200 gam đậu xanh nguyên hạt
Tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối
Bột năng (hoặc bột sắn), muối
Cách nấu chè đậu xanh có vỏ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên cho đậu xanh vào ngâm với nước trong khoảng 30 phút cho đậu mềm, sau đó vớt ra rửa sạch. Cho đậu xanh vào hấp chín với lửa lớn trong khoảng 20 phút, hoặc đến khi đậu chín mềm, hơi miết một chút hoặc đến khi đậu đã nát mịn là được.
Bước 3: Đun lửa vừa và khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp trong và đặc lại là được, sau đó bạn tắt bếp. Cho đậu xanh đã hấp vào hỗn hợp vừa đun xong (bạn có thể để nguyên hoặc hơi miết qua cho đậu tơi hơn), khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau.
Chè đậu xanh đạt chuẩn khi đậu xanh được hấp chín tới, không nở to mà còn nguyên hạt nhưng lại rất mềm. Khi ăn hạt đậu rất bùi, nước đường trong veo, không đục, thơm nhẹ và không quá ngọt.
Đặc biệt, hạt đậu nổi cùng với nước đường chứ không chìm xuống dưới đáy, nhìn rất hấp dẫn. Để tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn cho món ăn thì bạn có thể thêm vài giọt dầu chuối vào chè.
Đậu xanh có tên khoa học là Phaseslus aureus roxb, được trồng quanh năm ở hầu như mọi điều kiện đất đai, trừ vùng ngập mặn hay nước lợ. Cây đậu xanh thường cao từ 65cm – 90cm, cành, lá đều xanh lục, cho hạt chưa chín xanh lục, khi chín vàng lục.
Đậu xanh chứa nhiều lipid, glucid và protid cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, ở phần nhân hạt màu vàng chiết xuất được chất Pycnogenol có giá trị chống ô-xy hóa mạnh gấp 50 lần vitamin E và 20 lần vitamin C, giúp bảo vệ da luôn hồng tươi và săn chắc.
Đậu xanh sử dụng cả cây, lá, rễ và hạt, vị ngọt, mùi tanh tanh, tính mát, để cả vỏ tính hàn. Đậu xanh còn có là bài thuốc trị bệnh hữu hiệu như: giải độc do say nắng, gió, ngộ độc thực phẩm; giải nhiệt cho cơ thể; bổ sung elastine và collagene duy trì vẻ đẹp làn da; da mặt khô, mụn cám, đầy bụng, táo bón.