Top 11 # Cách Nấu Chè Sương Sa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Chè Sương Sa Hạt Lựu Ngon

– Củ năng (củ mã thầy) lột vỏ sẵn

– Carrot, củ dền, lá dứa (dùng tạo màu củ năng)

Nguyên liệu cho món chè sương sa hạt lựu

– Lá dứa, cà-rốt và củ dền cắt miếng nhỏ. Riêng củ dền cho lên bếp cùng với nước đun sôi sẽ cho ra ngay màu đỏ đẹp. Carrot và lá dứa, mỗi loại cho thêm ít nước, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Dùng vải màn gạt bỏ xác lá dứa và carrot. Thế là mình có 3 bát nước: màu đỏ của củ dền, màu xanh của lá dứa và màu cam của cà rốt.

– Củ năng gọt vỏ, cắt hạt lựu. Chia đều củ năng ra 3 chén nước màu, ngâm khoảng 30 phút.

– Vớt củ năng sau khi đã nhuộm màu vào 3 chén riêng, rắc bột năng khô vào củ năng. Dùng tay xóc đều cho đến khi bột năng bám vào các hạt củ năng. Các hạt phải rời ra và khô ráo. Giữ lại 3 chén nước màu.

– Đổ từng chén nước màu vào nồi, đun sôi nước, cho củ năng vào luộc (hạt lựu ngâm trong bát nước nào thì dùng bát nước đó luộc). Khi thấy bột năng bọc bên ngoài chuyển sang màu trong, vớt ra, xả qua nước lạnh cho các hạt ko bị dính.

Hạt lựu sau khi luộc có màu sắc hấp dẫn chưa này

– Đổ nước sôi vào bột năng, nhào bột cho đến khi thành 1 hỗn hợp, dẻo, ko dính tay.

– Rắc ít bột khô ra 1 tấm thớt, dùng vật tròn, nặng, cán bột mỏng ra, dùng dao cắt thành từng miếng dài.

– Bắc nồi nước lên bếp, nước sôi cho bột năng vào luộc. Thấy bột năng chuyển sang màu trong, vớt ra, xả qua nước lạnh cho ko bị dính.

– Đậu xanh ngâm khoảng 1h cho mềm. Cho vào nồi, cộng thêm ít nước, đun liu riu cho đến khi đậu mềm, nước rút cạn.

– Dùng thìa tán đều đậu xanh cho đến khi thành 1 khối mịn.

– Cho nước vào dừa nạo sẵn, vắt thành 1 chén nước cốt và 1 chén nước dão.

– Đun nước dừa (chén nước dão) lên bếp, cho thêm chút đường phèn vào tạo vị ngọt. Tắt bếp, đổ thêm chén nước cốt dừa vào, khuấy đều.

Cách Làm Chè Sương Sa Hạt Lựu

Hi vọng là cả nhà thích phần video cách làm món Lod Chong hôm qua Loại thạch dai giòn này thật ra cũng là một dạng trân châu, nên ngoài lá dứa thì các bạn có thể thay đổi vị tùy thích, chẳng hạn như mình có làm vị cà phê (thay nước lá dứa bằng nước cà phê, thêm chút đường để khỏi bị đắng), thơm lắm, vị rất hay

TÓM TẮT CÔNG THỨC – CÁCH LÀM CHÈ SƯƠNG SA HẠT LỰU

A. Phần chè đậu xanh

120 g đậu xanh khô đã xát vỏ (mung beans)

50 – 70 g đường (định lượng thay đổi theo khẩu vị)

B. Phần thạch sương sáo và cốt dừa

250 ml nước cốt dừa (coconut milk)

15 – 20 g đường tuỳ khẩu vị

2 – 3 lá nếp/ lá dứa tươi (pandan leaves – không bắt buộc)

25 g bột thạch sương sáo trắng hoặc đen

400 ml nước để nấu thạch sương sáo

40 – 50 g đường (để hoà vào thạch – tuỳ khẩu vị)

C. Phần hạt lựu & các nguyên liệu khác

200 g củ năng (củ mã thầy)/ water chestnuts – loại tươi hoặc đóng hộp

150 g bột năng – tapioca starch

màu thực phẩm xanh, đỏ, vàng

1 phần thạch “giun xanh” trong công thức “Lod Chong Singapore”

1 âu đá bào lớn

* Ghi chú về nguyên liệu:

– Nếu không có bột thạch sương sáo, các bạn có thể thay bằng bột thạch agar hoặc gelatin. Với 400 ml nước, nên dùng khoảng 4 g bột agar hoặc 12 g gelatin.

– Bột năng trước đây mình hay dùng của Vĩnh Thuận, nhưng sau này chuyển sang dùng bột của Thái thấy thơm ngon hơn, không bị mùi như bột của VT. Đây là gói bột mà mình dùng.

2. Bắc nồi đậu lên bếp, đun lửa to. Khi nước sôi thì vớt bớt bọt và hạ lửa nhỏ. Để hé vung, nấu tới khi đậu chín mềm. Trong khi đun có thể đổ thêm nước sôi nếu thấy nước cạn quá nhiều. Nên giữ mực nước cao gấp hai lần đậu. Thi thoảng quấy đều để tránh đậu lắng xuống đáy nồi và bị cháy.

3. Khi đậu đã chín rất mềm, dùng phới lồng hoặc nĩa quấy vòng tròn để đậu tơi, hòa trong nước. Nêm đường tới khi ngọt vừa ăn. Để nguội. Ta có chè đậu xanh đánh.

* Chè sẽ đặc hơn sau khi nguội. Nếu muốn ăn chè loãng, bạn có thể cho thêm ít nước sôi vào chè và quấy đều. Ngược lại, nếu muốn chè đặc thì nấu chè trên bếp lâu hơn để hơi nước bay bớt. Lưu ý: khi nước đã cạn nhiều, cần quấy liên tục, tránh để chè bị cháy khê. Thông thường để ăn kèm chè sương sa hạt lựu, phần đậu xanh nên nấu hơi đặc sệt và ngọt hơn bình thường một chút.

B. Phần thạch sương sáo và nước cốt dừa

1. Chuẩn bị thạch sương sáo:

Hoà tan 1/2 gói bột thạch sương sáo (25 g) trong 400 ml nước. Để ngâm khoảng 15 – 20 phút. Bắc lên bếp nấu ở lửa to. Quấy liên tục. Khi nước sôi và bột tan hết, nước chuyển trong thì tắt bếp. Nêm đường theo khẩu vị. Đổ thạch vào khuôn hay hộp, để nguội rồi để ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ tới khi thạch đông hoàn toàn.

* Lưu ý: các loại bột sương sáo của các hãng khác nhau có thể có cách làm khác nhau. Nên xem hướng dẫn sử dụng trên vỏ bao để thao tác đúng. Nếu không có bột sương sáo, bạn có thể làm thạch với bột rau câu agar agar.

2. Chuẩn bị nước cốt dừa:

Cho nước cốt dừa vào nồi cùng đường theo khẩu vị, quấy đều, đun trên lửa vừa tới khi nước cốt dừa bắt đầu sôi thì bắc khỏi bếp. Rửa sạch lá nếp/ lá dứa, thắt nút, bỏ vào nồi nước. Để nguội.

2. Gọt vỏ củ năng, cắt thành cỡ hạt lựu nhỏ. Chia củ năng làm ba phần, ngâm vào các bát nước màu khoảng 45 đến 60 phút để “nhuộm” màu. Có thể pha thêm đường vào các bát nước này nếu muốn củ năng có vị ngọt.

3. Đổ củ năng đã được nhuộm màu ra rổ, ở dưới rổ đặt bát hứng nước ngâm củ năng.

4. Xóc cho củ năng ráo nước, cho vào bát to. Cho khoảng 1 đến 2 thìa canh/ tablespoon (10 – 15 g) bột năng khô, trộn đều để bột bám đều bên ngoài củ năng. Tiếp tục cho thêm bột, trộn cho bột bám đều. Lặp lại đến khi quanh củ năng có một lớp bột tương đối dày. Đổ củ năng ra rổ hay rá, xóc nhẹ để loại các vụn bột thừa.

5. Đổ phần nước ngâm củ năng ở bước (3) vào nồi, thêm nước và thêm màu (nếu cần). Đun sôi nước này để luộc hạt lựu. Lưu ý: luộc riêng từng phần củ năng để không bị lẫn màu.

6. Chuẩn bị một bát nước sạch, thả thêm vài viên đá lạnh để ngâm hạt lựu sau khi luộc

7. Khi nước trong nồi sôi thì cho củ năng vào luộc. Khi hạt lựu nổi lên, bột năng chín và tạo thành lớp trong suốt bao ngoài củ năng thì vớt ra, thả vào bát nước lạnh. Thời gian luộc bột rất ngắn, khoảng 1 đến 1.5 phút là đủ cho bột chín. Không nên luộc quá lâu, bột sẽ tan vào nước, lớp bao ngoài củ năng sẽ bị mỏng hơn. Làm tương tự với hai phần củ năng còn lại.

8. Sau khi ngâm nước đá khoảng 15 phút thì vớt hạt lựu ra. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nên dùng sớm trong ngày.

9. Thưởng thức: Cho đá bào vào cốc, thêm hạt lựu các màu, thạch sương sáo, chè đậu xanh, chan nước cốt dừa, dùng lạnh. Nếu thích, có thể làm thêm “thạch giun xanh” từ công thức Lod Chong Singapore.

Cách Làm Chè Sương Sa Hạt Lựu Ngon

Để làm chè sương sa hạt lựu ngon, bạn nên có sự chuẩn bị tốt cho phần nguyên liệu chế biến. Đây là công đoạn rất quan trọng để làm nên sự thành công cho món chè nổi tiếng này.

Cách làm chè sương sa hạt lựu ngon – Ly chè thành phẩm

* Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món chè sương sa hạt lựu:

– 200g đậu xanh đã cà vỏ

– 1 bó lá dứa, 1 củ dền đỏ, 3 củ cà rốt nhỏ

– 200g củ mã thầy đã gọt vỏ

– Thạch, lạc rang, dừa, nước cốt dừa, đường, bột năng, muối

– Bước 1: Đậu xanh ngâm nở, cho vào nồi ninh nhừ với 1 nhúm muối. Bạn chỉ cho nước xăm xắp mặt đậu để hỗn hợp đậu sau khi nấu xong đánh nhuyễn đặc như cháo. Cho đậu vào chảo, thêm đường với vị ngọt vừa ăn rồi quậy đều thêm 5 phút thì tắt bếp.

Cách làm chè sương sa hạt lựu ngon – Bước 1: ngâm đậu xanh

– Bước 2: Lá dứa rửa sạch cắt khúc, củ dền và cà rốt gọt vỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ. Xay lá dứa, củ dền, cà rốt rồi lọc lấy nước được 3 bát tô.

Cách làm chè sương sa hạt lựu ngon – Bước 2: lấy nước các loại

– Bước 3: Mã thầy thái hạt lựu. Sau đó ngâm mã thầy vào 3 bát nước màu 30-40 phút để nhuộm màu, sau đó lấy giá lọc riêng phần cái, phần nước màu còn lại cho vào nồi dùng để làm nước luộc.

Đổ bột năng vào từng phần mã thầy cho bột bám đều xung quanh mỗi hạt. Sau đó lại cho ra 1 chiếc muôi thủng cho rơi bớt phần bột thừa.

Cách làm chè sương sa hạt lựu ngon – Bước 3: chế biến hạt lựu thành phẩm

– Bước 4: Dùng phần nước mà bạn vừa ngâm mã thầy để luộc, đun sôi rồi đổ mã thầy đã tẩm bột năng vào đến khi thấy nổi lên là chín, vớt ra ngay bát nước lạnh. Cứ lần lượt làm mã thầy với 3 phần nước màu bạn sẽ được thành phẩm rất đẹp mắt.

Cách làm chè sương sa hạt lựu ngon – Bước 4: thành phầm sắp xong

– Bước 5: Thạch thái sợi dài. Lạc rang đập dập. Nước cốt dừa cho vào nồi, quậy bột năng và 1 nhúm muối nhỏ, đường sao cho hơi ngọt một chút, đun cho sánh lại.

– Bước 6: Lấy từng phần mã thầy vào ly, thêm thạch đen, cốt dừa, đậu xanh và chút lạc rang là món chè của bạn đã hoàn thành.

Cách làm chè sương sa hạt lựu ngon – Bước 6: thành phẩm đem xơi thôi

Món chè sương sa hạt lựu ngon giúp giải nhiệt ngày hè hẳn sẽ tốt cho cả gia đình bạn. Từng hạt mã thầy ngọt, giòn được bao bởi lớp bột năng dai dai, thêm đậu xanh, cốt dừa béo ngậy khiến cho ít ai có thể chối từ món chè này dù là người không ưa đồ ngọt!

Cách Làm Chè Sương Sa Hạt Lựu Thơm Ngon Hấp Dẫn

Trưa hè nóng nực thì còn gì ngon bằng có một tô chè thơm ngon mát lạnh, và hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm chè sương sa hạt lựu thanh mát ngay tại nhà.

Hướng dẫn cách làm chè sương sa hạt lựu đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

Lá dứa : 1 bó

Củ dền đỏ: 1 củ

Bột năng: 400 gram

Nước cốt dừa: 200ml ( hoặc 1 hộp nước cốt dừa có bán sẵn)

Đường cát

Bột rau câu dẻo

Đậu xanh : 200 gram (mua loại có cả vỏ )

Sơ chế nguyên liệu:

Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước trong khoảng từ 1 tới 2 giờ.

Đem củ dền gọt vỏ, cắt nhỏ và đem ép lấy nước. Nếu không có máy ép thì có thể thay bằng máy xay sinh tố nhưng cho thêm một ít nước để tạo màu hồng cho món chè.

Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ sau đó bỏ vào máy say sinh tố xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước cốt. Chia làm 2 phần, 1 phần để ngâm củ năng, 1 phần để làm trân châu sợi lá dứa

Củ năng cũng đem rửa sạch, gọt vỏ. Chú ý rằng củ năng để ngoài không khí rất dễ bị thâm, xỉn màu nên để củ năng trắng hơn thì sau khi gọt xong thì ta nên ngâm chúng trong một thau nước và vài giọt nước cốt chanh. Khoảng 10 phút thì vớt ra, xắt hạt lựu và để ráo nước.

Cách làm:

Chia củ năng đã xắt hạt lựu vào hai cái tô (bát) to: tô thứ nhất đổ nước cốt lá dứa, tô thứ hai đổ nước ép củ dền. Cố gắng đổ làm sao cho phần nước ép ngập hết phần củ năng, điều này giúp cho củ năng thấm đều màu và sẽ đẹp mắt hơn, tiếp tục ngâm trong khoảng 2 đến 3 giờ.

Ngoài màu hồng và xanh từ củ dền và lá dứa ra thì các bạn cũng có thể tạo thêm màu từ các loại rau củ quả từ tự nhiên khác như màu cam của củ cà rốt… hoặc nếu muốn đơn giản hơn thì có thể dùng màu từ các loại siro, và màu từ tự nhiên thì sẽ nhạt hơn màu từ bột màu thực phẩm.

Làm thạch:

Cho 1 nửa gói thạch vào một chiếc chén nhỏ, hòa tan cùng lượng nước vừa đủ tạo thành hỗn hợp sền sệt. Nấu tan 100 gram đường cùng với 1 lít nước và tới khi nước sôi thì bỏ chén bột thạch đã hòa vào. Khuấy đều tay tới khi nước sôi lại thì đổ thạch ra khuôn, đợi nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Làm nước cốt dừa:

Cho nước cốt dừa vào nồi, cho thêm vào 1 muỗng canh đường, nửa muỗng café muối cùng 50ml nước. Sau đó đun sôi với lửa thật nhỏ để nước cốt dừa không mất đi độ béo. Tới khi sôi thì hòa 1 muỗng canh bột năng với ít nước vào, khuấy đều và tắt bếp.

Làm đậu xanh:

Đậu xanh sau khi đã ngâm từ 1 đến 2 giờ đã nở, đem hấp chín ( có thể luộc), xay nhuyễn. Cho vào nồi nấu lại cùng chút nước, nửa muỗng muối, đường (tùy khẩu vị ngọt nhạt của bạn). Tới khi sôi lại thì tắt bếp, cho một chút vani vào, đợi nguội và cho và ngăn mát của tủ lạnh.

Làm trân trâu sợi lá dứa:

Hòa 1 chén nước đường thật đặc giống như siro. Cũng chia làm 2 phần để cho vào trân trâu và cho vào củ năng sắt hạt lựu

Cho bột năng vô một chiếc bát lớn. lấy nước cốt là dứa đã xay (khoảng 200 ml) đun thật sôi và đổ vào bát bột năng. Sau đó nhồi đến khi bột không còn dính, đều nhau và có thể cán mỏng và cắt sợi. Để các sợi bột năng không dính lại sau khi cắt thì bạn hãy rắc lên một chút bột năng.

Tiếp đến là nấu chín các sợi trân trâu lá dứa, bạn bắc lên bếp một nồi nước nấu tới sôi, tiếp tục thả các sợi trân trâu lá dứa làm từ bột năng vào, tới khi chúng nổi lên thì vớt ra một tô nước lạnh, vớt ra và để ráo nước. Rưới nước đường đặc vào các sợi trân trâu để chúng không bị kết dính lại.

Luộc các hạt củ năng:

Phần củ năng đã ngâm đủ giờ, bạn vớt chúng ra từng bát riêng và giữ lại phần nước ngâm.

Lấy củ năng đã ngâm lá dứa ra và rắc bột năng vào, trộn cho thật đều tới khi hạt bám dính đều bột thì rây sạch phần bột thừa bằng một cái rổ, phần hạt ngâm củ dền cũng làm tương tự.

Sau khi đã rây xong phần hạt thì chúng ta lấy nước đã ngâm hai loại hạt này vào hai chiếc nồi khác nhau, luộc riêng hạt lựu. Cho thêm nước vào và đun thật sôi, sau đó thì đổ hạt củ năng đã phủ bột vào luộc. Khi thấy lớp bột bao quanh hạt chuyển sang màu trong thì vớt ra và cho vào tô nước lạnh. Tới khi nguội thì vớt ra để ráo nước, cho phần nước đường đặc còn lại vào để chúng không bị dính lại.