Top 9 # Cách Nấu Gạo Lứt Cho Trẻ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé

Chú ý đến cách chọn gạo lứt

Để có một bát cháo gạo lứt bổ dưỡng, bạn cần phải lựa chọn được loại gạo chất lượng, đó là loại gạo lứt giữ nguyên phần mầm gạo mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho trẻ. Gạo lứt chính là nguyên liệu thiên nhiên đảm bảo an toàn sức khỏe và tăng sức đề kháng cho trẻ.

Gạo lứt tốt nhất chính là loại hạt dài, mẩy và đều hạt, không phải là loại hạt bị vỡ, mẻ. Tuyệt đối không lựa chọn loại gạo lứt để quá lâu đã bị nấm, mốc gây ngộ độc cho trẻ. Gạo lứt phải có mùi hương rất tự nhiên, không có mùi hóa chất bảo quản. Các bà mẹ phải chú ý phải lựa chọn những cửa hàng bán gạo lứt uy tín và chất lượng.

Cách bảo quản lứt

Gạo lứt rất dễ bị mốc nếu không được bảo quản tốt. Đối với gạo lứt còn nguyên hạt bạn nên bảo quản trong lọ kín tránh để chuột và gián bò vào. Còn đối với gạo lứt đã được xay nhuyễn thành bột, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Tuy nhiên các bà mẹ vẫn nên mua gạo đủ với lượng mà con ăn trong ngày để đảm bảo gạo luôn nguyên chất.

Nấu bột gạo lứt cùng với trái cây hoặc rau củ

Đối với trẻ dưới 8 tháng tuổi, bước đầu tiên bạn hãy đun nước sôi đạt đến 100 độ thì cho bột gạo vào sau đó khuấy đều tránh để bột vón cục. Nấu bột gạo trong tầm khoảng 10 phút dưới ngọn lửa nhỏ để đảm bảo gạo lứt được chín 100%. Tùy vào lượng con bạn ăn được nhiều hay ít mà nấu theo lượng gạo và nước vừa đủ.

Để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ, bạn có thể bổ sung thêm trái cây hoặc rau củ, sẽ giúp trẻ dễ tiêu hơn. Sau khi bột gạo đã được nấu chín bạn có thể cho một số loại rau xanh hay rong biển.

Đối với trẻ trên 8 tháng tuổi, gạo lứt không cần phải nghiền thành bột. Chỉ cần một bát gạo nhỏ, bạn hãy nấu chín gạo lứt đó sau đó có thể cho thêm một số thức ăn khác như thịt, rau, củ, dầu ăn cho trẻ… để chất dinh dưỡng của trẻ luôn được cung cấp đầy đủ.

Không cần phải đi đâu xa, chỉ cần bạn ngồi ở nhà nấu cho chính con yêu của mình một bát cháo gạo lứt là con bạn luôn đủ các dưỡng chất. Mong rằng với kiến thức trên con bạn luôn có những bữa ăn ngon miệng và an toàn.

Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Rau Củ Cho Trẻ Nhỏ Và Ngày Ăn Chay

Cháo gạo lứt rau củ là món cháo có hương vị nhẹ nhàng, thanh tao nhưng rất giàu dinh dưỡng cũng như có hương vị thơm ngon, hấp dẫn có tác dụng trong việc thanh lọc cơ thể và phòng trừ nhiều loại bệnh khác nhau nên được các mẹ ưu ái chế biến để trẻ nhỏ thưởng thức, nhất là các trẻ có thói quen ăn nhiều chất thịt và ngại ăn các loại rau củ. Ngoài ra, cháo gạo lứt rau củ cũng là một món ăn chay đã quen thuộc với nhiều người, chế biến dễ dàng và ăn rất vừa miệng, phù hợp với khẩu vị của đa phần mọi người.

Cách nấu cháo gạo lứt rau củ

Bước 1: Chuẩn bị mè và các loại rau củ

Củ cà rốt gọt vỏ, thái dạng hạt lựu.

Củ cải trắng gọt vỏ thái như cà rốt.

Boa rô lặt bỏ gốc rễ, lá xanh rồi bào mỏng phần thân trắng.

Nấm rơm cắt bỏ chân, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra, thái hạt lựu.

Mè rang chín, chà vỏ ngoài cho sạch.

Trộn thêm 1 thìa muối ăn vào mè đã rang.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo

Làm nóng chảo trên bếp rồi cho gạo ào rang khoảng 10 phút rồi trút gạo lứt vào nồi, thêm vào nồi1 lít nước đang sôi già, vặn lửa nhỏ để hầm gạo lứt mau chín mềm.

Bước 3: Nấu cháo và rau củ

Thêm dầu mè vào chảo, nấu nóng rồi cho ba rô vào phi vàng.

Thêm vào chảo củ cải trắng, nấm rơm, cà rốt, xào chừng 5 phút, nêm vào chảo chút hạt nêm nấm, nước tương cho vừa ăn, xào đều rồi trút hết vào nồi cháo.

Bước 4: Hoàn thành

Nấu cháo chừng 20 phút nữa rồi tắt bếp.

Múc cháo ra bát, thêm ngò lên để trang trí và ăn kèm với muối mè.

Cháo gạo lứt rau củ là món ăn thanh nhẹ nên dễ ăn, tốt cho tiêu hóa và cũng có hương vị đặc trưng riêng, hấp dẫn người ăn, nhất là những người yêu thích các món ăn nhiều chất rau xanh.

Gạo Lứt Là Gì? Cách Nấu Gạo Lứt Muối Mè Thơm Ngon

Thế nào là gạo lứt?

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là một loại gạo được xay xát chị bỏ lớp vỏ trái và giữ nguyên lớp 8 đây là một trong những loại thịt nguyên tố vi lượng và các sinh tố cần thiết cho cơ thể. Đối với người miền Nam thì gọi là gạo lứt, còn đối với người Bắc Trung Bộ thì gọi là gạo lật. Trong gạo lứt có chứa nhiều thành phần chất tinh bột, các vitamin B1, B2, B3, B6 cùng hàm lượng chất xơ và chất đạm cao…

Các loại gạo lức hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạo lứt như: gạo lứt đỏ, gạo lứt đen, gạo lứt tím, gạo lứt nâu vàng,…… đối với mỗi loại đều có những đặc tính và tác dụng khác nhau với những công dụng hữu ích riêng biệt tạo nên thương hiệu của từng loại.

Gạo lứt đỏ: Đây là loại gạo được trồng sạch không phun thuốc trừ sâu rất phù hợp cho các chị em phụ nữ giảm cân làm đẹp và đặc biệt dành cho người già yếu trẻ em và những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tim mạch và huyết áp

Gạo lứt đen: là loại gạo có lượng đường thấp nhưng chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe. Đây được xem là một trong những siêu thực phẩm tốt dành cho thế giới giúp chống được các bệnh tim tổn thương hiệu quả

Cách nấu gạo lứt muối mè thơm ngon hấp dẫn

Chuẩn bị nguyên liệu nấu gạo lứt muối mè

Hướng dẫn cách nấu gạo lứt muối mè

Rửa sơ gạo lứt với nước, sau đó bỏ vào nồi cơm điện cùng với lượng nước vừa phải tương đương với số gạo mà bạn nấu. Lưu ý cần rắc thêm một ít muối để cơm được thơm ngon hơn. Nhấn nút nấu và đợi khi cơm chín

Đặt chảo lên bếp cho nóng rồi đem mè rang, sau khi rang xong thì áp dụng tỷ lệ 2 mè- 1 muối iốt cho vào máy xay .Trộn phần muối mè xong, sau đó cho vào chén ăn cùng với cơm nóng

Vậy là bạn đã có được ngay món gạo lứt muối mè thơm ngon hấp dẫn đơn giản mà không mất nhiều thời gian

Mua gạo lứt chất lượng ở đâu?

Cách Nấu Gạo Lứt Giảm Cân An Toàn, Hiệu Quả? Gạo Lứt Bao Nhiêu Calo?

Gạo lứt còn có tên gọi khác là gạo lật theo cách gọi của người Bắc Trung Bộ hay gạo lức theo cách gọi của người Nam Bộ. Đây là loại gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng với lớp vỏ cám còn nguyên khi được xay loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài.

Gạo lứt có ngưỡng xay thấp hơn gạo trắng nên chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được. Hai loại gạo này thực chất là một, chúng ta chỉ cần tăng ngưỡng xay lên thì gạo lứt sẽ biến thành gạo trắng và giảm đi chất dinh dưỡng do mất đi lớp vỏ cám bên ngoài.

Thời xa xưa, khi khoa học công nghệ còn chưa phát triển, con người phải xay gạo bằng sức người nên phần lớn lượng gạo được tạo ra là gạo lứt. Màu của gạo lứt ngày xưa không đẹp bằng màu của gạo lứt bây giờ.

Trong gạo lứt có rất nhiều chất dinh dưỡng như các vitamin B1, B2, Fe, Canxi, Se, Mg…rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy mà gạo lứt được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là trong làm đẹp.

Ăn gạo lứt có béo không?

Gạo lứt được biết đến với rất nhiều công dụng như bổ sung chất dinh dưỡng, làm đẹp, chữa một số bệnh như tim, tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ…

Axit alpha lipoic có trong gạo lứt góp phần tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và hydeocarbon thành các chất dinh dưỡng. Nhờ vậy mà thường xuyên ăn gạo lứt sẽ giúp biến lượng mỡ dự trữ trong cơ thể thành năng lượng và giải phóng nó.

Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng chất xơ trong gạo lứt nhiều hơn gấp 2 lần so với gạo bình thường. Vì vậy, nếu như bạn dùng hạo lứt để ăn trong những bữa ăn hàng ngày sẽ có cảm giác no lâu hơn. Đây chính là lý do ăn gạo lứt giảm cân hiệu quả. Khi sử dụng gạo lứt, bạn sẽ cảm thấy bụng mình rất nhẹ và dễ chịu, dùng một thời gian sẽ thấy thân hình thay đổi rõ rệt. Bây giờ chắc các bạn không còn lo lắng ăn gạo lứt có béo không nữa rồi.

Ngoài tác dụng giảm béo, gạo lứt còn giúp bạn sở hữu làn da bóng mịn và săn chắc nhờ các chất GABA và squalence cao bên trong.

Gạo lứt bao nhiêu calo?

Trong gạo lứt chứa lượng calo thấp hơn so với gạo trắng. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 100g gạo lứt chứa 218 calo, trong đó có chứa 1.8g chất xơ. Còn trong 100g gạo trắng chứa 242 calo nhưng chỉ có 0.4g chất xơ.

Cách nấu gạo lứt giảm cân

Cách nấu cơm gạo lứt giảm cân

Khi nấu cơm bằng gạo lứt, tốt nhất là bạn nên dùng nồi đất. Tuy nhiên, nếu không có thì bạn có thể dùng nồi cơm điện cũng được. Nhưng nấu bằng nồi cơm điện sẽ không được ngon như nấu bằng nồi đất.

Bạn ngâm gạo lứt vào nước khoảng 1 – 2 tiếng thì vớt ra rồi đãi thật sạch. Tiếp theo, bạn cho gạo lứt vào nồi cũng với nước sạch. Chú ý để nước ngập trên mặt gạo khoảng 1 đốt ngón tay để cơm gạo lứt khi nấu xong được dẻo. Khi gạo nếp chín, bạn dùng đũa hoặc muôi xỉa quanh nồi rồi nấu thêm khoảng 10 phút nữa là có thể thưởng thức.

Gạo lứt rang giảm cân

Bạn nên chọn gạo lứt đỏ bởi màu nâu đỏ của nó chính là lớp cám gạo chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, B1 , B3, B6, Magie, Mangan, Canxi…

Ngâm gạo lứt trong nước ấm khoảng 22 giờ. Sau đó, bạn nấu gạo lứt thành cơm như bình thường. Khi cơm chín, bạn xới cơm ra mân phơi khô. Lúc phơi cơm, chú ý đảo đều để các hạt cơm rời nhau và khôn đều. Như vậy thì lúc rang gạo lứt mới giòn. Khi phơi cơm, bạn nhớ phủ một lớp vải mỏng lên bề mặt cơm để tránh bụi bẩn và côn trùng bay vào. Nếu nắng gắt thì bạn phơi tầm 3 hôm thì cho cơm vào chảo nóng già rang khi cơm vẫn đang phơi còn nóng.

Khi cơm khô bạn đổ ra bát. Cho 1 kg muối vào chảo cho đến khi muối bốc hơi hết thì cho cơm vào. Rang cơm đến khi hạt cơm phồng và vàng thơm thì tắt bếp. Đổ ra rây sắt để sàng lọc loại bỏ muối. Lượng muối này bạn có thể cất đi để dùng cho lần rang sau. Còn gạo lứt rang bạn cho vào nồi đậy cho đến khi nguội.

Khi gạo lứt rang nguội, bạn cho bạn lọ thủy tinh đậy nắp kín dùng dần.