Top 5 # Cách Nấu Lẩu Gà Lá Ngải Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Lẩu Gà Ngải Cứu

Lẩu gà ngải cứu

Lẩu gà ngải cứu – Cả nhà có thể cùng quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi với nhiều nguyên liệu thơm ngon và bổ dưỡng, dịp nghỉ cuối tuần sẽ thêm vui vẻ và ý nghĩa.

Nguyên liệu làm lẩu gà ngải cứu

– Gà mái tơ: 1 con. – Gia vị hầm gà: Rễ sâm, hoài sơn, ý dĩ, kỷ tử, long nhãn, táo đen, táo đỏ, hạt sen… (mua gói sẵn bán ở tiệm thuốc bắc). – Nấm kim châm/ nấm hải sản. – Rau ngải cứu. – Váng đậu. – Trứng vịt lộn. – Đậu phụ. – Bánh đa khô.

Cách làm lẩu gà ngải cứu

1. Làm sả thật sạch sau đó chặt miếng vừa, cho hạt nêm + hành vào ướp thịt gà. Sau đấy cho gà vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa lớn đến khi nước sôi thì cho gói gia vị hầm gà vào, hạ nhỏ lửa, ninh gà torng khoảng 20 phút. 2. Để nấm được trắng và sạch bạn cho bột sắn + bột năng vào hòa tan với nước, sau đó thả nấm vào ngâm khooảng 15-20 phút. Rửa lại với nước sạch. 3. Ngải cứu nhặt rồi rửa sạch với nước. Cắt đậu phụ thành miếng vuông vừa. Cho bánh đa khô ngâm với nước cho nở mềm, vớt ra để ráo. Chiên sơ váng đậu. 5. Khi nào ăn thì bạn đun nóng lại cho sôi, ăn kèm với bún và rau sống rất ngon. Món lẩu gà ngải cứu này có thêm trứng vịt lộn rất bổ dưỡng, hương vị hòa quyện rất hợp. Ăn một lần là sẽ nhớ mãi.

Lẩu gà ngải cứu

4.5

(90%)

4

votes

(90%)votes

Món ngon dễ làm, Nấu ăn ngon

Thẻ: Dạy nấu ăn

Cách Làm Lẩu Gà Ngải Cứu Siêu Thơm Ngon

Cách làm lẩu gà ngải cứu gần giống với chế biến những món lẩu khác, nhưng hương vị lại hoàn toàn khác biệt, cực kì ấn tượng đối với người thưởng thức. Ngoài thịt gà ngọt, thơm tự nhiên đem đến cảm giác thanh nhẹ lại thêm bổ dưỡng cho cơ thể, món lẩu gà ngải cứu còn có ngải cứu với hương thơm cực đậm đà, đặc trưng lại có tác dụng tốt đối với việc chữa trị một số bệnh nhỏ rất hữu hiệu. Đặc biệt làm món ăn này nhiều chất nhưng không gây ngán, khiến người dùng vô cùng thích thú.

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ 1 con gà mái tơ + Nấm kim châm, nấm hải sản + Rau ngải cứu, váng đậu, trứng vịt lộn, đậu phụ, bánh đa khô + Gia vị hầm gà: rễ sâm, hoài sơn, ý dĩ, kỷ tử, long nhãn, táo đen, hạt sen…

Cách làm lẩu gà ngải cứu

– Gà sau khi đã được làm sạch thì đem chặt miếng cỡ bao diêm.

– Đem thịt gà ướp cùng với chút hạt nêm để thịt gà ngấm đều.

– Hòa tan bột năng hoặc bột sắn cùng nước rồi cho nấm vào ngâm để làm sạch nấm, một lúc sau đó đem xả nước.

– Đậu phụ rửa nhẹ tay cho sạch rồi cắt miếng, ngải cứu nhặt rửa sạch.

– Bánh đa khô ngâm nở, để ráo.

– Váng đậu chiên sơ.

– Cho gói thuốc bắc đã chuẩn bị vào nồi ninh lấy nước dùng lẩu.

– Múc chút nước lẩu cho vào một nồi nhỏ đun riêng.

– Khi nước sôi đều thì đập trứng vào, nhẹ tay để không khiến cho màng trứng bị rách, tránh làm trứng bị biến dạng.

– Hớt bỏ váng đen của trứng nổi lên, thấy trứng gần chín thì vớt ra thả vào nồi lẩu, trút cả phần nước luộc trứng vào.

– Khi bắt đầu dọn lẩu lên ăn mới cho thịt gà vào, hoặc cũng có thể đun sẵn để có thể dụng ngay.

Lẩu gà ngải cứu có tác dụng tốt với sức khỏe nên dùng cho người ốm, bà bầu, người già đều rất tốt, thực sự là món ăn kết hợp hoàn hảo giữa việc mang lại cảm giác ngon miệng và bổ dưỡng cho cơ thể.

Cách Nấu Lẩu Gà Lá Quế Chua Cay Biến Tấu Từ Món Lẩu Gà Lá É

Trong tất cả các loại thịt, thì mình thích thịt gà nhất, đặc biệt là loại gà ta nuôi thóc, tuy lớn chậm nhưng thịt ngọt và da giòn sần sật. Loại gà ấy mà đem nấu lẩu nhâm nhi thì là số một luôn đó.

Đợt đi Đà Lạt, mình có ăn thử món Lẩu Gà Lá É ở quán Tao Ngộ và bị mê từ đó tới giờ. Dì mình ở Khánh Hòa có gửi hạt giống lá é ra để trồng ngoài Hà Nội, mà lười lên lười xuống đến bây giờ vẫn chưa gieo được hạt nào.

Mình từng đọc được ở một bài báo nào đó rằng, món lẩu gà lá é ở Đà Lạt không hề dùng xương ninh, mà chỉ dùng nước tinh khiết. Chính vì vậy, món lẩu mới có vị thanh nhẹ, vì xương ninh sẽ khiến cho nước dùng bị “dày” và có vẻ hơi “nặng đô”.

Tín đồ xương ninh như mình cũng bán tín bán nghi với thông tin này, vì lúc nào mình cũng nghĩ là nếu không ninh nước dùng thì làm sao lẩu ngon ngọt được.

Thế nhưng mà nhầm, nhầm hết. Mình từng được ăn ở nhà người quen món lẩu gà không hề dùng xương ninh. Bác gái chỉ bỏ nấm với một ít rau củ vào đun tầm mười lăm phút, rồi sau đó thả gà vào, vậy mà nước dùng đậm đà và ngon vô cùng. Đúng là không thể trông mặt mà bắt hình dong được!

Và món lẩu không cần ninh xương của mình được ra đời như thế!

Nguyên Liệu Cho 2 Người Ăn

Thịt gà: nửa con, chặt miếng vừa ăn

Sả: 1 cây

Tỏi: 2 tép

Hành tím: 1 củ

Măng ngâm tỏi ớt: 2 cup

Nấm sò: 1 túi

Khoai sọ: 5 củ

Cà rốt: 1 củ

Củ cải: 1 củ

Rau thơm: 300g Húng quế, 200g mùi tàu

Các nguyên liệu ăn kèm các tùy thích: bún, mỳ, thịt lợn rừng ..

Cách Làm Lẩu Gà Lá Quế

1) Chuẩn Bị Nguyên Liệu

Khoai sọ gọt vỏ, bổ đôi, rửa sạch

Cà rốt và củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc

Các loại rau ăn kèm và nấm rửa sạch, để ráo

2) Cách Nấu Lẩu Gà Lá Quế

Xào sơ thịt gà (không cần cho dầu ăn) cho săn, sau đó đổ thêm nước lọc vào vừa đủ 2 người ăn lẩu. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa vị mặn.

Cho khoai sọ, cà rốt, củ cải, măng ngâm vào nồi rồi đun sôi. Có thể cho thêm 1 chút nước măng ngâm để tăng vị chua cay.

Sắp nấm, mỳ, bún, thịt lợn rừng, và các loại rau lên và sẵn sàng để đánh chén

Lưu ý:Mặc dù đây là cách nấu lẩu gà không cần ninh xương nhưng vẫn đậm đà vì nước dùng càng đun sẽ càng tiết ra vị ngọt từ thịt gà và các loại rau củ. Nước dùng kiểu này sẽ có vị ngọt thanh mát, cũng hơi sánh vì nhờ khoai sọ nhừ và tan nhẹ ra.

Mình thường không dùng nhiều đồ nhúng cho loại lẩu này, vì trong lẩu có sẵn khá nhiều “nhân” rồi, và với lượng như vậy thì cũng khá thoải mái cho 2 người. Tùy theo ý thích, có thể cho thêm các loại “nhân” không quá đậm vị vì nếu không sẽ át mất vị măng, gà, và các loại lá thơm.

2 Cách Nấu Gà Hầm Sâm, Lá Ngải Cứu Bổ Dưỡng, Thơm Ngon Cho Gia Đình

1. Gà hầm sâm

Nguyên liệu làm Gà hầm sâm Cho 4 người

Cách chọn mua nhân sâm Hàn Quốc ngon

Nhân sâm Hàn Quốc thường có hình vuông tròn hoặc hình trụ, phần lớn là đơn nhánh và rất ít rễ phụ.

Đường kính của nhân sâm khoảng 1.5 – 2cm, rễ thô. Có vị đắng và mùi thơm đặc trưng.

Không chọn sâm có dấu hiệu bị thâm đen, mềm nhũng chảy nhớt hoặc bị mốc, có mùi lạ.

Bạn nên lựa chọn mua ở những cửa hàng, cơ sở uy tín, đảm bảo bao bì nguyên vẹn, thời hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Dụng cụ thực hiện

Cách chế biến Gà hầm sâm

1

Sơ chế nguyên liệu

Vo sạch 60gr gạo dưới nước khoảng 1 – 2 lần, không nên vo kĩ vì có thể làm mất nhiều chất dinh dưỡng của gạo. Cho gạo vào ngâm trong nước khoảng 15 phút. Sau đó dùng rây lược lại.

Gà sau khi mua về chà xát với muối sau đó rửa sạch lại với nước và để ráo.

Nhân sâm cắt bỏ đầu, sau đó rửa sạch lại với nước cùng táo khô.

Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tây lột sạch vỏ, rửa sạch cắt quân cờ, ớt cắt khoanh dày khoảng 0.5cm.

3

Hầm gà

Cho vào nồi đựng gà 2 lít nước và bắc lên bếp nấu với lửa lớn nấu trong khoảng 1 tiếng cho gà được mềm.

Mách nhỏ: Bạn có thể kiểm tra gà bằng cách dùng đũa xiên vào gà, nếu thịt xiên vào dễ dàng không xuất hiện máu chảy ra, chứng tỏ gà đã chín mềm ngược lại thì gà chưa chín.

4

Pha nước chấm

Cho vào chén 2 muỗng cà phê muối, 1 ít mè, 1 ít tiêu, 2 muỗng canh dầu mè trộn đều lên.

Cho vào tô 3 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh mật ong và trộn đều lên.

Cho hành tây, ớt và hỗn hợp muối mè vào nước sốt.

6

Thành phẩm

Thịt gà mềm ngọt, thơm mùi nhân sâm, gạo mềm còn nước dùng thì vừa ăn. Thịt gà ăn cùng nước chấm đậm đà tạo nên những hương vị mới lạ cho người thưởng thức.

2. Gà hầm ngải cứu

Nguyên liệu làm Gà hầm ngải cứu Cho 4 người

Cách chọn mua ngải cứu tươi ngon

Chọn ngải cứu non để món gà không bị đắng.

Chọn ngải cứu có lá xanh nhạt ở mặt trên và xanh thẫm ở mặt dưới, phiến men theo cuống đến tận gốc.

Chọn mua những lá ngải cứu còn xanh tươi, không úa vàng.

Dụng cụ thực hiện

Cách chế biến Gà hầm ngải cứu

Cách chọn mua thịt gà tươi ngon

Cách sơ chế thịt gà sạch, không tanh

Chọn thịt gà trông tươi, không có mùi hôi hay mùi lạ, trên da gà không bị tụ máu hay bầm tím, không nên chọn những con gà đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm.

Để tránh mua phải gà bơm nước, dùng tay ấn vào vị trí bị nghi là bơm nước (chủ yếu là đùi, lườn) để kiểm tra, nếu thấy nhão, trơn hoặc biến dạng thì không mua.

Nếu thấy da gà vàng mà lớp mỡ bên trong trắng thì chắc chắn rằng gà đã được nhuộm màu không nên mua.

Nếu muốn chọn gà ta ngon, chọn những miếng thịt có da gà ta vàng nhạt, mỏng, mịn, độ đàn hồi cao và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng, thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức hẹp.

Đối với những loại thịt gà đông lạnh trong siêu thị, cần kiểm tra nguồn gốc xuất xứ uy tín, thời hạn sử dụng trên bao bì để đảm bảo chất lượng.

Cách 1: Cho vài lát gừng đập dập vào thau nước đã được hoà tan 1 muỗng canh muối, thả hết phần thịt gà vào ngâm ngập nước trong khoảng 5 phút. Rửa lại với nước sạch 2 – 3 lần là được.

Cách 2: Chà lát chanh và ít muối hột lên thịt gà, rồi rửa lại nước sạch.

Cách 3: Chà gừng băm và rượu trắng lên thịt gà khoảng 15 phút, rồi rửa sạch.

Cách 4: Hòa giấm với muối theo tỉ lệ 1:2, chà xát hỗn hợp lên thịt gà và rửa lại nước sạch.

*Công thức và hình ảnh tham khảo tại kênh YouTube: Maangchi và Feedy Món Ăn Ngon

Biên tập bởi Vu Le Quoc Huy * 06/11/2020