Top 12 # Cách Nấu Lẩu Nấm Hải Sản Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Món Lẩu Nấm Hải Sản Cực Ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Cà chua: 3 quả.

– Củ cải trắng: 2 củ.

– Me chua: 1 vắt.

– Nấm hương: 200 gam.

– Nấm kim châm: 300 gam.

– Rau mùi tàu, rau ngổ, thì là.

– Xương ống: 1kg.

– Đậu phụ sống: 3 miếng.

– Bún tươi: 1kg.

– Gia vị cần thiết vừa đủ.

– Xương ống sau khi rửa sạch, chần qua với nước đun sôi cho ra hết bọt, sau đó vớt ra rửa lại với nước sạch rồi chặt khúc.

– Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc.

– Mực rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

– Tôm rửa sạch để ráo nước.

– Nghêu ngâm qua nước gạo cho sạch cát rồi sắp tất cả ra dĩa.

– Thơm gọt vỏ, rửa sạch, bỏ mắt, thái lát.

– Me chua hòa với nước, lọc lấy nước, bỏ xác.

– Nấm hương khô ngâm nở, rửa sạch.

– Nấm kim châm rửa sạch và để ráo nước.

– Đậu phụ sống rửa sạch, thái miếng vừa ăn là được.

– Rau mùi tàu, rau ngổ, thì là nhặt, rửa sạch và để cho ráo nước.

– Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Cách chế biến:

– Đầu tiên, các bạn cho dầu ăn vào chảo đun nóng, sau đó cho cà chua vào xào để làm nước màu.

– Tiếp theo, các bạn cho xương heo vào nồi, cùng với của cải trắng và cà rốt cắt khúc rồi đổ nước vào bắc lên bếp ninh để lấy nước dùng, việc cho thêm củ cải trắng và cà rốt vào nấu mục đích là để nước dùng ngọt hơn.

– Khi nồi nước dùng đã được, các bạn vớt cà rốt và củ cải trắng ra, cho cà chua vừa mới sơ chế vào cùng với nấm để tạo màu và tăng mùi vị cho nước dùng, nên cho thêm ít me chua vào nồi để có vị chua chua.

– Bây giờ, các bạn nêm nếm gia vị cho nồi nước dùng, thơm thát lát và thả vào nồi cùng với rau ngổ.

Yêu cầu hoàn thành món ăn:

– Lẩu nấm hải sản chua chua, cay cay.

– Vị ngọt ngọt của nấm và hải sản.

– Nước dùng vừa ăn, không quá lạt hay quá mặn.

Cách Nấu Lẩu Thái Nấm Hải Sản Chua Cay Ngon Tuyệt

Hàng năm, cứ đến mùa đông, khi tiết trời trở nên lạnh giá, được cùng gia đình, bạn bè quầy quần bên nổi lẩu đang bốc khói nghi ngút vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả thì còn gì bằng. Không phải bỗng nhiên mà lẩu trở thành món ăn đắt hàng vào mùa đông, bản chất của ăn lẩu là phải thật đông, kéo dài lai rai mới vui vì vậy món ăn này rất phù hợp với không khí đông vui của một nhóm bạn, hoặc một gia đình. Không những vậy mùa đông, nhất là ở miền bắc thời tiết thường rất khắc nghiệt, lạnh giá, ăn lẩu sẽ giúp cơ thể mọi người ấm áp hơn.

Nguyên liệu nấu lẩu Thái:

1 kg xương ống.

1 kg hỗn hợp các loại mực lá, tôm sú, nghêu mỗi loại 1 kg, bạn có thể thêm, bớt tùy theo số lượng người ăn.

Nấm, hoa chuối, rau cần, rau muống, rau cải, hoặc có thể thêm bất cứ rau gì mà người thân của bạn thích.

Sả 6 cây, riềng 1 củ, chanh 2 quả.

Lá chanh, đường, hạt nêm, muối.

Gia vị lẩu thái, sa tế ( các gia vị này bạn có thể mua tại các cửa hàng tạp hóa để không mất thời gian làm sa tế)

Mỳ, bún để ăn kèm.

Cách thực hiện nấu món lẩu thái:

– Phần xương ống khi đã được rửa sạch bạn cho vào nồi, đổi khoảng 1,5 lít nước sạch rồi bật bếp luộc. Nếu muốn nước xương ngon nhất, bạn luộc đến khi nước sôi chừng 5 phút thì tắt bếp, đổ nước xương đầu đó đi, sau đó bắc lên bếp tiếp tục đun thêm 1 tiếng thì dừng lại, lấy xương ra, lọc lấy mình nước. Trong khi đun nếu thấy có váng nổi lên bạn phải vớt hết ra để nước dùng được trong. Đây là nước dùng cho lẩu Thái.

– Riềng thái lát mỏng, sả một phần đập dập, một phần cắt khúc nhỏ. Các loại rau muống, rau cải, rau cần chỉ cần nhặt cuống rồi đem rửa sạch bỏ qua một bên. Hoa chuối thái sợi mỏng đem ngâm với nước pha giấm để bớt chát, nấm đem rửa sạch rồi chẻ làm đôi.

– Tôm thì bạn đem đi rửa sạch lại với nước, bóc lớp vỏ bên ngoài ròi chẻ dọc sống lưng con tôm, rút bỏ phần chỉ đen ở lưng đi rồi xếp vào đĩa.

– Mực nếu bạn có nhiều thời gian thì có thể thái vẩy rồng còn không thì thái miếng vừa ăn thôi.

– Đập dập sả và giềng, lá chanh thái nhỏ rồi cho 3 nguyên liệu này vào trong nước dùng đã được ninh xong để tạo mùi thơm.

– Tiếp đó cho các gia vị như muối, đường, hạt nêm, nước cốt chanh, và sa tế vào nước dùng sao cho vừa phải nhất để tạo hương vị riêng của lẩu Thái.

– Phần sả còn lại bạn thái khúc rồi bỏ vào nước lẩu, xếp lên phía trên nồi lẩu một ít mực, nghêu, tôm để nồi lẩu trông đẹp mắt hơn.

– Vậy là xong, bây giờ bạn chỉ cần bày nồi lẩu ra bàn, tất cả mọi người ngồi xung quanh, nhúng các loại rau, hải sản, mỳ vào nồi lẩu và thưởng thức. Tùy theo khẩu vị của từng người có thể nêm thêm sa tế nếu muốn.

Món lẩu Thái thì các bạn phải ăn vào những ngày lạnh và đông người mới vui, còn trong bữa cơm gia đình bạn có thể chuẩn bị một số các món ăn đơn giản như Làm thịt gà rang muối, cá kho hay đơn giản hơn là thịt kho tàu.

Học Cách Nấu Lẩu Nấm Hải Sản Công Thức Nhà Hàng Chuẩn Vị

Mặc dù chứa nhiều loại protein và rất giàu chất đạm, tuy nhiên những món ăn được chế biến từ hải sản luôn đem lại cảm giác đỡ ngấy hơn nhiều so với các loại thịt thông thường. Trong những dịp Tết hay liên hoan, hải sản luôn là lựa chọn hàng đầu của các thực khách. Tuy nhiên phần vì giá thành hơi cao so với các loại thực phẩm khác, phần vì cách chế biến hải sản cần phải có những bí quyết nhất định nếu muốn món ăn thật sự thành công. Ngày hôm nay, Emvaobep xin được giới thiệu tới các bạn cách nấu lẩu nấm hải sản thập cẩm, một món ăn rất ngon và bổ dưỡng, với sự kết hợp hài hoà giữa vị ngọt của các loại hải sản và nước dùng được ninh từ sương ống, cùng vị thanh mát của các loại nấm đi kèm. Trong tiết trời lạnh giá thế này, một nồi lẩu nấm hải sản nghi ngút khói chắc chắn sẽ giúp bữa cơm của gia đình ấm áp hơn rất nhiều. Nào cùng bắt tay vào làm ngay thôi!

Một số chú ý khi ăn hải sản

Đảm bảo độ tươi sống

Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật rất giàu chất đạm (protein). Vì thế khi hải sản bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường dễ bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.

Vì thế, hải sản cần được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi mua về; chưa quá hạn sử dụng sẽ giúp phòng được nguy cơ ngộ độc cho chất độc trong hải sản chết gây ra.

Phải nấu chín

Do là một thực phẩm giàu đạm, nên các vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Mặc dù có một số cách chế biến đủ tiêu diệt các vi trùng nhưng khi chế biến thủ công, nhất thiết phải bằng đun nấu để tránh miệng nôn trôn tháo.

Chỉ ăn hải sản không có chất độc

Đây cũng là một lưu ý bởi rất nhiều người thích khám phá các loại hải sản lạ, hoặc chưa từng ăn trước đó, hoặc là loại hải sản ít được ăn. Hãy cân nhắc trước khi ăn thử bởi bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống sẽ không thể phát hiện được chúng có chất độc không.

Biểu hiện của ngộ độc hải sản rất đa dạng: từ đau bụng, nôn, ỉa chảy, sốt đến các biểu hiện thần kinh như tê môi lưỡi, co giật, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, hay tim mạch như loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hay hô hấp như khó thở, thậm chí tử vong. Hãy vào viện ngay khi có bất cứ sự bất thường nào trầm trọng về sức khỏe sau khi ăn hải sản.

Cách nấu lẩu nấm hải sản thập cẩm ngon đặc biệt, chuẩn công thức nhà hàng

I. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món lẩu nấm hải sản

Xương ống lợn hoặc xương gà đều được (dùng xương gà sẽ thơm và thanh hơn): 0,5kg

Đậu hũ non: 2 miếng hoặc 1 gói loại thanh tròn.

Nấm đông cô, nấm hải sản, nấm trâm vàng, nấm hương tươi, nấm vị cua, nấm tiên mỗi thứ 100gr (có thể thay đổi hoặc thêm vào các loại nấm khác mà bạn thích).

Bún, miến, mì gói: 0.5kg

Rau: tần ô, cải xoong, cải thảo: 300g

Thịt bò, các loại hải sản: tôm, mực,…: 0.5kg

Hành, ngò, bột nêm, nước mắm ngon, muối.

II. Chi tiết cách nấu lẩu nấm hải sản thập cẩm

Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu nhúng

Các loại nấm bạn nhặt bỏ phần bẩn sau đó rửa sạch và xếp ra đĩa. Nếu nấm dài hoặc to bạn có thể cắt ngắn hay chẻ đôi như nấm mỡ, nấm rơm.

Tương tự với đậu hũ bạn cũng rửa qua và cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Thịt bò rửa sạch, thái mỏng. Ướp với một chút gia vị, gừng tỏi cho thơm, đậm đà hoặc để nguyên cũng được.

Tôm, mực,… rửa sạch để ráo nước, rồi sắp ra đĩa riêng.

Bún, miến, mì xếp ra đĩa.

Cách Nấu Lẩu Ngọt Hải Sản

Hướng dẫn nấu lẩu ngọt hải sản

Cách nấu lẩu ngọt hải sản hiện nay thường phổ biến ở các khu vực miền Trung và miền Nam bởi người dân khu vực này thích ăn ngọt đồng thời nguồn hải sản ở đây cũng rất phong phú, thích hợp với nhiều món lẩu hải sản khác nhau. Ở miền Bắc, lẩu ngọt hải sản thường không phổ biến, thay vào đó là các món lẩu hải sản chua cay như lẩu thái hải sản, lẩu hải sản sa tế,…

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu ngọt hải sản

Cách chuẩn bị nguyên liệu làm lẩu hải sản có thể chia thành 2 bước cơ bản là nguyên liệu dùng để nấu nước dùng hải sản và các loại hải sản dùng để nhúng lẩu. Cụ thể như sau:

Nguyên liệu nấu nước dùng

Nước dùng là cái hồn của một món lẩu, vì vậy, việc chuẩn bị một loại nước dùng ngon, đậm đà là tiêu chí quan trọng nhất để có một nồi lẩu hải sản ngon. Các nguyên liệu cần chuẩn bị để có thể nấu ra được một nồi lẩu hải sản thơm ngon, đúng vị như sau:

Xương heo

Xương cá trắm (Có thể mua ở các hàng bán đồ thủy sản)

Hành tím

Hành boa rô

Hành lá

Hành tây

Dầu ăn

Gia vị hạt nêm, mỳ chính, đường, mắm

Súp lơ trắng, cà rốt, mùi tây, hành lá

Hải sản ăn lẩu

Lẩu ngọt hải sản có thể dùng để nhúng ăn với nhiều loại hải sản khác nhau như:

Tôm: Tôm chọn tôm tươi, sống, có phần đầu tôm chắc

Mực: Mực chọn mừng tươi, thịt dày, trong, đàn hồi

Ngao: Nên mua ngao đã được làm sạch đóng thành túi trong siêu thị để tránh bị cát

Bề bề: Bề bề chọn con còn sống, bơi khỏe trong nước

Bạch tuộc: Bạch tuộc tươi có phần chân mút còn bám chắc vào thịt

Chả cá

Trong đó, nếu bạn dự định dùng tôm ăn lẩu thì có thể làm sạch tôm trước, cắt đầu để nấu nước dùng cho thêm phần đậm đà.

Cách nấu lẩu ngọt hải sản

Công thức nấu lẩu ngọt hải sản chi tiết như sau:

Xương heo rửa sạch, trần sơ để loại bỏ bọt, sau đó cho vào nồi hầm cùng 2l nước khoảng 2 tiếng để xương tiết hết chất ngọt. (Nên chọn các loại xương chuyên dụng để ninh, ít thịt như xương sống, xương củng)

Tiếp tục cho xương cá trắm vào nước hầm xương, hầm tiếp từ 45 phút đến 1 tiếng để xương cá tiết hết chất ngọt. (Nếu có đầu tôm hoặc đầu bề bề có thể cho thêm vào để ninh cho ngọt nước)

Đổ toàn bộ nước dùng qua rây lọc bỏ xương, chỉ lấy phần nước dùng trong

Bắc một chiếc nồi lớn lên bếp, thêm dầu ăn, đun nóng dầu sau đó cho hành boa rô thái khúc, hành tím thái lát và đầu hành đập dập vào phi đến khi vàng thơm

Trút hết phần nước dùng vừa lọc vào đun ở lửa to đến khi sôi thì giảm lửa nhỏ

Nêm 1.5 thìa canh hạt nêm, 0.5 thìa mỳ chính, 0.5 thìa đường, 1 thìa mắm vào nước dùng.

Chờ đến khi nước dùng sôi lại khoảng 5 phút thì khuấy đều, nếm nước dùng và nêm lại cho vừa miệng, đun tiếp 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Chuẩn bị nồi lẩu: súp lơ trắng, đầu hành lá, rau mùi tây, cà rốt thái hoa, hành tây bổ múi cau mỗi thứ một ít

Trút hết phần nước dùng vừa nấu vào nồi, bắc lên bếp đun sôi là ta đã có một nồi lẩu ngọt hải sản thơm ngon rồi đấy.

Lẩu ngọt hải sản có thể ăn cùng nhiều loại hải sản khác nhau. Thông thường, khi nêm gia vị ăn lẩu hải sản, ta nên nêm gia vị đậm đà một chút để gia vị có thể thấm vào đồ nhúng. Bên cạnh đó, nếu muốn đồ hải sản có hương vị đậm đà hơn khi nhúng lẩu, ta cũng có thể ướp qua hải sản với một số gia vị cơ bản như sau:

Mực: Mực làm sạch, thái khúc nếu là mực to, ướp cùng một chút muối, mỳ chính, tiêu

Bạch thuộc làm sạch, cắt thành miếng vừa ăn, ướp cùng gừng, muối, mỳ chính, tiêu.

Tôm, bề bề để nguyên con không cần ướp để giữ được vị ngọt tự nhiên

Ngoài ra, ta có thể chuẩn bị thêm một số nguyên liệu nhúng lẩu như chả cá, váng đậu, đậu trắng,…

Các loại rau ăn lẩu ngọt hải sản

Rau muống

Rau cần

Các loại nấm tươi: nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm hương tươi,..

Rau cải chíp

Rau cải thảo

Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số loại củ như: ngô, khoai lang, khoai môn,…