Top 9 # Cách Nấu Cháo Cho Trẻ Nhanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Cháo Chim Bồ Câu Cho Trẻ Mới Ốm Dậy Ăn Nhanh Khoẻ

Cách nấu cháo chim bồ câu cho trẻ mới ốm dậy ăn nhanh khoẻ: Tình trạng chung của những bệnh nhân khi bị ốm hoặc mới ốm dậy là cơ thể mệt mỏi, chân tay không muốn cử động, miệng đắng, nuốt khó, sợ ăn, chán ăn, tinh thần không minh mẫn, ngại giao tiếp… Do vậy họ cần được bồi dưỡng và chăm sóc đúng cách để nhanh hồi phục sức khỏe và cải thiện tâm trạng. Nếu như con mới ốm…

Nguyên liệu nấu cháo chim bồ câu cho trẻ mới ốm dậy tẩm bổ

+ 2 con chim bồ câu làm sạch

+ Gạo nếp, gạo tẻ mỗi loại nắm nhỏ

+ 100g hạt sen

+ 2 nắm đậu xanh xát vỏ

+ 1/2 củ cà rốt

+ Hạt nêm, nước mắm, tiêu xay, muối, hạt nêm

+ 3 củ hành tím

+ Rau ngò rí, hành lá, 1 củ nhỏ gừng

+ 2 muỗng dầu ô liu

+ Bước 1: Chim bồ câu đem rửa sạch bạn có thể để nguyên con hoặc chặt miếng nhỏ tùy thích. Hạt sen ngâm rửa sạch bỏ phần tim hạt, cà rốt đem gọt vỏ rửa sạch thái hạt lựu. Gừng, hành tím bóc vỏ ngoài băm nhỏ. Hành lá đem rửa sạch thái nhỏ.

+ Bước 2: Gạo tẻ đem vo qua với nước để ráo cho vào chảo rang qua đến khi thơm là bạn có thể tắt bếp. Đậu xanh ngâm trong nước ấm khoảng 20 phút nữa cho mềm là bạn có thể đổ ra cho ráo.

+ Bước 3: Ướp bồ câu với gừng, hành tím, củ hành lá giã nát bạn nên ướp thêm với hạt nêm + muối + tiêu bột + nước mắm trộn đều để 15 phút cho ngấm gia vị. Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn đun nóng thả 2/3 số chim vào xào đều cho săn lại.

+ Bước 4: Đặt nồi lên bếp đổ 1.5 lít nước sạch vào nồi nước sôi cho gạo tẻ vào rang thơm và đậu xanh ngâm nở vào. Thêm vài lát gừng xắt mỏng đậy nắp lại đun đến khi cháo mềm nhũn thì bạn cho thịt chim bồ câu vào nấu thêm 20 phút đến khi đậu và gạo mềm.

+ Bước 5: Để lửa liu riu hầm nồi cháo đến khi gần chín cho số thịt chim bồ câu đã ướp vào nấu thêm 40 phút nữa là nêm nếm gia vị cho vừa ăn để tắt bếp. Múc cháo chim bồ câu ra tô thêm ít tiêu bột và hành lá thái nhỏ.

Cách Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Trẻ

Cháo tôm – cải thảo – dừa xiêm ngon cho bé Nguyên liệu:

– Tôm: 3 con

– Dừa xiêm: 1 trái

– Cải thảo: 1 lá

– Gạo tẻ: 1 nhúm

– Gạo nếp: 1 nhúm

– Hành lá và hành tím

Cách thực hiện:

– Tôm cho vào luộc với nước dừa. Sau đó cho nước luộc tôm vào nồi nước lạnh nấu cháo.

– Tôm lột vỏ lấy thịt rồi đem giã nhỏ

– Cho tôm vào xào với hành tím phi thơm, cho cải thảo bằm nhuyễn và xào chung.

– Cho cháo vào nấu chung, nêm gia vị vừa ăn. Đừng nấu quá lâu, cải sẽ mất vitamin và bị nồng.

– Tắt lửa, thêm dầu ăn vào. Dầu ăn rất tốt cho việc hấp thu và hòa tan các vitamin và dưỡng chất có trong thực phẩm.

Lưu ý: Tôm chứa rất nhiều canxi và nước dừa có nhiều khoáng chất giúp dậy mùi thơm của tôm. Món cháo này thích hợp trong việc dùng cho bé đang nóng, rôm sảy, thích hợp với các bé vừa khỏi bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì dừa bù nước rất tốt.

Cháo hàu hạt sen cho bé Nguyên liệu:

– Gạo: 30g

– Hàu: 50g

– Hạt sen: 20g

– Nấm rơm: 30g

– Gia vị: đường, muối, nước mắm và 10g dầu ăn

Cách thực hiện:

– Gạo vo sạch, cho vào 2 chén nước

– Tách hạt sen, bỏ tim

– Cho hạt sen vào cùng nồi cháo

– Nấm rơm bỏ gốc, ngâm vào bột năng cho trắng và ngon, cắt hạt lựu

– Hàu bằm nhỏ

– Đầu hành lá phi chung với 10g dầu ăn cho thơm, cho hào vào xào, tiếp theo cho nấm vào xào

– Nêm vừa ăn

– Sau đó lấy tất cả những phần đã xào bỏ vào nồi cháo đang sôi, đậy nắp 8 phút

Lưu ý: Trong hàu có kẽm, kích thích sự ngon miệng của bé

Cháo cua với bột bán, bông cải Nguyên liệu:

– Bột gạo: 20g

– Bông cải bào nhuyễn: 20g

– Bột bán: 5g

– Thịt cua băm nhuyễn: 20g

– Dầu ăn: 1 thìa cà phê

– Nước: 1 chén đầy (250 ml).

Cách làm:

– Hòa cua với một ít nước cho tan đều.

– Cho nước và bột bán vào nồi nấu chín.

– Cho cua và bông cải vào đun sôi.

– Cho bột gạo vào khuấy cho cháo thật mịn.

– Bột tan cho dầu ăn vào khuấy đều và cho bé thưởng thức ngay.

Lưu ý: Cua là một trong những thực phẩm giàu canxi, thích hợp cho sự phát triển xương, răng của bé.

(Tổng hợp)

Cách Nấu Cháo Cho Trẻ Dưới Một Tuổi

Công Thức Nấu Ăn – Món Cháo – Cách nấu cháo cho trẻ dưới một tuổi

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu đối với trẻ dưới một tuổi. Bên cạnh đó, ăn dặm là cách tốt nhất để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ cứng cáp hơn. Bột hoặc cháo là thức ăn dặm mà các bác sĩ khuyên các bà mẹ. Theo tháng tuổi, lượng thành phần trong cháo có thể thay đổi, còn cách nấu thì tương tự như nhau. Khi nấu cháo cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Nguồn ảnh: motgiadinh.com

1. Một số dụng cụ đơn giản dùng để đong đếm khi nấu cháo:

– 1 bát ăn cơm = 200ml nước: dùng để đong nước.

– 1 thìa súp gạo = 5 g gạo xay vỡ.

– 1 thìa súp thịt = 10g thịt.

– 1 thìa súp rau = 5 g rau.

2. Cháo cho bé mới tập ăn dặm (từ 4 tháng đến 6 tháng) Nguyên liệu:

– 2 bát nước = 400 ml

– 5g gạo xay vỡ

– 10 g thịt lợn thăn

– 2 thìa súp rau ngót

– 1 thìa cà phê dầu ăn chuyên dành cho trẻ.

Lưu ý ở tuổi này:

– Rau chỉ ăn lá, không dùng cuống cứng.

– Gạo dùng nấu cháo là gạo tám xay vỡ, thường không pha thêm bất cứ loại hạt gì, không pha gạo nếp.

– Chưa nên ăn nước mắm vào cháo, nếu có chỉ cho vài giọt.

Cách nấu:

– Cho nước vào với gạo nấu trên bếp. Khi cháo sôi thì đun thật nhỏ lửa cho khỏi bị trào và cháo nhanh nhừ. Cho thịt nạc băm nhỏ vào ninh cùng với cháo.

– Rau ngót thái chỉ băm nhỏ rồi cho vào cối giã lọc lấy nước cốt. Khi cháo chín thì cho tiếp nước cốt rau vào.

– Trước khi cho trẻ ăn, cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào cháo nóng.

– Ở lứa tuổi này, ngày ăn 1-2 bát cháo, đồng thời bổ sung 600-800ml sữa mới là đủ dinh dưỡng.

Nguồn ảnh: tinsuckhoe.com

3. Cháo cho bé từ 7-10 tháng

– Các nguyên liệu tăng dần theo khẩu phần ăn của con bạn, ở tuổi này bạn có thể chế thêm mắm vào cháo cho bé.

– Cháo có thể nấu đặc chứ không loãng như thời kỳ trước.

– Lượng thịt tăng lên 1,5 thìa, gạo 3 thìa súp = 15g, rau thì có thể băm nhỏ và nấu trực tiếp với cháo chú không cần giã lấy nước cốt.

– Nếu ăn trứng gà thì chỉ ăn lòng đỏ, trên 1 tuổi thì mới nên ăn cả lòng trắng. Một lòng đỏ trứng bằng 20g thịt. Trứng đánh tan với rau và cũng cho vào khi cháo chín nhừ.

– Rau ngót có thể thay bằng rau cải, bí đỏ.

– Ở tuổi này ăn 2-3 bát bột 1 ngày và cộng thêm 600-700ml sữa.

4. Cháo cho bé từ 10-12 tháng

– Các thành phần nguyên liệu tăng dần theo tháng tuổi. Thịt lợn 2 thìa = 20g. 4 thìa súp gạo = 20g. Bạn có thể thay thịt lợn bằng tôm, cua, thịt bò, lươn.

– Nên cho trẻ ăn thêm mỡ, tốt nhất là mỡ gà với tỉ lệ tương tự như dầu ăn.

– Nếu lứa tuổi này ăn cua đồng thì bạn lấy 5 con cua, giã ra được 60 g cua, lọc ra 1 bát nước đầy được 30g cua là đủ cho khẩu phần cháo của bé. Trong các thực phẩm này đã đủ canxi nên các bà mẹ không cần ninh xương lấy nước, vì muốn có canxi phải ninh xương nát nhừ rất mất thời gian.

– Ở độ tuổi này, trẻ nên ăn một ngày 3 bát cháo và uống 700-800ml sữa.

Cách Nấu Cháo Cho Trẻ 8 Tháng Tuổi

Cách nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi là mẹ nên nấu cháo xay với thực phẩm được thay đổi thường xuyên để tránh tình trạng bé ngán vì hay phải ăn một loại đồ ăn.

Chào bác sĩ, xin bác sĩ tư vấn giúp em cách em nấu cháo cho bé 7 tháng. Hiện tại mỗi buổi sáng em nấu 1 nồi cháo trắng và chia ra 2 phần. 1 phần ăn lúc 11h và 1 phần ăn lúc 4h. Em xay thịt và rau hoặc bí đỏ, cà rốt, khoai tây để riêng, sau đó em cho vào nồi cháo, chờ cháo chín em nhắc xuống cho 1 muỗng dầu ô liu. Em lược cháo qua 1 cái rây bỏ xác mới cho bé ăn.

Chiều em nấu 1 phần khác cho bé ăn tiếp. Xin hỏi bác sĩ em nấu như vậy có đúng không ạ? Vì bé chưa có răng nên em rây nhuyễn bỏ xác cho bé ăn. Vậy khi nào em có thể không lược xác nữa thì được ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời trên Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Từ Dũ, BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy cho biết

Theo khuyến cáo của viện Việt Nam cũng như chương trình nuôi con hoàn toàn bằng mẹ khuyến cáo các bà mẹ nên tập cho bé bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Lúc này cơ thể trẻ chưa thích nghi với chế độ ăn lợn cợn nên mọi thức ăn bạn cần xay nhuyễn. Tuy lượng ăn của trẻ ít nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm.

Khi trẻ 7 tháng, trẻ bắt đầu quen dần với việc ăn dặm, lúc này mẹ có thế chế biến bữa ăn dặm đa dạng hơn cho bé. Các loại bột như bột thịt lợn, thịt gà, thịt bò, sữa…cần được thay đổi thường xuyên để bé đỡ ngán. Vào tuổi này trẻ vẫn chưa ăn được lợn cợn, mãi đến 12 tháng trẻ mới ăn được xác lợn cợn, do đó bạn nấu ăn cho trẻ như thế này là tốt.

Thân mến!

Tư vấn cách nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Xin chào chuyên mục tư vấn sức khỏe dinh dưỡng cho bé. Dạ thưa em có bé gái 8 tháng tuổi. Bé dị ứng với tất cả thành phần sữa ngoài. Nổi mày đay và nôn ói. Nhưng ngược lại bé lại ăn dặm rất tốt. Bình thường em cho bé ăn cháo ngày chia ra nhiều bữa và ngoan cụ thể là 5-6 lưng bát cháo.

Cháo được thay đổi món cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Nhưng cho em hỏi Bác sĩ là tại sao con em ăn được như vậy mà 8 tháng bé được có 7kg. Rất mong được sự tư vấn của Bác sĩ ạ.

BS. Nguyễn Mai Hương – Nhi khoa – Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế trả lời trên Báo Sức khỏe và Đời sống:

Theo như em mô tả thì đúng là con gái em đang trong tình trạng thiếu cân độ 1 vì bình thường cân nặng của bé gái 8 tháng khoảng 7,9kg. Bé không theo chuẩn mặc dù theo em kể thì cháu ăn dặm rất tốt. Tuy nhiên, với bé 8 tháng tuổi như con em mà cân nặng không tăng, ngoài những lý do bệnh tật thì nguyên nhân chủ yếu do chế độ nuôi dưỡng chưa đúng cách.

Đầu tiên, để trẻ 8 tháng tuổi tăng cân tốt thì trẻ cần phải được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ sau 6 tháng trẻ mới được ăn dặm nhưng vẫn cần tiếp tục được bú mẹ. Cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng cũng có thể là một nguyên nhân làm trẻ không tăng cân và dễ dẫn đến tình trạng thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng.

Không biết em đã cho cháu ăn dặm từ khi nào và hiện nay em còn cho cháu bú mẹ nữa hay không? Nếu bé bị dị ứng với sữa ngoài thì tốt nhất vẫn là cho cháu bú mẹ. Trong trường hợp em không thể cho cháu bú nữa và cháu lại bị dị ứng với sữa ngoài thì em có thể cho bé dùng thử các chế phẩm của sữa vào các bữa ăn phụ như sữa chua, phô mai, bánh có sữa…

Lý do nữa là em cho cháu ăn quá nhiều cháo so với độ tuổi. Bình thường trẻ 8 tháng chỉ ăn 2-3 bữa bột đặc hoặc cháo xay nhuyễn + 1-2 bữa phụ + bú mẹ thường xuyên. Mỗi bữa bột hoặc cháo nhuyễn khoảng 1/2 bát 250 ml.

Mẹ đã biết cách nấu cháo trẻ 8 tháng tuổi chưa?

Trẻ 8 tháng chưa đầy đủ các men tiêu hóa tinh bột nên nếu cho trẻ ăn nhiều tinh bột không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Hậu quả là trẻ cũng sẽ không hấp thu hết được các chất dinh dưỡng khác và sẽ làm trẻ không tăng cân.

+ Nấu bột thịt (lợn, gà, bò)/cá/tôm/gan:

Thịt băm nhỏ/Cá gỡ sạch xương/ Tôm bóc vỏ giã nhỏ/ gan băm nhỏ: 2 thìa cà phê

Mỡ hoặc dầu ăn: 1-2 thìa cà phê

Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê

Nước: 1 bát con

Bột gạo: 4 thìa cà phê

Nước lọc cua: 1 bát con

Mỡ (dầu ăn): 1thìa cà phê

Rau xanh thái nhỏ: 2 thìa cà phê

Chúc bé hay ăn chóng lớn.