy, nhiều người lựa chọn cách tự nấu bún măng vịt ở nhà. Cách nấu cũng không quá khó, nếu bạn đã biết cách nấu canh măng xương thì với thì cách nấu nước dùng cho bún măng vịt cũng gần giống vậy. Trước tiên, các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm có:

Thịt vịt: Bạn mua 1 con nặng khoảng 1 kg hoặc hơn một chút là được, nếu chọn con to quá sẽ dễ bị mỡ nhiều.

Măng tươi: 300g (có thể thay thế bằng măng khô nếu thích, tuy nhiên nếu dùng măng khô sẽ phải sơ chế lâu hơn)

Tiết vịt: 1 bát

Ớt hiểm: 2 – 3 trái

Hành hoa: 5 – 6 nhánh

Rau mùi: 1 nắm nhỏ

Hành tím: 3 củ

Tỏi khô: 2 củ (có thể dùng tỏi tươi nhưng hương vị sẽ không ngon bằng tỏi khô)

Rượu gạo: 1 ly nhỏ

Bún gạo: 1kg

Xà lách, rau sống ăn kèm (bắp chuối bào, ngò rí, húng quế, giá đỗ, diếp cá…)

Gia vị: Muối, đường, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn…

1.2 Chi tiết các bước nấu bún măng vịt

Thịt vịt bạn mua con sống rồi nhờ người bán giết thịt sẽ đảm bảo hơn khi mau thịt bán sẵn. Sau khi đã có thịt vịt, bạn tiến hành khử mùi hôi của vịt. Thịt vịt có mùi nồng đặc trưng nên nếu bạn không khử mùi trước khi nấu sẽ rất khó ăn.

Bạn pha hỗn hợp gồm 1 ly rượu, 1 thìa muối, 1 muỗng nước cốt chanh rồi chà sát lên mình con vịt rửa sạch với nước nhiều lần. Tiếp đó bạn đập dập củ gừng, tiếp tục chà sát lên mình con vịt rồi lại rửa sạch với nước. Làm kỹ như vậy vịt mới sạch mùi hôi và khi nấu sẽ thơm hơn.

Tiếp theo bạn bắc một nồi nước nhỏ, nước sôi bạn cho miếng huyết vịt vào luộc vừa chín tới thì vớt ra.

Măng tươi bạn rửa nước rồi thái thành các sợi nhỏ. Một số loại măng có vị khá đắng, do vậy khi sơ chế măng bạn phải chần sơ măng trong nước nóng rồi vớt ra bỏ vào bát nước lạnh, bóp nhiều lần rồi vắt ráo.

Gừng tươi bạn cạo sạch vỏ, rửa sạch, chia làm ba, 1 phần đập dập, 1 phần thái sợi, 1 phần để nguyên.

Chanh cắt đôi, bỏ hạt, vắt lấy nước cốt.

Tỏi khô bóc vỏ, 1 phần để nguyên, phần còn lại đập dập băm nhuyễn.

Hành tím bạn cũng làm tương tự như tỏi khô, 1 nửa để nguyên còn 1 nửa đập dập băm nhuyễn.

Rau thơm các loại bạn nhặt bỏ gốc, ngâm trong nước pha muối loãng trong 15 phút rồi rửa lại với nước cho sạch.

Hành lá bạn cắt bỏ rễ, rửa sạch, cắt riêng phần lá xanh và phần cọng trắng. Phần lá xanh bạn cắt nhỏ, còn phần cọng trắng cắt khúc.

Rau mùi bạn cũng nhặt bỏ rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ.

Trước tiên bạn bắc một nồi nước trên bếp, nước sôi bạn cho gừng thái sợi, hành tím đập dập, đầu hành cùng 1 thìa muối trắng, khuấy đều. Các loại gia vị này thêm vào sẽ tạo mùi thơm cho thịt vịt.

Sau 30 phút, bạn kiểm tra xem vịt chín chưa bằng cách dùng một chiếc đũa chọc vào thân vịt, nếu không còn nước đỏ chảy ra nghĩa là vịt đã chín. Bạn chuẩn bị một thau nước lạnh, vớt thịt vịt trong nồi ra bạn cho ngay vào thau nước lạnh này. Nước lạnh sẽ giúp da vịt săn lại, thịt giữ màu trắng đẹp mắt, không bị thâm.

Ngâm trong nước lạnh khoảng 3 phút bạn vớt con vịt ra bỏ vào đĩa. Chờ thịt nguội bạn chặt thành các miếng vừa ăn, xếp đẹp mắt trên đĩa.

Thịt vịt ăn với nước mắm gừng mới đúng điệu!

Các nguyên liệu để làm nước mắm gừng gồm: gừng tươi, ớt, tỏi, đường, nước mắm, mì chính. Trước tiên bạn cho gừng, ớt, tỏi, đường, mì chính vào cối, dùng chày giã nhuyễn.

Sau đó bạn dùng thìa múc ra chén, thêm 3 muỗng nước mắm ngon và 1 muỗng nước cốt chanh khuấy đều. Vậy là chén nước chấm đã hoàn thành.

Để nước dùng được đậm đà bạn nên xào măng trước. Phi thơm 1 muỗng hành tỏi băm trên chảo, khi hành tòi vàng thì bạn cho măng vào xào, đảo đều tay để măng không bị cháy. Khi măng gần chín bạn nêm vào chảo măng 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng nước mắm, ⅓ muỗng đường. Đảo đều chảo măng đến khi măng chín thì bạn tắt bếp. Vì măng đã luộc trước đó nên xào măng rất nhanh chín.

Tiếp đó bạn đổ măng đã xào vào nồi nước luộc vịt, thêm đầu hành lá vào. Tiết vịt bạn cắt thành các miếng nhỏ rồi cũng cho vào nồi nước dùng. Nấu trên lửa liu riu khoảng 10 phút, nếm lại xem vị đã vừa chưa rồi tắt bếp.

Các loại rau sống bạn xếp gọn gàng trên đĩa.

1.3 Yêu cầu thành phẩm

Món bún măng vịt ngon trước tiên phải có hình thức bắt mắt, mùi thơm của nước dùng ninh xương và còn nóng hổi.

Khi ăn, nước dùng đậm đà, ngọt thanh vị xương ninh kỹ quyện với gia vị nêm vừa đủ. Thịt vịt mềm, không khô, không còn mùi hôi. Nước chấm gừng cay, mặn, chua , ngọt hài hòa, ăn cùng bún và thịt vịt rất vừa miệng.

2. Hướng dẫn làm bún măng vịt ngon (cách 2)

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

2.2 Chi tiết các bước thực hiện

Vịt mua về bạn rửa với nước lạnh có pha nước cốt chanh. Sau đó bạn dùng gừng tươi giã dập hà sát lên mình con vịt rồi rửa lại nhiều lần với nước lạnh cho sạch. Cách này sẽ giúp khử mùi hôi của vịt hiệu quả.

Bắc một nồi nước lên bếp, thêm 1 muỗng muối, 1 củ hành tím đập dập, 3 cọng đầu hành lá, khuấy đều cho muối tan rồi cho vịt vào luộc.

Tiết vịt bạn bỏ vào nồi nước sôi luộc chín. Khi tiết chín bạn vớt ra, chờ nguội cắt thành các miếng nhỏ.

Trước tiên bạn xào măng trên bếp, nêm gia vị muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn.

Măng chín tới bạn trút vào nồi nước dùng vịt, cho thêm 3 – 4 đầu hành hoa, nêm lại gia vị cho vừa ăn, nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.

Nước mắm gừng: Bạn giã nhỏ gừng, tỏi, ớt cho vào một chiếc bát, thêm 1 muỗng đường, 1 thìa mì chính, 3 muỗng nước mắt, 1 muỗng nước cốt chanh rồi khuấy đều, nếm thấy vừa miệng là được.

Trình bày: Xếp bún vào tô, xếp các miếng thịt vịt và huyết vịt lên trên, chan nước dùng, để lên trên vài cọng hành ngò, thưởng thức cùng rau sống và nước mắm gừng.

Lời kết

Bún măng vịt có nước dùng đậm đà, miếng thịt mềm, chan thêm nước mắm gừng nữa thì ngon tuyệt. Cách thực hiện món bún măng vị không quá cầu kỳ, quan trọng là nước dùng vừa miệng và thịt vịt mềm ngon. Bữa sáng lót dạ bằng một bát bún măng vịt vừa no vừa tốt cho sức khỏe.

Cập nhật 27/06/2020

Cách Nấu Bún Măng Vịt Ngon Hơn Ngoài Hàng

Phở bò, phở gà, bún măng là các món ăn dân dã đặc trưng của người Việt. Trong đó bún măng vịt là món bún nước được nhiều người yêu thích. Nét tinh túy trong bún măng vịt được thể hiện từ hương vị của nước dùng, cách chọn vịt, măng chua (hoặc măng khô) đến các bí quyết trong khâu chế biến.

Bún măng vit thường được thưởng thức vào những ngày hè với tác dụng thanh nhiệt nhờ tính hàn trong thịt vịt. Tuy nhiên trong những ngày trời se lạnh, bạn và gia đình cũng có thể quay quần bên nhau thưởng thức bát bún măng thơm lừng, trải nghiệm cái cảm giác giòn tan, chua ngọt của măng hòa quyện vào vị ngọt thanh, cay nòng của thịt vịt chấm với nước mắm gừng.

Nguyên liệu cần có

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

1 con vịt (1 – 1,2kg) 500g tiết vịt 1 trái chanh tươi 3 trái ớt sừng 500g măng tươi1kg bún tươi1 bó nhỏ hành lá; 2 bó nhỏ rau mùi; 1 nhánh gừng tươi 4 củ hành khô, 2 củ tỏiRượu trắngRau sống ăn kèm bún: cọng rau muống tỉa sợi, bắp chuối thái lát, rau thơm, giá đỗ, rau quế…Gia vị: bột ngọt, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn…

Cách chọn nguyên liệu ngon

Cách chọn vịt.

Để có được vịt ngon nhất, bạn nên mua vịt sống về tự làm, nếu mua vịt đông lạnh thịt sẽ không ngon bằng. Hơn nữa, mua vịt sống bạn có thể tận dụng phần tiết vịt mà không phải mua thêm bên ngoài.

Bạn cần chọn vịt theo kiểu chăn thả tự nhiên sẽ có độ dai ngọt hấp dẫn. Vịt nuôi ngoài đồng thường nhỏ hơn vịt nuôi công nghiệp, nặng chỉ từ 1 – 2kg. Bạn chọn vịt có kích thước khoảng 1,2 – 1,5 kg là tốt nhất.

Nên chọn vịt trưởng thành, lông đã mọc đầy đủ, như vậy sẽ rất dễ vặt lông và tiết kiệm thời gian sơ chế. Bạn có thể mua vịt sống rồi nhờ người bán làm hộ luôn cũng được.

Cách chọn măng ngon

Những củ măng còn non tươi, củ có hình thô, to nhỏ đều nhau, măng thẳng, giòn là ngon nhất. Bên ngoài măng không xuất hiện các lá vàng, nát, không có đốm hay bị héo, nhìn bề ngoài thấy măng có vỏ mỏng, chất giòn, nhiều nước, vị tươi ngon và có mùi thơm đặc trưng. Nếu măng có màu trắng hay màu vàng bất thường thì không nên mua vì có thể đã bị xử lý hóa chất.

Nên chọn măng khô ở những điểm bán uy tín, măng phải có màu nâu vàng hoặc vàng đậm tự nhiên, măng có kích thước nhỏ để chế biến nhanh hơn. Nếu thấy măng có màu vàng giả, không tự nhiên và có mùi lạ thì có thể măng có chứa lưu huỳnh, không nên mua.

Cách sơ chế nguyên liệu

Sơ chế thịt vịt

Thịt vịt sau khi đã làm và rửa sạch sẽ, bạn pha một ít rượu, muối và nước cốt 1 trái chanh rồi rửa lại vịt lần nữa. Gừng tươi đập dập, chà xát lên toàn bộ thân vịt trong vài phút rồi rửa sạch lại với nước, để ráo.

Bạn nấu một nồi nước sôi nhỏ, cho tiết vịt vào luộc chín rồi vớt ra để nguội. Sau đó thái miếng vuông vừa ăn.

Sơ chế rau củ và gia vị

Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, lấy 1/3 đập dập, 1/3 thái chỉ, 1/3 để nguyên. Chanh tươi bổ đôi, vắt lấy nước cốt.

Măng tươi rửa sạch, thái thành những sợi dài khoảng 5 – 7cm. Bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi với chút muối, cho măng vào luộc khoảng 30 phút để măng ngon hơn và không bị đắng. Sau đó vớt ra, xả lại với nước lạnh nhiều lần rồi để ráo.

Đập dập 1 củ tỏi, băm nhỏ; 1 củ bóc vỏ, để nguyên.

Hành khô 2 củ bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ; 2 củ còn lại bóc sạch vỏ rồi cắt đôi.

Các loại rau sống ăn kèm nhặt gốc, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo.

Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, phần đầu trắng cắt khúc dài 5cm, phần lá thái nhỏ.

Rau mùi nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.

Hướng dẫn cách nấu bún măng vịt

1. Luộc vịt – nấu nước dùng

Bạn bắc một nồi nước lớn lên bếp, cho thêm 1 muỗng muối trắng, gừng thái chỉ, hành tím bổ đôi và nửa phần đầu hành trắng.

Cho vịt vào nồi rồi bật bếp nấu, khi nước luộc sôi bạn hạ lửa nhỏ cho vịt chín từ từ, đồng thời mở vung.

Lưu ý, bạn phải vớt hết bọt, váng mỡ vịt trong quá trình luộc thì nước dùng mới trong và thanh vị.

Sau khi luộc vịt trong khoảng 20 – 30 phút bạn dùng đầu đũa xiên vào đùi vịt. Nếu nước chảy ra không có màu đỏ thì vịt đã chín.

Vớt ra ngâm vào thau nước đá lạnh khoảng 5 phút để vịt sẽ không bị khô và thâm đen, da vịt có màu sáng và ngon ngọt hơn.

Chặt vịt thành những miếng nhỏ, dài vừa ăn, xếp ra đĩa.

Lưu ý, sau khi vớt vịt ra vẫn giữ lửa liu riu để giữ nóng nước dùng.

2. Nấu măng

Phi hành, tỏi băm trong chảo lớn, thêm một muỗng ớt bột rồi đổ măng vào xào.

Thêm hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường cho vừa với khẩu vị của bạn và gia đình.

Trút hết phần măng vừa xào vào nồi nước dùng, đảo nhẹ, cho thêm tiết vịt đã cắt miếng và ½ phần đầu hành còn lại nấu cùng. Khi sôi, nêm nếm lại một lần nữa là xong.

3. Làm nước mắm gừng chấm thịt vịt.

Giã nhuyễn phần gừng còn lại với 1 trái ớt đã bỏ hạt, 1 củ tỏi bóc sạch vỏ và 1 muỗng đường sau đó đổ ra chén.

Thêm 4 muỗng nước mắm ngon vào chén cùng 1 muỗng nước cốt chanh, khuấy đều là được.

Lưu ý, lượng gia vị pha nước mắm bạn có thể thay đổi cho phù hợp với khẩu vị.

Bước 4. Trình bày – thưởng thức

Cho bún ra tô, xếp thịt vịt lên trên, múc nước dùng chan lên

Rắc thêm chút hành lá, rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu rồi thưởng thức.

Xếp các loại rau sống ra đĩa, bày vịt luộc và chén nước mắm gừng ăn kèm