Top 6 # Cách Nấu Canh Rau Dền Mồng Tơi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Canh Trai Rau Mồng Tơi

Theo Đông y, thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, giáng áp. Trần Tăng Khí, một y gia đời Đường cho rằng thịt trai có tác dụng làm sáng mắt, trừ thấp, chữa đàn bà lao tổn ra máu. Thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp, viêm gan vàng da, trẻ em ra mồ hôi trộm…

Mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L, đây là một loại cây dây leo phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Trai: 700 gam.

– Rau mồng tơi: 1 mớ.

– Gia vị: Dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm.

– Hành khô bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái lát.

– Trai mua về chúng ta đem ngâm trước khoảng 1 ngày cho ra bớt đất. Sau khi ngâm, đem trai rửa lại cho thật sạch, cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt và đun sôi.

– Nước sôi cũng là lúc trai mở nắp thì tắt bếp và đem gỡ lấy phần thịt bên trong. Phần thịt trai bạn bóp bỏ túi phân trai rồi đem rửa lại vài lần dưới nước sạch, thái thịt trai và ướp với 2 muỗng muỗng cà phê hạt nêm khoảng 15 phút cho ngấm đều gia vị.

– Phần nước luộc trai, chúng ta đem lọc và loại bỏ cặn.

– Đầu tiên, chúng ta bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào rồi cho hành khô vào phi thơm.

– Khi hành đã vàng đều thì cho tiếp trai vào nêm thêm ½ muỗng canh nước mắm rồi đảo nhanh tay cho đến khi thịt trai săn lại.

– Bây giờ, chúng ta cho nước luộc trai vào đun sôi, để dưới lửa to và cho rau mồng tơi vào, đun sôi lại, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng ăn là được, đun thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

– Múc ra tô và trang trí là chúng ta có thể thưởng thúc món ăn này rồi đó các bạn,

Cách Nấu Canh Cua Đồng Rau Mồng Tơi

Mô tả

Mô tả khoá học

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cua đồng 300gr

Rau mồng tơi: 1 bó, rau đay, rau dền 1 bó

Gia vị: muối, hạt nêm

Cách nấu canh cua đồng ngon

Bước 1: Cua đồng mua về các bạn rửa sạch cho hết bùn đất, tách mai cua, lột bỏ phần yếm rồi dùng muỗng nhỏ lấy gạch để riêng, thịt cua đem giã hoặc xay cùng một chút xíu muối. Hòa phần cua đã xay với nước rồi lọc qua một cái rây (loại lưới nhỏ) phần bã ở vỏ cua bỏ đi.

Bước 2: Rau mồng tơi và các loại rau khác bạn nhặt bỏ những lá éo úa rồi rửa sạch, cắt nhỏ. Nếu có nấu cùng mướp hương, bạn sơ chế mướp, rửa sạch, cắt thành những miếng nhỏ

Bước 3: Đổ nước cua vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi. Từ khi bắt đầu nấu thì bạn phải dùng đũa dài khuấy đều đến khi nước hơi ấm, bạn đậy hé vung đun lửa liu riu cho đến khi sôi bùng, thịt cua sẽ bắt đầu đóng bánh lại.

Với phần gạch cua: sau khi lấy gạch cua xong thì cho nước vào tô gạch rồi đổ qua rây cho hết mùi hôi. Nấu canh cua với rau thì bạn có thể đánh tan gạch rồi cho vào nồi sau khi đã cho rau vào, chờ sôi bùng rồi lại tắt bếp.

Để tô canh có màu vàng đẹp mắt hơn bạn hãy chịu khó làm thêm một bước nữa là phi thơm hành khô lên rồi cho gạch vào chưng lên cho dậy mùi và có màu vàng óng hấp dẫn. Sau khi rau đã gần chín thì bạn đổ gạch cua vào nồi, đun sôi rồi nêm nếm gia vị vừa ăn là xong.

Múc canh ra tô, dùng nóng hay nguội đều ngon. Bữa cơm chiều với tô canh cua mồng tơi ngọt mát, đĩa cà muối và món cá kho tiêu đơn giản nữa là bạn đã có một bữa cơm tối vô cùng hấp dẫn rồi.

Mách nhỏ cho bạn:

Cách chọn cua ngon: Chọn những con cái thật khỏe, nhanh nhẹn, có mai cứng màu xám đục thì thịt cua sẽ chắc thơm và nhiều gạch. Cua cái là những con cua có yếm to, cua đực yếm sẽ nhỏ hơn nhiều. Khi mua cua xong, tốt nhất là các bạn mang về rồi tự làm lấy, khi giã nhớ cho vào chút xíu muối vào cho dẻo rồi sau đó đổ nước vào, dùng tay bóp cho thịt cua ra hết và bắt đầu gạn phần nước bên trên chứ không dùng rây lọc. Có một cách hay cho những bạn sợ cua kẹp trúng là khi rửa sạch cua xong bạn cho vài cục đá vào chậu nước, chờ đá tan ra nước lạnh cua sẽ nằm im nên làm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Bí quyết nhỏ nấu canh cua ngon: Bạn nhớ xóc muối vào cua trước hoặc sau khi giã, có muối thì khi nấu thịt cua mới đóng bánh lại được, nếu không có muối thịt cua sẽ bị rã và hòa tan trong nước chứ không đông tụ lại. Khi nấu phải bảo đảm độ sôi cho canh cua chín kỹ mà màng thịt cua không vỡ nát. Ngoài ra, nếu bạn nấu cua không kỹ, người bụng yếu dễ bị đau bụng.

Chúc các bạn thành công và có món canh riêu cua thật ngon!

Khám phá chương trình Học nấu ăn gia đình

Cách Làm Canh Riêu Ghẹ Nấu Rau Đay, Mồng Tơi, Mướp Hương

12-15 con ghẹ sữa (loại ghẹ nhỏ)

1 bó rau đay

1 bó rau mồng tơi

1 quả mướp hương

Gia vị: 1 củ hành khô, muối bột canh, bột ngọt, dầu ăn

Bước 1

Cách làm riêu ghẹ (giống cách làm riêu cua đồng): bóc mai ghẹ, khều lấy gạch. Phần thân ghẹ thì dùng tay bóp cho ra hết thịt ghẹ, cho gạch và thịt ghẹ vào 1 bát để riêng. (Tips: ghẹ mua về để ngăn đá ít nhất 8 tiếng cho đông đá, sau đó đem ra ngâm nước cho hết lạnh rồi bắt đầu sơ chế, lúc này thì thịt ghẹ sẽ được lấy ra dễ dàng).

Bước 2

Khi đã lấy hết thịt ra còn xác ghẹ ta đem giã (hoặc xay) cùng với chút muối. Nhà mình vẫn dùng cối giã nát thế này nè.

Bước 3

Đổ một ít nước lọc vào cối giã, hoà đều và bóp nhẹ cho ghẹ tan ra, sau đó lọc qua rây, chắt lấy nước, phần vỏ bã bỏ đi. Có thể tận dụng cho thêm ít nước nữa vào phần bã hoà đều rồi chắt lọc lại như trên. Gạn nước ghẹ từ từ vào 1 tô khác để loại bỏ cặn.

Bước 4

Rau đay, mồng tơi, mướp hương gọt vỏ, rửa sạch. Thái rau thành từng khúc nhỏ, mướp xẻ đôi theo chiều dọc rồi cắt miếng xéo.

Bước 5

Hành tím khô rửa sạch thái lát, Cho dầu ăn vào xoong, dầu nóng cho hành vào phi thơm, cho gạch và thịt ghẹ vào xào, thêm muối đảo đều cho săn.

Bước 6

Đổ nước ghẹ vào đun lửa vừa. Đun đến khi gần sôi vặn nhỏ lửa, cho nước sôi lăn tăn như vậy riêu sẽ đóng bánh lại không bị vỡ vụn ra (tips đấy :D), vớt riêu ra tô.

Bước 7

Cho rau vào nấu chín, cho tô riêu trở lại nồi, nêm nếm vừa ăn, cho thêm xíu bột ngọt, tắt bếp, múc canh ra tô.

Bước 8

Như canh riêu cua đồng, canh này có thể ăn kèm thêm với cà pháo, mắm tôm… ngon miễn bàn luôn 😀

Cách Nấu Canh Cua Mồng Tơi Mướp Rau Đay Mát Ngọt

Cách nấu canh cua rau đau mồng tới với mướp là công thức nấu canh quen thuộc trong những ngày hè ở hầu hết các vùng miền bởi vị ngọt, mát, thanh của món ăn. Để nấu được những bát canh cua trong nước, nhiều gạch và ngon tự nhiên thì các bạn thực hiện như sau.

Nguyên liệu để nấu canh cua gồm có:

Cua đồng: Cua đồng thì bạn chọn những con cua cái để nấu. Những con cua cái này tuy phần càng chính không được to như cua đực nhưng lại rất chắc mình, béo và nhiều gạch. Ngoài ra, nếu bạn muốn có một vài chiếc càng cua to trong bát canh thì có thể chọn thêm 1 – 2 con cua đực để nấu cùng.

Với một nồi canh cua cho 4 – 5 người ăn thì bạn chuẩn bị khoảng 0,5 cân cua là vừa. Nếu bạn muốn nồi canh của bạn đặc hơn thì có thể nhặt thêm cua, tuy nhiên cũng không cần quá nhiều để tránh bị lãng phí.

Rau đay: Chọn những mớ rau đay non để nấu. Bạn lưu ý chọn loại rau đay tự nhiên, có vị ngọt và phần thân không bị dập nát để tránh rau bị đắng, sẽ làm hỏng hết món ăn. Với 1 nồi canh cua, bạn chuẩn bị 1 mớ rau đay vừa phải.

Mồng tơi: Mồng tơi bạn có thể chọn phần ngọn hay phần lá để nấu cũng được. Cũng như rau đay, mồng tơi bạn lưu ý chọn những phần ngọn hoặc lá non để nấu. Chuẩn bị 1 mớ mồng tơi cỡ vừa.

Mướp: Nên chọn những trái mướp hương vừa phải, không quá non hoặc quá già để nấu. Bạn chuẩn bị 1 quả mướp.

Gia vị: Gia vị để nấu món canh cua bạn cần chuẩn bị bao gồm: bột canh tôm, muối, hạt nêm, bột ngọt…

Cách nấu canh cua ngon như sau:

Bước 1: Giã cua và nhặt rau

Cua đồng: Cho cua vào rổ, xả sạch cua dưới áp lực của vòi nước mạnh để loại bỏ phần bùn, đất bám vào cua. Tiếp đến bạn xé cua, để riêng phần thịt cua và mai cua. Với phần thịt, bạn đem rửa sạch và để ráo. Phần mai cua, bạn dùng tăm hoặc que tre nhọn và khêu lấy gạch rồi cho phần gạch riêng ra một chiếc bát nhỏ.

Phần thịt cua sau khi để ráo nước bạn cho vào cối giã hoặc máy xay và xay nhuyễn. Trong quá trình giã hoặc xay, bạn cho vào cua khoảng ½ thìa cafe muối để nước cua được đậm hơn khi nấu cũng như cua được giã kỹ hơn.

Nhặt rau: Rau đay và mồng tơi bạn nhặt lấy phần lá và ngọn non rồi đem rửa kỹ, sạch với nước. Rửa xong, bạn thái lẫn phần rau này cho thật nhỏ.

Mướp hương: Nạo sạch vỏ rồi sau đó rửa sạch mướp. Rửa xong, bạn thái vát mướp thành những miếng mỏng theo khoanh rồi cũng để ráo.

Bước 2: Lọc cua và nấu canh cua

Cua sau khi giã xong, bạn lọc lấy nước và bỏ bã. Bạn lưu ý là cần lọc kỹ thịt cua, tuy nhiên không nên lọc với lượng nước quá lớn để tránh nồi canh bị loãng quá. Bạn có thể dùng giá lọc hoặc khăn lọc hỗ trợ để hạn chế lượng xương bị lọt xuống.

Bắc nồi nước cua lên bếp và khuấy đều tay cho đến khi gạch cua nổi hết lên bề mặt thì dừng lại. Vặn lại lửa ở mức vừa phải để cho phần gạch cua không bị vỡ vụn nhiều. Khi nồi nước cua sôi, bạn cho phần rau đay, mồng tơi và mướp vào khuấy nhẹ để tránh vỡ gạch.

Đun lửa vừa cho đến khi nước sôi trở lại thì bạn cho phần gạch cua đã khêu trước đó và khuấy đều. Nêm phần bột tôm, bột nêm vào nồi cua cho đến khi vừa ăn. Khi phần rau và mướp đã chín thì bạn tắt bếp và mở vung nồi để nước được trong và rau xanh hơn.