Top 5 # Cách Nấu Lẩu Riêu Cua Bò Sườn Sụn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Lẩu Riêu Cua Bắp Bò Sườn Sụn

Nguyên liệu:

– Cua đồng: 500g – 1kg (tùy theo số lượng người ăn) – Sườn sụn: 500g

– Bắp bò: 500g

– Đậu phụ: 5 bìa – 10 bìa – Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị. – Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (Có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mắm tôm sẽ tỏa hương tưng bừng. – Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau. – Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt… Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau.

– Bún sợi nhỏ. – Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.

Cách làm:

– Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.

– Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.

– Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.

– Đậu khuôn cắt miếng nhỏ rán vàng, bày ra đĩa.

– Bắp bò thái mỏng bày ra đĩa.

Trước khi thái cho thịt bò vào ngăn đá khoảng 15 phút thái sẽ dễ dàng hơn và trình bày cũng đẹp mắt hơn.

– Rau sống rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước, khi ăn bày ra đĩa. Hoa chuối thái nhỏ dùng để nhúng dần trong khi ăn.

– Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Nhà mình nuôi được mẻ nên hay dùng mẻ hơn. Mẻ, dấm bỗng, mắm tôm làm nên hương vị đặc trưng của món lẩu riêu cua.

– Chế nước dùng cua và nước ninh sườn sụn vào nồi lẩu, vớt sườn sụn thả vào cùng với cà chua đã xào chín. Cho mẻ vào, nêm thêm một chút dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu.

Khi ăn thả thêm chút hành lá, gốc hành hoặc củ hành tươi cắt lát mỏng, mấy lát đậu đã rán vàng, một nhúm hoa chuối sẽ được nổi nước lẩu thật sinh động.

Nhúng thịt bò ăn kèm với bún, sườn sụn giòn mềm cùng với rau sống, không còn gì tuyệt vời hơn.

Theo Xuna Nguyen (Khám phá)

Cách Làm Lẩu Riêu Cua Bắp Bò Sườn Sụn Ngon Nhất

Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò thơm ngon đãi cả nhà ngày cuối tuần. Nồi lẩu cua có màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, vàng của đậu rán và chả cá, mùi thơm lừng của cua đồng rất thích hợp cho những dịp quây quần bên gia đình dịp cuối tuần.

Cách làm lẩu riêu cua bắp bò ngon đúng vị rất đơn giản. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu tươi ngon như cua đồng, bắp bò, sườn sụn chắc hẳn sẽ mang lại cho các bạn những cung bậc cảm xúc mới lạ khi thưởng thức món lẩu này.

Nguyên liệu

Cua đồng: 500g 1kg (tùy theo số lượng người ăn)

Sườn sụn: 500g. Bắp bò: 500g

Đậu phụ: 5 bìa 10 bìa. Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.

Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị.

Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (Có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mắm tôm sẽ tỏa hương tưng bừng.

Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt… Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau.

Bún sợi nhỏ.

Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.

Cách làm đơn giản

– Bước 1: Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.

– Bước 2: Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa.

– Bước 3: Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.

– Bước 4: Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.

– Bước 5: Đậu khuôn cắt miếng nhỏ rán vàng, bày ra đĩa. Bắp bò thái mỏng bày ra đĩa. Trước khi thái cho thịt bò vào ngăn đá khoảng 15 phút thái sẽ dễ dàng hơn và trình bày cũng đẹp mắt hơn. Rau sống rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước, khi ăn bày ra đĩa. Hoa chuối thái nhỏ dùng để nhúng dần trong khi ăn.

– Bước 6: Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Nhà mình nuôi được mẻ nên hay dùng mẻ hơn. Mẻ, dấm bỗng, mắm tôm làm nên hương vị đặc trưng của món lẩu riêu cua.

– Bước 7: Chế nước dùng cua và nước ninh sườn sụn vào nồi lẩu, vớt sườn sụn thả vào cùng với cà chua đã xào chín. Cho mẻ vào, nêm thêm một chút dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu.

– Bước 8: Khi ăn thả thêm chút hành lá, gốc hành hoặc củ hành tươi cắt lát mỏng, mấy lát đậu đã rán vàng, một nhúm hoa chuối sẽ được nổi nước lẩu thật sinh động. Nhúng thịt bò ăn kèm với bún, sườn sụn giòn mềm cùng với rau sống, không còn gì tuyệt vời hơn.

Một số lưu ý khi nấu lẩu riêu cua bắp bò

Khi nấu riêu cua lúc đầu nấu với lửa to, đảo nhẹ tay để cho gạch cua nổi lên, không bị dính vào đáy nồi.

Món lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn đậm đà, thanh mát lại ấm áp rất phù hợp với không khí gia đình quây quần thưởng thức. Hương vị thơm ngon của các nguyên liệu có trong nồi lẩu trông rất hấp dẫn và lôi cuốn.

Cách Làm Món Lẩu Riêu Cua Bắp Bò Sườn Sụn Siêu Ngon

Chuẩn bị nguyên liệu:

Lưu ý: Để có nồi lẩu riêu cua sườn sụn bắp bò ngon các bạn phải chọn được những nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo chất lượng. Khi chọn cua đồng, các bạn nên chọn những con cua cái còn sống khỏe, màu vàng đồng óng (nhất là phần bụng cua), cua cái tuy không có đôi càng to như cua đực nhưng lại rất béo, nhiều gạch nha. Sườn sụn các bạn chọn loại sườn sụn non, mềm.

Phần mai gạch cua các bạn dùng kim hoặc tăm khêu gạch ra một cái bát nhỏ và bỏ phần xác vỏ. Phần thịt các bạn cho vào cối giã cùng 1/2 thìa cafe muối tinh và giã đều. Giã thật đều tay đến khi phần thịt cua trở nên nhuyễn mịn thì hòa phần cua nhuyễn với một lít nước lọc, khuấy thật đều và kĩ sau đó lọc qua rây lưới nhỏ để loại bỏ phần bã. Đổ phần nước đã lọc kỹ vào nồi.

Bước 2: Đặt nồi nước lọc của lên bếp, cho thêm 1/2 thìa cà phê muối, đun sôi cho gạch cua nổi lên và kết lại thành bánh, các bạn vặn lửa nhỏ lại rồi dùng muôi vớt hết gạch cua ra bát để riêng, rồi tắt bếp.

Bước 3: Sườn sụn mua về các bạn đổ ra thau, sát muối rửa sạch. Cho sườn vào nồi đổ nước luộc sơ qua, khi thấy nước sôi nổi bọt bẩn các bạn vớt bọt bỏ đi, rồi đổ sườn ra thau nước lạnh rửa sạch lại. Tiếp tục ướp sườn với 1 thìa nước mắm ngon, 1 thìa mỳ chính. 1/2 thìa bột canh để khoảng 15 phút cho sườn ngấm gia vị. Đặt nồi lên bếp, cho một lượng vừa đủ dầu ăn vào nồi, vặn lửa vừa, khi thấy dầu sôi, các bạn nhanh tay đổ sườn non vào nồi đảo đều, khi thấu sườn non săn lại thì đổ nước ngập mặt thịt, đun lửa to đến khi nước sôi lên thì vặn lửa nhỏ để ninh phần sườn non thật mềm nhừ.

Cà chua rửa sạch, thái múi cau; hành lá, ớt thái nhỏ.

Bước 4: Trong khi chờ đợi ninh sườn, chúng mình sẽ tiếp tục đi chuẩn bị các nguyên liệu khác nha. Đối với các loại rau sống, các bạn nhặt sạch những phần già úa, hoặc phần gốc rễ rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Riêng rau muống và hoa chuối trước khi ngâm các bạn phải làm như sau: rau muống cái bạn bỏ bớt lá chủ yếu lấy phần cọng (đọt), dùng dao chẻ dọc thân; hoa chuối các bạn bào mỏng. Sau khi ngâm rửa các bạn vớt rau muống ra rổ để ráo nước.

Đậu phụ các bạn thái thành những miếng vuông vừa ăn, rồi cho lên chảo dầu nóng, chiên vàng đều 2 mặt rồi bày ra đĩa riêng. Sử dụng luôn chảo chiên đậu phụ, các bạn cho cà chua vào xào chín nhừ, tiết ra phần nước cà chua màu đỏ đẹp mắt thì tắt bếp.

Bây giờ các bạn chỉ cần sắp xếp các nguyên liệu dùng để nhúng lẩu: thịt bò, đậu phụ, rau sống, bún … xung quanh, ngồi quây quần bên nồi lẩu riêu cua sườn sụn bắp bò siêu ngon, ấm cúng và cùng nhau thưởng thức thì còn gì tuyệt hơn nữa . So với việc phải lỉnh kỉnh chuẩn bị thật nhiều món ăn cho buổi tụ tập, thì lẩu là một sự lựa chọn cực phù hợp cho những buổi tụ tập đông người. Vừa nhúng lẩu, vừa trò chuyện rôm rả , vừa bao vui vừa bao ngon, quá tuyệt vời đúng không nào.

Bước 5: Lấy một chiếc nồi lẩu to, đổ chung cả 2 phần nước ninh xương cùng sườn sụn và nước cua vào, đặt nồi lên bếp ga mini hoặc bếp từ (nên sử dụng bếp từ cho an toàn), rồi bật lửa to, khi nước sôi các bạn cho phần cà chua vừa xào chín vào nồi. Tiếp tục các bạn đổ mẻ cùng giấm bỗng vào nồi để tạo hương vị đặc trưng của món ăn (nếu thích các bạn có thể cho một chút xíu mắm tôm để dậy mùi), khi nước sôi lại các bạn đổ nốt phần gạch cua đã được chưng và hành lá vào để tạo màu sắc đẹp mắt, đồng thời nêm lại gia vị để cân bằng vị chua mặn thật phù hợp khẩu vị.

Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Riêu Cua Bắp Bò Sườn Sụn Ngon Tại Nhà

Nếu là một người thích ăn lẩu, chắc chắn bạn không thể bỏ qua lẩu riêu cua bắp bò. Lẩu riêu cua bắp bò là một món ăn ngon mang hương vị đặc trưng, không thể lẫn với bất kì món ăn nào khác. Lẩu riêu cua bắp bò không chỉ bắt mắt về hình thức, hấp dẫn về hương vị mà còn rất bổ dưỡng vì kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, đặc biệt là cua đồng, bắp bò, sườn sụn, đậu hũ và các loại rau, nấm…

Nếu đã từng thưởng thức lẩu riêu cua bắp bò, ít ai lại có thể quên được hương vị thơm ngon của món ăn này. Nồi lẩu sôi sùng sục với nước dùng đậm đà, có vị chua thanh nhè nhẹ của giấm và vị ngọt ngào, béo ngậy của riêu cua, ăn kèm với thịt bò nhúng, sườn nhúng và rau xanh tươi ngọt rất hấp dẫn, càng ăn càng bị lôi cuốn, sức hấp dẫn không thể chối từ. Nếu khảo sát 10 người từng ăn lẩu riêu cua bắp bò, chắc chắn sẽ có 9 – 10 người yêu thích món lẩu này và muốn ăn lại những lần sau.

Nguyên liệu

Cua đồng: 500g

Bắp bò: 500g

Sườn sụn: 500g

Đậu hũ: 5 miếng

Cà chua: 4 trái

Mẻ, giấm bỗng hoặc me chua, quả dọc ( tùy khẩu vị bạn có thể chuẩn bị gia vị tạo vị chua cho phù hợp

Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ

Các loại rau sống: hoa chuối thái sợi (nhiều hơn các nguyên liệu khác), rau muống chẻ, xà lách, mùi

Hành lá: 1 bó nhỏ

Bún tươi: 1 kg

Hành khô: 2 củ

Các gia vị thường dùng: nước mắm, muối, bột ngọt…

Sơ chế các loại rau nhúng lẩu

Các loại rau sống rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo, khi ăn trình bày ra đĩa. Riêng phần hoa chuối nhiều hơn thì cho ra đĩa riêng.

Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, cắt khúc dài để nhúng lẩu.

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau nhỏ để nấu nước dùng.

Rán đậu phụ

Đậu phụ trắng mua về cắt miếng nhỏ vừa ăn, sau đó cho vào chảo rán vàng các mặt rồi vớt ra để ráo dầu.

Sơ chế và chế biến bắp bò

Bắp bò đem rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước rồi để ráo. Bạn thái bắp bò thành những miếng mỏng vừa ăn, càng mỏng thì khi nhúng thịt càng nhanh chín và thơm, mềm. Thái xong thì trình bày vào đĩa cho đẹp mắt.

Lưu ý, trước khi thái bạn có thể cho thịt bò vào ngăn đá khoảng 15 phút để thái dễ dàng hơn, khi trình bày cũng sẽ rất đẹp.

Sơ chế và chế biến sườn sụn

Băm nhỏ 1 củ hành khô.

Sườn sụn rửa sạch với nước (có thể rửa nước muối hoặc chần qua nước sôi). Bạn chặt sườn thành những miếng nhỏ vừa ăn. Ướp ½ sườn với chút hành khô băm nhỏ, nước mắm và gia vị, cho vào nồi xào sơ rồi đổ nước vào, nấu bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.

½ lượng sườn còn lại bạn bày ra đĩa để nhúng trực tiếp khi ăn. Phần sườn này có thể ướp gia vị trước hoặc giữ nguyên như vậy.

Sơ chế và chế biến cua đồng

Bạn cho cua vào một cái nồi nhỏ, rắc vài muỗng muối vào, đậy vung lại rồi xóc đều tay để cua ra hết chất bẩn, sau đó rửa lại với nước nhiều lần cho sạch. Tiếp đó, bạn bóc bỏ phần mai, dùng tăm lấy hết gạch cua ra chén, để riêng.

Phần thịt cua cho vào cối giã nguyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố, sau đó cho thêm nước vào rồi lọc lấy nước cua. Lượng nước cua tương đương khoảng 1,5 lít là vừa. Lưu ý, khi giã hoặc xay cua thì cho vào chút muối để nước cua đậm đà.

Lúc này, bạn nêm muỗng mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua rồi bắc lên nấu, vừa nấu vừa khuấy đều cho đến khi nước sôi và riêu cua nổi lên trên. Hạ lửa nhỏ, dùng muôi gạn hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thành mảng rồi tắt bếp. Bạn vớt riêu cua ra chén, khi ăn thả dần vào nồi nước lẩu để riêu không bị vỡ, nát.

Xào chín gạch cua

Băm nhỏ củ hành khô còn lại. Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, đợi dầu nóng thì phi thơm hành khô rồi trút gạch cua vào xào, nêm thêm chút nước mắm cho đậm đà rồi trút ra chén.

Cũng chảo đó, bạn cho cà chua thái múi cau vào xào chín, không nên xào chín quá hoặc làm nát cà chua.

Nấu nước dùng lẩu

Mẻ đã ngấu bạn lọc lấy chút nước vào chén con (có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế). Lượng mẻ bạn tự căn chỉnh cho phù hợp với khẩu vị.

Bạn chuẩn bị nồi lẩu, đổ nước dùng cua và nước ninh sườn vào nồi, vớt sườn sụn thả vào cùng với cà chua xào chín. Cho nước mẻ vào, nêm thêm chút giấm bỗng, khuấy đều rồi đun sôi, sau đó nêm gia vị vừa ăn rồi thả riêu cua vào, rưới tiếp gạch cua lên riêu để tạo màu đẹp mắt.

Thành phẩm và thưởng thức

Bày rau, thịt bò, sườn sụn, đậu hũ, bún tươi xung quanh nồi lẩu. Chuẩn bị thêm một chén nước mắm ăn kèm.

Khi ăn, bạn cho chút hành lá, đầu hành trắng, vài lát đậu hũ và nhúm hoa chuối vào trước để nồi lẩu thêm sinh động, sau đó nhúng thịt bò, sườn và các nguyên liệu khác rồi thưởng thức.

Lẩu riêu cua bắp bò sẽ rất thích hợp với những bữa ăn đông người, vì vậy bạn có thể chế biến vào cuối tuần hoặc những dịp lễ, tết. Ngoài ra, đây cũng được xem là món ăn ngon có thể đãi khách trong những dịp quan trọng.

Yêu cầu thành phẩm

Lẩu riêu cua bắp bò đạt yêu cầu phải đảm bảo cả 2 yếu tố: hình thức và hương vị. Về hình thức, nồi nước lẩu và các nguyên liệu được trình bày đẹp mắt, màu sắc hài hòa, thu hút.

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà của nước lẩu, đó là vị ngọt của nước dùng cua và mắm tôm thơm lừng, hòa quyện cùng chút chua thanh nhè nhẹ của giấm bỗng. Thịt bò thơm mềm, sườn sụn giòn sần sật, đậu hũ thơm bùi, rau xanh tươi mát… tất cả tạo nên một món “thập cẩm” đặc biệt, rất ngon và lôi cuốn.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Mẹo chọn cua ngon:

Để sở hữu một nồi lẩu riêu cua ngon hảo hạng thì nhất định bạn phải mua cua đồng. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua cua vào tất cả các thời điểm trong năm, thế nhưng bạn có biết cua đồng sau mùa gặt mới là cua ngon nhất (tầm tháng 5, tháng 6 hoặc tháng 10)? Khi mua, bạn không nên chọn cua quá to, mua cua cái kích thước vừa là được. Lật ngửa con cua lên, nếu thấy yếm to thì đó là cua cái và ngược lại. Cua cái bao giờ cũng béo và nhiều gạch hơn cua đực, khi nấu nhiều thịt và thơm ngon hơn.

Để nấu lẩu cua thì nhất định phải dùng cua đồng nấu mới ngon

Mẹo chọn bắp bò nhúng lẩu

Bắp bò có nhiều loại khác nhau, được chia thành 3 loại là: bắp rùa, bắp hoa và bắp chân trước, trong đó bắp rùa là phần ngon nhất của con bò.

Bắp bò được chia thành 3 loại khác nhau

Bắp rùa là phần thịt nhỏ nằm giữa lõi bắp đùi to ở chân sau; bắp hoa to hơn bắp rùa một chút và nằm ở phía chân trước của con bò. Bắp rùa ăn sẽ mềm hơn bắp hoa, giá thành cũng khác nhau, còn bắp chân trước thì hầu như ai cũng biết rồi. Mặc dù chúng tôi gợi ý nên mua bắp rùa nhưng tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn loại phù hợp.

Mẹo chọn sườn sụn nhúng lẩu

Khi mua sườn, bạn chọn phần sườn chỉ có sụn và thịt, không mua phần sụn xương. Sườn muốn ngon thì phải tươi, màu hồng nhạt, ấn tay vào thấy thịt đàn hồi, khô ráo và không có mùi hôi khó chịu.

Lưu ý khi dùng mắm tôm nấu lẩu

Khi nấu lẩu riêu cua bắp bò, bạn nên cho thêm mắm tôm vì mắm tôm sẽ làm nên hương vị rất đặc trưng của món lẩu, giúp nước lẩu trở nên đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu nêm sau mắm sẽ tỏa hương thơm đậm (nhiều người không thích mùi hương này).

Nếu không thích ăn mắm tôm, bạn có thể không sử dụng nguyên liệu này.