Top 13 # Cách Nấu Cơm Gà Kiểu Nhật Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Cơm Cà Ri Kiểu Nhật

Cơm cà ri, tiếng Nhật gọi là カレーライス (karei raisu) hay đơn giản là カレー (karei) là một món ăn hàng ngày rất được yêu thích tại Nhật. Khác với món cà ri của Ấn Độ, cà ri của Nhật thường ngọt, ít cay, đặc và sánh hơn. Mình vốn không thích ăn cà ri vì không mấy cảm tình với mùi vị đậm đặc, cay nồng của món này. Nhưng từ khi sang Nhật, mình mới thấy là cơm cà ri của Nhật không chỉ có nước sốt mà còn có nhiều loại topping (các đồ ăn kèm đặt bên trên đĩa cà ri như gà tẩm bột rán, mực, tôm rán v.v) và mình thấy ăn kiểu này rất ngon.

① Nấu cà ri đơn giản với viên cà ri bán sẵn

Viên cà ri bán sẵn được gọi là カレールー (curry roux), được bày bán rất nhiều ở siêu thị. Đây là loại mình hay dùng và thấy ngon nhất バーモントカレー (Vermont curry). Khi mua viên cà ri các bạn lưu ý là mình có thể chọn độ cay phù hợp với khẩu vị. Có 3 loại chính là 甘口 (vị ngọt), 中辛 (vị cay trung bình) và 辛口 (vị nhiều cay). Trong mỗi loại lại có đánh số từ 1 → 5 chỉ mức độ tăng dần.

Mình hay chọn loại 中辛 (vị cay trung bình) số 2 hoặc 3 vì mình chỉ ăn được cay vừa vừa thôi.

Sau khi chọn được viên cà ri phù hợp rồi thì bắt tay vào làm sốt cà ri nào.

1. Nguyên liệu (cho 2 người)

Viên cà ri: 2 viên

Hành tây: 1 củ nhỏ (hoặc 1/2 củ trung bình), thái miếng vừa ăn hoặc bổ múi cau

Thịt bò hoặc thịt gà đùi: 150g, thái miếng vừa ăn (thịt bò nên chọn loại có mỡ hoặc gân, thái miếng nhỏ để nhanh mềm)

Cà rốt: 1 củ nhỏ, thái miếng vừa ăn

Khoai tây: 1 củ trung bình, thái miếng vừa ăn

Dầu ăn hoặc dầu ô liu: 1 thìa canh

Nước: 400 – 450 ml

Cơm trắng: 2 bát

* Lưu ý: Các bạn có thể thay đổi lượng tùy theo “sức ăn” của nhà bạn nha, hì.

Đặt nồi lên bếp, bật lửa vừa, cho 1 thìa canh dầu ăn hoặc dầu ô liu vào.

Thả hành vào xào qua, sau đó lần lượt thả cà rốt, khoai tây, đảo đều tay.

Thả thịt vào xào cùng đến khi thịt chín sơ (không còn màu hồng)

Cho 400 – 450 ml nước vào nồi, đun lửa vừa đến khi sôi thì vớt bọt ra.

Đậy nắp, vặn nhỏ lửa, ninh trong khoảng 15 – 20 phút.

Tắt bếp, thả 2 viên cà ri vào nồi, khuấy nhẹ đến khi cà ri tan ra.

Bật lại bếp, để lửa nhỏ, đun thêm khoảng 10 phút đến khi nước sốt hơi đặc và sánh.

Cho cơm ra đĩa, múc sốt cà ri lên cơm, ăn nóng.

1. Nguyên liệu (cho 2 người)

Thịt gà đùi hoặc thịt lợn: 150g, thái miếng vừa ăn

Bột cà ri (カレー粉/ Curry powder) (Xem ảnh)

Rượu vang đỏ: 50 ml

Lá nguyệt quế (ローリエ/ ベイリーブ/ Bay leaf): 1 lá (Xem ảnh)

Ketchup hoặc cà chua xay: 1 thìa canh

Xốt Wostersauce (ウスターソース): 1 thìa canh (Xem ảnh)

Nước tương (しょうゆ): 1/2 thìa canh

Cà rốt: 1 củ, thái miếng vừa ăn

Khoai tây: 1 củ thái miếng vừa ăn (1/2 củ nghiền thành bột hoặc dùng bột khoai tây thay thế)

Hành tây: 1 củ nhỏ hoặc 1/2 củ trung bình, thái múi cau

Tỏi, gừng bằm nhỏ: 1 thìa canh mỗi loại

Viên súp thịt gà (チキンコンソメ): 1 viên (Xem ảnh)

Muối, hạt tiêu

Cơm trắng: 2 bát

2. Quy trình nấu:

Ướp thịt với 1/2 thìa bột cà ri, muối và hạt tiêu

Đặt nồi lên bếp, cho vào nồi 400 ml nước, thả viên súp thịt gà vào, bật bếp đun cho súp tan.

Cho gừng, tỏi băm nhỏ, lá nguyệt quế, rượu vang đỏ và 1 thìa canh bột cà ri vào, khuấy đều.

Cho hành, cà rốt, khoai tây đã cắt vào, đun đến khi nước sôi thì vớt lá nguyệt quế ra, cho thịt đã ướp vào, vớt bọt (nếu có).

Thêm cà chua xay hoặc ketchup, xốt Wostersauce và nước tương vào, khuấy đều.

Đậy vung nồi, đun lửa vừa trong khoảng 20 phút.

Nêm nếm lại gia vị, thêm muối và tiêu nếu cần thiết.

Thêm bột khoai tây hoặc khoai tây nghiền vào nồi, đun đến khi nước sốt hơi đặc và sánh

Cho cơm ra đĩa, múc sốt cà ri lên cơm, ăn nóng.

③ Giới thiệu nhà hàng cơm cà ri ngon CoCo Ichibanya (CoCo 壱番屋)

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Cách Chế Biến Món Cơm Nắm Lươn Kiểu Nhật

CÁCH CHẾ BIẾN MÓN CƠM NẮM LƯƠN KIỂU NHẬT

Nguyên liệu để chế biến

– Gạo tẻ, gạo nếp

– Lươn (đã làm sạch)

– Dấm, đường

– Hạt tiêu, nước tương (xì dầu)

– Lá rong biển khô

Các bước chế biến món cơm nắm

Bước 1: Để có món cơm nắm ngon thì trước hết cơm phải ngon, ta tiến hành nấu cơm. Ta trộn gạo nếp và gạo tẻ lại với nhau với tỉ lên 3 gạo nếp thì ta trộn 2 gạo tẻ lại, cách thức này sẽ giúp cơm chúng ta thơm ngon, dẻo vừa, vị thơm của nếp hòa quyện với gạo tạo nên một nồi cơm thơm ngon. Tiếp đó ta vo sạch gạo với nước nhiều lần cho sạch chất dơ cũng như trấu. Sau đó ta cho vào nồi nấu chín.

Bước 2: Khi cơm chín thì ta cho vào cơm một tí giấm và đường. Cơm đã chín xong thì ta cho cơm ra ngoài để nguội cho dễ làm.

Bước 3: Sau khi chuẩn bị xong phần cơm, ta chế biến phần lương. Thịt lương sau khi mua về ta lọc lấy thịt bỏ xương, tiếp đó ta tiến hành ướp cùng với một ít tiêu và nước tương cho vừa ăn. Ta để tầm 15 phút thì thịt lươn thấm vị, tiếp đó ta cho vào giấy bạc và nướng cho chín. lưu ý cách làm lươn: lươn là một loài động vật da trơn và rất nhớt, vì thế khi ta làm lươn ta nhúng giấm và rượu vào dung dịch nước, sau đó cho lươn vào thì sẽ làm cho lươn không còn nhớt nữa, lươn sẽ khô ráo và sạch sẽ hơn.

Bước 4: Ta chuẩn bị những cái khuôn để làm, ta cho cơm vào khuôn sau đó in ra thành từng miếng như khuôn. ta để lên chiếc thớt. Để cho cơm đẹp mắt thì làm bằng khuôn còn không ta có thể nén bằng tay.

Bước 6: Ta cắt lươn thành từng miếng nhỏ, sau đó đặt lươn lên cơm. Ta chuẩn bị rong biển cắt thành sợi, tiếp đó ta buộc thịt lươn với cơm lại với nhau bằng sợi rong biển. Ta cứ làm như thế cho đến khi hết cơm và thịt lươn thì thôi.

Ta cho ra đĩa, sắp xếp sao cho đẹp mắt, sau đó ta rưới tương xung quanh cho đẹp hoặc có thể cho tương vào chén. Ta trang trí thêm một vài lá ngò cho thơm và thêm phần bắt mắt, mang tính thẩm mỹ cho món ăn.

Thật sự là món cơm nắm lươn kiểu Nhật rất dễ làm, chỉ cần các bạn nhìn sơ qua là biết cách thực hiện ngay, với nguyên liệu gồm lươn, rong biển rất dễ tìm cũng như cách thức nấu cơm. Tuy với những nguyên liệu đơn giản nhưng sự kết hợp độc đáo kia lại mang đến cho chúng ta món cơm nắm lươn vô cùng hấp dẫn mà ai đã thưởng thức qua chắc sẽ không bao giờ quên được mùi vị đặc trưng của nó. Một nắm cơm dẻo thơm ngon hòa quyện với lươn nướng ướp sốt tiêu và cái giòn giòn và mùi vị của rong biển kết hợp lại cho ta một hương vị tuyệt vời.

Hãy tự tay học cách chế biến món cơm nắm lươn kiểu Nhật cho cả nhà cùng thưởng thức hay tụ hội bạn bè để cùng nhau làm. Vào những ngày lễ bạn có thể tự tay làm để tặng mẹ hay người yêu của mình. Đó là món quà hết sức ý nghĩa mà lại đem đến cho họ món ăn tuyệt vời. Món ăn đặc trưng của Nhật không chỉ có ở Nhật nữa mà có ở mọi nhà và bất cứ ai cũng có thể làm được.

Nấu Món Cơm Trứng Kiểu Nhật – Omurice|Kênh Du Lịch Locobee

Nói tới món ăn kiểu Âu đặc trưng tại Nhật thì không thể không nhắc tới món omurice (オムライス). Thế nhưng thật ra món omurice lại là món ăn có nguồn gốc từ Nhật.

Món cơm trứng omurice là sự kết hợp tuyệt vời giữa cơm rang, sốt cà chua và lớp trứng mềm xốp bao ngoài nên món ăn này luôn nằm trong các món được người Nhật yêu thích bậc nhất. Món này được ưa chuộng tới mức còn có cả những cửa tiệm chỉ chuyên phục vụ omurice thôi đấy.

Dạo gần đây món cơm trứng này đã được phát triển thêm, hương vị đã có nhiều cải biến nên món cơm trứng omurice kiểu mới đang tạo nên một cơn sốt khắp cả nước Nhật Bản. Tên món này là souffle omurice (スフレオムライス – sufure omuraisu) – cơm trứng phồng xốp.

Souffle omurice là món ăn như thế nào?

Souffle omurice là món ăn kết hợp giữa món bánh souffle có lòng trắng trứng được đánh bông và nướng trong lò cùng với món cơm trứng omurice kiểu Nhật. Tuy nhiên, khi nấu món này thì bạn không cần phải dùng tới lò nướng mà vẫn có thể thưởng thức được trọn vẹn sự mềm xốp của món souffle, tạo nên một cảm giác cực mới cho món cơm trứng omurice.

Trứng không bị khô, bên trong có nhiều bọt khí nên bông xốp, ăn một lần là sẽ gây nghiện luôn đấy.

Nguyên liệu (1 phần ăn)

Trứng gà: 1 – 2 quả

Muối: 1 nhúm nhỏ

Bơ: 10 gam

Rau mùi tây Ý: tùy thích

Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Hành tây: 1/3 củ

(A) Tỏi: 1 củ

(A) Cà rốt: khoảng 1/4 củ

(A) Thịt xông khói (hoặc thịt gà đùi): khoảng 20 g

(A) Cơm: 1 phần ăn (hoặc tùy thích)

Tương cà chua: 2 – 3 thìa canh

Hạt tiêu: tùy thích

Cách nấu

Làm cơm rang tương cà chua (cơm thịt gà)

Để làm phần cơm thì cần sử dụng các nguyên liệu (A).

Bắc chảo lên bếp, để lửa nhỏ, đổ dầu ăn vào, phi tỏi băm nhỏ cùng với thịt xông khói (hoặc thịt đùi gà) được cắt thành miếng vừa ăn, xào sơ qua. Tới khi tỏi phi thơm thì đổ thêm hành tây, cà rốt thái nhỏ vào xào chung. Cuối cùng, đổ cơm vào, thêm tương cà chua vào đảo đều là được. Nếu cảm thấy nhạt thì nêm nếm thêm muối cho vừa ăn.

    Làm phần trứng bông xốp

    Đem lòng trắng trứng và một chút muối bỏ vào tô to, đánh đều tay tới khi nào trở nên bông xốp thu được meringue (meringe). Khi đánh trứng bạn nhớ để ý nghiêng phới đánh trứng và đánh tới khi nào phần lòng trắng nổi bông cứng lên, như vậy sẽ tạo nên vị ngon hơn cho món ăn.

    Sau khi đánh meringue xong thì cho lòng đỏ đã được đánh tan vào rồi trộn hai thứ đều với nhau. Chú ý nếu trộn quá tay phần lòng trắng trứng sẽ bị chảy nước khó trở nên phồng xốp nên khi trộn chỉ trộn vừa đủ.

      Chiên trứng

      Sau khi đánh trứng xong thì bắc chảo lên bếp, cho bơ vào để chảy ra. Đến khi bơ chảy hết thì đổ hỗn hợp trứng vào, láng đều khắp chảo, dùng xẻng nấu ăn để tạo hình.

      Điểm chú ý ở đây là sau khi ép trứng về góc chảo để tạo hình xong thì nên để lửa nhỏ và không nên đảo trứng nữa. Khi mặt dưới có thể lật tách khỏi chảo thì lật ngược trứng lại, bắt đầu chiên mặt trên.

      Điểm cần lưu ý

      Để tạo hình thật đẹp cho miếng trứng thì nên giữ miếng trứng ở góc chảo

      Chiên trứng tới khi nào bề mặt trứng chuyển thành màu vàng ngon mắt của trứng chiên là được

      Xới cơm rang tương cà chua ra đĩa, ép khuôn hình bầu dục nếu thích, sau đó đặt miếng trứng chiên lên trên là được

      Có thể thêm tương cà và rau mùi tây Ý tùy thích

      Món souffle omurice này đã và đang tạo nên cơn sốt trên cả đất nước Nhật Bản nhờ vào hương vị mới lạ. Cách làm đơn giản, không cần phải ra quán bạn cũng có thể tự nấu ngay món này tại nhà.

      Học nấu món ăn Nhật Bản

      MTWアキ (LOCOBEE)

      * Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Cách Nấu Ăn Dặm Kiểu Nhật Đầy Đủ Dinh Dưỡng

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm theo kiểu Nhật là cách cho bé ăn dặm theo phương pháp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm này là phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Mẫu thực đơn cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật mẹ có thể tham khảo theo từng giai đoạn phát triển của bé:

Nếu lựa chọn nuôi dạy con với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ nhận được những lợi ích sau:

Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.

Kỹ năng nhai: Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.

Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.

Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.

Chế biến thức ăn không dùng cối xay

Hạn chế tối đa tình trạng thừa cân, béo phì

4 giai đoạn cần biết khi cho trẻ ăn dặm kiểu nhật

Ăn dặm kiểu Nhật được chia làm 4 giai đoạn với các cách chế biến phù hợp”

– Giai đoạn 1 (từ 5-6 tháng tuổi): Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm. Mẹ sẽ cho bé tập ăn bằng thìa và làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Trong giai đoạn này, bé có thể ăn 5-6 bữa 1 ngày, trong đó 4 bữa là sữa mẹ hoặc sữa công thức, 1-2 bữa còn lại là bữa ăn dặm. Với cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé ở giai đoạn này, cha mẹ nên chế biến thành dạng bột loãng, sánh mịn để bé dễ nuốt.

– Giai đoạn 2 (từ 7-8 tháng tuổi): Đây là giai đoạn bé có thể dùng lưỡi để đưa thức ăn xuống cổ họng. Vì vậy mẹ cần ninh mềm, nghiền sơ thức ăn của bé để bé có thể nuốt thức ăn. Trong giai đoạn này bé sẽ ăn 3-4 bữa sữa và ăn thêm 2 bữa ăn dặm.

– Giai đoạn 3 (từ 9-11 tháng tuổi): Đây là giai đoạn bé đã biết nhai trệu trạo vì vậy thức ăn của bé cần được làm thô hơn nhưng vẫn phải đủ mềm để bé có thể dùng lợi nhai. Thức ăn nên cắt khoảng 0,5cm, dài 2-3 cm để bé có thể bốc ăn. Mẹ cũng điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của bé. Trong giai đoạn này bé có thể ăn 3 bữa ăn dặm 1 ngày.

– Giai đoạn 4 (từ 12- 15 tháng tuổi): Đây là giai đoạn bé đã có nhiều răng hơn nên mẹ có thể cho bé các loại thức ăn thô để nhai. Một ngày bé có thể ăn 3 bữa ăn dặm chính, cộng thêm các bữa phụ và uống thêm sữa.

Một số cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé tham khảo

Nấu cháo từ gạo

Trẻ 5- 6 tháng, mẹ nên nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước. Sau khi cháo chín, mẹ nên rây qua lưới để gạt bớt lợn cợn rồi mới cho bé ăn Trẻ 7 – 8 tháng tuổi, tỷ lệ sẽ là 1 gạo : 7 nước. Lúc này, con đã có thể ăn cháo nguyên hạt. Khi trẻ đạt mốc 9 đến 11 tháng tuổi, mẹ nên tuân theo tỷ lệ 1 gạo : 5 nước và tiếp tục cho con ăn cháo nguyên hạt

Cách thực hiện

Trước hết mẹ vo gạo với nước, không nên vo gạo quá kỹ bởi sẽ làm mất đi hàm lượng dưỡng chất bổ dưỡng trong cám gạo. Cho gạo và nước theo đúng tỷ lệ vào nồi Ngâm gạo trong nồi trong khoảng 30 đến 60 phút Cho nồi lên bếp đun ở lửa nhỏ trong khoảng 40 phút Tắt bếp, đậy kín vung và ủ thêm 15 phút nữa cháo sẽ chín ngon hơn Kinh nghiệm nấu cháo bằng bếp gas

Nên ngâm gạo ít nhất 30 phút trước khi nấu. Như vậy gạo sẽ hút đủ nước, nhanh nhừ và cháo sẽ ngon hơn Khi cháo bắt đầu sôi thì để lửa thật nhỏ, cháo sẽ không bị trào ra ngoài Hãy đậy kín nắp trong quá trình đun nấu để nước không bị bốc hơi nhiều, nhanh cạn nước.

Nấu cháo từ cơm

Nấu cháo từ cơm sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc nấu cháo từ gạo, nhưng sẽ không thơm ngon bằng gạo. Khi nấu cháo từ cơm, mẹ cũng cần cân bằng tỉ lệ cơm và nước hợp lý để món cháo có độ thô thích hợp cho bé ăn dặm.

Cách thực hiện

Cho cơm và nước vào nồi theo đúng tỉ lệ Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cơm nở mềm là được

Ngoài những cách nấu cháo từ 2 nguyên liệu chính gạo và cơm, các mẹ người Nhật còn sử dụng bánh mì để nấu cháo thay đổi khẩu vị cho bé, theo tỉ lệ chuẩn 1 bánh mì : 5 nước.

Bánh mì cắt phần vỏ, lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào nồi Đun sôi nhỏ lửa khoảng 1 – 2 phút Cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì)

Ăn dặm kiểu Nhật hay bất cứ hình thức ăn dặm nào khác thì cha mẹ phải chọn được loại hoa quả, thực phẩm tươi ngon nhất.

Không sử dụng các thực phẩm đã đóng trong hộp để làm thực phẩm, bởi lẽ những thực phẩm này đã qua chế biến và bảo quản nên không còn được độ tươi ngon nữa

Với hình thức ăn dặm kiểu Nhật các bậc cha mẹ nên cho con ăn dặm đúng cách không nên thêm bất cứ lọa gia vị nào khác.

Ăn dặm kiểu Nhật tùy từng độ tuổi mà chúng ta sẽ có một chế độ dinh dưỡng cũng như cách nấu ăn dặm cho trẻ khác nhau.

Nếu trẻ không thích ăn dặm theo kiểu Nhật thì cha mẹ không nên ép con. Hãy dùng cách ăn dặm như thông thường các bà mẹ Việt hay dùng.

Không nên trộn lẫn các loại thức ăn vì làm như vậy sẽ mất đi mùi vị cũng như làm mất đi hương vị của đồ ăn.

Vậy là mình vừa giới thiệu đến tất cả các bạn cách nấu ăn dặm kiểu nhật cũng như những lợi ích mà kiểu ăn dặm này đem lại. Bạn có thể tham khảo cách ăn dặm này để thử một công thức, một cách ăn cho trẻ mới. Biết đâu trẻ nhà bạn lại thích kiểu ăn dặm này thì sao nhỉ. Với kiểu ăn này tuy hơi cầu kì, nhưng nếu bạn có thời gian thì đây là một trong những kiểu ăn dặm cũng khá hiệu quả, đem lại chế dộ dinh dưỡng phù hợp để trẻ có thể hấp thu tốt nhất.